Đặc điểm về phương thức định danh

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 59 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Đặc điểm về phương thức định danh

Các phương thức định danh chủ yếu của địa danh tâm linh ở Thành phố Huế gồm có: định danh theo phương thức tự tạo, định danh theo phương thức chuyển hóa địa danh và định danh theo phương thức vay mượn.

Bảng 2.6. Phân loại địa danh theo tiêu chí phương thức định danh Phương thức định danh Số lượng Tỷ lệ % Ví dụ

- Nhóm địa danh được định danh theo phương thức tự tạo

142 69,9

Chùa Tường Vân, chùa Lam Sơn, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đền Phúc Kiến, đàn Âm Hồn.

- Nhóm địa danh được định danh theo phương thức chuyển hóa

57 28,1

Đan Viện Thiên An, nhà thờ Phủ Cam, chùa Lệ Khê, chùa Phú Hậu, niệm Phật đường Lương Quán, đền Huyền Trân Công Chúa.

- Nhóm địa danh được định danh theo phương thứ vay mượn

4 2 Nhà thờ Phanxicô Xavie, chùa Balamật,

chùa Phật Quang.

Tổng 203 100

Nhận xét: Căn cứ vào các phương thức định danh, có thể phân loại 203 địa danh tâm linh ở thành phố Huế thành các nhómnhư sau:

2.2.4.1. Phương thức tự tạo

Địa danh được định danh theo phương thức tự tạo là cách người định danh lấy các từ ngữ, âm thanh sẵn có trong tiếng Việt ghép lại để gọi tên cho các đối tượng dựa vào những đặc điểm chính của bản thân đối tượng đó hoặc có thể dựa vào các sự vật, yếu tố có liên quan đến đối tượng được gọi tên.

Qua thống kê hệ thống địa danh tâm linh ở thành phố Huế chúng tôi nhận thấy có 138 địa danh được cấu tạo theo phương thức tự tạo chiếm 67,9% trong tổng số.

Khi dùng phương pháp định danh này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

+ Địa danh được gọi tên theo tính chất, màu sắc, chất liệu cấu tạo của đối tượng

Chùa Trúc Lâm: Khi mới xây dựng chùa còn là một thảo am nhỏ, xung quanh chùa tre, trúc mọc rất nhiều nên gọi là chùa Trúc Lâm.

Chùa Hoàng Mai: Trong chùa trồng rất nhiều mai vàng Huế, mỗi khi đến độ xuân sang thì ngôi chùa rực lên màu vàng đẹp lộng lẫy nên chùa được đặt tên chùa Hoàng Mai.

Niệm Phật đường Vĩ Dạ: Niệm Phật đường được xây dựng ở Phường Vĩ Dạ (theo tiếng Hán Vĩ là lau sậy, Dã là cánh đồng, Vĩ Dã là cánh đồng lau sậy vì nơi đây trước kia lau sậy mọc rất nhiều)

+Địa danh được gọi tên theo vị trí, phương hướng của đối tượng

Niệm Phật đường An Cựu Tây: Đây là niệm Phật đường nằm ở phía Tây phường An Cựu.

Niệm Phật đường Thành Nội: niệm Phật đường được xây dựng bên trong Hoàng thành ngày xưa của triều đình nhà Nguyễn.

- Nhóm địa danh được gọi tên dựa vào các sự vật, những yếu tố có liên quan + Địa danh được gọi tên theo các nhân vật lịch sử, nhân vật được nhân dân ngưỡng mộ

Điện Voi Ré: Xuất phát từ sự kiện lịch sử con voi của một dũng tướng nhà Nguyễn sau khi chủ tử trận đã chạy bộ về kinh thành phú Xuân ré lên những tiếng đau đớn rồi cũng hy sinh theo chủ tướng của mình.

Đền thờ Huyền Trân Công Chúa: Công chúa Huyền Trân con gái vua Trần Nhân Tông, người đã hy sinh tình yêu của mình để thực hiện ý đồ bang giao của đất nước.

Năm 1306 Huyền Trân công chúa được gả cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Châu Ô và Châu Lý.

Như ta biết, tất cả các tôn giáo hay các tín ngưỡng dân gian đều xuất phát từ mục đích là giúp con người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Trong tổng số các địa danh tâm linh ở Thành phố Huế có nhiều địa danh xuất hiện các yếu tốt như: Phước, An, Lạc, Phú.

Chùa Vạn Phú: mong cho nhân danh được giàu sang. Chùa Vạn Phước: mong nhân dân gặp nhiều may mắn. Chùa Phú Hậu: mong cho về sau được giàu sang.

Chùa Quy Thiện: mong muốn mọi người hãy trở về với bản chất hiền lành của bản thân.

2.2.4.2. Phương thức chuyển hóa

Theo ý kiến của Lê Trung Hoa thì: Chuyển hóa là phương thức biến địa danh này thành địa danh khác. Trong quá trình chuyển hóa địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố mới. Sau khi chuyển hóa địa danh cũ có thể mất đi hoặc cũng có thể tồn tại song song với địa danh cũ. Từ tư liệu thống kê chúng tôi nhận thấy trong tổng số 203 địa danh tâm linh ở thành phố Huế thì có 57 được cấu tạo theo phương thức chuyển hóa chiếm 28,1%.

- Địa danh được định danh theo phương thức chuyển hóa từ địa danh hành chính chuyển sang

Phường Phú Bình → Chùa Phú Bình Phường Phú Hậu → Chùa Phú Hậu

Phường An Hòa → Niệm Phật đường An Hòa Phường Vỹ Dạ → Niệm Phật đường Vỹ Dạ Phường Tây Lộc → Nhà thờ Tây Lộc

Phường Đúc → Nhà thờ Phường Đúc

Cũng có thể chuyển hóa địa danh một vùng, một khu vực sang địa danh tâm linh

Tây Ninh → Nhà thờ Tây Ninh Phủ Cam → Nhà thờ Phủ Cam

Thành Nội → Niệm Phật đường Thành Nội

-Địa danh được định danh bằng phương thức chuyển hóa từ loại hình tự nhiên sang

Đồi Thiên An → Nhà thờ Thiên An Núi Lệ Khê → Chùa Lệ Khê

- Địa danh được định danh bằng phương thức chuyển hóa từ nhân danh sang

Huyền Trân công chúa → Đền thờ Huyền Trân công chúa Hưng Đạo Đại Vương → Đền thờ Hưng Đạo đại vương Thánh Phanxicoxavie → Nhà thờ Phanxicoxavie

- Địa danh được định danh bằng phương thức chuyển hóa thành tố chung vào bên trong địa danh

Bến → Nhà thờ Bến Ngự Hòn → Điện Hòn Chén

- Địa danh được định danh bằng phương thức chuyển hóa do kỵ húy Chùa Thiên Mụ

Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũ mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu là một ngôi chùa Chăm.

Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình con rồng quay đầu nhìn lại. theo nhân dân địa phương, nơi đây ban đêm thường có bà lão mặc quần lục áo đỏ xuất hiện và nói “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh” nơi đây được gọi là Thiên Mụ sơn.

Tư tưởng của Nguyễn Hoàng cũng bắt nhịp với ý nguyện của nhân dân nên năm 1601 ông cho xây dựng ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương đặt tên là “Thiên Mụ”.

Năm 1862 dưới thời vua Tự Đức để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi tên từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ”.

Ta thấy, trong số các địa danh được định danh dựa vào phương thức chuyển hóa thì phần lớn là chuyển hóa giữa các loại hình địa danh. Ví dụ nhà thờ được xây dựng ở Phường Đúc thì gọi là nhà thờ Phương Đúc, đan viện được xây trên đồi Thiên An thì được đặt tên là đan viện Thiên An… Phương thức này phổ biến hơn các phương thức khác vì điều này phù hợp với tư duy và văn hóa Việt. Ta dễ dàng bắt gặp người vợ có thể được gọi theo tên chồng (bà Bình) hay tên con (mẹ thằng An)… Những gì gần gũi, có liên quan, bao bọc nhau thì thường được dùng để gọi tên cho nhau.

2.2.4.3. Phương thức vay mượn

Địa danh được định danh theo phương thức vay mượn tức là mượn các từ ngữ nước ngoài hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Chùa Bala mật

Bala mật trong tiếng Phạn có nghĩa là Paramintra được dịch âm là Bala mật đa và dịch nghĩa là “ Đác Bỉ Ngạn” tức là qua bờ bên kia. Đó là ý nghĩa thong thường, Pra nghĩa là siêu việt, vượt thoát như Parapsydo logy nghĩa là vượt lên trên tâm lý học và thường được dùng ở Đông Nam Á, nhưng cách định nghĩa này không chính xác với từ nguyên trong tiếng Phạn. Bala mật còn hai nghĩa chính nữa là Độ Vô Cực và Sự Cứu Cánh. Cách dịch sự cứu cánh (Chỗ tối hậu của sự việc) có vẻ đúng hơn và cũng được các nhà Phật học hiện nay áp dụng, nó tương đương với Perfection trong Tiếng Anh

Nhà thờ Phanxicoxavie

Tiểu kết

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế, chương 2 đã chỉ ra những kết luận quan trọng về cấu tạo của thành tố chung và tên riêng trong mô hình cấu trúc địa danh.

Địa danh tâm linh ở thành phố Huế được thu thập và phân loại theo các tiêu chí cụ thể cả về nguồn gốc ngôn ngữ, cấu tạo địa danh, các trường nghĩa biểu thị, nguồn gốc ý nghĩa của địa danh và các phương thức định danh đã được sử dụng. Từ đó, có thể thấy được các đặc trưng tiêu biểu của địa danh tâm linh ở thành phố Huế. Đây là hệ thống địa danh đa dạng về kiểu cấu tạo, bao gồm cấu tạo đơn và cấu tạo phức, trong cấu tạo phức xuất hiện đầy đủ quan hệ chủ vị, quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ. Nguồn gốc ngôn ngữ phong phú, từ địa danh có nguồn gốc Hán Việt đến địa danh thuần Việt, địa danh kết hợp cả Hán Việt và thuần Việt cho tới những địa danh có yếu tố Ấn Âu. Bên cạnh đó là những đặc trưng về nguồn gốc ý nghĩa của ngôn ngữ và đặc trưng trong cách định danh sự vật của người Huế.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH TÂM LINH Ở THÀNH PHỐ HUẾ

Địa danh, trước hết, là một hiện tượng ngôn ngữ. Đó là những khối ngôn ngữ được dùng để định danh các đối tượng địa lí. Như ta biết, địa danh được sinh ra cùng văn hóa, phát triển và tồn tại cùng văn hóa, do đó nó cũng là một hiện tượng văn hóa. Ngoài chức năng đinh danh sự vật, cụ thể hóa đối tượng địa danh còn có chức năng phản ánh. Địa danh ra đời trong những hoàn cảnh cụ thể nên có tác dụng phản ánh nhiều mặt của xã hội. Mỗi địa danh gắn với văn hóa của cộng đồng nơi nó tồn tại. Đúng như A.V.Superanskaja nhận định, địa danh chính là những tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại mình.

Các đặc trưng văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế được soi rọi từ nhiều góc độ. Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của người xứ Huế qua: nghệ thuật kiến trúc, đặc trưng phương ngữ, dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng, dấu ấn lịch sử và những mong ước nguyện vọng của nhân dân thể hiện ngay trong tên gọi các đối tượng đó.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w