Đặc điểm về hình thức của địa danh

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 38 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Đặc điểm về hình thức của địa danh

2.2.2.1. Mô hình cấu trúc của địa danh - Thành tố chung

Nghiên cứu về địa danh, ta sẽ thấy có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về thành tố chung. Mỗi tác giả sẽ có những nhận định riêng tùy thuộc vào

hướng nghiên cứu của ḿnh. Như ta biết, cấu trúc của một phức thể địa danh gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất đứng trước dùng để chỉ rõ loại hình của đối tượng được đặt tên ở bộ phận thứ 2 đi ngay sau đó. Bộ phận này đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng đó là những danh từ chung, những thuật ngữ địa lý được dùng chỉ loại hình của đối tượng. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại gọi một cách khác nhau: có người gọi là tên chung, người khác gọi từ chung, yếu tố chung, danh từ chung hay thành tố chung. Ví như, Nguyễn Kiên Trường dùng thuật ngữ “từ chung” còn A. V. Superan Skaja lại gọi là “tên chung”. Ở đây, theo ý kiến của chúng tôi cách dùng thuật ngữ “thành tố chung” để gọi tên bộ phận thứ nhất trong cụm từ chứa địa danh là hợp lý cho hướng nghiên cứu của mình.

Khi nói tới thành tố chung có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong “địa danh Ấn – Âu”, A-I-Popov đã cho rằng “Bất kỳ hiện tượng hàng loạt nào (lặp lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh luôn cần được nghiên cứu cẩn thận vì các yếu tố lặp lại đó thường biểu hiện cái giống của địa danh đó và cũng là đặt trưng của ngôn ngữ đó”. A. V. Superan Skaja cho rằng: “Đó là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên”.

Nguyễn Kiên Trường khi tìm hiểu “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng” đã nhận thấy rõ những ảnh hưởng đặc biệt của loại hình ngôn ngữ vào việc tạo lập hệ thống thành tố chung của địa danh tiếng Việt. Từ đó đã đưa ra nhận định: “Danh từ chung có chức năng chỉ một lớp sự vật, đối tượng có cùng thuộc tính”.

Theo chúng tôi, thành tố chung trong địa danh có thể hiểu là những danh từ chung dùng để chỉ loại hình của một lớp đối tượng địa lý có cùng những

thuộc tính bản chất. Thành tố chung có chức năng phản ánh loại hình của đối tượng được định danh.

Qua thống kê 203 địa danh tâm linh của thành phố Huế đều có thành tố chung. Về cấu tạo có thể chỉ có một yếu tố như: Điện, đàn, chùa. Cũng có những thành tố chung được cấu tạo bởi nhiều yếu tố như nhà thờ, đan viện hay kể cả 4 yếu tố như thánh thất Cao Đài.

Đối với địa danh tâm linh của thành phố Huế, ta thấy xuất hiện các thành tố chung như:

+ Chùa: Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ cho mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho “Chân như” được nhân cách hóa bằng hình tượng Đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la gồm một trục ở giữa với các vị Phật bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho tam giới, các cấp bậc tiêu biểu của thập địa Bồ Tát. Có nhiều nơi chùa được xây dựng tám mặt đại diện cho pháp luân hoặc bát chính đạo. Chùa còn là nơi tập trung các sư, tăng, ni sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.

“Chùa chiền” theo Hán Việt còn có nghĩa là “Tự viện”, một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cư trú tu hành của các tăng – ni. Ngày nay, trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán Việt phổ thông như “Tự”, “Quán”, “Am”.

+ Đền thờ: Là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh

trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương như đền thờ của bang hội Quảng Đông, thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân.

Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước, hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian. Ở Huế, có nhiều ngôi đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền thờ Hưng Đạo đại vương, đền thờ Huyền Trân công chúa…

+ Đan viện: Đan viện (Monasterion do từ Hy Lạp Monazein; sống một mình). Đây là nơi các đan sĩ nam hay nữ sống đời ẩn dật, vừa làm việc vừa chiêm niệm, vừa hát kinh thần vụ chung. Các đan viện thường có diện tích khá lớn và số lượng tu sĩ nhiều, điều đặc biệt các tu sĩ này thường ít có hoạt động ngoại giao mà thay vào đó là sống và lao động ngay trong đan viện. Ở đây các đan sĩ sống vĩnh viễn trong đan viện chứ không thay đổi chỗ ở. Người đứng đầu đan viện là đan viện trưởng / Đan viện mẫu. Trong đời sống tu ngoài 3 lời khấn: Khó nghèo / khiết tịnh / vâng phục… thêm lời khấn vĩnh cư.

+ Thánh thất Cao Đài: Theo giải nghĩa của đạo Cao Đài thì Thánh

thất có nghĩa là nhà thờ Đức Chí Tôn (Đấng Cao Đài) và các Đấng thần, thánh, tiên, Phật, hay còn gọi là ngôi nhà của Chư Thánh. Tại mỗi tộc đạo (Họ đạo) đều phải xây dựng một Thánh Thất để làm đền thờ Đức Chí Tôn và làm nơi tín ngưỡng cho bổn đạo địa phương. Phía sau Thánh Thất, một tòa nhà gọi là Thiên phong đường, có nghĩa là ngôi nhà của Chức sắc Thiên phong, nơi đây có lập bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” chung và làm văn phòng cho Đầu Tộc đạo, hai bên Thiên phong đường là Đông lang và Tây lang.

Đạo Cao Đài là 1 tôn giáo lớn được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao” nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị, cũng là danh xưng rút gọn của Thượng Đế trong tôn giáo Cao Đài vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên

Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo mình là Đạo Trời.

Cao Đài là một tôn giáo mới có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật Giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo.

+ Điện: Là một hình thức của đền, nơi thờ thánh trong tín ngưỡng dân gian Việt. Điện phổ biến thờ mẫu hoặc các thần nổi tiếng. Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác.

+ Đàn: Là nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ. Đàn Nam Giao được dựng lên để tế Trời.

+ Niệm Phật đường: Đây là một loại mô hình tu học của giới tu sĩ, Phật tử ra đời vào thời kỳ trần hưng Phật giáo. Xuất phát từ việc canh tân bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục tồn tại trong dân gian. Niệm Phật đường phát triển mạnh vào những năm cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 và nhất là suốt thập kỷ 50 của thế kỷ 20.

Đặc điểm về kiến trúc của niệm Phật đường là tiền đường phía tả có lầu chuông, phía hữu có lầu trống. Chánh điện chỉ thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa Từ Đàm (cũ) là khuôn mẫu điển hình của Niệm Phật đường.

+ Nhà thờ: Còn có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường. Đây là nơi thờ tự của đạo Thiên Chúa.

Nhìn tổng quát, ta thấy phần lớn các thành tố chung của địa danh tâm linh ở thành phố Huế chủ yếu được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt và một bộ phận nhỏ là có yếu tố Hán Việt như Đan viện hay Thánh thất.

- Tên riêng:

Tên riêng là bộ phận đứng thứ hai sau thành tố chung trong phức thể địa danh. Tên riêng có thể hiểu là tên gọi của từng đối tượng cụ thể dùng để

phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình hoặc giữa các loại hình với nhau.

Ví dụ:

Đối với địa danh tâm linh ở thành phố Huế, có thể dễ dàng nhận thấy vị trí của tên riêng trong phức thể địa danh là rất ổn định. Tên riêng luôn đứng sau thành tố chung để hạn định ý nghĩa cho thành tố chung. Đặc trưng nổi bật này của địa danh tâm linh ở thành phố Huế cũng là đặc trưng của địa danh Việt Nam nói chung, vì ta biết đặc điểm của tiếng Việt là phương thức trật tự từ bao giờ cũng mang lại những thông tin về nghĩa. Điều này được thể hiện trong việc kết hợp thành tố chung và tên riêng của địa danh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong địa danh tâm linh ở thành phố Huế có sự chuyển hóa thành tố chung vào bên trong địa danh

Ví dụ: Nhà thờ Bến Ngự Ở đây “bến” vốn là thành tố chung Hay: Nhà thờ Phường Đúc “Phường” vốn là một thành tố chung

Sự chuyển hóa này là do sự chi phối về mặt nghĩa diễn ra trong quá trình định danh. Khi thấy một đối tượng địa lý mới có quan hệ nào đó với đối tượng địa lý đã được đặt tên thì người đặt tên sẽ lấy cả phức thể địa danh cũ để định danh cho đối tượng địa danh mới.

2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh

Bảng 2.4. Phân loại địa danh theo tiêu chí cấu tạo

Tiêu chí Số

lượng

Tỷ lệ

% Ví dụ

Cấu tạo đơn 11 5,30 Chùa Ông, đền thờ Huyền Trân Công

Chúa, nhà thờ Phanxicô Xavie

Cấu tạo phức

Quan hệ đẳng lập 19 9 Niệm Phật đường Phú Bình, chùa An

Hòa, đàn Xã Tắc.

Quan hệ chính phụ 165 82 Điện Hòn Chén, chùa Hoàng Liên,

nhà thờ Tân Thủy

Quan hệ chủ vị 8 3,7 Điện Voi Ré, chùa Từ Hoàn, chùa

Hoài Ân

Tổng cộng 203 100

Nhận xét và lý giải: Khi đi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của địa danh thì chúng tôi sẽ tìm hiểu trong phạm vi tên riêng của địa danh trong phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng.

Địa danh tâm linh ở thành phố Huế, khi xét về mặt cấu tạo ta thấy chúng mang đầy đủ các kiểu cấu tạo của từ vựng tiếng Việt như cấu tạo đơn, cấu tạo phức. Trong cấu tạo phức cũng tồn tại các kiểu quan hệ chính phụ, đẳng lập, chủ vị.

* Địa danh có cấu tạo đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh được cấu tạo gồm một từ đơn tiết hay một từ đơn đa tiết. Các từ đơn này có thể thuộc các từ loại khác nhau như động từ, tính từ nhưng phổ biến nhất vẫn là danh từ hay một cụm danh ngữ.

Trong hệ thống địa danh tâm linh ở thành phố Huế, địa danh có cấu tạo đơn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ với 5,3% bồm 11 địa danh.

- Địa danh có cấu tạo đơn với một danh từ gồm địa danh:

+ Chùa Bà

- Địa danh có cấu tạo đơn với một cụm danh từ gồm:

+ Đền thờ Huyền Trân công chúa + Đền thờ Hưng Đạo đại vương

+ Đền Thân Huân + Đền Tiên Y

+ Chùa Quan Âm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh có cấu tạo đơn, ta thấy các yếu tố cấu tạo nên địa danh có nguồn gốc là các từ thuần Việt và các từ Hán Việt, ngôn ngữ Ấn Âu.

* Địa danh có cấu tạo phức

Địa danh có cấu tạo phức là những địa danh có cấu tạo gồm hai thành tố mang nghĩa trở lên, đặc biệt giữa các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố này tồn tại ở dạng cấu trúc một cụm từ.

Chúng tôi thu thập được 192 trường hợp địa danh có cấu tạo phức chiếm 94,7%. Trong cấu tạo phức giữa các yếu tố sẽ có ba loại quan hệ chủ yếu là quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị và quan hệ chính phụ.

- Địa danh có kiểu cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Trong tổng số 203 địa danh tâm linh ở thành phố Huế có 165 trường hợp là địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ, số lượng này chiếm 82%.

Quan hệ chính phụ tức là giữa các yếu tố cấu tạo nên địa danh có một yếu tố chính và một yếu tố phụ. Yếu tố phụ có chức năng bổ sung, giải thích làm sáng rõ thêm cho yếu tố chính.

Về từ loại: Ta nhận thấy có cả danh từ, động từ, tính từ. Những từ loại này kết hợp với nhau theo thành cấu trúc.

+ Danh từ + danh từ : chùa Thiên Ân, nhà thờ Kim Long + Tính từ + danh từ : chùa Hoàng Mai

+ Tính từ + động từ : chùa Tịnh Giác + Động từ + danh từ : chùa Bảo Thiên

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt như:

+ Niệm Phật đường Phú Hậu + Chùa Vạn Mỹ

+ Nhà thờ Phủ Cam + Chùa Vạn Phước

+ Chùa Triều Sơn Tây + Đền Bang Hội Quảng Đông + Đền Bang Hội Triều Châu + Chùa An Cựu Tây

Qua những tìm hiểu về địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ, chúng tôi nhận thấy địa danh tâm linh ở thành phố Huế các thành tố chính và phụ dường như có vị trí khá ổn định. Thông thường, trong các địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố Hán Việt thì yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ giống như cấu trúc của tiếng Hán: Chùa Trường Xuân thì Xuân là yếu tố chính, trường mang nghĩa lâu dài, mãi mài là yếu tố phụ.

Trong khi đó, những địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ có nguồn gốc thuần Việt thì yếu tố chính lại đứng trước yếu tố phụ: Điện Hòn Chén thì Hòn là yếu tố chính, chén là yếu tố phụ đi sau để bổ nghĩa cho yếu tố chính (Hòn Chén – Cồn đất có hình giống chiếc chén).

Trong các địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ mang cả yếu tố thuần Việt và Hán Việt thì trật tự giữa yếu tố chính và phụ rất linh hoạt.

- Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị

Theo ý kiến của Cao Xuân Hạo thì cái sách lược mà ngôn ngữ dùng để diễn đạt một mệnh đề là tạo lập ra cấu trúc đồng dạng với mệnh đề. Cấu trúc chủ - vị. Trong cấu trúc đó, chủ ngữ biểu thị chủ đề của mệnh đề còn vị ngữ biểu thị điều mệnh đề được nhận định.

Như vậy, nếu xét các yếu tố cấu thành nên địa danh theo quan hệ này thì sẽ có một yếu tố làm chủ ngữ và một yếu tố làm vị ngữ (điều nhận định về chủ đề).

Loại địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị xuất hiện không nhiều chỉ gồm 8 địa danh tương đương với 3,7%.

Trong số này, có địa danh là thuần Việt như Điện Voi Ré, cũng có địa danh là Hán Việt như chùa Từ Hóa, kết hợp cả thuần Việt và Hán Việt như nhà thờ Bến Ngự.

- Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập

Đây là các địa danh được cấu tạo từ các thành tố có cùng một từ loại và cùng một chức năng, tức là các yếu tố có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa cũng như việc tham gia vào các vị trí trong địa danh.

Từ tư liệu thống kê được, chúng tôi nhận thấy khá nhiều các địa danh tâm linh ở thành phố Huế thuộc loại cấu tạo này.

Xét về mặt nguồn gốc ngôn ngữ đều là những địa danh Hán Việt. Có thể kể ra đây một số địa danh:

+ Niệm Phật đường An Hòa + Niệm Phật đường Phú Bình

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế (Trang 38 - 47)