Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Với vai trò là công cụ đặc biệt nhất, quan trọng nhất của tư duy và giáo tiếp, ngôn ngữ cũng là công cụ để lưu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa. Tất cả các biểu hiện của văn hóa đều được thể hiện qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ phản ánh những thuộc tính, bản chất và sự tồn tại của văn hóa. Như Nguyễn Đức Tồn đã nói: “Là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt của nó. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố khác trong văn hóa… Chính ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu trữ rõ ràng nhất” [24, tr.21].

Ngày nay, khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa đang được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Thuật ngữ ngôn ngữ - văn hóa có thể được hiểu là ngôn ngữ phản ánh những biểu hiện của ngôn ngữ trong ứng xử - giao tiếp. Theo cách hiểu ở bình diện rộng hơn, đó là sự phản ánh các yếu tố, những biểu hiện, những đặc điểm của văn hóa hữu thể lẫn vô hình trong ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ.

Mỗi phương diện của cuộc sống đều gắn với những biểu hiện văn hóa của nó. Từ xa xưa, cuộc sống của con người luôn gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn với những sinh hoạt của cộng đồng. Vì thế, văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng quê tiềm ẩn bên trong và khi thể hiện ra bên ngoài ở các phương diện, sinh hoạt, sản xuất và vũ trang.

Đặc thù của địa danh là gắn với tính liên tục của văn hóa. Địa danh luôn phát triển trong không gian và theo thời gian. Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên gọi địa lý và các đối tượng được tên đều do con người và do các nền

văn hóa tạo ra. Theo Nguyễn Đức Tồn thì ngôn ngữ đóng vai trò nhân tố chính thống nhất dân tộc và là dấu hiệu cơ bản làm phân ly một dân tộc.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w