Địa danh thể hiện dấu ấn kiến trúc

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Địa danh thể hiện dấu ấn kiến trúc

Đặc điểm chung của những ngôi chùa ở Huế là không đồ sộ, xây cất tốn kém, sử dụng quá nhiều công của nhân dân như các ngôi chùa lớn ở phía Bắc (chùa Trăm Gian, chùa Dâu), quy mô cũng không to lớn như chùa Quỳnh Lâm, chùa Sài Nghiêm, chùa Hồ Thiên. Nếp chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống chùa Việt Nam, nhưng tinh tế mà không khoa trương, ít rườm rà, không nhiều gian. Ngôi chùa là ngôi nhà rường bình dị, thân thiết, gần gũi với dân gian. Nội thất chùa bịnh dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ.

Cách kiến trúc chùa viện theo kiểu chữ Khẩu; chữ nhất, chữ tam; chữ liễu , tiền đường, điện thờ làm kiểu nhà trùng lương (trùng thiền điệp ốc) là

kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trình bày với mô típ “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, “lưỡng long chầu pháp luân”, các vật linh quy, phụng, lân, các kiểu hoa sen, mái lợp ngói âm dương có màu là ảnh hưởng kiến trúc cung đình. Bên cạnh đó còn có kiến trúc với hình chữ vạn, hồi văn chữ vạn, lá sen, trái phật thủ, là bồ đề, bầu cam lộ, hải triều…

Chùa Từ Đàm là một ngoại lệ. Khi đặt viên đá đầu tiên để xây lại chùa Từ Đàm trên nền cũ đã có ba người cùng thực hiện là hòa thượng Như Đông Đắc Quang - tăng cang chùa Linh Mụ, bác sĩ Lê Đình Thám - Chánh hội trưởng của An Nam Phật học hội Thừa Thiên Huế và phủ doãn Đặng Thành Đôn. Chính trong giờ phút này, Thiền Tông đã lùi về núi Thiên Thai với Thuyền Tôn Tự và nhưỡng Ấn Tôn Tự, tức chùa Từ Đàm cho Tịnh Độ Tông. Khi chùa Từ Đàm trở thành Hội quán của An Nam Phật học hội thì tất cả các dấu tích Ấn Tôn Tự của Thiền Lâm Tế đều bị tiêu sạch theo thời gian. Vì lẽ đó, nét kiến trúc đặc thù của chùa Từ Đàm ngày nay là: nằm trong bối cảnh chùa Huế, nhưng chùa đã không được kiến trúc theo lối chữ khẩu, chữ nhất, chùa cũng không có mái cong và thấp. Chùa Từ Đàm theo đồ án năm 1938 này được kiến trúc theo một hình đặt biệt, nếu đứng trong bàn thờ Phật nhìn ra thì chùa có hình chữ T quốc ngữ, biểu thị chữ đầu của Từ Đàm.

Một nét đặc sắc trong kiến trúc chùa Huế khiến nhiều người cảm mến đó chính là kiến trúc “vườn chùa”. Ngay trong cách đặt tên cho những ngôi chùa, chủ nhân cũng đã bám sát, thâm tóm được nét kiến trúc đặc thù ấy. Ở Huế, có nhiều ngôi chùa xuất hiện các yếu tố “viên”, “lâm” trong tên gọi phải kể đến như chùa Trúc Lâm, chùa Bảo Lâm, chùa Châu Lâm, chùa Châu Viên, chùa Thiền Lâm, chùa Từ Lâm, chùa Từ Viên, chùa Cát Viên. Vườn chùa và kiến trúc chùa Huế là một kiệt tác mẫu mực giữa tâm và cảnh tâm, cảnh viên dung thì thế giới mới tràn đầy. Mỗi khu vườn chùa là một vũ trụ thu nhỏ, đượm tính triết lư nhà Phật và chất văn hóa phường Đông.

Những ngôi chùa Huế với cách kiến trúc thanh thoát, tĩnh tại, gắn liền với tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Ai đã một lần đến với ngôi chùa Từ Hiếu cổ kính, nằm khuất trong rừng thông xanh rợp, ngút ngàn, với khe nước uốn quanh, phong cảnh trở nên thật thơ mộng. Vườn cây xanh mát và hồ bán nguyệt, mỗi ngày nắng ấm lại tỏa hương thơm ngát, đàn cá bơi lội tung tăng tạo nên một phong cảnh yên bình nơi cửa Phật. Ần mình sau những hàng cây xanh mướt, chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ, huyền bí giữa đạo và đời. Cảnh chùa được bố trí đẹp mắt khiến người xem như lạc vào một thế giới nửa hư, nửa thực. Có lẽ vì thế, từ xưa đến nay ngôi chùa cổ kính này được mệnh danh là một trong những danh lam thắng cảnh hiếm có của đất Thần Kinh.

Kiến trúc chốn Thiền Môn đã hòa quyện vào kiến trúc nhà vườn Huế. Vì thế, chùa nào ở Huế cũng được xây cất trong những khu vườn rợp bóng cây xanh, hoa trái tốt tươi. Vườn chùa không chỉ là nơi lộc phát cho muôn sinh mà còn là nơi cảm quan chiêm ngẫm lẽ nhân quả ở đời. Vườn chùa thấm đượm triết lý nhà Phật: xanh tươi mà thoáng đãng như lá rơi rũ bỏ những lo toan phiền muộn hàng ngày.

Tuy mỗi vườn có những nét đặc trưng riêng về mục đích xây dựng, không gian thể hiện…nhưng đều nằm trong sự nhất quán của lối kiến trúc nhà vườn Huế và thật sự trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w