Đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tâm lin hở thành phố

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tâm lin hở thành phố

mình những trầm tích của các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam như: tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người. Thế nên, các ngôi đền được dựng nên để tôn vinh các vị thần, hay những người có công với đất nước. Các đàn, điện để phục vụ cho việc cúng tế cầu mong cho cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn.

2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế

2.2.1. Đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế thành phố Huế

Như ta biết, thành phố Huế là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Xét trên những thành quả của việc nghiên cứu từ vựng và lịch sử Việt ngữ học thì

nơi đây có vốn từ vựng hết sức phong phú. Ở thành phố Huế, cư dân sử dụng cả từ thuần Việt, Hán Việt, từ Việt cổ và rất nhiều từ địa phương, cũng như còn dấu ấn của tiếng Chăm, tiếng Hán. Chính vì thế, trong việc định danh các đối tượng điều này cũng được thể hiện khá đậm nét.

Bảng 2.3. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ.

Tiêu chí

Loại hình địa danh Số

lượng

Tỷ lệ %

Ví dụ

Địa danh thuần Việt 8 3,9 Chùa Ông, nhà thờ phường Đúc,

chùa Lòng Mẹ, điện Hòn Chén

Địa danh Hán Việt 181 89,2 Chùa An Hòa, đền Tiên Y, đàn Xã

Tắc, Đan viện Thiên An.

Địa danh kết hợp yếu tố Hán Việt và thuần Việt

10 4,9

Nhà thờ Bến Ngự, chùa Linh Mụ, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, chùa Vĩnh Nhơn.

Địa danh có yếu tố Ấn Âu 4 2

Nhà thờ Phanxicô Xaviê, chùa Ba La Mật, chùa Phật Quang, chùa Tây Thiên Di Đà.

Nhận xét: Nhìn vào bảng phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ ta thấy, địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm tỷ lệ cao nhất là 89,2% tổng số. Điều này cũng dễ dàng được lý giải. Như ta biết, nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Trong lịch sử dân tộc, chữ Hán – Chữ viết của người Trung Quốc đã được người Việt sử dụng trong một thời gian dài. Tuy về sau có sự xuất hiện của chữ Nôm – Chữ viết của dân tộc ta, nhưng chữ Nôm cũng được tạo ra trên cơ sở các bộ của chữ Hán. Vì vậy, việc phần lớn các địa danh có cấu tạo Hán Việt là một đều không thể tránh được. Từ khi các nhà ngôn ngữ học sáng tạo ra chữ Quốc ngữ thì trong lối định danh của người Việt mới xuất hiện thêm các địa danh thuần Việt. Lịch sử dân tộc ta cũng ghi nhận các cuộc đấu tranh với đế quốc Pháp và Mỹ, nên đã để lại trong nền văn hóa Việt những dấu ấn của văn hóa Pháp, Mỹ. Theo đó, có cả văn hóa tâm linh. Vì vậy, xuất hiện một số địa danh tâm linh có đặc trưng văn hóa Pháp như nhà thờ Phanxicô Xavie. Trong đời sống tâm linh của cư dân thành phố Huế, Phật giáo có lẽ là tôn giáo chủ đạo và có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới mọi mặt của đời sống. Vì xuất phát điểm của Phật giáo là đất nước Ấn Độ nên xét về mặt ngôn ngữ, tiếng Phạn cũng được du nhập vào Việt Nam, nhất là đối với các mặt của đạo Phật trong đó có cả cách định danh cho các đối tượng địa lý như chùa Phật Quang, chùa Tây Thiên Di Đà… Có thể thấy, trong tổng số 203 địa danh có 8 địa danh thuần Việt chiếm 3,9%; 181 địa danh Hán Việt chiếm 89,2%, 10 địa danh kết hợp yếu tố Hán Việt và Thuần Việt chiếm 4,9% và 4 địa danh có yếu tố Ấn Âu chiếm 2%.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w