Địa danh thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 82 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Địa danh thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Dải miền Trung, trong đó có thành phố Huế là nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng rất lớn từ những khó khăn của thiên nhiên. Chính vì cuộc sống khó khăn nên con người luôn hướng tới một sự đủ đầy hơn. Trong số các địa danh tâm linh ở thành phố Huế, không ít địa danh phản ánh tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

+ Chùa Vạn Phước

Như tên gọi, chùa Vạn Phước mang trong mình niềm mong ước về một cuộc sống gặp nhiều may mắn của nhân dân.

Tổ đình Vạn Phước tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, xa xa có núi Thiên Thai làm tiền án, phía trước có khe suối Tiên quanh nước chảy trong xanh, phía sau có ngọn núi Hàm Long làm hậu chẫm là nơi “Đạo mạch khai quanh, xương long Phật Tổ”.

Chùa được phá thạch khai sơn vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ban đầu chỉ là một nơi thảo am nhỏ, do ngài Hải Nhận hiệu Long Tri dựng để tỉnh tu. Về sau, vào năm Tự Đức nguyên niên 1857, thảo am trở thành chùa hiệu là Phổ Phúc Tự, do ngài Hải Mẫn hiệu Quang Đức chủ trì.

Vào năm Bính Thìn (1916) trên cương vị chủ trì Ngài Giác Hạnh đã mở cuộc đại trùng tu và đặt tên chùa Phổ Phúc thành “Vạn Phước Di Đà Tự”

Năm 1933, trường sơ đẳng Phật học đầu tiên được mở tại chùa Vạn Phước (tiền thân của Phật học viện Báo Quốc) do thiền sư Thích Mật Khế làm hiệu trưởng.

Trong ngôi cổ tự Vạn Phước còn rất nhiều bảo vật quý, không chỉ của Phật giáo Huế mà của Phật giáo nước ta: tượng Đức Bổn sư liên hoa tọa, thủ ấn Cam Lồ được làm bằng tre, sơn son, thiếp vàng rất đẹp. Ngoài ra, còn có tượng Đức Phật Di Đà bằng đồng cao 3m. Pho tượng này đã được xác lập kỷ lục Guiness là “pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng thờ trong chánh điện cao nhất Việt Nam”, kỷ lục được xác lập vào ngày 5 – 5 – 2008.

Khi đặt tên cho ngôi chùa là Vạn Phước, các bậc cao tăng muốn vạn điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với muôn người. Trong suốt thời gian từ khi khai lập cho đến ngày nay, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, Tổ đình Vạn Phước đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sứ mệnh “Phụng sự Đạo pháp và Dân tộc” để tiếp tục sự nghiệp “Hoằng Pháp lợi sanh” của các tổ sư đi trước.

Ngôi chùa Huế mang tên An, Lạc, Hòa như Chùa An Hòa, chùa Thường Lạc, niệm Phật đường An Lưu, niệm Phật đường An Lạc, niệm Phật

đường An Lăng, chùa Kim An, chùa Nan An. Phải chăng người dân xứ Thuận Hóa xưa đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, bình yên trong tên mỗi ngôi chùa. Bên cạnh đó, từ “xuân” cũng xuất hiện khá nhiều trong cách đặt tên của chùa Huế. Đến chùa Trường Xuân thì bốn mùa trông có vẻ xuân, chùa Vân Xuân quanh nhăm cỏ đồng đưa thoảng mùi hương, chùa Xuân Phúc thì dồi dào sắc xuân, chùa Xuân Dương, Dương Xuân thì lung linh giọng đồng ngân xa, tràn ngập ánh xuân. Ai trong chúng ta mà lại không mong ước mỗi ngày là một ngày xuân. Tôn hồn có thanh thoát không vướng những lo toan phiền muộn, nhìn cuộc đời với ánh mắt tươi vui thì mới cảm nhận cuộc đời như những ngày xuân.

Mỗi ngôi chùa cũng như tên gọi là một nét đặc trưng của nàng xuân kiều diễm ở chốn đế kinh. Đến chùa gặp được xuân, cầu mong người người luôn sống xuân vui tươi, hướng thiện, cầu mong quanh năm khỏe mạnh, sống dài lâu. An là an tâm, có an tâm, vui vẻ thì mới lạc nghiệp. Xuân trong chùa Huế là ước vạn xuân an lạc, Phật tử Huế đi chùa là để cầu thường lạc.

Bên cạnh những địa danh thể hiện ước nguyện vọng về cuộc sống no ấm, hạnh phúc thì còn xuất hiện nhiều địa danh mang trong mình ước nguyện của nhà Phật.

+ Chùa Quy Thiện

Quy Thiện với ý nghĩa là quay lại, trở lại, trở về với điều thiện.

Chùa Quy Thiện tọa lạc tại thôn Tứ Tây, xã Thủy An, Tp. Huế. Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1923) dưới thời vua Khải Định do Đông các Đại học sĩ, Nam tước, Thượng thư Thái Văn Toản, pháp danh Như Cơ, hiệu Thiện Khê cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cẩm, pháp danh Thanh Thiện tạo lập.

Cụ Thái Văn Toản là người theo Nho học nhưng rất chánh tín Tam bảo. Sống trong phú quý công danh, nhưng ông Thượng thư vẫn không quên làm

việc phước, tạo lập chùa chiền thờ Phật, Thánh làm chỗ nương về của thiện tín thập phương.

Khi được hoàn thành năm Ất Sửu (1925) chùa được vua Khải Định ban biển hiệu “Sắc Tứ Quy Thiện Tự”. Trong chùa, phía trước tôn trí pho tượng Quán Thế Âm bằng đồng có nét mặt rất đẹp, thuần chất Á Đông. Ngoài ra ,trong chùa còn có nhiều pháp bảo khác nhau và nhiều pho tượng cổ rất đẹp. Trong khuôn viên chùa còn có điện thờ Mẫu, đây là một nét đặc biệt khác với hệ thống kiến trúc chùa Huế truyền thống. Cảnh chùa ngày càng hưng thịnh, cây cối trong vười tốt tươi làm khách đến chùa lòng thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn và ước muốn một cuộc sống hiền hòa càng trở nên cao đẹp.

Tất cả các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đều hướng con người tới điều Thiện. Ngay trong cách đặt tên chùa cũng thể hiện điều đó. Rất nhiều ngôi chùa xuất hiện yếu tố “từ”. Theo ý nghĩa gốc thì “từ” là hiền lành và thương xót. Nhưng trong Phật giáo “từ” là “đồng với nhân quả hỷ lạc”. Như vậy, quan niệm của Phật là không những sanh tâm hỷ lạc, mà còn phải đem đến cho chúng ta sanh quả hỷ lạc, đó mới gọi là “từ”. Chùa Từ Đàm, Từ Hiếu, Từ Hòa, Từ Hoàn, Từ Hóa… đều có yếu tố “từ” mang ý nghĩa như vậy.

Tiểu kết

Đia danh tâm linh ở thành phố Huế không chỉ được xem xét trên bình diện ngôn ngữ mà còn được nghiên cứu từ khía cạnh văn hóa. Việc nghiên cứu các đặc trưng văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế đã góp phần đào sâu những tầng văn hóa ẩn sau địa danh. Từ đó, giúp người nghiên cứu thấy được sự đan xen văn hóa cửa các lớp cư dân sống trong cùng một địa bàn. Địa danh không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ mà còn là một hiện tượng văn hóa, một phạm trù lịch sử. Tìm hiểu địa danh tâm linh ở thành phố Huế giúp chúng ta biết được lịch sử hình thành vùng đất chứa đựng địa danh, những sự kiện quan trọng đã xảy ra trên địa bàn. Và đặc biệt với công trình

này, nét văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân cố đô Huế được nhận diện sâu sắc.

KẾT LUẬN

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nghiên cứu địa danh học đã và đang đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận cả trên bình diện lý thuyết lẫn nghiên cứu ứng dụng. Cách tiếp cận địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học luôn đưa lại những nhận định khoa học khách quan và đúng đắn. Đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế” là một tài rất lý thú và hữu ích. Với cách tiếp cận địa danh từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, giúp chúng ta thấy rõ giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô này.

Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế. Mặc dù, còn nhiều vấn đề đặt ra trước đó chưa được giải quyết một cách thỏa đáng, đáp ứng như mong đợi nhưng công trình đã bổ sung nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu địa danh của thành phố Huế nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Từ những vấn đề lý thuyết, qua quá trình thống kê, phân loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể, bước đầu đã mô tả được mô hình phức thể địa danh tâm linh ở thành phố Huế gồm 2 yếu tố là thành tố chung và tên riêng. Mỗi yếu tố mang những đặc điểm cấu tạo riêng làm nên cấu trúc phức thể định danh gắn kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, những đặc trưng cấu tạo hình thức và nội dung của địa danh được minh chứng qua một số ví dụ cụ thể.

Công trình cũng đã trình bày một cách tổng quan về những đặc trưng văn hóa được thể hiện trong địa danh. Có thể nhận thấy, thành phố Huế là nơi gặp gỡ, giao thoa giữa các nền văn hóa của người Việt, người Chăm, người Hán và người châu Âu, châu Mỹ. Chính vì vậy, địa danh nơi đây mang trong mình tính đa tầng văn hóa. Đây là kết quả của quá trình cộng cư lâu dài của

các lớp cư dân. Địa danh tâm linh ở thành phố Huế phản ánh những biểu hiện của văn hóa bản địa thông qua những yếu tố như địa lí, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và tâm lý ứng xử của con người. Đặc biệt là sự phản ánh những đặc điểm ngôn ngữ bên trong địa danh, bởi lẽ ngôn ngữ là một thành tố quan trọng và trực tiếp của văn hóa.

Trong khi xử lý nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy địa danh tâm linh ở thành phố Huế có sự chuyển hóa đặc biệt từ các địa danh hành chính và địa danh vùng. Lý do của sự chuyển biến đó xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về lịch sử, và đặc biệt là do tâm lý của chủ nhân sự vật.

Tổng kết lại, có thể nhận thấy những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế đã tạo nên một bức tranh đặc sắc về địa danh nơi đây. Đồng thời, mở ra những hướng nghiên cứu mới cho các công trình về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Văn An (1961), Ô châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Phan Văn Các (1994), Từ điển Hán Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Leospold Cadiere (1996), Kinh thành Huế: Địa danh, Nxb Đà Nẵng 5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Hữu Châu (1964), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, in trong Đỗ Hữu

Châu tuyển tập, tâp 2, Nxb Giáo dục, tr. 846-867

7. Trần Văn Dũng (2005), Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, trường đại học Vinh, Nghệ An.

8. Nguyễn Dược, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Trí Dõi ( 2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, NxbVăn hóa thông tin, Hà Nội

10. Hà Ngọc Đức (2010), Địa danh văn hóa, lịch sử và danh thắng trên báo Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Huế.

11. Lê Quý Đôn (1997), Phủ biên tạp lục, Nxb Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng, Mai Khắc Ứng, Phạm Hồng Việt,

Nguyễn Đức Vũ, Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Hải (2006), Địa danh làng xã Thừa Thiên Huế nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Huế.

16. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, Huế.

17. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam thực lục, Nxb Thuận Hóa, Huế. 18. Hà Xuân Liêm (2007), Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn hóa

thông tin.

19. Từ Thu Mai (2003), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ, Khoa Ngữ Văn Đại học Xã hội vã Nhân văn, Hà Nội

20.Trần Văn Sáng (2013), Địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội.

21. F. de Sausure (2005), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

22. A. V. Superanskaja (1985), Địa danh là gì, (Đinh Lan Hương dịch, Nguyễn Xuân Hòa hiệu đính), 2002, Hà Nội.

23.Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, trung tâm từ điển học, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

24. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

25. Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác).

26. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Xưởng in trường Khoa học Minh.

27. Hoàng Tất Thắng (2000), Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa học Huế

STT ĐỊA DANH ĐỊA CHỈ

1 Chùa Ba La Mật Nguyễn Sinh Cung - Tp Huế

2 Chùa Báo Ân 58 Hải Triều - Tp Huế

3 Chùa Bảo Lâm Thôn Hạ 2 - Thủy Xuân - Tp Huế

4 Chùa Báo Quốc 11 Báo Quốc - Tp Huế

5 Chùa Bảo Vân Khu vực 6 - An Cựu - Tp Huế

6 Chùa Cát Tường 71 Yết Kiêu - Tp Huế

7 Chùa Chánh Giác Tổ 10, KV5 - An Tây - Tp Huế 8 Chùa Châu Lâm 14/54 Lê Ngô Cát - Tp Huế 9 Chùa Châu Viên Tổ 9, KV5 - An Tây - Tp Huế

10 Chùa Diệu Đế 110 Bạch Đằng - Tp Huế

11 Chùa Giác Lâm 21/56 Duy Tân - Tp Huế

12 Chùa Hải Đức 182 Phan Bội Châu – Tp Huế

13 Chùa Hiếu Quang 141 Phan Bội Châu – Tp Huế 14 Chùa Hòa Quang 112 Lê Ngô Cát - Tp Huế 15 Chùa Hoằng Quang Đường Hùng Vương - Tp Huế

16 Chùa Kim An Hương Long - Tp Huế

17 Chùa Kim Tiên 184/14 Điện Biên Phủ - Tp Huế 18 Chùa Lam Sơn 290 Điện Biên Phủ - Tp Huế

19 Chùa Lệ Khê Thôn Lệ Khê, Hương Sơ - Tp Huế

20 Chùa Linh Mụ Nguyễn Phúc Nguyên - Tp Huế

21 Chùa Linh Quang 23 Ấu Triệu - Tp Huế

22 Chùa Mật Trí Tổ 9, KV5 - An Tây - Tp Huế

23 Chùa Nam An 44 An Dương Vương - Tp Huế

24 Chùa Pháp Hải Tổ 20, KV 6, Vĩ Dạ - Tp Huế 25 Chùa Pháp Luân 03 Lê Quý Đôn - Tp Huế 26 Chùa Phật Quang 07 Ngô Quyền - Tp Huế

27 Chùa Phổ Tế Đường Tam Thai - Tp Huế

28 Chùa Phú Hậu 485 Chi Lăng - Tp Huế

29 Chùa Phú Lâu 24 Nguyễn Công Trứ - Tp Huế 30 Chùa Phước Điền 1/109 Trần Quốc Toản - Tp Huế 31 Chùa Quang Đức Làng Đức Bưu, Hương Sơ - Tp Huế 32 Chùa Quang Minh Tổ 1, KV1, Thủy Xuân - Tp Huế

33 Chùa Quảng Tế 24 Thanh Hải - Tp Huế

34 Chùa Quy Thiện Đường Tam Thai - Tp Huế

38 Chùa Thiên Hương 82 Minh Mạng - Tp Huế

39 Chùa Thiền Lâm Thủy Xuân - Tp Huế

40 Chùa Thiên Minh 91 Điện Biên Phủ - Tp Huế 41 Chùa Thiền Tôn Thôn Ngũ Tây, An Tây - Tp Huế

42 Chùa Tịnh Bình 21 Nhật Lệ - Tp Huế

43 Chùa Tịnh Giác 20 Nguyễn Tuân - Tp Huế

44 Chùa Trà Am Tứ Tây, An Tây - Tp Huế

45 Chùa Tri Lễ Tri Lễ, Hương Sơ - Tp Huế

46 Chùa Trúc Lâm Thôn Thượng 1, Thủy Xuân - Tp Huế 47 Chùa Trúc Lâm Thôn Trúc Lâm, Hương Long - Tp Huế 48 Chùa Trùng Quang 30/16 Duy Tân – Tp Huế

49 Chùa Trường Xuân 11/401 Chi Lăng - Tp Huế

50 Chùa Từ Ân 108 Nguyễn Phúc Nguyên - Tp Huế

51 Chùa Từ Đàm 01 Sư Liễu Quán - Tp Huế

52 Chùa Từ Hiếu Thôn Thượng 2, Thủy Xuân - Tp Huế

53 Chùa Từ Hóa 63 Tam Thai - Tp Huế

54 Chùa Từ Lâm 27 Trần Thái Tông - Tp Huế

55 Chùa Từ Quang 184/16 Điện Biên Phủ - Tp Huế 56 Chùa Tường Quang 213 Chi Lăng - Tp Huế

57 Chùa Tường Vân Thôn Hạ 1, Thủy Xuân - Tp Huế

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w