cụm công trình khảo cứu về địa danh của Lê Trung Hoa đã chính thức hìnhthành một phương pháp mới mang tính liên ngành văn hoá, ngôn ngữ tronglịch sử nghiên cứu địa danh ở Việt Nam như: Đ
Trang 1- -ĐOÀN THỊ MỸ DUNG
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG - 2016
Trang 2- -ĐOÀN THỊ MỸ DUNG
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ (QUẢNG NAM)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Trần Văn Sáng
ĐÀ NẴNG – 2016
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và hoàn toàn không trùng lặp với bất
kỳ một công trình nào đã công bố trong hoặc ngoài nước
Tam Kỳ, ngày 22 tháng 12năm 2016
TÁC GIẢ
Đoàn Thị Mỹ Dung
Trang 4học khóa 30 (K30), tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Đạihọc Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm, phòng Đào tạo Sau đại học, Khoangữ văn và đặc biệt là TS Trần Văn Sáng - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìudắt, giúp đỡ tôi về mặt khoa học trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu,hoàn thành đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa địa danh Thành phố TamKỳ”
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong vàngoài Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thứckhoa học quý giá chuyên ngành ngôn ngữ học cho bản thân tôi trong nhữngnăm tháng học tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
Dù đã nỗ lực, cố gắng, song dĩ nhiên luận văn vẫn khó có thể tránhkhỏi những thiếu sót về mặt khoa học, về mặt chuyên môn…vì vậy, tôi rấtmong nhận được sự góp ý, phê bình của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học,độc giả và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Tam Kỳ, ngày 22 tháng 12 năm 2016
Tác giả
Đoàn Thị Mỹ Dung
Trang 6Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 7MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu địa danh 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới 2
2.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam 4
2.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.1 Mục đích 9
4.2 Nhiệm vụ 9
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 9
5.1 Phương pháp nghiên cứu 9
5.1.1 Phương phương miêu tả 9
5.1.2 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã 10
5.2 Nguồn tư liệu của luận văn 10
5.2.1 Tư liệu thành văn 10
5.2.2 Tư liệu điền dã 11
6 Đóng góp của đề tài 11
7 Cấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN VỀ ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 13
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH 13
1.1.1 Về khái niệm địa danh 13
1.1.2 Vấn đề phân loại địa danh 14
1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài 14
Trang 81.1.5 Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh thành phố Tam Kỳ 19
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 19
1.2.1 Những đặc điểm chính về địa lý, lịch sử thành phố Tam Kỳ 20
1.2.1.1.Về địa lý 20
1.2.2.2.Về lịch sử và địa giới hành chính 21
1.2.2 Đặc điểm văn hóa, dân cư 22
1.2.2.1.Về văn hóa 22
1.2.2.2.Đặc điểm dân cư 23
1.2.3.Đặc điểm ngữ âm tiếng Quảng Nam 24
1.2.3.1 Nguyên âm 25
1.2.3.2 Phụ âm 26
1.2.3.3 Thinh (Thanh điệu) 26
1.2.3.4 Vận (Vần) 27
1.3 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 34
1.3.1 Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên 35
1.3.1.1 Địa danh tự nhiên 35
1.3.1.2 Địa danh không tự nhiên 35
1.3.2.Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ 36
1.3.2.1.Địa danh thuần Việt 36
1.3.2.2.Địa danh có nguồn gốc Hán Việt 36
1.3.2.3.Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp 37
1.3.2.4 Địa danh khó xác định nguồn gốc 37
1.4 TIỂU KẾT 38
Trang 92.2 CẤU TẠO ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 41
2.2.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh 41
2.2.2 Thành tố chung 43
2.2.2.1 Về khái niệm thành tố chung 43
2.2.2.2 Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh thành phố Tam Kỳ 44
2.2.2.3 Chức năng của thành tố chung 46
2.2.3 Tên riêng (địa danh) 47
2.2.3.1 Về số lượng các âm tiết trong tên riêng 48
2.2.3.2 Các kiểu cấu tạo tên riêng 48
2.3 PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH 51
2.3.1 Phương thức tự tạo 51
3.3.1.1 Định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng 51
2.3.1.2 Định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tượng 52
2.3.2 Phương thức chuyển hóa 53
2.3.2.1 Định danh theo lối chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh 53
2.3.2.2 Định danh theo lối chuyển hoá giữa các loại địa danh khác nhau 54
2.4 ĐẶC ĐIỂM VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 54
2.4.1 Vấn đề ý nghĩa của địa danh 54
2.4.2 Đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh 58
2.4.2.1.Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh thành phố Tam Kỳ 58
2.4.2.2 Về hiện tượng địa danh chưa được xác định rõ ràng về nghĩa 59
2.4.2.2.Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh thành phố Tam Kỳ 60
2.5.TIỂU KẾT 65
Trang 103.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG NGHIÊN
CỨU ĐỊA DANH 69
3.2.1.Về khái niệm văn hóa 69
3.2.2 Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa 70
3.2.3 Địa danh và văn hóa 72
3.3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ-VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 74
3.3.1.Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa - văn hóa của vùng đất 74
3.3.2 Đặc trưng văn hóa thể hiện qua ý nghĩa và sự phản ánh hiện thực của tên riêng địa danh 75
3.3.2.1 Sự phản ánh phương diện không gian văn hóa trong địa danh 75
3.3.2.2 Sự phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của địa danh ở Tam Kỳ 77
3.3.2.3 Sự phản ánh đặc điểm chủ thể văn hóa của địa danh ở thành phố Tam Kỳ 80
3.3.2.4 Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các yếu tố ngôn ngữ của địa danh ở thành phố Tam Kỳ 83
3.4 TIỂU KẾT 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11Bảng 1.1 Kết quả thu thập địa danh thành phố Tam Kỳ 38Bảng 2.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh thành phố Tam Kỳ 47Bảng 2.2 Thống kê cấu tại thành tố chung của địa danh thành phố Tam Kỳ 49Bảng 2.3.Thống kê tần số xuất hiện của các địa danh thành phố Tam Kỳ đikèm với các loại thành tố chung 50
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 20
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu địa danh
Địa danh là một hiện tượng xã hội, nhằm để phân biệt các thực thể địa
lý mà trong sinh hoạt, sản xuất con người đã tạo nên Địa danh có quan hệmật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta, có liên hệ rộng rãi, gắn bóvới các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thương mại, dân chính, trắc họa vànghiên cứu khoa học, ghi lại dấu ấn phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử vàđời sống xã hội Thông qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể hiểu đượcnhiều vấn đề như sự phân bố và di chuyển dân cư, tôn giáo, tín ngưỡng,phong tục tập quán, lịch sử văn hóa, sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hộicủa một vùng đất Do vậy, nghiên cứu địa danh không chỉ có ý nghĩa to lớn vềmặt thực tiễn mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa học
Địa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch
sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học
Đi theo khuynh hướng của ngôn ngữ học, người ta nghiên cứu địa danh
ở ba bình diện: bình diện nghiên cứu cấu tạo (tức là nghiên cứu địa danh ởmặt đồng đại); bình diện nghiên cứu “nghĩa” của địa danh, tức là ở mỗi địadanh nó cho chúng ta biết cái gì; và bình diện nghiên cứu nguồn gốc địa danh
Như vậy, nếu xem xét địa danh trong mối quan hệ với các bộ môn của
ngôn ngữ học, chúng ta thấy, địa danh không chỉ là đối tượng của từ vựng học
mà còn là cứ liệu nghiên cứu của ngữ âm học Bởi vì địa danh được cấu tạo
bởi những đơn vị ngữ âm, chịu sự tác động của các quy luật ngữ âm Nhiềuđịa danh ghi bằng tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình biến đổi cách
phát âm các địa danh trước đây Địa danh còn là tài liệu nghiên cứu của ngữ pháp học, vì địa danh là những danh từ, danh ngữ tuân theo những phương
thức cấu tạo từ, ngữ của tiếng Việt Địa danh cũng là đối tượng nghiên cứu
của phương ngữ học Bởi vì nó là sản phẩm do người bản địa tạo ra, gắn chặt
Trang 13với lời ăn tiếng nói của từng vùng, từng địa phương Đây chính là cách tốtnhất để chúng ta nhận diện về “nghĩa” của địa danh ở từng vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, địa danh còn là tư liệu đáng quan tâm của ngôn ngữ học vàlịch sử Mỗi một địa danh sinh ra trong một thời điểm lịch sử nhất định Vìvậy nó đã trở thành “vật hóa thạch”, là “tấm bia” bằng ngôn ngữ độc đáo vềthời đại mà nó ra đời Và từ “những hóa thạch ngôn ngữ ấy”, người ta có thểđưa ra những chứng cứ để lý giải hay chứng minh cho một hiện tượng vănhóa, lịch sử nhất định mà nếu thiếu chúng, những nhận định có liên quan đếnvăn hóa hay lịch sử ấy chỉ thuần túy là những kết luận mang tính giả định
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi của
tổ chức hành chính đất nước, Tam Kỳ cũng có những thay đổi về địa giới vàtên gọi Trước thế kỷ XV, đây vốn là vùng đất Chiêm Động của vương quốc
cổ Chămpa Thế rồi trong quá trình mở nước vào phương Nam của dân tộc,vùng đất này từng bước được sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt Ngày nay,Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, là trung tâm kinh tế, chínhtrị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, và là địa phương có bề dày truyềnthống yêu nước và cách mạng sâu sắc Nghiên cứu địa danh Tam Kỳ là gópphần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa địa phương, góp phần vào việc nghiêncứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận đang được ưa chuộng hiện nay trong cáckhoa học xã hội và nhân văn
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực hấp dẫn của ngôn ngữ học Tuynhiên ở nước ta, những nghiên cứu đã có cũng chỉ có thể là những công trìnhgiải quyết những nội dung cụ thể thuộc một vùng lãnh thổ Vì thế, nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa địa danh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) mà
chúng tôi tiến hành cũng đi theo định hướng ấy, và nhằm góp phần từng bướchoàn thiện lý thuyết nghiên cứu địa danh trên phạm vi cả nước
Trang 142 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ rất lâu Tình hình nghiêncứu địa danh thế giới được Lê Trung Hoa [22] và Trần Văn Sáng [41] tổngthuật một cách chi tiết chúng tôi có thể tổng thuật trích lược như sau:
Ở phương Đông, đặc biệt Trung Quốc, một nước liền kề với chúng ta,địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm Thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép
hơn 4000 địa danh trong bộ Hán thư, trong đó có một số địa danh đã được
ông giải thích rất rõ về nguồn gốc và ý nghĩa Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN)
trong Thủy Kinh chú sớ, Lịch Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn địa danh,
số được giải thích ngữ nguyên là hơn 2300 địa danh
Ở các nước phương tây, bộ môn Địa danh học chính thức ra đời vào
cuối thế kỷ XIX Năm 1872, J.J.Eghi (Thụy Sĩ ) công bố chuyên luận Địa danh học Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ủy ban địa danh của các
nước Mỹ, Thụy Điển, Anh lần lượt ra đời, góp phần thúc đẩy sự phát triểnkhá nhanh chóng của khoa học nghiên cứu về địa danh
Tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lí luận về lí thuyết địadanh là các nhà Địa danh học Xô Viết Những năm 60 của thế kỉ XX tại Liên
Xô đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ra
đời.E.M.Murzaev viết cuốn Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học (1965) và A.V.Superanskaia đã xuất bản công trình Địa danh là gì?
(1985) Năm 1964, tiếp thu thành tựu ngiên cứu của các nhà khoa học tiềnbối, học giả A.I.Popov đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tácnghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai nguyên tắc chính là phải dựa vào
tư liệu lịch sử của các ngành Ngôn ngữ học, Địa lý học, Sử học và phải thậntrọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích cấu tạo của địa danh
Ngoài ra, I A Kapenco (1964) đã phát biểu những ý kiến bàn về Địa danh
Trang 15học đồng đại Qua các công trình công bố trên tập san của Viện Hàn Lâm
khoa học Xô Viết, N.V.Podonxkaija đã tập trung phân tích, lí giải nội dungđịa danh đã mang những thông tin gì Công trình của bà đã góp phần làm choviệc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất.Nhà nghiên cứu
A.V.Superanskaia trong cuốn Địa danh là gì?(1985) đã đặt ra những vấn đề
vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát cao.Trong công trình nghiêncứu của mình, tác giả đã đi sâu vào những vấn đề thiết thực liên quan đến việcphân tích địa danh Ngoài việc trình bày cách hiểu về khái niệm địa danh, bàcòn nêu lên các vấn đề khác như tính liên tục của tên gọi, không gian tênriêng và các loại địa danh (địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh ướcvọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo địa hình Có thể nói đây lànhững công trình lớn, có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu cơ bản, đặtnền móng vững chắc cho các công trình nghiên cứu về Địa danh học về sau
Bên cạnh những công trình của các nhà Địa danh học Xô Viết, các nhànghiên cứu địa danh ở một số quốc gia cũng đã có những đóng góp khôngnhỏ trong lĩnh vực này Tại Pháp, học giả Ch.Rostaing (1965) trong tác phẩm
Les noms de lieux đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh Đó là phải
tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết hình thức từnguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương.Chuyên luận này đã bổ sung những vấn đề mang tính lý luận cho vấn đề màA.I.Popov đã nêu ra trước đó
Nhìn chung, điểm qua một số công trình cơ bản trên, chúng ta có thểhình dung lịch sử nghiên cứu địa danh học trên thế giới đã hình thành và pháttriển qua ba giai đoạn Giai đoạn phôi thai ngay từ những năm đầu côngnguyên với việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng như diễn biến của địa danh.Giai đoạn hình thành bắt đầu từ thế kỷ XIX và đến giữa thế kỷ XX giai đoạnnày coi như chấm dứt chuyển sang giai đoạn phát triển và đạt được những
Trang 16thành công đáng kể thì Địa danh học Việt Nam mới bắt đầu dần dần hìnhthành.
2.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được quan tâm từ rấtsớm Theo Lê Trung Hoa [22] và Trần Văn Sáng [41], các tài liệu cổ thư của
Trung Hoa như Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Tấn thư, trong thời kỳ Bắc
thuộc, được dùng để phục vụ cho việc tìm hiểu các địa danh ở Việt Nam Sauthời kỳ Bắc thuộc, trong thời kỳ phong kiến độc lập, đặc biệt từ thế kỷ XV trở
đi, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thựchiện Trong thời gian này, địa danh mới chỉ được các tác giả thu thập, tìmhiểu về nguồn gốc và ý nghĩa Đó là một số trứ tác của các học giả trí thức
Nho học Việt Nam như: Thời Lý có Nam Bắc phiên giới địa đồ (1172), thời Trần có An Nam chí lược của Lê Tắc, thời thuộc Minh có Giao Châu địa chí của Trương Phụ (Trung Hoa), thời Lê Sơ có bộ Dư Địa Chí của Nguyễn
Trãi (1435), đặc biệt ở niên hiệu Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã rất chú ý đến
vấn đề cương vực đất nước, ông đã cho biên soạn Thiên hạ bản đồ, đến thời
Lê Trung Hưng thì tăng bổ và đổi tên là Hồng Đức bản đồ, trong đó có phần phụ chú Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, tức là phần chép thêm các địa danh
thuộc vùng Thuận Quảng mới được thu phục và tổ chức lại Từ thời Lê TrungHưng trở về sau, vấn đề nghiên cứu địa danh được các học giả chú trọng, tiêu
biểu như Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (thế kỷ XVI), Hoan Châu
Ký của Nguyễn Cảnh Thị (thế kỷ XVII), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn Năm 1723, nhà Hậu Lê cho biên soạn Tân Định bản đồ, Thiên Nam lộ,
cũng trong thời gian này, các ông Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn
Tông Quải đã dựa vào Dư Địa chí của Nguyễn Trãi và biên soạn thêm bộ Nam Quốc Vũ Cống Thời kỳ Tây Sơn, một có một số công trình khai thác
về địa danh cũng được chú ý như Cảnh Thịnh Tân đồ, Mục Dã Trấn
Trang 17Doanh đồ Đặc biệt, vào thời kỳ nhà Nguyễn (1802 - 1945), thành tựu nghiên cứu về địa danh đã phát triển khá mạnh mẽ, các công trình địa dư như Hoàng Việt nhất thống địa dư của Lê Quang Định (1806), Hoàng Việt Địa Dư Chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình Dư Địa Chí, Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu (1900), Đại Nam thống chí (biên soạn thời Thiệu Trị), Đại Nam nhất thống chí (biên soạn thời Tự Đức), Đại Nam quốc cương vựng biên của Hoàng Hữu Xứng (1886), Đồng Khánh địa dư chí (biên soạn thời Đồng Khánh) và các bộ địa chí địa phương như Bắc Thành địa dư chí của Lê Chất, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký, Nam Định tỉnh địa dư chí
Nhìn chung, các công trình địa dư được biên soạn trước năm 1945 chủyếu tập trung vào phân loại, định hình tên gọi và nghiên cứu nặng về tínhhành chính, lịch sử Các nhà biên soạn chưa chú tâm vào vấn đề giải thích ýnghĩa của hệ thống này, vì thế những công trình trên là những tư liệu cầnthiết, bổ túc cho các nhà nghiên cứu địa lý lịch sử, ngôn ngữ học lịch sử vàđịa danh học lịch sử
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể
từ năm 1960 trở đi Với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị Châu (1964) được xem như
công trình đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh từ góc nhìn ngôn
ngữ học Cùng với công trình của Hoàng Thị Châu, chuyên luận Vấn đề về Địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (1978) là công trình mang tính
lý luận đầu tiên dưới góc nhìn Lịch sử - Địa lý - Ngôn ngữ học
Đặc biệt trong những năm gần đây, việc nghiên cứu địa danh từ góc độ
văn hóa cũng có nhiều khởi sắc tiêu biểu có một số công trình như: Một số vấn đề về Địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (1988, tái bản 1998), Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam bộ của Bùi Đức Tịnh (1999), đặc biệt
Trang 18cụm công trình khảo cứu về địa danh của Lê Trung Hoa đã chính thức hìnhthành một phương pháp mới mang tính liên ngành văn hoá, ngôn ngữ trong
lịch sử nghiên cứu địa danh ở Việt Nam như: Địa danh thành phố Hồ Chí Minh (1998), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (1999), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học (2005), Địa danh học Việt Nam (2006) v.v.
Để góp phần bổ túc tư liệu cho việc nghiên cứu địa danh cụ thể và tàiliệu tham khảo cho các ngành Du lịch, Việt Nam học, Lịch sử, Ngôn ngữ…,bên cạnh những công trình nghiên cứu đã nêu, chúng ta có thể kể đến một sốcông trình ra đời dưới dạng từ điển địa danh, dư địa chí của một số địaphương, địa danh lịch sử văn hoá, sổ tay địa danh đã công bố dưới hình thứcxuất bản phẩm
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã từng bước đặt nền móngcho việc xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho hệ thống lý luận về Địadanh học Việt Nam Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của những công trình này làchưa bao quát hết những vấn đề mang tính lý luận khái quát và những thểnghiệm cụ thể về hệ thống địa danh ở một vùng miền cụ thể
Cho đến nay, theo khả năng cập nhật của chúng tôi, đã có khá nhiềuluận văn thạc sĩ nghiên cứu về địa danh trên các vùng địa lí khác nhau tại các
cơ sở đào tạo Sau đị học như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Vinh,Đại học Quốc gia Hà Nội Đáng chú ý là các luận án tiến sĩ đã bảo vệ ở Việt
Nam như Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa (1991), Khảo sát địa danh thành phố Hải Phòng của Nguyễn Kiên Trường (1996), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị của Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Đắc Lắc của Trần Văn Dũng (2004), Khảo sát các địa danh ở Nghệ An của Phan Xuân Đạm (2005), Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu
số ở tây Thừa Thiên Huế của Trần Văn Sáng (2013), Đặc điểm ngôn ngữ-văn
Trang 19hóa địa danh Thanh Hóa của Nguyễn Thị Thắng (2014), Nghiên cứu địa danh Quảng Bình của Nguyễn Đình Hùng (2014) Đây là những công trình
nghiên cứu có những đóng góp quan trọng, góp phần xác lập khuynh hướngnghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học, góp phần nghiên cứu vùngđịa danh và phương ngữ cụ thể
2.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ
Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề
cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến Ô
Châu cận lục của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong
tục của xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam Kế đến là Phủ
biên tạp lục của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh
tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ
XVIII Ngoài ra, các công trình về địa lý, lịch sử như Đại Nam nhất thống
chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ
Liên cũng rải rác có đề cập đến các địa danh ở Nam Trung Bộ
Đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau 1945 đến nay, đã có nhiều công trình, bàibáo liên quan đến các địa danh Quảng Nam - Đà Nẵng Các công trình
Quảng Nam, địa lý, nhân vật, lịch sử (2000) của Lâm Quang Thự, Quảng Nam, đất nước và nhân vật (2000), Biến đổi địa danh ở vùng Quảng Nam -
Đà Nẵng (2001) của Võ Hoàng Đặc biệt, các chuyên khảo Đất nước Việt Nam qua các đời (1978) của Đào Duy Anh, Đi thăm đất nước (1989) của
Hoàng Đạo Thúy cũng đã rải rác có đề cập đến một số địa danh thuộc các
tỉnh Nam Trung Bộ Gần đây nhất, công trình Sổ tay địa danh du lịch các
tỉnh Trung Bộ do tập thể các tác giả ở Huế biên soạn để giới thiệu trên 70 địa
danh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
Trang 20Nói về Quảng Nam có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng chủyếu nói về vùng đất, con người, văn hóa, ẩm thực xứ Quảng… chứ chưa cócông trình nào tìm hiểu về địa danh Tam Kỳ một cách cụ thể và hệ thống.
Những công trình đề cập ít nhiều đến địa danh Quảng Nam cũng nhưTam Kỳ chủ yếu là những công trình lịch sử Đảng bộ trong tỉnh
Tỉnh ủy Quảng Nam – Thành ủy Đà Nẵng: Lịch sử Đảng bộ Quảng
Nam – Đà Nẵng (1930 – 1975) xuất bản 2006 cũng có sự thay đổi địa danh ở
tỉnh Quảng Nam qua các thời kỳ nhưng chưa thực sự cụ thể
Tỉnh ủy Quảng Nam – Thành ủy Đà Nẵng: Địa chí Quảng Nam – Đà
Nẵng xuất bản năm 2010 cũng đã đề cập đến sự thay đổi địa danh
của tỉnh nhưng chưa thật sự cụ thể
Sở văn hóa thông tin Quảng Nam, 100 năm phủ lỵ Tam Kỳ
(1906-2006), kỷ yếu hội thảo khoa học, tháng 12/2006.
Sở văn hóa thông tin Quảng Nam, Văn hóa Quảng Nam – những giá
trị đặc trưng, kỷ yếu hội thảo, 2001.
Ngoài những công trình đó còn có các công trình lịch sử Đảng bộ củacác huyện như: Duy Xuyên, Đại Lộc, Tiên Phước, Điện Bàn, Trà My… tất cảcác công trình đó chỉ đề cập sơ lược, khái quát quá trình thay đổi tên, các địadanh đó mà thôi
Như vậy, cho đến nay chưa có một tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu về
“Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa địa danh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam)”
một cách cụ thể, có hệ thống và đầy đủ theo hướng ngôn ngữ học Vì vậy, đềtài là hướng nghiên cứu và cách tiếp cận địa danh một vùng lãnh thổ hoàntoàn mới mẻ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tên gọi các đối tượng địa lý tồntại trên địa bàn toàn thành phố Tam Kỳ Luận văn sẽ tập trung khảo sát các
Trang 21địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh các đơn vị cư trú hành chính và địadanh chỉ các công trình xây dựng thuộc địa bàn đã được nêu ở trên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu địa danh ở thành phố Tam
Kỳ trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm về ýnghĩa của các yếu tố, một vài đặc điểm về nguồn gốc biến đổi địa danh, một
số đặc trưng văn hóa gắn với địa danh thành phố Tam Kỳ
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có 4 nhiệm vụ cần được giải quyết:
- Trình bày cơ sở lí luận về địa danh học và tổng quan nghiên cứu địadanh, vấn đề địa danh, địa bàn nghiên cứu, phương pháp, cách tiếp cận đặcđiểm ngôn ngữ - văn hóa các địa danh ở thành phố Tam Kỳ
- Điền dã, khảo sát địa danh thuộc các loại hình khác nhau được phân bố
và tồn tại theo các đối tượng địa lí trong phạm vi địa bàn thành phố Tam Kỳ
- Thống kê, miêu tả đặc điểm cấu trúc các địa danh ở thành phốTam Kỳtrên các phương diện: mô hình phức thể địa danh, các đặc điểm ngữ pháp,nguồn gốc của thành tố chung và tên riêng địa danh
- Miêu tả đặc điểm định danh các địa danh thành phố Tam Kỳ ở các khíacạnh phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị phản ánh hiện
Trang 22thực của địa danh; đặc trưng văn hóa thể hiện qua thành tố chung và tên riêngcủa phức thể địa danh
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
5.1.1 Phương phương miêu tả
Phương pháp chủ đạo của luận văn là phương pháp miêu tả Trên cơ sởcủa tư liệu điền dã, chúng tôi áp dụng các thủ pháp luận giải bên trong: thủpháp phân loại, hệ thống hóa tư liệu (phân địa danh thành các nhóm khácnhau), thủ pháp đối lập để chỉ ra các đặc điểm về hình thái, ngữ nghĩa của cáckiểu loại địa danh, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp khi miêu tả cấu trúc
và ý nghĩa các thành tố trong địa danh Mặt khác, chúng tôi tiến hành các thủpháp luận giải bên ngoài như: ngôn ngữ học xã hội, tâm lí học, văn hóa - tộcngười phân tích các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong mối quan hệ giữangôn ngữ với những gì ngoài ngôn ngữ để xem xét các khía cạnh về đặc điểmcấu tạo, sắc thái biểu cảm, các nhân tố chi phối cách gọi tên địa danh trongcác ngôn ngữ khác nhau trên bình diện đồng đại
5.1.2 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Bằng phương pháp nghiên cứu điền dã tại địa bàn nghiên cứu, luận vănthu thập được hệ thống tư liệu địa danh theo các nhóm: nhóm các yếu tố tổngloại chỉ địa danh, các nhóm địa danh xét theo nguồn gốc ngôn ngữ, các nhómđịa danh xét theo đối tượng phản ánh… Công việc điều tra điền dã được tiếnhành theo các bước: điều tra theo mẫu phiếu cho trước; gặp gỡ, phỏng vấnnhững cộng tác viên là cán bộ văn hóa các cấp thành phố, phường, xã, thôn;các cán bộ lão thành cách mạng và các trí thức sống trên địa bàn nghiên cứu
Các cuộc nghiên cứu điền dã này không chỉ giúp cho người viết thu thập
và thống kê được số lượng địa danh một cách đầy đủ hơn mà còn giúp lí giảinguồn gốc ngôn ngữ đặt địa danh cũng như lí do định danh gắn với các đặctrưng văn hóa tộc người, một nhiệm vụ tối quan trọng khi nghiên cứu địa danh
Trang 23Bên cạnh sử dụng phương pháp nghiên cứu điền dã để thu thập thêm tưliệu trên hiện trường và phương pháp miêu tả, trong quá trình viết chúng tôicòn sử dụng một số phương pháp, thủ pháp chung của các ngành khoa họckhác, như: Phương pháp quy nạp, diễn dịch, mô hình hóa, thủ pháp thốngkê… để làm rõ hơn các đặc điểm của địa danh ở địa bàn nghiên cứu.
Trong một chừng mực nhất định, phương pháp so sánh lịch sử cũngđược áp dụng để chỉ ra những chuyển biến về âm thanh, ngữ nghĩa và lí doban đầu của địa danh qua sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa trên địa bàn
5.2 Nguồn tư liệu của luận văn
5.2.1 Tư liệu thành văn
Tư liệu thành văn được tập hợp từ các nguồn quan trọng sau:
(1) Danh mục địa danh khảo sát qua hệ thống bản đồ được soạn thảo vàocác thời kỳ với nhiều tỉ lệ khác nhau Đặc biệt, chúng tôi chú ý tới cách ghiđịa danh trên bản đồ quân sự Đây là nguồn cứ liệu góp phần lí giải cách ghikhác nhau về địa danh, qua đó đặt vấn đề chuẩn hóa chính tả địa danh
(2) Danh mục địa danh được thu thập từ các loại hình văn bản khác nhautrong tiếng Việt Trong đó, nguồn tư liệu địa danh được thu thập từ danh mụccác đơn vị hành chính các cấp ban hành là quan trọng, đây là nguồn tư liệuthành văn chính thống, phần lớn được dùng cố định, lâu dài; còn danh mụcđịa danh thu thập trong các tài liệu văn bản khác như sách, báo, địa chí, từđiển, công báo… thường xuyên có những thay đổi, tồn tại nhiều cách viếtkhác nhau không thống nhất
5.2.2 Tư liệu điền dã
Nguồn thông tin tư liệu về địa danh được điều tra điền dã tại địa bàn lànguồn thông tin tư liệu hết sức quan trọng Chúng tôi cho rằng, chỉ có phươngpháp điều tra điền dã, bám sát địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin dướinhiều hình thức khác nhau về địa danh mới có thể lí giải được nguồn gốc và ýnghĩa của địa danh một cách hiệu quả nhất Mỗi loại tư liệu đều cho chúng tanhững chỉ dẫn về địa danh ở những thời điểm khác nhau, giúp tìm hiểu nguồn
Trang 24gốc, ý nghĩa, quá trình hình thành, biến đổi và nguyên nhân làm sai lệch địadanh trong cách viết tiếng Việt.
- Luận văn sẽ lập được danh mục địa danh thành phố Tam Kỳ và phân
loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể Lần đầu tiên, bức tranh tổng thể về địadanh thành phố Tam Kỳ được mô tả và khái quát ở các mặt: đặc điểm về cấutạo, ý nghĩa, các phương thức định danh Luận văn cũng chỉ ra một số đặcđiểm về sự hình thành, biến đổi và đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa trong địadanh ở thành phố Tam Kỳ
- Luận văn, trong chừng mực nhất định, sẽ góp phần thể hiện một vài đặcđiểm riêng của tiếng địa phương Quảng Nam ở thành phố Tam Kỳ và các vấn
đề chung của lịch sử tiếng Việt
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và những vấn đề hữu quan về địadanh thành phố Tam Kỳ
Chương 2: Đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh thành phố TamKỳ
Chương 3: Một vài đặc điểm văn hóa của địa danh thành phố Tam Kỳ
Trang 25CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU
QUAN VỀ ĐỊA DANH THÀNH PHỐ TAM KỲ 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.1.1 Về khái niệm địa danh
Địa danh (toponym) là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trìnhxây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó Thuật ngữ địa
danh trong tiếng Hy Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận: topos (địa điểm) và onoma/onima (tên gọi chung nhất với ý nghĩa “tên gọi địa lý”) Địa danh,
hiểu theo nghĩa hẹp, là tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng vùng đất
cụ thể
Hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, vì mỗi địnhnghĩa đều có điểm riêng tùy theo cách lập luận và hướng tiếp cận của từngtác giả Theo A.V Superanskaja, địa danh là “toàn bộ những tên gọi địa lý,đôi khi còn có những tên gọi khác ” [44, tr.3] và “những địa điểm, mục tiêuđịa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị, xác định trên
bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đếnnhững vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có têngọi” [44, tr 13] Theo quan niệm của tác giả, địa danh là tên gọi các đốitượng địa lý khác nhau, địa hình trên bề mặt trái đất Địa danh đánh dấu cáctên gọi địa lý bằng các từ Địa danh gần gũi với tên người, tên động vật Tácgiả Từ Thu Mai cũng đồng ý với quan điểm của Superanskaja: “Địa danh lànhững từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bềmặt trái đất” [31, tr.21]
Ở Việt Nam, với cách hiểu từ Hán Việt, địa danh có nghĩa là tên đất.
Quan niệm về địa danh nhìn từ góc độ địa lý - văn hóa, Đào Duy Anh chorằng: “Địa danh là tên gọi các miền đất” [2, tr.220] Nguyễn Văn Âu cũng cho
Trang 26rằng: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên địaphương, làng mạc” [4, tr.18].
Tác giả Lê Trung Hoa đã đưa ra quan niệm về địa danh dưới góc độngôn ngữ học: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng củacác địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và cáccông trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể
đặt một danh từ chung chỉ loại địa danh đó: sông Sài Gòn, đường Ba Tơ, ấp
Bàu Trăm, ” [22, tr.22] Nguyễn Kiên Trường thì xác định: “Địa danh là tênriêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bềmặt trái đất” [56, tr.16]
Từ những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước như đã nêu,chúng tôi xin trình bày cách hiểu của mình về địa danh như sau để sử dụng
trong luận văn: Địa danh là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các đối tượng địa lý khác nhau, có vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên
bề mặt trái đất.
Dù có những quan niệm chưa thống nhất về địa danh, nhưng các nhànghiên cứu địa danh học đều nhất trí rằng địa danh, ở một mức độ nào đó,chính là những vật chứng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về dân tộc,lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Địa danh được xem là những “di chỉ khảo cổhọc” không nằm trong lòng đất, hiện hữu với tư cách là những bằng chứng,hiện tượng đồng đại nhưng lại chứa nhiều thành tố thuộc về lịch đại Đóchính là cơ sở, là xuất phát điểm để chúng tôi khảo sát, mô tả nội dung địadanh ở thành phố Tam Kỳ trong mối liên hệ với sự phản ánh hiện thực vềmột vùng lãnh thổ
1.1.2 Vấn đề phân loại địa danh
1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có
Trang 27những cách phân loại khác nhau về địa danh Dưới đây là một số cách phânloại địa danh của các tác giả nước ngoài.
Tác giả A.V.Superanskaja [44] chia địa danh thành 8 loại: 1 Phươngdanh; 2 Thuỷ danh; 3 Sơn danh; 4 Phố danh; 5 Lộ danh; 6 Viên danh; 7.Đạo danh; 8 Nơi cư dân ít Theo Lê Trung Hoa [22], tác giả A Dauzat phânchia các địa danh cụ thể thành 4 phần: 1 Những vấn đề chung cơ sở ngôn ngữtiền Ấn - Âu; 2 Các danh từ tiền La tinh về nước trong thủy danh học; 3 Các
từ nguyên Gôloa - La Mã; 4 Địa danh học Gôloa - La Mã của vùng Auvergne
và Velay Còn Ch.Rostaing, thì xem xét các vấn đề trong địa danh như: 1.Những cơ sở tiền Ấn - Âu; 2 Các lớp tiền Xêtích; 3 Lớp Gôloa; 4 Nhữngphạm vi Gôloa - La Mã; 5 Những sự hình thành La Mã; 6 Những đóng gópcủa tiếng Giécmanh; 7 Các hình thức của thời phong kiến; 8 Những danh từ
có nguồn gốc tôn giáo; 9 Những hình thái hiện tại; 10 Các địa danh và tênđường phố; 11.Tên sông núi
Có thể thấy, các nhà địa danh học phương Tây và Xô Viết trước đây đã
phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: Nguồn gốc ngôn ngữ cấu thành địa danh và đối tượng địa lý mà địa danh phản ánh Trong đó, cách phân chia địa
danh của tác giả A.V.Superanskaja [44] là cụ thể và rõ ràng nhất
1.1.2.2 Cách phân loại địa danh của các tác giả trong nước
Tác giả Nguyễn Văn Âu [4] tiến hành sắp xếp địa danh thành các kiểukhác nhau, theo đối tượng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội Ông chia địa
danh ra: 2 loại, 7 kiểu và 12 dạng địa danh Loại địa danh: 1 Địa danh tự nhiên như sông Hồng, Trường Sơn, Côn Đảo 2 Địa danh kinh tế - xã hội
như: làng Thượng Cát, huyện Sa Pa Các kiểu địa danh: 1 sơn danh; 2 lâmdanh; 3 làng; 4 xã; 5 huyện; 6 thị và 7 thành phố và quốc gia Các dạng địa
danh như: sông ngòi, hồ, đầm, đồi núi, hải đảo, rừng Cách phân chia này
chưa đề cập đến tên các vùng lãnh thổ và tên các công trình xây dựng thiên về
Trang 28không gian hai chiều, chỉ dựa vào đặc điểm địa lí - xã hội, chưa có tính chấtkhái quát để nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học.
Tác giả Lê Trung Hoa [22], với cách trình bày các vấn đề địa danhdưới góc độ của ngôn ngữ học, hướng đến tính hệ thống, tính lý thuyết, căn
cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, chia địa danh ra 2 loại: Địa danhchỉ các đối tượng địa lí tự nhiên và địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo
Trong đó các đối tượng địa lí tự nhiên như: núi, đồi, sông, rạch Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo gồm 3 kiểu loại: địa danh chỉ các công trình xây dựng (phố danh, viên danh, đạo danh); địa danh chỉ các đơn vị hành chính (ấp, xã, phường ); và địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng Căn cứ vào nguồn gốc ngữ nghĩa, tác giả chia địa danh ở thành
phố Hồ Chí Minh thành 2 nhóm lớn: địa danh thuần Việt và địa danh khôngthuần Việt (gốc Hán - Việt, gốc Khơme, gốc Pháp.)
Cách phân loại địa danh của Từ Thu Mai [31] trong Nghiên cứu địa danh Quảng Trị cũng gần với quan điểm của tác giả Lê Trung Hoa Dựa vào
tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên, tác giả chia địa danh ra làm làm 2 loại
hình: a Địa danh tự nhiên, b Địa danh không tự nhiên Địa danh tự nhiên gồm: sơn danh, thuỷ danh, vùng đất nhỏ Địa danh không tự nhiên gồm 2 nhóm: đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo Nhóm địa danh đơn vị dân
cư gồm: địa danh do chính quyền hành chính đặt và địa danh có từ thờiphong kiến Nhóm địa danh các công trình nhân tạo gồm: công trình giaothông, công trình xây dựng Dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố, tácgiả phân chia địa danh làm 4 loại: a Địa danh là thuần Việt; b Địa danh HánViệt; c Địa danh kết hợp các yếu tố thuần Việt và Hán Việt; d Địa danhthuộc các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Trong địa danh thuần Việt tác giả phânlàm 2 loại: địa danh thuần Việt toàn dân và địa danh thuần Việt là tiếng địaphương Quảng Trị
Trang 29Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó, Phan Xuân Đạm[17, tr.103-109] đã khắc phục những chỗ chưa hợp lý trong cách phân loạiđịa danh, phân chia địa danh theo thành tố chung và các trường từ vựng - ngữ
nghĩa Theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, tác giả chia địa danh Nghệ
An thành 2 loại lớn, 5 kiểu loại nhỏ và 91 dạng Theo tiêu chí ngữ nghĩa, tác
giả chia hệ thống địa danh thành 6 trường từ vựng ngữ nghĩa: trường từ vựng
- ngữ nghĩa về núi non sông nước; trường từ vựng - ngữ nghĩa về đồngruộng; trường từ vựng - ngữ nghĩa về công trình xây dựng; trường từ vựng -ngữ nghĩa về đường phố; trường từ vựng - ngữ nghĩa về các đơn vị dân cư;trường từ vựng - ngữ nghĩa các địa danh gắn với đời sống văn hoá tinh thần
Trong nghiên cứu về trường hợp địa danh gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu
số, tác giả Trần Văn Sáng [41] cũng đồng quan điểm với các tiêu chí mà LêTrung Hoa sử dụng trong cách phân loại địa danh thành các tiểu nhóm khácnhau Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta thấy rõ đặc điểm cấu tạo của địadanh, cũng như lí do định danh, sự thay đổi, chuyển hoá và ý nghĩa của cácyếu tố trong địa danh
Từ những kiến giải trên, căn cứ vào mục đích, đối tượng, phạm vinghiên cứu và tình hình thu thập cứ liệu địa danh ở thành phố Tam Kỳ, chúng
tôi phân loại địa danh thành phố Tam Kỳ theo 2 tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ Theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên địa danh ở thành phố Tam Kỳ được chia thành: địa danh chỉ địa hình tự nhiên gồm những đối tượng địa lý nổi trên bề mặt như: rú (núi), đồi, cồn, động, bại và những đối tượng lõm so với bề mặt quả đất như: sông, hồ, đầm, phá, hói, khe ; địa danh không tự nhiên gồm: địa danh cư trú - hành chính và địa
danh công trình xây dựng, địa danh công trình giao thông
Theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh thành phố Tam Kỳ được phân chia thành: địa danh Hán Việt, địa danh thuần Việt (tiếng Việt phổ
Trang 30thông và tiếng địa phương QuảngNam), địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Ấn
Âu và địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số
1.1.3 Về chức năng của địa danh
Là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý, địa danh có ba chức năng cơ bản:
-Chức năng cá thể hóa đối tượng
Cũng như mọi danh từ, danh ngữ khác, địa danh (danh từ riêng) cóchức năng cơ bản là định danh sự vật Song vì đặc thù của địa danh là tênriêng đặc biệt cho nên nó có chức năng mà danh từ chung không có, đó làchức năng cá thể hóa đối tượng Chức năng này làm cho địa danh trở thànhtượng đài ngôn ngữ ghi dấu ấn văn hóa lịch sử riêng biệt Mọi hoạt động và
sự liên hệ trong xã hội sẽ thuận lợi hơn nhờ có tên gọi của các địa danh
-Chức năng phản ánh hiện thực
Mỗi địa danh được khai sinh trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, lưu lạidấu ấn lịch sử văn hóa Do đó, mỗi địa danh là một “bộ từ điển sống” về mộtvùng đất, phản ánh sinh động nhiều mặt về đặc điểm địa hình, điều kiện tựnhiên và đời sống xã hội xung quanh bằng những từ ngữ Ngữ nghĩa của từphần nào phản ánh những thông số lịch sử, văn hóa của địa danh
- Chức năng bảo tồn
Địa danh có chức năng bảo tồn bởi nhiều biến cố lịch sử, văn hóa đượclưu giữ trong địa danh Ở Tam Kỳ có hàng trăm địa danh tồn tại bất biến quanăm tháng, kể cả khi lớp cư dân cũ với ngôn ngữ riêng của họ đã di chuyển đinơi khác Mỗi địa danh, xét từ góc độ từ nguyên, đều chứa đựng những ýnghĩa lịch sử, văn hóa về thời điểm nó ra đời, gắn bó với vùng đất, tình người
Vì thế, địa danh lưu giữ dấu ấn lâu bền trong tâm tư tình cảm của người dânđịa phương, nghĩa là có tính bảo lưu, bảo tồn mạnh mẽ Có biết bao địa danh
ở thành phố Tam Kỳ như:
1.1.3 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ học truyền thống có ba ngành chính là
Trang 31ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học Mỗi ngành này lại có những ngành nhỏ khác nhau Trong từ vựng học có một phân ngành là danh xưng học, chuyên nghiên cứu tên riêng Danh xưng học lại có hai ngành nhỏ hơn là: nhân danh học và địa danh học Trong đó, nhân danh học chuyên nghiên
cứu về tên người, địa danh học nghiên cứu về tên gọi địa lý gồm các mặtchính: lịch sử hình thành, biến đổi về cấu tạo, chức năng phản ánh hiện thực(ý nghĩa) Trên lý thuyết, trong danh xưng học còn có một ngành khoa học
nữa là hiệu danh học, nghiên cứu tên riêng các thiên thể, các nhãn hiệu sản
phẩm, các biển hiệu Đến lượt nó, địa danh có thể chia ra nhiều ngành nhỏhơn như: thủy danh học (đối tượng sông, suối…), sơn danh học (tên núi,đồi ), phương danh học (các địa điểm quần cư), phố danh học (các đối tượngthuộc thành phố) Chúng ta có thể mô hình hóa vị trí của địa danh học trongngôn ngữ học, đã được tác giả Lê Trung Hoa [22] xác định theo sơ đồ1.1
Sơ đồ 1.1 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
1.1.5 Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh thành phố Tam Kỳ
Nghiên cứu địa danh, như đã trình bày ở trên, là nghiên cứu cấu tạo, ý
Trang 32nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của các tên gọi chỉ các đối tượng địa lý Mỗingười nghiên cứu đều xác định một hướng tiếp cận chủ yếu tùy theo mụcđích, nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của mình Từ góc độngôn ngữ học, có thể khái quát các hướng tiếp cận chung, cơ bản trongnghiên cứu địa danh hiện nay như sau:
-Tiếp cận theo hướng đồng đại khi phân tích, tìm hiểu các đặc điểm vềmặt cấu tạo và ý nghĩa của địa danh
-Tiếp cận theo hướng lịch đại khi truy tìm nguồn gốc và nghiên cứu sựbiến đổi của địa danh qua các thời kỳ
-Tiếp cận địa danh dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa, xem xét giá trịphản ánh hiện thực của địa danh, thể hiện qua thành tố chung và tên riêngtrong mỗi phức thể địa danh
Nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa địa danh trong văn bản tiếng Việt, đặcbiệt đối với địa danh tiếng nước ngoài, địa danh tiếng Việt cổ, tiếng các dântộc thiểu số Từ đó, đề ra giải pháp ghi địa danh thống nhất phục vụ công táclập bản đồ, chuẩn hóa tên riêng tiếng Việt trên sách báo và các phương tiệnthông tin đại chúng
Hướng tiếp cận địa danh dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa là vấn đề thời
sự hiện nay, đang được giới nghiên cứu địa danh quan tâm Thực chất củaviệc nghiên cứu địa danh theo hướng liên ngành này là xem địa danh đã phảnánh những đặc điểm văn hóa và thực tiễn cuộc sống như thế nào, và ngược lạivăn hóa được phản ánh qua địa danh ra sao Nghiên cứu địa danh thành phốTam Kỳ trong sự tìm hiểu khả năng tương tác giữa địa danh và các thành tốvăn hóa là điểm đến của chúng tôi với mong muốn góp phần bổ sung cho sựnghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong từng vùng lãnh thổ,thể hiện qua từng vùng địa danh
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA
Trang 33Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành 02 vùng rõ rệt: vùngven biển gồm các xã Tam Thanh, Tam Thăng, Tam Phú; vùng đồng bằnggồm các xã, phường nằm dọc đường quốc lộ 1A, đường sắt Tam Kỳ có nhiềunúi thấp xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư như: núi đất Quảng Phú, An Hà(Tam Phú), núi Quánh (Tam Ngọc)
Tam Kỳ thuộc vùng khí hậu duyên hải Nhiệt độ trung bình hàng năm
là 260C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 249mm, giờ nắng trung bìnhtrong ngày 5-9 giờ, độ ẩm trung bình trong năm 84% Do vậy, bão lụt, hạnhán thường xãy ra, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của địaphương
Giao thông ở Tam Kỳ có nhiều thuận lợi Ngoài tuyến đường quốc lộ1A và đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên qua địa phương, Tam Kỳ còn cóđường liên huyện: Tam Kỳ - Phú Ninh - Tiên Phước – Bắc Trà My – NamTrà My, Tam Kỳ - Phú Ninh - Hiệp Đức Nhìn chung, các tuyến giao thôngđường biển, đường bộ, đường sắt đã tạo điều kiện cho Tam Kỳ mở rộng việctiếp xúc, giao lưu, phát triển kinh tế và văn hóa giữa các vùng, miền trong vàngoài tỉnh
Tam Kỳ nằm trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung Việt Nam, cóquốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua; phía tây có đường cao tốc ĐàNẵng – Quảng Ngãi, phía đông có đường ven biển Việt Nam; đường Nam
Trang 34Quảng Nam đi cửa khẩu Bờ Y (các tỉnh Tây Nguyên) Nằm trong vùng kinh
tế động lực miền Trung – Việt Nam, Tam Kỳ cách thành phố Đà Nẵng 70km
về phía Bắc; cách sân bay Chu Lai, cảng biển Kỳ Hà, Khu kinh tế mở ChuLai 25 - 30km về phía Nam; cách Khu công nghiệp hóa lọc dầu Dung Quất45km về phía Nam Tam Kỳ hội đủ nét văn hóa độc đáo của văn hóa xứ Quảng, là một thành phố trẻ trên con đường xây dựng và hình thành một
đô thị sinh thái xanh, sạch, đẹp Trong lòng thành phố Tam Kỳ có nhiều dòngsông uốn lượn, và nhiều di tích văn hóa lịch sử như Địa đạo Kỳ Anh, Vănthánh Khổng Miếu, đặc biệt là Khu tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Phíađông thành phố có bãi biển Tam Thanh trải dài, hoang sơ, thơ mộng, phía tâythành phố có hồ Phú Ninh nổi tiếng với phong cảnh nên thơ
Có thể nói, thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam Với tiềm năng địathế đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai,cảng Tam Hiệp, thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi đểphát triển thành một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnhQuảng Nam Và tương lai sẽ là trọng điểm về kinh tế, văn hóa – xã hội… củakhu vực miền Trung – Tây Nguyên
1.2.2.2 Về lịch sử và địa giới hành chính
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi của
tổ chức hành chính đất nước, Tam Kỳ có những thay đổi về địa giới và têngọi Vùng đất Tam Kỳ trước thế kỷ XV vốn là vùng đất Chiêm Động củaChămpa, sau chiến thắng của Hồ Hán Thương (1402) đã trở thành vùng đấtthuộc châu Hoa thuộc lãnh thổ Đại Việt Đến năm 1941, vua Lê Thánh Tônglập thành huyện Hà Đông, cùng với sự ra đời của đạo Thừa tuyên Quảng Nam(có thời gian ngắn gọi là Kim Hộ - nơi có nhiều người làm nghề khai thácvàng) Năm 1841, dưới thời Thiệu Trị, huyện Hà Đông trực thuộc phủ Thăng
Trang 35Hoa (sau đó đổi thành phủ Thăng Bình), có diện tích khá rộng, bao gồm cảhuyện Tiên Phước, Trà My và một số xã phía Nam huyện Thăng Bình ngàynay Năm Thành Thái thứ 18 (1906), huyện Hà Đông tách khỏi phủ ThăngBình, đổi thành phủ Tam Kỳ Đến năm 1916, sau cuộc khởi nghĩa của ViệtNam quang phục hội, thực dân Pháp và Nam triều quyết định tách phần đấtphía Tây của phủ, thành lập huyện Tiên Phước Phần đất còn lại của phủ Tam
Kỳ có bảy tổng, 178 xã
Sau cách mạng tháng Tám 1945, các đơn vị hành chính trước đây làphủ, huyện đều gọi chung là huyện - huyện Tam Kỳ Thị trấn Tam Kỳ đượcthành lập từ rất sớm, nằm trên địa bàn xã Tam Chánh Thời kỳ tạm chiếm của
Mỹ - ngụy, chúng chia Tam Kỳ thành ba đơn vị hành chính: quận Tam Kỳ,quận Lý Tín và xã Châu Thành, sau thành thị xã Tam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh QuảngTín Để thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến chống Mỹ, cứunước, từ tháng 4 – 1963 ta chia huyện Tam Kỳ thành 3 đơn vị cấp huyện: BắcTam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ Sau giải phóng hoàn toàn miềnNam, thống nhất đất nước, tháng 10 – năm 1975 huyện Tam Kỳ được lập lại,thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, có 21 xã và thị xã Tam Kỳ Đến tháng 12 -
1983, theo quyết định số 144 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện được tách thànhhai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành, lấy sông Tam Kỳcắt thẳng về hướng Đông làm ranh giới Thị xã Tam Kỳ có 13 xã và 8 phườngnội thị với diện tích là 343, 4 km, dân số là khoảng 196.000 người, mật độdân số là 571 người/km Tháng 12 - 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10
đã ra nghị quyết chia tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chínhmới: tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương Quốchội cũng quyết định thị xã Tam Kỳ là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.Ngày 5- 01-2005, Chính phủ ra Nghị định 01, thành lập huyện Phú Ninh gồm
Trang 3610 xã tách ra từ thị xã Tam Kỳ, có diện tích tự nhiện là 25.179ha, 84.477 nhânkhẩu.
1.2.2 Đặc điểm văn hóa, dân cư
1.2.2.1.Về văn hóa
Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa
có ý nghĩa giáo dục truyền thống và tạo sức hút đối với du khách trong vàngoài tỉnh như: Địa đạo Kỳ Anh, tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, VănThánh Khổng Miếu, khu di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác, Phủ đườngTam Kỳ, di tích lịch sử cách mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam anhhùng, Khu di tích lịch sử Núi Chùa, Mộ cụ Thuyết, v v Hiện nay, trên địabàn Thành phố đã có 21 di tích được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử cấpquốc gia và cấp tỉnh Đến Tam Kỳ, nhiều du khách đã thật sự bị thu hút bởinhững điểm du lịch thật đẹp và thơ mộng như: Rừng Cừa, hàng sưa vàng cổthụ ven sông Tam Kỳ; bãi biển Tam Thanh, đồi An Hà, bãi sậy sông Đầm, vv
Các di tích lịch sử văn hoá là nguồn tài nguyên không chỉ cần được khaithác để thu hút du lịch, mà còn cần được bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy và gìngiữ giá trị Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn nhằm xác định bản sắc của đôthị, một điều quan trọng để nhận diện đô thị và tạo giá trị độc đáo cho đô thị đó
Hiên nay, thành phố Tam Kỳ có tất cả 19 di tích văn hóa, lịch sử trong
đó có 02 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh
Đáng chú ý ở thành phố là di tích quốc gia, di tích lịch sử Cách mạngĐịa đạo Kỳ Anh tại xã Tam Thăng Hiện tại, di tích này đang được đầu tư thựchiện quy hoạch và đang trong giai đoạn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt
Bên cạnh đó, Tam Kỳ còn có một số điểm di tích văn hóa đáng chú ýkhác cần đầu tư khai thác như: Văn Thánh - Khổng Miếu, tượng đài Mẹ Việt
Trang 37Nam anh hùng, Chùa Sư nữ Diệu Quang, Chùa Đạo Nguyên, Tịnh xá Ngọc
Kỳ, Tịnh đạo Ngọc Quang
1.2.2.2.Đặc điểm dân cư
Trong quá trình mở cõi, người Việt vào Quảng Nam qua nhiều giai đoạnkhác nhau Qua các thời kỳ phát triển, người Việt cộng sinh và dần đồng hóangười Chăm, chung sống hòa thuận với đồng bào các dân tộc thiểu số miềnnúi
Cuối thế kỷ XIV, Phạm Nhữ Dật (Dựt), con trai thứ năm của danh tướngPhạm Ngũ Lão đã được triều Trần cử vào trấn nhậm vùng Quế Sơn, QuảngNam Thời nhà Hồ, sau khi lấy được Chiêm Động, Cổ Luỹ, Hồ Hán Thươngcho di dân vào vùng đất mới để khai phá Đây là đợt di dân quy mô, bài bản,nhưng do sự sụp đổ của nhà Hồ quá sớm, đã làm ngưng trệ, thậm chí phá sản.Thời Hậu Lê, sau khi thành lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam, vua Lê ThánhTông đã bố trí các tướng lĩnh, chiến binh ở lại trấn giữ, đồng thời cho di dânvùng Thanh Hoá, Nghệ An vào khẩn hoang, lập ấp Trong thời Lê - Mạc, Đôtướng Bùi Tá Hán (1490 - 1568) đã tổ chức khai phá vùng Quảng Nam,Quảng Ngãi hết sức cơ bản Tuy nhiên phải đến thời các chúa Nguyễn, việckhai phá vùng đất Quảng Nam của lưu dân người Việt mới ổn định và pháttriển, thu hút sụ chú ý và tham gia tích cực của nhân dân Đàng Ngoài trongcác đợt di dân được tổ chức quy cũ hơn
Quá trình Nam tiến cũng là quá trình cộng cư giữa người Việt mới đến vớingười Chăm bản địa diễn ra từ từ và không phải lúc nào cũng ôn hoà Nhiềugiai đoạn đấu tranh gay go, phức tạp Nhưng cuối cùng, nhờ cách quản lý xãhội mang nặng đức hoá của người Việt đã thực sự thu phục người Chăm Điều
này dễ dàng nhận thấy qua một số tộc họ có nguồn gốc Chăm như Ông, Ma, Trà, Chế trên đất Quảng Nam nói riêng và Nam Trung Bộ nói chung, đã
Trang 38Việt hóa hoàn toàn Từ trong tiềm thức, người Việt ở vùng đất này vẫn xemnhững đền tháp nguy nga ấy như một phần di sản của tiền nhân để lại.
Quảng Nam có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu,người Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới
di cư đến với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh.Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chắc chắn nào về nguồn gốc cũng nhưthời điểm xuất hiện các dân tộc này tại miền núi Quảng Nam, do bản thân họtrước đây đều không có chữ viết Tuy nhiên, xét trên địa bàn thành phố Tam
Kỳ, trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Nam, thì không có dân tộc thiểu số nào sinhsống với tư cách là lớp cư dân bản địa
Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, vớimật độ dân số trung bình là 139 người/km2 Với 81,4% dân số sinh sống ởnông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệtrung bình của cả nước
1.2.3 Đặc điểm ngữ âm tiếng Quảng Nam
Ngôn ngữ người Việt ở Quảng Nam nói chung, thành phố Tam Kỳ nóiriêng, là một biến thể của tiếng Việt Tiếng Quảng Nam được Hoàng ThịChâu [9] xem là một tiếng địa phương trong vùng phương ngữ Nam, bao gồm
hai tiểu vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phương ngữ, xét về mặt địa lý, là
biến thể địa phương của một ngôn ngữ có địa bàn phân bố trên một phạm virộng gồm một hoặc nhiều tỉnh
Bên cạnh sự thống nhất là chủ yếu so với tiếng Việt phổ thông, ngôn ngữngười Việt ở Quảng Nam vẫn có những sự khác biệt Để thấy được những sựkhác biệt này như một bản sắc riêng của tiếng địa phương Quảng Nam cần thiết
phải miêu tả những nét riêng về mặt ngữ âm (phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu), từ vựng của tiếng Quảng Nam so với tiếng Việt phổ thông (TPT).
Hiện nay, chưa một nghiên cứu nào chỉ ra một cách hệ thống ngữ âm
Trang 39tiếng Quảng Nam, đặc biệt chưa có nghiên cứu về ngữ âm tiếng Tam Kỳ, mộttỉnh lỵ của Quảng Nam, địa bàn nghiên cứu của đề tài Do vậy, để có cái nhìnkhái quát về hệ thống ngữ âm tiếng Quảng Nam, chúng tôi trình bày tổng lược
sự miêu tả ngữ âm tiếng Quảng Nam tại phố cổ Hội An
Theo miêu tả của Vương Hữu Lễ [33], xét về mặt ngữ âm, tiếng QuảngNam mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Âm /o/ trái lại có độ mở rộng hơn
- Không có hình thức ngắn của âm // nghĩa là không có âm //
- Âm /oa/ là một âm đặc biệt của giọng Quảng Nó có độ mở “rộng” nhưhai âm /a/ và / /, những điểm phát âm thì nằm giữa hai điểm phát âm của /a/
và // có thể nói khi phát ra âm này, lưỡi lướt từ // đến /a/ Cũng vì thế màngười tỉnh khác thường tưởng lầm âm này là nhị trùng âm /wa/
Ví dụ: BÀ TA: / bòa toa/
CÁ TO: / kóa t/
- Âm // cùng là một âm đặc dị nữa của giọng Quảng
Âm này gần giống âm // trong tiếng Pháp như âm cuối của các từ
couleur, auteur… Âm này có điểm phát âm là cúa, còn độ mở thì ở khoảng
giữa của “trung” và “rộng”
Ví dụ: CÁI TAI: /k t/
TRAI GÁI: /t g/
Trang 40Âm này nhiều vùng trong tỉnh phát âm như nhị trùng âm /w/
- Tắc âm màng cúa điếc /k/ và sát âm hầu điếc /h/, nếu đứng trước bán
âm /w/, đều biến thành tắc âm màng cúa vang /g/:
- Tắc âm màng cúa điếc có hơi gió /k’/ đứng trước bán âm /w/ đôi khi lạibiến thành tắc âm môi điếc /p’/, và đánh rơi mất bán âm ấy đi:
KHỎE /poa/ ; KHUYA /p’ie/
KHỎA /p’oa/ ; KHUẤY /p’áj/