1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm câu kể trong chương trình tiếng việt lớp 4

88 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Hơn thế nữa, ngữ liệu của hầu hết các phân môn củamôn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học trong chương trình lớp 4 nói chungđều có sự xuất hiện câu kể với tần suất cao, được lặp đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN

Huế, năm 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Lê Thị Kim Duyên

Trang 3

Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và

nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.

Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc của mình tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Nhạn, giáo viên hướng dẫn của tôi, người đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quý báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và tất

cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức

và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên Trường Tiểu học Hương Long - Thành phố Huế đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học Sau Đại học và hoàn thành luận văn này.

Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần,

về vật chất, về thời gian … luôn bên tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện ước mơ của mình.

Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc!

Lê Thị Kim Duyên

iii

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng nghiên cứu 9

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 9

7 Phương pháp nghiên cứu 9

8 Giả thuyết khoa học 10

9 Đóng góp của đề tài 10

10 Cấu trúc của luận văn 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CÂU KỂ THEO LÍ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 11

1.1 Các quan niệm về câu kể trong ngôn ngữ học 11

1.1.1 Câu kể trong quan niệm ngôn ngữ học truyền thống 11

1.1.2 Câu kể trong quan niệm ngôn ngữ học hiện đại 12

1.1.2.2 Lí thuyết hành động ngôn từ và câu kể 14

1.1.2.3 Câu kể và hành động ở lời trực tiếp, hành động ở lời gián tiếp 15

1.2.2.4 Các nhân tố giao tiếp, đặc điểm văn hóa và việc sử dụng câu kể trong hoạt động giao tiếp 16

1.2 Tổng quan về câu kể trong chương trình lớp 4 21

1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 với việc dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp qua việc dạy câu kể 22

1.3.1 Ngôn ngữ 23

Trang 5

1.3.2 Trí nhớ 23

1.3.3 Tưởng tượng 24

1.3.4 Tư duy 25

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4 27

2.1 Các dạng câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 28

2.1.1 Câu kể Ai làm gì? 28

2.1.1.1 Khái niệm 28

2.2.1.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai làm gì? trong chương trình lớp 4 28

2.1.2 Câu kể Ai thế nào? 32

2.1.2.1 Khái niệm 32

2.1.2.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai thế nào? trong chương trình lớp 4 32

2.1.3 Câu kể Ai là gì? 35

2.1.3.1 Khái niệm 35

2.1.3.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai là gì? trong chương trình lớp 4 35

2.1.4 Câu tồn tại 37

2.2 Cấu trúc ngữ pháp của các dạng câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 37 2.2.1 Thành phần câu 37

2.2.1.1 Chủ ngữ 38

2.2.1.2 Vị ngữ 38

2.2.1.3 Trạng ngữ 39

2.2.2 Cấu trúc ngữ pháp của các dạng câu kể 39

2.2.2.1 Câu kể có mô hình cấu trúc C – V 39

2.2.2.2 Câu kể có mô hình cấu trúc (TN) – C –V 42

2.2.2.3 Câu kể có mô hình cấu trúc TN 1 – TN 2 – TN 3 – C – V 43

2.2.2.5 Câu kể có mô hình cấu trúc Câu tĩnh lược 46

2.2.2.6 Câu kể có mô hình cấu trúc C 1 – V 1 , C 2 – V 2 47

2.2.3 Một số trường hợp đặc biệt 48

2.2.3.1 Trường hợp 1 48

2.2.3.2 Trường hợp 2 49

2.2.3.3 Trường hợp 3 50

Trang 6

2.2.3.4 Trường hợp 4 50

Tiểu kết chương 2 51

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4 52

3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của câu kể 55

3.1.1 Cơ sở để phân loại câu theo nghĩa biểu hiện 55

3.1.2 Các loại câu kể phân theo ngữ nghĩa 56

3.1.2.1 Câu chỉ hành động 56

3.1.2.2 Câu chỉ quá trình 57

3.1.2.3 Câu chỉ trạng thái 58

3.1.2.4 Câu chỉ quan hệ 59

3.1.2.5 Câu tồn tại 61

3.1.2.6 Câu chỉ hành động và trạng thái 61

3.2 Đặc điểm chức năng của câu kể trong văn bản 61

3.2.1 Trình bày, diễn tả hoạt động của sự vật, hiện tượng 62

3.2.1.1 Diễn tả vận động, quá trình thuộc về hoạt động hành vi của chủ thể 62

3.2.1.2 Diễn tả vận động, hoạt động mang ý nghĩa trao nhận 63

3.2.1.3 Diễn tả hoạt động có tác động gây khiến 64

3.2.1.4 Diễn tả vận động, hoạt động về cảm nghĩ nói năng 64

3.2.1.5 Diễn tả vận động mang ý nghĩa di chuyển 65

3.2.1.6 Diễn tả vận động mang ý nghĩa tồn tại 66

3.2.1.7 Diễn tả vận động, quá trình hoạt động khác 66

3.2.2 Miêu tả trạng thái của hoạt động, sự vật, hiện tượng 68

3.2.2.1 Miêu tả những thuộc tính về màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích thước 68

3.2.2.2 Kể, miêu tả trạng thái của sự vật 70

3.2.2.3 Miêu tả những thuộc tính vật lí của chủ thể 70

3.2.2.4 Miêu tả trạng thái tâm lí, tình cảm 70

3.2.2.5 Miêu tả tính cách của nhân vật 71

3.2.2.6 Diễn tả sự so sánh 72

3.2.3 Giới thiệu sự vật, hiện tượng 72

3.2.3.1 Giới thiệu về bản thân, quê hương 72

3.2.3.2 Đánh giá sự vật, hiện tượng 73

Trang 7

3.2.3.3 Nêu nhận định, định nghĩa về sự vật, hiện tượng 74

3.2.4 Diễn đạt hành động nói khác 75

3.2.4.1 Diễn đạt hành động khiến 75

3.2.4.2 Diễn đạt hành động hỏi 76

3.2.4.3 Diễn đạt hành động than 76

3.3 Một số yêu cầu mới trong việc dạy học câu kể ở lớp 4 77

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Kiến nghị 81

2.1 Đối với Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục 81

2.2 Đối với các trường sư phạm 81

2.3 Đối với giáo viên 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng thống kê câu kể 27

Bảng 2.2 Bảng thống kê các tiểu loại câu kể 27

Bảng 2.3 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai làm gì? 31

Bảng 2.4 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai thế nào? 32

Bảng 2.5 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai là gì? 36

Bảng 2.6 Bảng thống kê tóm tắt các kiểu cấu trúc câu kể 48

Bảng 3.1 Bảng thống kê các loại văn bản 52

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong tiến trình nghiên cứu về ngữ pháp của Tiếng Việt, thời gian đầu cácnhà nghiên cứu đa phần quan tâm đến hình thức cấu trúc ngữ pháp tĩnh tại của câuchứ chưa quan tâm đến vấn đề sử dụng câu trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.Điều đó phần nào làm hạn chế hiệu quả ứng dụng của câu trong đời sống Xu hướngnghiên cứu về ngữ pháp hiện đại đó là đi sâu phân tích chức năng của câu vận dụngtrong đời sống thực tiễn và hoạt động hành chức của nó

1.2 Câu kể là loại câu thông dụng nhất được sử dụng thường xuyên trên cả haiphương diện của ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Tần suất sử dụng câu kểtrong hoạt động giao tiếp là yếu tố quyết định việc tạo lập văn bản nói và văn bảnviết Do đó, việc nghiên cứu câu kể cả về mặt cấu trúc ngữ pháp và chức năng sửdụng trong hoạt động giao tiếp (theo lí thuyết hành động ngôn từ) là yêu cầu quantrọng cần đặt ra trong việc nghiên cứu hoạt động sử dụng câu trong đời sống thựctiễn hàng ngày và trong học tập, nghiên cứu hiện nay

1.3 Nội dung xuyên suốt chương trình phân môn Luyện từ và câu của sáchgiáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bao hàm các vấn đề liên quan đến câu kể và cách sửdụng câu kể trong nói và viết Hơn thế nữa, ngữ liệu của hầu hết các phân môn củamôn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học trong chương trình lớp 4 nói chungđều có sự xuất hiện câu kể với tần suất cao, được lặp đi lặp lại thường xuyên

1.4 Xét từ góc độ lí luận dạy tiếng, việc dạy câu kể trong nhà trường Tiểu họcluôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu Ở lớp 4 các em được làm quen với câu kể

dưới ba dạng: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Đây được coi là ba kiểu câu cơ bản

được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp cũng như tạo lập các văn bản Nhưng như ta

đã biết mỗi kiểu câu có một chức năng riêng mà trong thực tế sử dụng câu rất đadạng và phong phú Mặc dù học sinh đã nắm được cấu trúc của ba kiểu câu trên,nắm được kiến thức về từ loại (danh từ, động từ, tính từ) nhưng khi đứng trước một

số câu kể không có cấu trúc hoàn toàn giống với ba kiểu câu kể đã được học hoặcnhững câu kể không có dấu câu kết thúc bằng dấu chấm thì các em trở nên lúngtúng không xác định được Ngay bản thân giáo viên nếu không có kiến thức vữngvàng, không có sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc

Trang 10

dựa vào cấu trúc cơ bản của từng kiểu câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việcgiúp học sinh xác định câu kể và các dạng của câu kể Bên cạnh đó, phần lớn giáoviên chỉ đang dừng lại ở việc dạy câu kể trong cấu trúc tĩnh tại vốn có của nó màchưa thực sự quan tâm đến việc đạt được mục đích cuối cùng của việc dạy học câu

kể là học sinh biết sử dụng câu hay, phù hợp với ngữ cảnh, với văn hóa giao tiếpcủa người Việt

1.5 Từ những lí do trên, chúng tôi muốn khảo sát tần suất sử dụng của câu kểtrong chương trình Tiếng Việt lớp 4, làm rõ cấu trúc cú pháp và khai thác hiệu quảcủa việc ứng dụng câu kể vào học tập và nghiên cứu, phục vụ cho dạy học phânmôn Luyện từ và câu lớp 4 hiệu quả hơn Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài

“Đặc điểm câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4” để nghiên cứu.

2 Lịch sử vấn đề

Bên cạnh việc nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp của câu, các nhà nghiên cứu còn chú

ý đến mục đích nói năng của các loại câu Câu kể (hay câu trần thuật) là thuật ngữ để

gọi loại câu phân theo mục đích nói năng của ngữ pháp truyền thống Đây là loại câutiêu biểu nhất và thông dụng nhất của ngôn ngữ, do đó nó được nghiên cứu từ rất sớm

Dù nghiên cứu cấu trúc cú pháp của câu theo mô hình cấu trúc Chủ - Vị hay cấu trúc

Đề - Thuyết, các công trình nghiên cứu ngữ pháp đều đề cập đến phần phân loại câutheo mục đích nói Có thể kể đến các tác giả và công trình nghiên cứu như:

- Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp Tiếng Việt phổ thông, tập 2”

- Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, “Ngữ pháp Tiếng Việt”

- Nguyễn Cao Đàm, “Ngữ pháp tiếng Việt” (câu đơn hai thành phần)

Các tác giả này đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc cú pháp của câu bằng cách táchcâu ra khỏi văn bản và phân tích cấu tạo tĩnh tại của nó

Theo tiến trình phát triển của lí thuyết ngôn ngữ học, đặc điểm câu kể cũngđược nghiên cứu bổ sung những chức năng còn thiếu trên cơ sở của cấu trúc Đề -Thuyết Đó là các công trình nghiên cứu của:

- Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1

- Diệp Quang Ban, “Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt”

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ học truyền thống, các tác giả

đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những vận dụng linh hoạt của các kiểu câu tronghoạt động thực tiễn đa dạng đời sống Trong đó, tác giả Diệp Quang Ban đã dựa vào

Trang 11

tiêu chuẩn về ngữ pháp cấu tạo câu và tiêu chuẩn mục đích sử dụng câu để phân loạicác kiểu câu theo mục đích nói nhưng đối với câu kể, tác giả cho rằng “Việc miêu tảcấu tạo của câu trình bày trong tiếng Việt rất khó thực hiện vì động từ tiếng Việt

không biến hình theo thức như trong ngôn ngữ biến hình từ ”.

Khi lí thuyết ngữ dụng học được giới thiệu và nghiên cứu ở Việt Nam, nhiềunhà nghiên cứu đã chú ý hơn đến lí thuyết hành động ngôn từ, chính vì vậy việcphân loại câu theo mục đích nói năng đã được cụ thể hóa hơn phù hợp với thực tếnói năng, điều này cũng đã được những nhà giáo dục học chú ý nên việc biên soạnsách giáo khoa đã có những nội dung bổ sung về câu theo mục đích nói năng cụ thểnhư vấn đề câu phân theo mục đích nói năng trực tiếp / gián tiếp được đưa vàochương trình Trung học Cơ sở, và vấn đề ưu tiên dạy câu kể trong chương trìnhTiếng Việt ở tiểu học đã thể hiện rõ tính định hướng dạy tiếng theo quan điểm giaotiếp Các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy câu chia theo mục đích nói, trong đó cócâu kể Đó là các công trình nghiên cứu:

- Chu Thị Thủy An, Bàn về nội dung dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học, ,

Dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học, Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học, Một số suy nghĩ về việc dạy các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học hiện nay

- Lã Thị Trà My, Dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học

Các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học Tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạtđộng giao tiếp, vấn đề dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói theo quan điểmgiao tiếp trong đó có câu kể Đây là những đóng góp rất cần thiết trong dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học Tuy nhiên dạy như thế nào để hữu ích đối với học sinh thìchúng ta cần nắm rõ đặc điểm, giá trị sử dụng của câu kể trên cơ sở của lí thuyếtngôn ngữ học và thực tế sử dụng trên văn bản để vận dụng có hiệu quả nhất

Mặc dù câu phân loại theo mục đích nói đã được đề cập đến rất nhiều trong cáccông trình nghiên cứu ngôn ngữ học và các tác giả có đề cập đến vấn đề dạy câuchia theo mục đích nói nhưng chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu vềđặc điểm của một kiểu câu, cụ thể là câu kể được đưa vào sách giáo khoa ở tiểu học

Từ những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, trên cơ sở vấn đề đượcđặt ra trong nội dung dạy câu kể ở sách giáo khoa lớp 4 và trên thực tế việc sử dụngloại câu này trong các bài đọc và bài tập ở sách giáo khoa, chúng tôi muốn đi sâu

Trang 12

tìm hiểu câu kể để có thể cung cấp cho người dạy tài liệu tham khảo, giải quyếtnhững vấn đề còn vướng mắc trong giảng dạy và những khó khăn trong chươngtrình.

3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc tìm hiểu đặc điểm câu kể trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, trên

cơ sở các thành tựu của ngôn ngữ học truyền thống và hiện đại, luận văn cung cấpcái nhìn hệ thống, khái quát về đặc điểm câu kể

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

4.1 Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: bao gồm những lí thuyết

về câu kể trong Tiếng Việt, tìm hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 vàvấn đề dạy câu theo quan điểm giao tiếp

4.2 Khảo sát câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 hiện nay

4.3 Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa và chức năng của câu kể trong chương trìnhTiếng Việt lớp 4

5 Đối tượng nghiên cứu

Các dạng câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

6.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

6.2 Thời gian nghiên cứu

Từ 25/01/2014 đến 25/08/2014

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng ở phần nghiên cứu cơ sở líluận và lịch sử vấn đề

7.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến cơ sở

lí thuyết để phục vụ cho đề tài

7.1.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, khái quát các quan điểm về câu

kể trong Tiếng Việt để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài

Trang 13

7.2 Phương pháp thống kê phân loại: thống kê và phân loại các hình thức câu kểtrong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, xử lí số liệu thống kê và nêu những kết luận

về đối tượng nghiên cứu này

8 Giả thuyết khoa học

Nếu luận văn hệ thống được đặc điểm của câu kể trong chương trình TiếngViệt lớp 4 thì chất lượng của việc dạy học câu kể cho học sinh sẽ được nâng cao

9 Đóng góp của đề tài

Qua kết quả khảo sát, phân tích đặc điểm của câu kể trong chương trình TiếngViệt lớp 4, luận văn mong góp phần giúp người nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt ởTiểu học có thể đi sâu vào tìm hiểu câu kể, luận văn có thể dùng làm tài liệu thamkhảo phục vụ cho việc giảng dạy câu kể ở lớp 4 tại các trường tiểu học hiện nayđược tốt hơn

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương như sau:

Chương 1: Câu kể theo lí thuyết ngôn ngữ học truyền thống và hiện đại

Chương 2: Phân loại câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và chức năng của câu kể trong chương trìnhTiếng Việt lớp 4

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÂU KỂ THEO LÍ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

1.1 Các quan niệm về câu kể trong ngôn ngữ học

1.1.1 Câu kể trong quan niệm ngôn ngữ học truyền thống

Trong ngôn ngữ học truyền thống, câu chia theo mục đích nói nói chung và câu

kể nói riêng là vấn đề mà tất cả các nhà ngôn ngữ học đều quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên, theo ngôn ngữ học truyền thống thì câu kể chỉ mới được xem xét trongmối quan hệ với người nói mà chưa được xét trong mối quan hệ với người nghe,chưa đặt câu vào ngữ cảnh, vào đời sống hiện thực Nói cách khác câu kể chỉ dùng

để kể, miêu tả, nhận định

Theo cách nhìn phổ quát của ngôn ngữ học truyền thống, câu chia theo mụcđích nói gồm có 4 kiểu sau:

- Câu tường thuật (hay câu trần thuật, câu trình bày) (còn gọi là câu kể)

- Câu nghi vấn (còn gọi là câu hỏi)

- Câu cầu khiến (còn gọi là câu khiến)

- Câu cảm thán (còn gọi là câu cảm)

Các kiểu câu trên được phân biệt với nhau không chỉ dựa vào mục đích giaotiếp mà còn dựa vào các dấu hiệu hình thức chứa trong chúng Trong đó, câu kểđược phát biểu như sau:

“Câu tường thuật dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật vớicác đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó hoặc một sự kiện vớicác chi tiết nào đó.” [6, tr 246]

Ví dụ:

- Tôi đã đọc tờ báo này.

- Buổi trưa hè, bầu trời xanh ngắt, cao vòi vọi.

- Cây bút là người bạn thân thiết của mọi học sinh.

Trang 15

Khi nói, câu kể được hạ giọng ở cuối câu Về mặt hình thức, câu kể được kếtthúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu hai chấm hoặc dấu chấm than.

Ví dụ:

- Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời.

- Mùa xuân, khu vườn gọi đến bao nhiêu là loài chim: họa mi, chào mào, chích chòe, sáo sậu, vành khuyên,

- Mẹ bảo:

+ Hoa này là hoa hướng dương.

- Nước lũ đã dâng lên rồi!

Câu kể là loại câu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp cũng như trong cácvăn bản nghệ thuật Xét về mặt lô-gic ngữ pháp, câu kể được chia thành hai loại:câu khẳng định và câu phủ định

Câu kể khẳng định thường nêu lên sự vật, hiện tượng được nhận định là có tồn tại

Ví dụ:

- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên cành.

- Vịnh Lăng Cô là vịnh đẹp thế giới.

Câu kể phủ định là câu xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện tượng hay sự kiện,

sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc trưng đối tượng trong hiện thực hoặc trongtưởng tượng, bằng những phương tiện hình thức xác định [6, tr.261]

Ví dụ:

- Không đâu đẹp hơn quê hương ta.

- Nông trường không phải là nơi an dưỡng.

Xét về mặt hình thức, phương tiện biểu hiện câu kể là kiểu câu có cấu trúc cúpháp ổn định nhất có hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc một thành phầnchính biểu thị nội dung mệnh đề Nhưng hình thức này không phải của riêng câu kể.Câu nghi vấn, câu cầu khiến đều có nội dung mệnh đề nên đều có cấu trúc cú pháp

cơ bản và được phân biệt bằng các dấu hiệu đặc trưng nhất định Tuy nhiên, câu kể

là loại câu phản ánh sát nhất cấu trúc mệnh đề

1.1.2 Câu kể trong quan niệm ngôn ngữ học hiện đại

Ngôn ngữ học hiện đại đã kế thừa những thành tựu đạt được của ngôn ngữ họctruyền thống và lí thuyết hành động ngôn từ ra đời đã kịp thời bổ khuyết cho nhữngvấn đề chưa được đề cập đến ở ngôn ngữ học truyền thống

Trang 16

Trong ngôn ngữ học hiện đại, câu kể được xem xét trong thực tiễn đa dạng của

nó Bởi trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể sử dụng câu kể để thực hiệnnhiều chức năng giao tiếp khác nhau

1.1.2.1 Lí thuyết ba bình diện của tín hiệu học và vấn đề nghiên cứu câu

Mô hình lí thuyết ba bình diện vốn xuất phát từ công trình nghiên cứu về tínhiệu học của Ch Morris (1938) Lí thuyết này được áp dụng cho việc nghiên cứu tínhiệu ngôn ngữ, được thể hiện như sau:

Bình diện nghĩa học là bình diện của “sự tình” do vị ngữ biểu thị và những vaitrò tham gia vào sự tình ấy được gọi là các “tham tố” do các ngữ danh từ đảmnhiệm Các tham tố của sự tình được phân thành các diễn tố (là tham tố có vai tròtất yếu được quy định sẵn trong nghĩa của động từ giữ vai trò trung tâm của vị ngữ)

và các chu tố (là những tham tố bổ sung những ý nghĩa về điều kiện thời gian,không gian, là cách thức, phương tiện ) không được giả định một cách tất nhiêncủa động từ vị ngữ

Bình diện ngữ pháp là bình diện tổ chức của các đơn vị mang các chức năngchủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp được xác định dựa vào mốiquan hệ ngữ pháp với các ngữ đoạn khác bằng các phương tiện hình thức được gọi

là tác từ cú pháp

Bình diện dụng pháp là bình diện của việc sử dụng ngôn từ trong những tìnhhuống cụ thể, trong những cuộc đối thoại cụ thể, trong những văn cảnh cụ thể.Giữa ba bình diện này có mối quan hệ khăng khít của hình thức và nội dung,của phương tiện với mục đích Các bình diện ấy tồn tại vì nhau, và nhờ có nhau, chonên không thể hiểu thấu đáo bình diện nào nếu không liên hệ với bình diện kia Tuyvậy ba bình diện này vẫn cần được phân giới rõ ràng không để lẫn lộn Vì mối quan

hệ giữa cách tổ chức của các bình diện không có mối tương ứng một - một với nhau

mà chúng có mối quan hệ phức tạp hơn

Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của đơn vị ngôn từ trong đó cả ba bình diệnđều được thực hiện

Chính vì vậy khi nghiên cứu câu kể chúng tôi muốn khai thác cả 3 bình diệnnày trong mối quan hệ gắn bó với nhau

Trang 17

1.1.2.2 Lí thuyết hành động ngôn từ và câu kể

Theo lí thuyết ngữ dụng học, nói năng là một hành động, khi chúng ta nói mộtcâu (hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cảm ơn, xin lỗi,…) tức chúng ta đang thựchiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Austin cho rằng có ba

loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.

Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các

kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.[16, tr.88]

Hành vi mượn lời là những hành vi mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả

ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.[16, tr.88]

Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu

quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra mộtphản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận [16, tr.89]

Nhờ có thuyết hành vi ở lời mà ngữ pháp hiện đại mới thấy được: hỏi, kể, yêucầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo,… là những hành động ngôn ngữ Các hành

vi ở lời này được sử dụng dưới hình thức nhất định đó là câu Hệ thống câu chiatheo mục đích nói chung và câu kể nói riêng thực chất được phân chia theo hai tiêuchí: hành vi ở lời và dấu hiệu hình thức

J R Searle cho rằng có thể chia hành động ngôn từ thành 5 loại Đó là:

- Tái hiện: là những hành vi ở lời miêu tả một sự việc, một mệnh đề và người

nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí của mệnh đề được biểu đạt

Ví dụ: miêu tả, khẳng định, tường thuật,…

- Điều khiển: là những hành vi ở lời yêu cầu người nghe có trách nhiệm thực

hiện hành động tương lai

Thuộc vào nhóm này có những động từ như: yêu cầu, xin, van nài, ra lệnh –

khuyên, hỏi (hỏi cũng là một hành động cầu khiến) …

Ví dụ:

+ Xin anh cho tôi một vài lời khuyên.

- Cam kết: là những hành vi ở lời mà người nói cam kết sẽ thực hiện một hành

động nào đấy trong tương lai

Ví dụ: Hành vi hứa hẹn, tặng, biếu,…

Trang 18

- Biểu cảm: là những hành vi ở lời bày tỏ một trạng thái tâm lí của người nói

đối với một sự tình trong nội dung mệnh đề Động từ được dùng tiêu biểu cho phạm

trù này là cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, hoan nghênh, phàn nàn,…

Ví dụ:

+ Chúc mừng anh đã giành giải nhất cuộc thi Olympic Toán học.

- Tuyên bố: là những hành vi ở lời dẫn đến sự thay đổi trực tiếp trạng thái tồn

tại của sự việc Ngay khi người chủ nói với người làm thuê: “Anh đã bị sa thải.” thì

người làm thuê mất việc ngay Các động từ thường được dùng để tuyên bố là: gọi

là, bổ nhiệm, chỉ định, tuyên bố,… [16, tr.126]

Ví dụ:

+ Tôi quyết định bổ nhiệm anh lên làm trưởng phòng tài chính.

Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu ở trên đã giúp cho các nhà nghiên cứungôn ngữ học hiện đại thấy được việc chia hệ thống câu theo mục đích nói: kể, nghivấn, cầu khiến, cảm thán để diễn đạt những hành vi ở lời là phiến diện vì câu kể đã

có thể bao hàm tất cả những mục đích ở những hành vi ở lời khác nhau

1.1.2.3 Câu kể và hành động ở lời trực tiếp, hành động ở lời gián tiếp

Dùng câu kể theo lối trực tiếp (hành động ở lời trực tiếp) là dùng câu kể với

chức năng nguyên cấp ban đầu của nó, tức là dùng câu kể chỉ để kể, tường thuật,miêu tả chứ không bao hàm mục đích khác

Ví dụ: Câu kể dùng với mục đích miêu tả

- Đầm sen đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên.

Dùng câu kể theo lối gián tiếp (hành động ở lời gián tiếp) tức là dùng câu kể để

thực hiện một hành động khác ngoài lời kể

Ví dụ:

- Cái áo này đẹp quá mẹ ơi (Trong trường hợp con gái đi chợ với mẹ) Xét về

mặt hình thức bên ngoài câu này diễn đạt hành động nhận định nhưng thực ra ý địnhcủa con gái là thực hiện hành động cầu khiến (mẹ mua cho con cái áo ấy) Vấn đề ởđây là làm thế nào mà một người nói khi nói về cái gì đó có thể ngụ ý cả một cáikhác nữa, và làm thế nào mà người nghe có thể hiểu được hành động ngôn ngữ giántiếp? Người ta giải thích rằng, trong những trường hợp như vậy cần dựa vào ngữcảnh và sự suy đoán của người nghe

Trang 19

Ví dụ:

- A: Ngày mai em về quê với anh nhé!

- B: Mai em phải đi dạy rồi.

Một câu kể ở lời trực tiếp có thể thực hiện nhiều hành vi ở lời gián tiếp nhưmong ước, cầu khiến, hỏi

Ví dụ: Ở lời trực tiếp: kể ở lời gián tiếp: cầu khiến

- Anh ơi, điện thoại của em hỏng rồi Anh mua điện thoại mới cho em đi!

Như vậy, dùng câu kể ở lối gián tiếp giúp chúng ta thấy được sự sống động,phong phú, đa dạng của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống thường nhật Chúng taluôn truyền tải được nhiều hơn những gì chúng ta nói Vì vậy người giáo viên cầnnắm rõ đặc điểm này để giúp học sinh lĩnh hội những tri thức cần thiết về câu nóichung và câu kể nói riêng để các em có thể sử dụng sáng tạo trong học tập cũng nhưtrong cuộc sống

1.2.2.4 Các nhân tố giao tiếp, đặc điểm văn hóa và việc sử dụng câu kể trong hoạt động giao tiếp

a Các nhân tố giao tiếp

Ta nói câu kể là một dạng câu dùng để giao tiếp nhưng nếu không gắn câu kểvới các nhân tố của cuộc giao tiếp trong đó nó được tạo ra thì trong một số trường

hợp sẽ rất khó hiểu về nó Các nhân tố giao tiếp bao gồm: ngữ cảnh, ngôn ngữ và

diễn ngôn.

a.1 Ngữ cảnh

Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoàidiễn ngôn Ngữ cảnh là tổng thể những hợp phần sau đây:

- Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc

giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó

mà tác động vào nhau Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ Giữa các nhânvật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân Xác định được nhânvật giao tiếp cực kì quan trọng, ngoài việc sản sinh ra lời nói, lựa chọn hình thứcdiễn đạt phù hợp, nhân tố này còn liên quan đến việc đảm bảo tính lịch sự khi sửdụng câu

Trang 20

Ví dụ:

* Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học Thầy Rơ – nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy hỏi:

- Con tên là gì?

Ông Giô – dép liếc mắt nhìn Lu - i, có ý bảo con trả lời.

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

- Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

- Sao mày không đeo khăn quàng?

- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Theo Văn 4 (1984) Qua 2 ví dụ trên ta thấy rõ rằng khi cùng giao tiếp với nhân vật có vai trên tanhưng khi nói với thầy giáo sẽ khác với khi nói với một tên giặc Với thầy giáonhân vật đã dùng những câu nói có cấu trúc đầy đủ chủ - vị và luôn thể hiện sự tônkính, kính trọng Còn khi giao tiếp với tên giặc nhân vật chỉ nói cộc lốc thể hiện sựkhinh bỉ, coi thường đối với tên cướp nước mình

- Vai giao tiếp: Trong cuộc giao tiếp có sự phân vai, vai phát ra diễn ngôn tức

là vai nói (viết), kí hiệu là SP1 và vai tiếp nhận diễn ngôn tức vai nghe (đọc), kíhiệu SP2 Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói và nghe thường luânchuyển, SP1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe SP2 và ngược lại

Tuy nhiên trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn, các vai giao tiếptrên có thể có mặt hoặc vắng mặt tiếp ngôn hoặc đích ngôn (người nhận) có thể ởtình trạng chủ động (có thể đáp ngay lời của người nói) mà cũng có thể bị động (chỉtiếp nhận không phản hồi tại chỗ)

Trong cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng nên một hình ảnh tinhthần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao tiếp của mình

Trang 21

để rồi căn cứ vào các hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược hay kế hoạch giaotiếp, kế hoạch này là một tổ chức gồm các hành động chủ yếu bằng lời để đạt đếnđích của mình.

Quan hệ liên cá nhân: Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao

tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp Quan hệ liên cá nhân là quan hệ xét trongtương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau

Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục: trụctung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệkhoảng cách, còn gọi là trục thân cận Quan hệ này có thể thay đổi ít nhiều trongquá trình giao tiếp Thường thì quan hệ quyền uy sẽ giữ nguyên trong quá trình giaotiếp còn quan hệ khoảng cách có thể thay đổi

Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thứcdiễn ngôn Trong các ngôn ngữ, đặc biệt là trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rấtmạnh của áp lực liên cá nhân

Ví dụ:

Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa Chúa bảo:

- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.

Trạng bẩm:

- Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ?

Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên

Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:

- “Mầm đá” đã chín chưa?

Trạng đáp:

- Dạ, chưa ạ.

(Ăn mầm đá – Truyện dân gian Việt Nam) [38, tr 157]

- Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật

chất, xã hội, văn hóa, … có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứngkhông được nói đến trong diễn ngôn trong quá trình giao tiếp được gọi là hiện thựcngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn ngữ)

Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài diễnngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức Khi đã trở thành hiểu biết của những

Trang 22

người giao tiếp (và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì hiện thực ngoài diễnngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp của ngôn ngữ.

- Hiện thực – đề tài của diễn ngôn: Khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sử dụng

diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó Cái được nói tới là hiện thực – đề tàicủa diễn ngôn

Hiện thực – đề tài của diễn ngôn trước hết bao gồm những cái tồn tại, diễn tiếntrong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; cái thuộc tâm giới của conngười như cảm xúc, tư tưởng, nguyện vọng,…

Hiện thực – đề tài của diễn ngôn còn là bản thân ngôn ngữ

- Hoàn cảnh giao tiếp: bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao

tiếp hẹp Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới, vật lí, sinh

lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật, … ởthời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp Dựa vào hoàn cảnhdiễn ra vấn đề giúp chúng ta xác định được chính xác nội dung giao tiếp Mỗi hoàncảnh luôn có một câu nói đảm bảo tính lôgic của thời gian và không gian

- Thoại trường: Thoại trường được hiểu là cái không – thời gian cụ thể ở đó

cuộc giao tiếp diễn ra Mỗi thoại trường quy định một cách thức sử dụng ngôn ngữphù hợp với nó

a.2 Ngôn ngữ

Tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ Trongtrường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên.Các phương diện sau đây của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi phối diễn ngôn

Đường kênh thính giác và đường kênh thị giác của ngôn ngữ

Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ có đường kênh cơ bản là đường kênh thínhgiác Về sau, cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ có đường kênh thị giác

Từ đó, diễn ngôn có hai dạng thức: diễn ngôn nói (miệng) và diễn ngôn viết

Ngôn ngữ thị giác với chữ viết là thứ phát so với ngôn ngữ nguyên phát là ngônngữ viết Vì là thứ phát nên ngôn ngữ viết phải đồng nhất cơ bản với ngôn ngữ nói.Tuy nhiên vì đã ra đời và sử dụng hai thể chất cảm tính khác nhau cho nên mỗi thứngôn ngữ nói và viết vẫn có tính độc lập tương đối Sự sai biệt giữa chúng ngày mộttrở nên đáng kể tuy nhiên không thể tuyệt đối hóa sự sai biệt giữa ngôn ngữ nói và

Trang 23

ngôn ngữ viết Những quy tắc chi phối ngôn ngữ nói vẫn là cơ sở để lí giải nhữngcái có trong ngôn ngữ viết mặc dù không thể lí giải được tất cả.

a.3 Diễn ngôn

Michael Hoey định nghĩa: “Diễn ngôn là bất kì một dải nói và viết nào củangôn từ được cảm nhận là tự nó đã hoàn chỉnh” [16, tr 33]

Diễn ngôn là lời từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp Cũng có nhữngdiễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (như trường hợptrong một cuộc hội thoại tay ba, hai người liên kết với nhau để chống lại người thứba) [16, tr 34]

Tùy theo đường kênh, hay tùy theo dạng ngôn ngữ được sử dụng mà chúng ta

có diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết Diễn ngôn viết là các văn bản Văn bản lànhững diễn ngôn liên tục do một người tạo nên Diễn ngôn có thể là một phát ngôn

mà cũng có thể là hợp thể của nhiều phát ngôn

Về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: thứ nhất là nội dung thông tin bị quyđịnh bởi tính đúng - sai lôgic, thứ hai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả cácnội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic

b Đặc điểm văn hóa

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền sẽ có những sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo,kinh tế, chính trị,… chính điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóagiao tiếp Đặc điểm văn hóa của mỗi vùng miền đã và đang chi phối đến văn hóagiao tiếp nói chung và việc sử dụng câu kể trong giao tiếp nói riêng Cụ thể là:Người phương Đông, đặc biệt là người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rấtphong phú Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngônngữ phương Tây chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một sốlượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộcnày có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng

Do nền văn hóa Việt có tính chất cộng đồng hóa cao nên trong hệ thống nàykhông có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thờigian, không gian giao tiếp cụ thể Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiệnđược hai quan hệ khác nhau: chú - con, ông - con, bác - em, anh - tôi… Ngoài racòn có lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai,

Ba, Tư…)

Trang 24

Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thìkhiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính) Cùng một cặp giao tiếp,nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị

Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú Do truyền thống tình cảm

và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung chomọi trường hợp như phương Tây Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn,xin lỗi khác nhau: Cháu xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá (cảm ơnkhi được quan tâm), Em bày vẽ quá (cảm ơn khi được đón tiếp), Quý hóa quá (cảm

ơn khi khách đến thăm), Bác quá khen (cảm ơn khi được khen), Cháu được nhưhôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…

Chính đặc điểm văn hóa và lối sống chú trọng đến không gian nên người ViệtNam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm Trongkhi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt các lời chào theo thời giannhư chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…

1.2 Tổng quan về câu kể trong chương trình lớp 4

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học

a Kĩ năng:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

b Kiến thức:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam vànước ngoài

c Thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa [40, tr.3]

Mục tiêu dạy câu – câu kể ở lớp 4

- Phân môn Luyện từ và câu thực hiện mục tiêu cung cấp những kiến thức sơgiản về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc chohọc sinh [40, tr.7]

Trang 25

- Do vậy, mục tiêu của việc dạy câu kể ở lớp 4 là phải hình thành và rèn luyệncho học sinh kĩ năng sử dụng câu - đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong giao tiếp,đồng thời cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cấu tạo câu kể và chức năngcủa các thành phần câu kể; về mục đích nói và vận dụng các quy tắc sử dụng cáckiểu câu kể trong hoạt động giao tiếp.

- Ở lớp 4, việc hình thành các kiến thức và kĩ năng nói trên được thực hiện chủyếu thông qua các bài tập dạy về câu kể Mục tiêu của việc dạy học câu kể khôngchỉ hình thành cho học sinh kĩ năng sản sinh ra các câu kể đúng về mặt ngữ pháp

mà quan trọng hơn là học sinh phải sử dụng câu kể hay, phù hợp với từng hoàncảnh giao tiếp, phù hợp với từng tình huống, lời nói sinh động, phù hợp với văn hóagiao tiếp của người Việt Những kĩ năng này phải được hình thành trên cơ sở trithức về đặc điểm cấu tạo hình thức, mục đích nói và công dụng của các kiểu câu kể,nhất là quy tắc sử dụng câu kể trong giao tiếp

Khái niệm câu kể trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4

Từ mục tiêu dạy học và các quan điểm về câu kể như trên, sách giáo khoaTiếng Việt 4 đã lựa chọn và phát biểu khái niệm về câu kể một cách dễ hiểu nhất đểphù hợp với trình độ của học sinh tiểu học như sau:

- Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

+ Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc

+ Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người

- Cuối câu kể có dấu chấm [37, tr.161]

1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 với việc dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp qua việc dạy câu kể

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, đặt nền móng cho các em vững bước trên conđường học tập cũng như cuộc sống sau này Do đó nó có cách thức tổ chức vàphương pháp dạy học đặc biệt để góp phần tác động đến tâm lí, đến việc hình thànhnhân cách cho các em Đặc biệt môn Tiếng Việt là môn học cung cấp vốn ngôn ngữ,giúp học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ trong học tập và trong giao tiếp hằngngày Nên việc nghiên cứu đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 sẽ giúp cho giáo

viên có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ, trí nhớ, tưởng tượng của lứa tuổi để có cách

thức tổ chức cho các em tiếp nhận tri thức về Tiếng Việt nói chung và câu kể nóiriêng phù hợp với trình độ của các em

Trang 26

Tuy vậy, học sinh tiểu học là lứa tuổi mà ngôn ngữ mới bắt đầu hình thành mộtcách có hệ thống, có cơ sở qua quá trình lĩnh hội kiến thức của các môn học nênvốn ngôn ngữ của các em còn khá nghèo nàn, ít ỏi Các em chỉ mới làm quen vànắm được vốn từ về những sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc hay theo các chủđiểm về nhà trường, gia đình, quê hương, … nên việc dùng từ để tạo câu của các emvẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc diễn đạt nội dung còn lúng túng, câu văn (viết

và nói) còn lủng củng, nội dung ý nghĩa câu văn thiếu phong phú Mặt khác, vốnsống của học sinh còn nghèo nàn nên trong tư duy của các em có được ít vốn từ đểtạo câu và sử dụng câu Đặc biệt, học sinh lớp 4 lần đầu tiên được làm quen với câu

kể gồm ba kiểu câu (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) các em có phần lúng túng khi

phân biệt ba kiểu câu này do các em chưa nắm vững được đặc điểm của từng kiểucâu cũng như hoạt động hành chức của nó trong giao tiếp Nhưng học sinh tiểu học

có đặc điểm trực quan trong tư duy, những cái mới lạ dễ thu hút và đi vào nhận thứccủa các em nên kiến thức về câu kể sẽ được các em nhanh chóng nắm bắt và vậndụng trong học tập, giao tiếp sau này

Trang 27

ghi nhớ (như xác định được cần nhớ nguyên văn công thức quan trọng, nhớ ý chínhcủa đoạn văn) Hiểu mục đích của ghi nhớ và tạo ra được tâm thế thích hợp là điềurất quan trọng để học sinh ghi nhớ tài liệu học tập

Một số công trình thực nghiệm về trí nhớ cho thấy, nếu học sinh tiểu học ghinhớ một tài liệu với sự biết trước là nó không cần thiết cho quá trình học tập sau này

và việc ghi nhớ tài liệu khác với sự biết trước là nó sẽ cần trong thời gian sắp tới, thì

ở trường hợp thứ hai này tài liệu được các em ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn và khinhớ lại chính xác hơn

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là hình thành cho học sinh tâm thế học tập, ghinhớ, hướng dẫn các em cách (thủ thuật) ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho các em biếtđâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học để tránh tình trạng các em phải ghinhớ quá nhiều, ghi nhớ máy móc, học vẹt

1.3.3 Tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinhtiểu học Nếu tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ thì sẽ gặp khókhăn trong hành động, trong học tập.Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã pháttriển và phong phú hơn so với trẻ em tuổi mẫu giáo lớn Nó được hình thành và pháttriển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em

Tuy nhiên tưởng tượng của học sinh tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức, hìnhảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững Nhưng càng vềnhững năm cuối bậc Tiểu học như học sinh lớp 4, tưởng tượng của các em càng gầnhiện thực hơn Sở dĩ như vậy là vì các em đã có kinh nghiệm phong phú hơn, đãlĩnh hội được tri thức khoa học từ quá trình học tập Về mặt cấu tạo hình tượng,tưởng tượng của học sinh tiểu học chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít về kích thước, vềhình dạng những tưởng tượng đã tri giác được, ví dụ như, các em lớp 1 thường vẽngười ném hòn đá có tay to hơn chân Các em học sinh lớp 4, lớp 5 đã có khả năngnhào nặn gọt giũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra những hình tượng mới Sở dĩnhư vậy là vì các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tínhkhái quát và trừu tượng hơn Như vậy tưởng tượng của học sinh tiểu học đã dầnthoát khỏi những ấn tượng trực tiếp, mặt khác, tính hiện thực trong tưởng tượng củahọc sinh gắn liền với sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ

Trang 28

Trong dạy học ở Tiểu học, giáo viên cần hình thành cho học sinh biểu tượngthông qua sự mô tả bằng lời nói (câu trọn vẹn), cử chỉ, điệu bộ của mình, điều nàycũng được xem như là phương tiện trực quan trong dạy học Ngôn ngữ chính xác,giàu nhạc điệu và tình cảm của giáo viên là yêu cầu bắt buộc.

1.3.4 Tư duy

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập mà tư duy của học sinh tiểu học dần dầnchuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của các hiện tượng đến nhận thức đượcnhững thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng Vì vậy, học sinh lớp 4 có thểphân tích đối tượng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với đối tượng

đó Học sinh ở các lớp này có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnhkhác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ Việc học câu kể nói riêng và việc họccâu tiếng Việt nói chung sẽ giúp học sinh biết cách phân tích và tổng hợp

Đặc điểm tư duy của học sinh không có ý nghĩa tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩatương đối Trong quá trình học tập, sự phát triển của tư duy dẫn đến sự tổ chức lạimột cách căn bản quá trình nhận thức, biến chúng tiến hành một cách có chủ địnhnhưng trí tuệ sẽ được phát triển đến mức mà cả tri giác lẫn trí nhớ không tài nào thựchiện được Ở đây, vai trò của nội dung và phương pháp dạy học đặc biệt quan trọng.Nội dung dạy học và phương pháp dạy học được thay đổi tương ứng với nhau thì trẻ

em có thể có được một số đặc điểm tư duy hoàn toàn khác

Xuất phát từ những đặc điểm tâm lí trên, chương trình tiểu học thường chiathành từng giai đoạn Mặc dù chương trình Tiếng Việt hiện hành không chia giaiđoạn nhưng nội dung dạy học câu kể vẫn thể hiện tính giai đoạn rất rõ Theo đó ởlớp 2, 3 việc dạy câu kể là dạy thực hành nói, viết thông qua một hệ thống bài tập.Lớp 4 chương trình bắt đầu cung cấp những khái niệm ngôn ngữ cơ bản ban đầu vềcâu kể phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức để giúp học sinh có khả năng học tốt

ở những bậc học sau Việc xây dựng nội dung dạy học câu kể ở lớp 4 như vậy làphù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm lí của học sinh tiểu học

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng:

1.1 Nhờ sự soi sáng của lí thuyết ngữ dụng học, ngữ pháp học, ngữ nghĩa họchiện đại việc nghiên cứu câu đã thu được nhiều thành tựu khoa học về các kiểu câuphân loại theo mục đích nói, trong đó có câu kể Đây là cơ sở để phân tích các đặcđiểm câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 một cách khoa học, góp phần giúpgiáo viên và những người quan tâm đến vấn đề này có cái nhìn tổng quát về câu kể

từ đó có cách dạy, cách hướng dẫn cho học sinh sử dụng tiếng Việt trong học tậpcũng như trong giao tiếp hàng ngày càng hiệu quả hơn

1.2 Những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại về hệ thống câu chia theo mụcđích nói nói chung và câu kể nói riêng có thể được ứng dụng vào dạy học ở tiểu họcmột cách hiệu quả Bởi vì hiện nay, quan điểm dạy học đang được đề cao là dạytiếng trong giao tiếp và để giao tiếp Câu chia theo mục đích nói nói chung và câu

kể ở lớp 4 nói riêng chính là các kiểu câu được nghiên cứu từ góc độ giao tiếp Dạygiao tiếp cho học sinh không thể không dạy học sinh sử dụng đơn vị giao tiếp cơbản là câu

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG VIỆT LỚP 4

Để phân tích đặc điểm của câu kể một cách khoa học chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát câu kể trong các trích đoạn của chương trình Tiếng Việt 4 và có kết quảnhư sau:

Qua kết quả khảo sát 77 đoạn trích trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với

1210 câu, chúng tôi thấy được tần suất xuất hiện của câu kể trong các đoạn trích làrất lớn với 1019 câu, chiếm 84,2% văn bản Trong một số văn bản câu kể chiếm tới100% như “Quê hương” của Anh Đức, “Ông trạng thả diều” của Trinh Đường, “Bãingô” của Nguyên Hồng, “Đường đi Sa Pa” của Nguyễn Phan Hách, …

Câu kể ở tiểu học được dạy theo quan điểm giao tiếp và để học sinh dễ dàngtiếp thu những kiến thức này, để phù hợp với mục tiêu dạy học chương trình đã chiacâu kể thành 3 dạng khác nhau và mỗi dạng cũng có tần suất xuất hiện khác nhau.Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Bảng thống kê các tiểu loại câu kể

Câu kể

(1019 câu)

Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Câu tồn tại

Từ bảng số liệu 2.2, chúng ta có thể thấy rằng sách Tiếng Việt 4 đã có dụng ýrất sâu xa khi sắp xếp thứ tự dạy các kiểu câu kể Căn cứ vào tần suất xuất hiệntrong các văn bản cũng như việc sử dụng các kiểu câu kể trong giao tiếp hàng ngày

mà sách Tiếng Việt 4 đã ưu tiên dạy kiểu câu Ai làm gì? đầu tiên – kiểu câu chiếm đến 56,1% văn bản, tiếp đến là các kiểu câu Ai thế nào? 31,9%, Ai là gì? 8,3% Bên cạnh đó kiểu câu tồn tại cũng xuất hiện 3,7% trong các trích đoạn của chương trình

Trang 31

nhưng học sinh tiểu học chưa phải học, lên lớp 6 các em mới được làm quen vớikiểu câu này

2.1 Các dạng câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

2.1.1 Câu kể Ai làm gì?

2.1.1.1 Khái niệm

Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hay đồ

vật, cây cối được nhân hóa)

Vị ngữ có thể là:

+ Động từ

+ Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ)

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối

được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ Chủ ngữ thường do danh từ(hoặc cụm danh từ) tạo thành [37]

2.2.1.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai làm gì? trong chương trình lớp 4

Qua khảo sát 1019 câu kể của 77 đoạn trích thì có đến 572 câu kể Ai làm gì? chiếm 56,1% Câu kể Ai làm gì? là một loại câu mà trong đó có vị từ trung tâm là

động từ làm vị ngữ Trong vị ngữ, động từ sẽ có rất nhiều tiểu loại khác nhau Chính

vì vậy chúng tôi dựa trên cơ sở phân chia tiểu loại động từ của Lê Biên để phân chia

vị ngữ theo các lớp động từ sau: vị ngữ có lớp động từ chỉ hành động vật lí, vị ngữ

có lớp động từ chỉ cảm nghĩ nói năng và vị ngữ có lớp động từ chỉ quan hệ, sở hữu.Câu có vị ngữ là động từ chỉ hành động vật lí thông thường là câu trả lời chocâu hỏi Ai làm gì? một cách rất rõ ràng nhất vì từ “làm” thể hiện hoạt động rất cụthể Trong lớp động từ chỉ hành động vật lí này gồm nhiều tiểu loại động từ khácnhau, đa dạng về hình thức cũng như cách thức sử dụng như:

Động từ tác động là những động từ chỉ vận động, quá trình thuộc về hoạt động

của chủ thể Hành động do chủ thể gây ra có tác động đến đối tượng, làm cho đốitượng biến đổi về tính chất, trạng thái hoặc vị trí trong không gian

Ví dụ:

- Mấy bận bọn nhện đã đánh em

Trang 32

(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài)

- Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng

(Bốn anh tài – Truyện cổ dân tộc Tày)

Động từ mang nghĩa trao nhận - là những động từ chỉ vận động, hoạt động

mang ý nghĩa trao hoặc nhận

Ví dụ:

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện.

(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài)

- Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

(Người ăn xin – Tuốc-ghê-nhép)

Động từ chỉ vận động di chuyển là những động từ chỉ vận động mang ý nghĩa

hoạt động di chuyển, dời chỗ Hoạt động di chuyển, dời chỗ này có thể là tự thânchủ thể tiến hành hoạt động di chuyển, có thể là chủ thể làm cho một vật khác dichuyển, dời chỗ mà cũng có thể là chủ thể và sự vật (phương tiện di chuyển) cùngdời chỗ Trong lớp động từ này theo Lê Biên cũng chia thành các nhóm nhỏ là:nhóm động từ di chuyển có hướng (là những động từ chứa đựng nét nghĩa di chuyển

và hướng di chuyển) và nhóm động từ di chuyển không có hướng (là những động từ

có chủ thể tự tiến hành hoạt động di chuyển, dời chỗ) Trong chương trình TiếngViệt lớp 4 nhiều văn bản cũng chứa đựng nhiều câu mang những động từ vận động

di chuyển như phân loại của Lê Biên

Ví dụ:

- Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần

(Hồ Ba Bể - Dương Thuấn)

- Thừa dịp mọi người há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài nhanh như mũi tên.

(Trong quán ăn “Ba cá bống” – A-lếch-xây Tôn-xtôi) Động từ tư thế là những động từ vận động chỉ các tư thế vật lí của sự vật như

đứng, ngồi, nằm,…

Ví dụ:

- Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe

giảng nhờ

(Ông trạng thả diều – Trinh Đường)

- Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng

Trang 33

(Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca – Xu-khôm-lin-xki – Trần Mạnh Hưởng dịch)

Chính sự hợp thành của nhiều tiểu loại động từ trong lớp động từ chỉ hànhđộng vật lí nên câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là động từ chỉ hành động vật lí chiếmđến 79% trong tổng số 572 câu được khảo sát

Tuy nhiên, thực tế trên văn bản và thực tế sử dụng trong giao tiếp hàng ngàykhông phải lúc nào câu kể Ai làm gì? cũng chỉ đơn thuần trả lời cho câu hỏi “làmgì?” mặc dù trong câu vẫn có sự xuất hiện của động từ nhưng những động từ cảmnghĩ nói năng lại có tính chất tinh thần, liên quan đến nói năng và cả tình cảm Lúcnày căn cứ vào những vị từ trong câu chúng ta sẽ khó trả lời cho câu hỏi “Ai làmgì?” bởi chính các vị từ này đã dịch chuyển nội dung câu theo một hướng khác như

“Ai nghĩ về cái gì?” hoặc “Ai yêu ai?”,… nên trong câu kể Ai làm gì? còn có dạngcâu kể có vị ngữ là động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng Theo thống kê, trong tổng số

572 câu kể Ai làm gì? chỉ có 89 câu kể có vị ngữ là động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng,chiếm 15,6%

Bên cạnh những câu có vị ngữ là động từ chỉ hành động vật lí, chỉ cảm nghĩ nóinăng như đã phân tích ở trên thì trong quá trình khảo sát ngữ liệu của 77 văn bảnchúng tôi còn phát hiện thêm 31 câu kể có vị ngữ là động từ chỉ quan hệ, sở hữu,chiếm 5,4% trong tổng số câu kể Ai làm gì? được khảo sát

Động từ quan hệ là những động từ chỉ ý nghĩa quan hệ, đó có thể là quan hệ

giữa các thực thể, các quá trình hoặc các đặc trưng Theo Lê Biên có thể chia động

từ quan hệ thành các nhóm nhỏ sau:

● Động từ chỉ quan hệ đồng nhất như là, làm

Ví dụ:

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn

(Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi – Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)

● Động từ chỉ quan hệ quá trình, biến hóa là những động từ chỉ vận động, quátrình biến đổi của sự vật Bản thân những động từ này trống nghĩa nên bắt buộc phải

có danh từ bổ ngữ (danh ngữ) ở sau

Ví dụ:

- Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

(Những hạt thóc giống – Truyện dân gian Khmer)

- Từ đấy, chú thành Đất Nung

Trang 34

(Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên)

● Động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh

Ví dụ:

- Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới

(Cây gạo – Vũ Tú Nam) Động từ sở hữu là những động từ mang ý nghĩa sở hữu của sự vật được nói đến

trong câu

Ví dụ:

- Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy

(Con Mèo Hung – Hoàng Đức Hải)

- Nhựa xương rồng có chất độc, khi thu hái nên cẩn thận, tránh để nhựa bắn

vào mắt

(Xương rồng – Lê Trần Đức)

Qua khảo sát, phân tích ngữ liệu của những đoạn trích trong chương trìnhTiếng Việt lớp 4 và dựa trên cơ sở phân chia động từ của Lê Biên chúng tôi đã thuđược kết quả như sau:

Bảng 2.3 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai làm gì?

Câu kể Ai làm gì?

(572 câu)

Có vị ngữ là động từ

Chỉ hành động vật lí Chỉ cảm nghĩ nói năng Chỉ quan hệ, sở hữu

Từ bảng số liệu 2.3 chúng ta có thể thấy rằng câu kể Ai làm gì? là một kiểu câuđược sử dụng phổ biến trong các đoạn trích thuộc thể loại văn bản trần thuật các sựkiện, các diễn biến của câu chuyện Đặc biệt là những câu có vị ngữ là động từ chỉhành động vật lí dùng để diễn tả hành động của các nhân vật được sử dụng thườngxuyên với tần suất rất lớn

2.1.2 Câu kể Ai thế nào?

2.1.2.1 Khái niệm

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

Trang 35

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc

trạng thái được nêu ở vị ngữ Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự

vật được nói đến ở chủ ngữ

Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành [38]

2.1.2.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai thế nào? trong chương trình lớp 4

Câu kể Ai thế nào? là kiểu câu dùng để chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái

của sự vật, có tính từ hoặc động từ chỉ trạng thái làm vị ngữ Kiểu câu này xuất hiệnnhiều trong các văn bản miêu tả và nó chiếm 31,9% trong tổng số 1019 câu kể của

77 đoạn trích trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 Căn cứ vào cấu tạo của vị ngữ,

chúng tôi chia câu kể Ai thế nào? thành hai tiểu loại là câu kể có vị ngữ là tính từ và

câu kể có vị ngữ là động từ chỉ trạng thái.

Qua khảo sát thực tế văn bản chúng tôi có kết quả như sau:

Bảng 2.4 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai thế nào?

Trong kiểu câu kể có vị ngữ là tính từ cũng sẽ có những tiểu loại Dựa vào

nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ theo Lê Biên có thể chia tính từ thành các tiểuloại sau:

● Những tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối (không được đánh giá theo

thang độ) Những tính từ này có đặc điểm là bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩatuyệt đối về đặc trưng, tính chất hoặc là đặc trưng ấy “không có cường độ khácnhau, không có gì để so sánh” Chính bản chất nghĩa của lớp tính từ này nên chúngkhông có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ, không được đánh giá theothang độ Nếu có trường hợp sử dụng từ “rất” đi kèm thì chỉ có tác dụng biểu thái,

Trang 36

nhấn mạnh thêm, mang sắc thái phong cách học ngữ pháp chứ không nhằm đánh giátheo thang độ, không có tác dụng so sánh [9, tr 107]

Ví dụ:

- Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót

để chăn bò cho nó

(Bốn anh tài – Truyện cổ dân tộc Tày)

- Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong ,

dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn

(Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

● Những tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất (được đánh giá theo thang

độ) Những tính từ này chỉ đặc trưng của sự vật hoặc hoạt động mà ta có thể so sánh

về cường độ, mức độ của đặc trưng [9, tr 108]

Tiểu loại này gồm những lớp từ:

* Chỉ đặc trưng của màu sắc, mùi vị,…

(Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

* Chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất của sự vật, thực thể, như đặc tính về nhiệt

độ, đặc tính thuộc khối lượng, kích thước, chỉ chiều hướng

Trang 37

Ví dụ:

- Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn

(Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

- Lá ít và nhỏ, dày, tròn ở đầu, thuôn dần ở gần cuống

(Xương rồng – Lê Trần Đức)

* Chỉ đặc trưng thuộc tính vật lí

Ví dụ:

Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp.”

(Cây trám đen – Vi Hồng, Hồ Thủy Giang) [38, tr.53]

* Chỉ trạng thái của sự vật

Ví dụ:

Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.

(Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Xu-khôm-lin-xki) [38, tr.55]

* Chỉ đặc trưng thuộc về trạng thái tâm lí, tình cảm, phẩm chất

Ví dụ:

- Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân

ở đó không ai biết cười

(Vương quốc vắng nụ cười – Trần Đức Tiến)

- Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt

(Quê hương – Anh Đức)

- Đôi mắt của mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật.

(Con Mèo Hung – Hoàng Đức Hải) Câu kể có vị ngữ là động từ chỉ trạng thái Đây là dạng câu giao thoa giữa hai

kiểu câu kể Ai làm gì? và Ai thế nào? và để xác định dạng câu này thuộc kiểu câu

kể nào chúng tôi sẽ làm rõ trong những phần sau

Ví dụ:

- Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh)

Trong những trích đoạn của chương trình Tiếng Việt lớp 4 có 1 trích đoạn chứa

100% câu kể Ai thế nào? Đó là, “Trái vải tiến vua” của Vũ Bằng: “Trái vải tiến

Trang 38

vua chỉ nhỉnh hơn cái chén hạt mít dùng để pha trà tàu một chút Vỏ của nó không

đỏ mà ong óng một màu nâu, nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề Khi bóc vỏ ra rồi thì không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út Cùi vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì như chính tai

mình thấy sậm sựt.” [tr 51] và 1 trích đoạn “Hoa giấy” của Trần Hoài Dương thì

câu kể Ai thế nào? chiếm gần như hoàn toàn, trong trích đoạn này chỉ có 1 câu kể

Ai làm gì? ở đầu đoạn: “Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng Trời

càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió

ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời… Hoa giấy đẹp một cách giản dị Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.” [38, tr.95]

2.1.3 Câu kể Ai là gì?

2.1.3.1 Khái niệm

Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai

(con gì, cái gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?

Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người,

một vật nào đó

Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

Trong câu kể Ai là gì? vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là, vị ngữ thường

do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành [38]

2.1.3.2 Thống kê các kiểu câu kể Ai là gì? trong chương trình lớp 4

Câu kể Ai là gì? là kiểu câu được dạy sau cùng trong ba kiểu câu kể mà họcsinh được học Điều này giải thích cho việc sử dụng nó trong văn bản cũng nhưtrong giao tiếp hàng ngày không được phổ biến như hai kiểu câu kể trên bởi vì câu

kể Ai là gì? chỉ dùng để giới thiệu, nêu khái niệm hoặc nhận định một sự vật, sựviệc nào đó Căn cứ vào vị ngữ chúng tôi tạm chia câu kể Ai là gì? thành ba tiểuloại nhỏ sau:

Trang 39

● Câu kể Ai là gì? có vị ngữ nêu khái niệm, kiểu câu này chỉ chiếm một phần

rất nhỏ 2,4% trong các câu kể đã được khảo sát Đó là vì đặc trưng của các đoạntrích trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 đa số là các đoạn văn trần thuật và miêu tảnên câu nêu khái niệm ít khi xuất hiện trong các văn bản

Ví dụ:

- Hoa phượng là hoa học trò

(Hoa học trò – Xuân Diệu)

● Câu kể Ai là gì? có vị ngữ dùng để giới thiệu, kiểu câu này dùng để giới thiệu

các sự vật, sự việc, hiện tượng được kể đến, miêu tả đến trong các đoạn trích nên nóchiếm đến 53,6% trong tổng số 84 câu kể Ai là gì? được khảo sát

Ví dụ:

- Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình

(Thư thăm bạn)

● Câu kể Ai là gì? có vị ngữ nêu nhận định là kiểu câu có vị tố “là” diễn đạt

thuộc tính của sự vật, sự việc được nói đến trong câu do đó kiểu câu này chiếm 44%trong tổng số 84 câu kể Ai là gì? được khảo sát

Ví dụ:

- Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

(Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên)

- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam

(Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

Qua khảo sát 77 đoạn trích và phân tích vị ngữ của câu kể Ai là gì? chúng tôithu được kết quả như sau:

Bảng 2.5 Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai là gì?

Câu kể Ai là gì?

(84 câu)

Tác dụng

2.1.4 Câu tồn tại

Trang 40

Trong các trích đoạn của chương trình Tiếng Việt lớp 4 cũng có xuất hiện mộtkiểu câu mà sau này lên bậc Trung học Cơ sở các em sẽ được học, đó là kiểu câutồn tại Đây là kiểu câu dùng để thông báo sự tồn tại hay tiêu biến của sự vật Câutồn tại có vị từ tồn tại liên quan đến một đối tượng tồn tại, đối tượng tồn tại vốn là

bổ ngữ của sự tồn tại ấy chứ không phải là chủ ngữ của câu Câu tồn tại là kiểu câukhông đòi hỏi chủ ngữ mà chỉ đòi hỏi một bổ ngữ tồn tại vì vậy đây là dạng câu khóđối với học sinh tiểu học nên nó chỉ xuất hiện với một tần suất rất ít chỉ chiếm 3,7%văn bản của chương trình Tiếng Việt lớp 4 Điều này hoàn toàn phù hợp với trình

độ nhận thức của các em và đảm bảo tính liên hoàn trong chuỗi kiến thức TiếngViệt mà các em được học trong chương trình phổ thông

Ở câu tồn tại, động từ tồn tại thường giữ chức vụ vị ngữ Ngoài ra, những động

từ khác không phải động từ tồn tại, trong những điều kiện nhất định và ở ngữ cảnh

cụ thể, có thể tham gia vào cấu trúc câu mang ý nghĩa tồn tại

Ví dụ:

- Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín

chõ xôi.

- Hồi ấy tromg vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật.

(Bốn anh tài – Truyện cổ dân tộc Tày)

- Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển.

(Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – Trần Diệu Tần và Đỗ Thái)

- Bên vệ đường sừng sững một cây sồi.

(Cây sồi già – Lép Tôn-xtôi)

Vì kiểu câu này các em chưa được học và các em chỉ được học ba kiểu câu Ailàm gì?, Ai thế nào? và Ai là gì? nên trong thực tế dạy học ở tiểu học giáo viênthường hướng dẫn cho học sinh xếp các kiểu câu này vào kiểu câu Ai thế nào?

2.2 Cấu trúc ngữ pháp của các dạng câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

2.2.1 Thành phần câu

Một câu tiếng Việt có thể chứa nhiều thành phần khác nhau nhưng trong phạm

vi luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu một số thành phần câu sau:

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A, Đỗ Xuân Thảo (1997), Giáo trình Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt 1
Tác giả: Lê A, Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
[2]. Chu Thị Thủy An (2000), “Bàn về nội dung dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về nội dung dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học”, "Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Chu Thị Thủy An
Năm: 2000
[4]. Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh (2009), Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học
Tác giả: Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
[5]. Diệp Quang Ban (2001), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[6]. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1989
[7]. Diệp Quang Ban (2010), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2)
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[8]. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam, phần câu, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam, phần câu
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[9]. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Dự án phát triển GV tiểu học, Dạy lớp Bốn theo chương trình tiểu học mới, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy lớp Bốn theo chương trình tiểu học mới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2007
[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Dự án phát triển GV tiểu học, Đổi mới phương pháp giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp giảng dạy
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[12]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Dự án phát triển GV tiểu học, Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[13]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Dự án phát triển GV tiểu học, Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[14]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Dự án phát triển GV tiểu học, Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[15]. Nguyễn Gia Cầu (2008), “Dạy học giúp HS nắm được kiến thức và kĩ năng một cách vững chắc”, Tạp chí Giáo dục, số 189, kì 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học giúp HS nắm được kiến thức và kĩ năng một cách vững chắc”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 2008
[16]. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
[17]. Nguyễn Cao Đàm (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, câu đơn hai thành phần, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, câu đơn hai thành phần
Tác giả: Nguyễn Cao Đàm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
[18]. Ngô Công Đoàn, Hoàng Anh (2000), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Tác giả: Ngô Công Đoàn, Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[19]. Ferdinand de Saussure (Cao Xuân Hạo dịch) (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Ferdinand de Saussure (Cao Xuân Hạo dịch)
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2005
[20]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2008
[21]. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1991

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng thống kê câu kể - đặc điểm câu kể trong chương trình tiếng việt lớp 4
Bảng 2.1. Bảng thống kê câu kể (Trang 29)
Bảng 2.3. Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai làm gì? - đặc điểm câu kể trong chương trình tiếng việt lớp 4
Bảng 2.3. Bảng thống kê các tiểu loại của câu kể Ai làm gì? (Trang 33)
Bảng 2.6. Bảng thống kê tóm tắt các kiểu cấu trúc câu kể - đặc điểm câu kể trong chương trình tiếng việt lớp 4
Bảng 2.6. Bảng thống kê tóm tắt các kiểu cấu trúc câu kể (Trang 50)
Bảng 3.1. Bảng thống kê các loại văn bản - đặc điểm câu kể trong chương trình tiếng việt lớp 4
Bảng 3.1. Bảng thống kê các loại văn bản (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w