7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Địa danh mang dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng
Khi nghiên cứu về đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ - Văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế” thì ngay trong việc xác địh phạm vi và đối tượng để nghiên cứu tôi đã chọn các đối tượng địa lý có dấu ấn về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Nhưng điều tôi muốn trình bày ở đây đó chính là những nét dấu ấn tâm linh ấy được thể hiện ngay trong tên gọi của các địa danh.
+ Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao là nơi các vua triều Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Nam vào năm 1803, đến thời vua Gia Long, năm 1806, Đàn được dời về phía Nam Kinh Thành. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Trước đây, đích thân vua cùng các quan trong triều phải trồng và chăm sóc những cây thông này. Đối với họ,
đây là chốn linh thiêng bậc nhất cần phải được giữ gìn. Ngày nay, những cây thông đó không còn, nhưng một loạt cây khác đã được trồng thay thế.
Đàn Nam Giao gồm ba tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “tam tài” thiên, địa, nhân. Tầng trên cùng hình tròn: Viên Đàn – Tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón gọi là Thanh Ốc. Tầng tiếp theo hình vuông: tượng trưng cho đất – Phương Đàn, lan can quét vôi màu vàng. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc. Tầng dưới cùng cũng hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng trưng cho con người. Cả ba tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.
Xung quanh ba tầng đàn còn có các công trình như Trai cung (dùng cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế lễ cúng tế), Thần khố (kho chứa đồ dùng để tế) và các công trình phụ khác.
Theo quan niệm “Vua là Thiên tử” (con trời) nên chỉ có vua mới được phép cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ tế Giao đầu tiên dưới triều Nguyễn được tổ chức vào năm 1807 và từ đó cứ vào mùa xuân là được tổ chức cho đến triều vua Thành Thái thì đổi lại 3 năm một lần. Công việc chuẩn bị được giao cho bộ Công bà bộ Lễ thực hiện. Nghi lễ có nhiều điều phức tạp và rất tốn kém. Khi tới lễ tế Giao, Vua đích thân ban hành chiếu dụ cho dân chúng, tri ân cho các quan và cho phép giảm án tù.
Dọc đường từ Đại Nội đến Đàn Nam Giao, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám rước nhà vua đi qua. Đoàn ngự đạc của Vua sẽ đi từ Ngọ Môn, vượt qua sông Hương, qua cầu phao bằng thuyền, đến Nam Giao bằng con đường mà trước đây gọi là “Nam Giao Cửu lộ” và “Nam Giao Tân lộ”
Cuộc lễ chính thức bắt đầu từ 2 giờ sáng, với nhiều nghi lễ tiến hành ờ các tầng đàn với sự góp mặt của 128 văn công và vũ công múa Bát Dật, các ca công hát 9 ca khúc nhạc tế trong 9 giai đoạn khác nhau của cuộc tế lễ Tế Giao cuối cùng của nền quan chủ Việt Nam được tổ chức dưới thời vua Bảo Đại, vào nửa đêm rạng ngày 23 – 3 – 1945, đúng 5 tháng trước khi nền quân chủ ấy sụp đổ hoàn toàn.
+ Chùa Đàm Hoa
Theo từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, hoa Ưu đàm, tiếng Phạn là Udumbara, tiếng Trung Quốc là Ô-đàm, gọi đầy đủ là Ưu-đàm- bat-la, Ô-đàm-bat-la, Uất-đàm, Ưu-đàm-bát hoa và được gọi tắt là Đàm Hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi. Hoa Ưu đàm là loài hoa linh thiêng 3.000 năm nở một lần. Chính vì sự tích đầy tính mầu nhiệm về loài hoa linh thiêng này nên ngôi chùa Đàm Hoa đã có tên gọi như vậy.
Cây Ưu đàm không thuộc loại hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Đe-can và nước Xây-tan. Thân cây cao hơn một trượng (3,33m) lá có hai thứ, thứ thẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc (3,33cm), nhọn đầu, hoa lưỡng tính, rất bé, mọc lẫn sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa.
Sách Huyền ứng âm nghĩa, quyển 21 đã mô tả về Đàm hoa “lá cây này tựa như lá cây lê, quả tỏ bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện”. Theo quan điểm của Phật giáo, Đàm hoa chỉ nở khi có sự xuất hiện của Đức Phật hay của vị Kim Luân Vương / Chuyển Luân Thánh Vương.
Trong kinh KaaKatthala số 90 thuộc Trung bộ kinh (Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành năm 1992), trả lời vua Pasennadi nước Kosala về sự khác biệt giữa những người thuộc bốn giai cấp (sát đế lợi, Balamôn, Phệ
Xá, Thủ đà) đối với sự giải thoát, Đức Phật nói đến cây Udumbara (cây Ưu đàm, Đàm hoa) như sau:
“Thưa Đại Vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện giải thoát đối với giải thoát. Ví như, một người đem củi khô từ cây Saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem củi khô từ cây Sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuât hiện. Rồi một người khác đem củi khô từ cây Udumbara lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.
Đại Vương nghĩ sao về các loại cây dùng để nhen lửa, tuy khác nhau nhưng giữa các ngọn lửa với ngọn lửa, màu sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng của chúng có khác biệt nhau không”.
Đối với nhà Phật, thời gian nở của hoa Ưu đàm là 3.000 năm, thời gian này mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Theo từ điển Phật học Nhật – Anh (Japanese – English Buddhist Distionary) trong các Kinh răn nhà Phật, hoa Ưu đàm thường tượng trưng cho những gì “hiếm có, khác thường”. Sự xuất hiện của Đức Phật hay các vị Kim Luân Vương / Chuyển Luân Thánh Vương là một sự kiện hiếm có, được ví như hoa Ưu đàm rất hiếm khi nở mà Kinh Tứ thập nhị chương nói “Sanh trực Phật thế nan”
Khi đến với Huế, trước hàng trăm ngôi chùa nức tiếng, ta có thể dễ dàng nhận diện ngay được dấu ấn Phật giáo nằm trong tên gọi của các ngôi chùa như chùa Từ Đàm, chùa Ba La Mật, chùa Phật Quang, chùa Liên Tịnh, chùa Liên Trì…và đặc biệt là chùa Đàm Hoa. Lấy tên một loài hoa linh thiêng trong truyền thuyết của Phật giáo ngôi chùa mang trong mình sự huyền nhiệm đến kỳ lạ.
+ Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Bất kỳ ai khi nghe tới địa danh có tên nhà thờ “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” thì đều hiểu đó là nơi thờ tự của Thiên Chúa giáo. Lý do có lẽ rất đơn giản vì tên nhà thờ được lấy từ một nhân vật tiêu biểu của đạo Thiên Chúa.
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một danh hiệu của Maria được tuyên xưng bởi Giáo Hoàng Piô IX. Đức Mẹ Hằng Cứu giúp nghĩa là Đức Mẹ cứu giúp chúng ta khi ta đau khổ, khi tan guy nan, khi lâm cơn cám dỗ, khi sa ngã trong vòng tội lỗi. Cứu giúp chúng ta ngày hôm nay, ngày mai và những ngày sau, khi ta phải làm bất cứ việc gì, bất kỳ sự đau khổ nào, khi vui cũng như khi buồn. Danh xưng ấy cùng với một biểu tượng nghệ thuật Byzantine (Đông La Mã) nổi tiếng cùng tên có niên đại từ thế kỷ 15 để tạc nên sự màu nhiệm trong tâm tưởng của mỗi con chiên. Bức ảnh này được tìm thấy ở Roma từ năm 1499, được truyền tụng là làm nhiều phép lạ và hiện đang được đặt trong nhà thờ Saint Alfonso Di Liguori All’ Esqui lino (Đền thờ Thánh Alphonsô trên đồi Esquilino). Trong Giáo hội Chính thống giáo Đông phương hình tượng này được gọi là Đức Trinh Nữ Sầu Đau.
Do các linh mục dòng Chúa cứu thế, những người đã phổ biến biểu tượng này nên đã trở thành rất phổ biết đặc biệt trong số các tính hữu công giáo La Mã.
Lễ kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 6. Hàng tuần, vào thứ tư, có dâng lời cầu nguyện.