7. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Khái niệm văn hóa
Hiện nay, có tới hơn 300 định nghĩa về văn hóa. Trong đó, hay được dùng và quen thuộc nhất là khái niệm văn hóa của Taylor – Nhà dân tộc học người Anh. Ông đã nêu ra khái niệm văn hóa vào năm 1871 như sau: “Văn hóa là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”.
Một trong những định nghĩa về văn hóa có ý nghĩa rộng nhất là định nghĩa của UNESCO với quan niệm: “Văn hóa hôm nay có thể là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”
Với cách khái quát về nội dung của văn hóa, Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những biểu hiện về nội dung và giá trị văn hóa, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Như vậy, văn hóa là một phức thể bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần. Các hiện tượng phi vật thể như phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức… và các phạm trù vật chất như lăng tẩm, đền thờ, đình chùa, miếu mạo… đều là văn hóa.
Khi nghiên cứu đề tài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế, với góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa hy vọng sẽ mang lại sự hấp dẫn, mới mẻ.