Vấn đề môi trường (MT) và giáo dục môi trường (GDMT) đã được quan tâm từ rất sớm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã có những hội nghị về giáo dục môi trường như: Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970. Năm 1972, liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị cấp cao đầu tiên với sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Stốckhom (Thụy Điển) để thảo luận về “môi trường và con người”. Hội nghị đã nhất trí nhận định việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh). Ngày khai mạc hội nghị mồng 5 tháng 6 đã đi vào lịch sử, ngày này hàng năm đã được coi là “Ngày môi trường thế giới” và được các nước kỷ niệm tổ chức như ngày hội lớn, nhắc nhở mọi người bằng hành động thiết thực đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn sự suy thoái và huỷ diệt môi trường. Tháng 10-1975, UNESCO và UNDP đã xây dựng chương trình quốc tế về giáo dục môi trường và tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về giáo dục môi trường ở Belgrade (Nam Tư). Tại đây, hiến chương Belgrade đã nêu rõ mục tiêu về giáo dục môi trường nhằm nâng cao một cách toàn diện nhận thức, tri thức, hành vi, kỹ năng, khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về MT và ý thức trách nhiệm của mọi người tham gia một cách tự giác và tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT). Hội nghị liên chính phủ về giáo dục môi trường ở Tbilixi tháng 10-1977 đã ra tuyên ngôn về giáo dục môi trường trong đó có 41 khuyến nghị về chiến lược GDMT đối với các quốc gia. Tháng 10-1990 UNESCO, UNEP và một số tổ chức khác của Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị “Chương trình quốc tế về giáo dục và đào tạo môi trường” (EFE). Hội nghị đã nêu rõ sự cam kết của các tổ chức quốc tế phối hợp hành động, phục vụ mục tiêu phổ biến kiến thức môi trường cho mọi người để họ có thể đóng góp các hoạt động cá nhân và tập thể có lợi cho môi trường. Đặc biệt, hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 đã ra bản hiến chương 21 xác định chiến lược hành động cho loài người về môi trường và phát triển ở thế kỷ XXI, trong đó có hành động xem xét lại tình hình giáo dục môi trường và đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục cho tất cả các cấp học. Đây cũng là một trong những mục tiêu chủ yếu của chương trình giáo dục môi trường Quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP. Trên phạm vi quốc tế, kể từ sau hội nghị quốc tế về BVMT ở Stockhom 1972, khoa học môi trường trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều viện nghiên cứu về MT được thành lập, nhiều trường đại học đã xây dựng các khoa và bộ môn chuyên đào tạo cán bộ khoa học(KH) quản lý và công nghệ MT. Nhiều tạp chí, nhiều sách giáo khoa, sách chuyên khảo về KHMT, về quản lý và về công nghệ MT đã được xuất bản. Trung bình hàng năm có khoảng 30 hội nghị KH quốc tế liên quan đến MT. Giáo dục môi trường cũng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước khác nhau thì có các cách tổ chức giáo dục môi trường khác nhau nhưng nhìn chung có hai hệ thống: giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy thông qua trường lớp, có chương trình giảng dạy theo giáo trình từ thấp đến cao, theo các khung thời gian khác nhau; giáo dục đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo đài, cổ động... trong đó việc đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào các cấp học hết sức được chú ý. Chẳng hạn như ở Philippines, một đất nước nhiều thiên tai, hầu hết các trường đại học đều có khoa hay tối thiểu cũng có một bộ môn môi trường, họ rất chú trọng tới giáo dục các sự cố môi trường và cách phòng chống. [5] Ở Pháp, Bộ Giáo dục đặc biệt quan tâm và luôn luôn kết hợp với các tổ chức quốc tế, các hội đoàn, các tổ chức địa phương, các cấp chính quyền, các vườn quốc gia để đưa “chương trình hành động giáo dục” (PAE) vào các trường tiểu học và trung học. Các chương trình giảng dạy địa lý và khoa học tự nhiên đều được mở rộng kiến thức về BVMT. Đối với bậc học mầm non, nội dung giáo dục môi trường có những điểm tương đồng ở một số nước như:[2] - Ở Úc bao gồm: Có nhiều loài cây con, hoa quả khác nhau. Chăm sóc cây con, hoa, quả. Làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải. Tiết kiệm trong sinh hoạt.... - Ở Nga: Mối quan hệ của động vật, thực vật với môi trường sống của chúng. Sự đa dạng sinh học. Con người là sinh vật sống. Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. - Hàn Quốc: Bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung quanh. Tiết kiệm tiêu dùng, tái tạo lại những thứ có thể sử dụng. Phân loại rác, biện pháp giảm rác thải. Ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, tác hại đến sức khỏe con người - Nhật Bản rất chú trọng tới giáo dục ý thức, các kĩ năng phòng chống, ứng phó với các thiên tai như đất lở, lụt lội... đặc biệt là đối tượng trẻ em.[13] Ở Việt Nam, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường và đã được cụ thể hóa bằng các văn bản mang tính pháp lí như:[3] Chỉ thị số 36 CTTW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006. Những văn bản trên là cơ sở pháp lí để triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nói chung, ở trường mầm non nói riêng. Đã có nhiều dự án, chương trình trong nước cũng như hợp tác quốc tế được triển khai liên quan đến giáo dục môi trường như: “Giáo dục môi trường trong trường phổ thông” (1986) của tác giả Nguyễn Dược đă khẳng định tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam. Thông qua việc thay sách giáo khoa Sinh học và Địa lý từ lớp 6 đến lớp 12, các tác giả sách giáo khoa đã quan tâm lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục môi trường. Từ năm học 1986 đến 1990 các sách giáo khoa cấp I cải cách giáo dục với một số nội dung cải tiến, trong đó vấn đề GDMT đă được quan tâm. Các lớp bồi dưỡng giáo viên giảng dạy trung học cơ sở cũng in một số tài liệu bồi dưỡng về giáo dục dân số và môi trường. Từ năm 1990 trở đi, trong các sách giáo khoa trung học phổ thông cải cách, vấn đề dân số và môi trường càng được chú ý nhiều hơn. Hội thảo quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Hà Nội (1990) đă ghi nhận vị trí quan trọng của việc “thực sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường với nhiều hình thức phong phú” và “đưa nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường vào chương trình giảng dạy trong các trường học”. Dự án VIE, hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn và cung cấp tài liệu cho các giáo viên ở trường phổ thông về giáo dục môi trường cho học sinh các cấp. Giáo dục môi trường liên quan đến đào tạo giáo viên mầm non: Bộ giáo dục và đào tạo (2010), đã có dự án “Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, giúp sinh viên mầm non nâng cao sự hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua các nội dung giáo dục môi trường lồng ghép trong các môn học trong chương trình đào tạo. Vụ giáo dục mầm non cũng đã xuất bản tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” đồng thời tổ chức tập huấn cho các cán bộ chủ chốt và giáo viên cách thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong các hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó cũng có các tác giả Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2007), trong cuốn Những hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cũng chỉ ra các hoạt động cụ thể giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non. Trong cuốn Những kiến thức cơ bản về môi trường, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đã tập hợp những kiến thức cơ bản về môi trường, ngắn gọn, dễ hiểu giúp bổ sung thêm nguồn tư liệu cho giáo viên mầm non tra cứu. Tác giả Hoàng Thị Phương cũng đã nêu được một số kiến thức cơ bản về môi trường và cơ sở lí luận của giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 5
3 Mục tiêu của đề tài 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Một số vấn đề chung về môi trường 7
1.1.1 Khái niệm môi trường 7
1.1.2 Chức năng của môi trường 7
1.1.3 Phân loại môi trường 7
1.1.4 Ô nhiễm môi trường 8
1.1.5 Bảo vệ môi trường 10
1.2 Giáo dục môi trường 11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Phương pháp tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường 13
1.2.3 Đối tượng giáo dục môi trường 14
1.3 Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 14
1.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 16
1.5 Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 16
1.5.1 Nội dung 16
1.5.2 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 17
1.5.3 Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi 18
1.5.4 Các phương tiện và các thiết bị cơ bản 18
- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên trường, góc thiên nhiên 18
1.6 Nội dung xây dựng môi trường xanh sạch đẹp 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 20
2.1 Một số vấn đề chung về các trường mầm non 20
Trang 22.2 Thực trạng 21
2.2.1 Thực trạng xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp” 21
2.1.1.1 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí 21
2.1.1.2 Quy hoạch xây dựng trường 22
2.1.1.3 Ý thức của phụ huynh trẻ 24
2.1.1.4 Khó khăn trong qúa trình xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp .24
2.2.2 Nhận thức của giáo viên và các nhà quản lí về giáo dục môi trường 25
2.2.3 Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường 26
2.2.3.1 Công tác triển khai, quản lí 26
2.2.3.2 Nội dung 27
2.2.3.2 Phương pháp 28
2.2.3.3 Hình thức 29
2.2.3.4 Các phương tiện, tài liệu giáo dục môi trường cho trẻ 31
2.2.3.5 Khó khăn trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ 35
2.2.3.4 Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 37
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 39
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Thông tin chung về trường mầm non 20
Bảng 2.2 Số lượng cán bộ, giáo viên điều tra 21
Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp 21
Bảng 2.4 Diện tích của các trường mầm non (m2) 22
Bảng 2.5 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng của GDMT 25
Bảng 2.6 Mức độ quan trọng của các lí do để GDMT cho trẻ 25
Bảng 2.7 Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ 26
Bảng 2.8 Mức độ triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 27
Bảng 2.9 Mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục môi trường cho trẻ 27
Bảng 2.10 Mức độ tổ chức các nội dung giáo dục môi trường cho trẻ 28
Bảng 2.11 Mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ 29
Bảng 2.12 Mức độ lồng ghép giáo dục môi trường 30
Bảng 2.13 Mức độ phối hợp với gia đình 31
Bảng 2.14 Nhận thức của giáo viên về vai trò của góc thiên nhiên 31
Bảng 2.15 Thực trạng của góc thiên nhiên 32
Bảng 2.16 Nguồn tài liệu 33
Bảng 2.17 Thực trạng về các tài liệu 33
Bảng 2.18 Mức độ phong phú của các tư liệu dạy học có nội dung giáo dục môi trường .33
Bảng 2.19 Mức độ sử dụng 34
Bảng 2.20 Thực trạng về đồ dùng, đồ chơi 34
Bảng 2.21 Nguồn đồ dùng đồ chơi 35
Bảng 2.22 Mức độ khó khăn theo đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí 36
Bảng 2.23 Đánh giá về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ 37
Bảng 2.24 Hệ số tương quan giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ 37
Bảng 2.25 Sự khác nhau giữa phụ huynh (PH) và Giáo viên (GV) 38
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề môi trường (MT) và giáo dục môi trường (GDMT) đã được quan tâm từ rất
sớm trên thế giới cũng như ở Việt Nam Từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, trên thếgiới đã có những hội nghị về giáo dục môi trường như: Hội nghị quốc tế về GDMT trongChương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ)năm 1970 Năm 1972, liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị cấp cao đầu tiên với sự cómặt của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Stốckhom (Thụy Điển) để thảo luận về “môitrường và con người” Hội nghị đã nhất trí nhận định việc bảo vệ thiên nhiên và môitrường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (bên cạnh nhiệm vụ bảo
vệ hoà bình, chống chiến tranh) Ngày khai mạc hội nghị mồng 5 tháng 6 đã đi vàolịch sử, ngày này hàng năm đã được coi là “Ngày môi trường thế giới” và được cácnước kỷ niệm tổ chức như ngày hội lớn, nhắc nhở mọi người bằng hành động thiếtthực đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn sự suy thoái và huỷ diệt môi trường
Tháng 10-1975, UNESCO và UNDP đã xây dựng chương trình quốc tế về giáodục môi trường và tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về giáo dục môi trường ởBelgrade (Nam Tư) Tại đây, hiến chương Belgrade đã nêu rõ mục tiêu về giáo dụcmôi trường nhằm nâng cao một cách toàn diện nhận thức, tri thức, hành vi, kỹ năng,khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về MT và ý thức trách nhiệm của mọi ngườitham gia một cách tự giác và tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).Hội nghị liên chính phủ về giáo dục môi trường ở Tbilixi tháng 10-1977 đã ra tuyênngôn về giáo dục môi trường trong đó có 41 khuyến nghị về chiến lược GDMT đối vớicác quốc gia Tháng 10-1990 UNESCO, UNEP và một số tổ chức khác của Liên hợpquốc đã tổ chức hội nghị “Chương trình quốc tế về giáo dục và đào tạo môi trường”(EFE) Hội nghị đã nêu rõ sự cam kết của các tổ chức quốc tế phối hợp hành động,phục vụ mục tiêu phổ biến kiến thức môi trường cho mọi người để họ có thể đóng gópcác hoạt động cá nhân và tập thể có lợi cho môi trường Đặc biệt, hội nghị thượng đỉnh
về Trái Đất tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 đã ra bản hiến chương 21 xác địnhchiến lược hành động cho loài người về môi trường và phát triển ở thế kỷ XXI, trong
đó có hành động xem xét lại tình hình giáo dục môi trường và đưa nội dung giáo dục
Trang 5môi trường vào chương trình giáo dục cho tất cả các cấp học Đây cũng là một trongnhững mục tiêu chủ yếu của chương trình giáo dục môi trường Quốc tế (IEEP) củaUNESCO và UNEP Trên phạm vi quốc tế, kể từ sau hội nghị quốc tế về BVMT ởStockhom 1972, khoa học môi trường trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ Nhiều việnnghiên cứu về MT được thành lập, nhiều trường đại học đã xây dựng các khoa và bộ mônchuyên đào tạo cán bộ khoa học(KH) quản lý và công nghệ MT Nhiều tạp chí, nhiều sáchgiáo khoa, sách chuyên khảo về KHMT, về quản lý và về công nghệ MT đã được xuấtbản Trung bình hàng năm có khoảng 30 hội nghị KH quốc tế liên quan đến MT.
Giáo dục môi trường cũng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới Ở cácnước khác nhau thì có các cách tổ chức giáo dục môi trường khác nhau nhưng nhìnchung có hai hệ thống: giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy thông quatrường lớp, có chương trình giảng dạy theo giáo trình từ thấp đến cao, theo các khungthời gian khác nhau; giáo dục đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông nhưbáo đài, cổ động trong đó việc đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào các cấp họchết sức được chú ý
Chẳng hạn như ở Philippines, một đất nước nhiều thiên tai, hầu hết các trườngđại học đều có khoa hay tối thiểu cũng có một bộ môn môi trường, họ rất chú trọng tớigiáo dục các sự cố môi trường và cách phòng chống [5]
Ở Pháp, Bộ Giáo dục đặc biệt quan tâm và luôn luôn kết hợp với các tổ chứcquốc tế, các hội đoàn, các tổ chức địa phương, các cấp chính quyền, các vườn quốc gia
để đưa “chương trình hành động giáo dục” (PAE) vào các trường tiểu học và trunghọc Các chương trình giảng dạy địa lý và khoa học tự nhiên đều được mở rộng kiếnthức về BVMT Đối với bậc học mầm non, nội dung giáo dục môi trường có nhữngđiểm tương đồng ở một số nước như:[2]
- Ở Úc bao gồm: Có nhiều loài cây con, hoa quả khác nhau Chăm sóc cây con,hoa, quả Làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải Tiết kiệm trong sinh hoạt
- Ở Nga: Mối quan hệ của động vật, thực vật với môi trường sống của chúng Sự
đa dạng sinh học Con người là sinh vật sống Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe conngười Con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên Ô nhiễm môi trường, bảo vệmôi trường
Trang 6- Hàn Quốc: Bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung quanh Tiết kiệm tiêudùng, tái tạo lại những thứ có thể sử dụng Phân loại rác, biện pháp giảm rác thải Ônhiễm môi trường, nguyên nhân, tác hại đến sức khỏe con người
- Nhật Bản rất chú trọng tới giáo dục ý thức, các kĩ năng phòng chống, ứng phóvới các thiên tai như đất lở, lụt lội đặc biệt là đối tượng trẻ em.[13]
Ở Việt Nam, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng rất quan tâm đến các vấn
đề môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường và đã được cụ thể hóa bằng các văn bảnmang tính pháp lí như:[3]
Chỉ thị số 36 CTTW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tácbảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã đưa ranhững giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyêngiáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệmôi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục củatất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dụcmôi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèmtheo Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạtđộng giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thốnggiáo dục quốc dân
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phêduyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đãban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006.Những văn bản trên là cơ sở pháp lí để triển khai công tác giáo dục bảo vệ môitrường trong nhà trường nói chung, ở trường mầm non nói riêng Đã có nhiều dự án,chương trình trong nước cũng như hợp tác quốc tế được triển khai liên quan đến giáodục môi trường như:
“Giáo dục môi trường trong trường phổ thông” (1986) của tác giả Nguyễn Dược
đă khẳng định tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam Thông qua việcthay sách giáo khoa Sinh học và Địa lý từ lớp 6 đến lớp 12, các tác giả sách giáo khoa
Trang 7đã quan tâm lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục môi trường Từ năm học 1986 đến
1990 các sách giáo khoa cấp I cải cách giáo dục với một số nội dung cải tiến, trong đóvấn đề GDMT đă được quan tâm Các lớp bồi dưỡng giáo viên giảng dạy trung học cơ sởcũng in một số tài liệu bồi dưỡng về giáo dục dân số và môi trường Từ năm 1990 trở đi,trong các sách giáo khoa trung học phổ thông cải cách, vấn đề dân số và môi trường càngđược chú ý nhiều hơn
Hội thảo quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Hà Nội (1990) đă ghinhận vị trí quan trọng của việc “thực sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dụcmôi trường với nhiều hình thức phong phú” và “đưa nội dung về bảo vệ tài nguyên vàmôi trường vào chương trình giảng dạy trong các trường học”
Dự án VIE, hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn vàcung cấp tài liệu cho các giáo viên ở trường phổ thông về giáo dục môi trường cho họcsinh các cấp
Giáo dục môi trường liên quan đến đào tạo giáo viên mầm non: Bộ giáo dục và đào tạo
(2010), đã có dự án “Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, giúp sinh viên mầm non nâng cao sự hiểu biết về môi trường và
bảo vệ môi trường thông qua các nội dung giáo dục môi trường lồng ghép trong các môn họctrong chương trình đào tạo
Vụ giáo dục mầm non cũng đã xuất bản tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dunggiáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” đồng thời tổ chức tập huấn chocác cán bộ chủ chốt và giáo viên cách thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục môitrường trong các hoạt động khác nhau
Bên cạnh đó cũng có các tác giả Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2007), trong
cuốn Những hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cũng chỉ ra các hoạt động cụ thể
giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non
Trong cuốn Những kiến thức cơ bản về môi trường, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
đã tập hợp những kiến thức cơ bản về môi trường, ngắn gọn, dễ hiểu giúp bổ sung thêmnguồn tư liệu cho giáo viên mầm non tra cứu
Tác giả Hoàng Thị Phương cũng đã nêu được một số kiến thức cơ bản về môitrường và cơ sở lí luận của giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Trang 8Tóm lại vấn đề môi trường và giáo dục môi trường đã được phổ biến rộng rãi ở nhiềuquốc gia trong đó có Việt Nam Bởi vì vấn đề môi trường hiện nay không phải chỉ riêng củamột quốc gia nào, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu Tuy nhiên mức độ triển khai thực hiện vàhiệu quả đạt được là không đồng đều ở các nước khác nhau Ở Việt Nam, Việc đưa giáo dụcbảo vệ môi trường vào các cấp học đã được triển khai sâu rộng nhưng việc kiểm tra đánh giá còn ít được chú ý; để tạo ra được một thế hệ trẻ có dân trí cao về môi trường cần phải có những tácđộng mạnh mẽ hơn nữa của toàn xã hội cũng như hệ thống giáo dục, mà bắt đầu là bậc họcmầm non Trong đó cần chú ý đến vấn đề kiểm tra đánh giá thường xuyên để nâng cao hơnnữa hiệu quả của quá trình giáo dục
2 Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng cuộc sống đã trở thành mối quanngại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới Hiện nay các vấn đề như biến đổikhí hậu, suy giảm tầng ozon, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tàinguyên rừng, sự gia tăng của các thiên tai, ô nhiễm đất, nước, không khí đã, đang và
sẽ tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả mọi người
Việt Nam là một nước đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa cũnggặp phải những mâu thuẫn trong việc phát triển các lợi ích kinh tế với bảo vệ môitrường trong qúa trình phát triển Hiện tại, những vấn đề về môi trường ở nước tacũng không nằm ngoài những vấn đề môi trường chung của thế giới Chính vì vậybảo vệ môi trường là việc làm hết sức cấp bách để duy trì và phát triển hệ thống hỗtrợ sự sống, đảm bảo sự phát triển bền vững; trong đó giáo dục môi trường là chìakhóa quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là giớitrẻ đối với môi trường
Để nâng cao sự hiểu biết cũng như có kĩ năng bảo vệ và ý thức xây dựng môitrường sống trong sạch, lành mạnh, bền vững cho học sinh, Chính phủ đã có đề án
“Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” trong đó
có bậc học mầm non
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi
vì trẻ đang ở trong quá trình phát triển các thái độ, nhận thức và hành vi; trẻ cũng làthành viên của nhóm dân cư lớn nhất Và sự thành đạt trong tương lai của trẻ phụthuộc nhiều hơn vào phát triển bền vững hiện nay hơn bất kì nhóm nào khác Giáo dục
Trang 9môi trường giúp trẻ biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm hìnhthành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường
Trong chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay không có hoạt động giáodục bảo vệ môi trường riêng biệt mà lồng ghép trong các hoạt động khác nhau nên gặpmột số khó khăn nhất định và hiệu quả còn hạn chế Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế” để tìm hiểu rõ hơn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hơn nữa công tác này ở trường mầm non
3 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở một số trường mầm nontrên địa bàn thành phố Huế; từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ mẫugiáo ở các trường mầm non: Mầm non I (phường Phú Nhuận), Mầm non II (phườngThuận Thành), mầm non Xuân Phú (phường Xuân Phú), mầm non Hương Lưu (phường
Vỹ Dạ)
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu
để tìm hiểu cơ sở lí luận cho đề tài
- Phương pháp điều tra (Phiếu, phỏng vấn trực tiếp): Điều tra bằng phiếu giáo
viên đứng lớp, ban giám hiệu; phụ huynh trẻ và trò chuyện trực tiếp với cô và cháu đểtìm hiểu thực trạng
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên, trường mầm
non để tìm hiểu thực trạng
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lí số liệu
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số vấn đề chung về môi trường
1.1.1 Khái niệm môi trường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên vàcác yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnhhưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”
Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng thể những điều kiện bênngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồmtoàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữuhình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác cáctài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả những gì bao quanh và cóảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiện nào đó
Môi trường theo nghĩa gắn với con người và sinh vật “bao gồm các nhân tố tựnhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt Nam 2005)
1.1.2 Chức năng của môi trường
Với sinh vật nói chung và con người nói riêng, môi trường có những chức năng sau: [11]
- Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
- Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất con người.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người sáng tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.1.3 Phân loại môi trường
Có nhiều cách phân loại môi trường theo các tiêu chí khác nhau, sau đây là mộtvài cách phổ biến: [5]
Trang 11Hình 1.1 Phân loại môi trườngTheo chức năng thì môi trường sống của con người được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tạingoài ý muốn của con người (đất, nước,không khí , động thực vật, nấm ,nhiệt, âmthanh )
- Môi trường nhân tạo: gồm tất cả những gì con người tạo nên, làm thành tiệnnghi cuộc sống như nhà ở, công viên
- Môi trường xã hội: gồm các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợihoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con ngườiNhư vậy môi trường ở trường mầm non được hiểu bao gồm các yếu tố tự nhiênnhư đất, nước, không khí, ánh sáng, cây hoa, cỏ, con vật ; các lớp học, nhà bếp, sânchơi, bàn ghế, đồ dùng và các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường
1.1.4 Ô nhiễm môi trường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chấtnào đó có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản cácquá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường, hoặc làm cho các quá trình này xảy
Trang 12ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sứckhỏe và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môitrường đó”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, sự ô nhiễm (hoặc sự nhiễm bẩn) làviệc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gâytác hại xấu đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảmchất lượng môi trường
Theo luật Bảo vệ môi trường 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của cácthành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấuđến con người, sinh vật” Ví dụ việc gia tăng hàm lượng bụi, các khí độc trong khôngkhí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đời sống sinh vật hoặc việc thay đổinồng độ các hoá chất, vi trùng, tác nhân vật lý trong nước có thể ảnh hưởng tới đờisống thuỷ sinh, khả năng cấp nước cho cây trồng, cho con người đều được gọi là ônhiễm môi trường
Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần của môi trườngkhông phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến với con người vàsinh vật
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phầnmôi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
Các loại ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nướcgây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật Khi sựthay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ônhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể do thiên tai như mưa, bão,lũ hay do nước thải từ khu dân cư, nhà máy, hoạt động giao thông- vận tải, nôngnghiệp
- Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thànhphần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…
Trang 13Thuật ngữ “tác nhân gây ô nhiễm không khí” thường được sử dụng để chỉ cácphần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đếnsức khỏe, gây tổn thất cho thực bì, các HST và các vật liệu khác nhau.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể là thể rắn (bụi, bồ hóng, muộithan), ở dưới hình thức giọt (sương mù sunphat) hay ở thể khí (SO2, NO2, CO,…)
- Ô nhiễm đất
Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng Tuy nhiên khi cómặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinhthái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia thành 2 loại: Nguồn gốc tựnhiên như núi lửa, ngập úng, đất mặn do xâm nhập thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay
và nguồn gốc nhân sinh đó là: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,giao thông và hoạt động nông nghiệp…
- Ô nhiễm tiếng ồn
Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu, đặc biệt khi
nó gây chấn thương sinh lý hoặc tâm thần
Hầu hết tiếng ồn trong môi truờng có nguồn gốc nhân sinh như sự hoạt đông củacác phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không Ở trong nhà, các loạimáy giặt, máy rửa bát, tivi, video, ghi âm,… cũng là những nguồn gây tiếng ồn
Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên như hoạtđộng núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão… hoặc các hoạt động do con người thực hiện trongcông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt
1.1.5 Bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạchđẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến với môi trường, ứng phó sự cố môi trường,khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụnghợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học
Như vậy bảo vệ môi trường có thể được hiểu đó là tất cả những việc làm, nhữnghành động của con người từ những việc nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệmtài nguyên trong sinh hoạt cho đến những nghiên cứu khoa học về môi trường để làmcho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm
Trang 141.2 Giáo dục môi trường
1.2.1 Khái niệm
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường trong Chương trình đào tạo của trườnghọc do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa
về Giáo dục môi trường như sau:
“Giáo dục môi trường là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xâydựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tươngquan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh Giáo dục môitrường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắcứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970)
Định nghĩa này cho thấy Giáo dục môi trường đã được xem xét ở góc độ mang tínhhợp lý và gắn kết với phát triển Vào thời điểm định nghĩa này được phát biểu, người tathường chỉ xem xét môi trường và các vấn đề về môi ttrường ở khía cạnh lý sinh
Thuật ngữ “Giáo dục môi trường” cũng đã được sử dụng trong Hội nghị toàn cầulần thứ nhất về Môi trường và con người tại Stokholm năm 1972, nhưng chỉ đến Hộinghị ở Belgrade, Giáo dục môi trường mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu Kể
từ đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về Giáo dục môi trường là “quá trìnhnhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi trườngcũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độclập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phòng chống cácvấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường ở Tbilisi (UNESCO - UNEP 1978) chorằng: “Giáo dục môi trường không phải là một môn riêng biệt đưa thêm vào chươngtrình giáo dục, cũng không phải là một chủ đề nghiên cứu mà là một đường hướng nộinhập vào trong chương trình đó Giáo dục môi trường là kết quả của một sự địnhhướng và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau, những kinh nghiệm khác nhau (khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội, văn hoá nghệ thuật,…) và nó cung cấp một nhận thứctoàn diện về môi trường”
Dự án VIE/95/041, 1997 định nghĩa: “Giáo dục môi trường là một quá trìnhthường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiếnthức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các
Trang 15vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiệnnay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, 1998:
“Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâmtrước những vấn đề về môi trường bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩnăng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trườngtrước mắt cũng như lâu dài”
Chính sách giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam cũng đã đượcnêu rõ “Giáo dục môi trường không phải là một môn học mới, mà phải xuyên suốt quátrình giáo dục, tạo ra cách nhìn mới đối với các môn học và các vấn đề vốn có”
Như vậy, Giáo dục môi trường không phải là việc học một lần trong đời màhọc suốt đời Và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổitrưởng thành Đối với lứa tuổi nhỏ, Giáo dục môi trường có mục đích tạo nên “Conngười giác ngộ về môi trường” Với lứa tuổi trưởng thành, mục đích này là “Người côngdân có trách nhiệm về môi trường” Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch
vụ, quản lý mục đích này là hình thành “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường”.Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một số điểm cơbản chung sau:
- Giáo dục môi trường là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiềuđịa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phươngthức khác nhau
- Giáo dục môi trường nhằm thay đổi hành vi
- Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế
- Giáo dục môi trường liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định vềcách sống
- Trong giáo dục môi trường, việc học phải tập trung vào người học và lấyhành động làm cơ sở
Mục tiêu của giáo dục môi trường:
Kiến thức: Giáo dục môi trường cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những
kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữacon người và môi trường
Trang 16Nhận thức: Giáo dục môi trường thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận
thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường
Thái độ: Giáo dục môi trường khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng
và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cựcvào việc cải thiện và bảo vệ môi trường
Kỹ năng: Giáo dục môi trường cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự
đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường
Sự tham gia: Giáo dục môi trường cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ
hội tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyếtđịnh môi trường đúng đắn
Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hoá các vấn đề vềmôi trường, nghĩa là đào tạo những công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môitrường và biết sống vì môi trường
Như vậy giáo dục môi trường cho trẻ mầm non có thể được hiểu: Là quá trìnhnhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đềmôi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vicủa trẻ đối với môi trường xung quanh
1.2.2 Phương pháp tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường
- Giáo dục về môi trường: Trang bị các kiến thức về môi trường, các thành phầncủa nó (đất, nước, không khí, sự đa dạng của động thực vật ) và mối quan hệ giữachúng với nhau, sự tác động của con người đối với môi trường Ở trường mầm non,các nội dung nay được tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động khác nhau.[12]
- Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường như một phương tiện để giảngdạy, học tập, nghiên cứu
- Giáo dục vì môi trường: Trên cơ sở các kiến thức được trang bị đi tới hìnhthành ý thức trách nhiệm, các giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn, thái độ ứng xử tíchcực, xây dựng động cơ và kĩ năng tham gia cải thiện môi trường
Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đổi mới, giáo dục môi trườngđược thực hiện theo quan điểm lồng ghép, tích hợp ở các mức độ khác nhau:[3]
- Lồng ghép hoàn toàn: Mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường trùng với mụctiêu và nội dung của môn học hay hoạt động cụ thể Ví dụ: Trong hoạt động chung có
Trang 17mục đích học tập- Làm quen với môi trường xung quanh: Chủ đề: thực vật; động vật
- Lồng ghép từng phần: Một số phần của bài học hay hoạt động cụ thể có mụctiêu và nội dung phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường Ví dụ như:hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ
- Mức độ liên hệ: Một số bài học hay hoạt động cụ thể có nội dung có thể liên hệvới nội dung giáo dục môi trường Ví dụ: hoạt động âm nhạc, làm quen với tác phẩmvăn học
1.2.3 Đối tượng giáo dục môi trường
Đối tượng giáo dục môi trường là con người Bởi vì con người là một thành phầncủa môi trường và là chủ thể bảo vệ môi trường Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử với môitrường là một trong các yếu tố nhân cách của người lao động Mà chức năng tổng quát
và cao quý nhất của giáo dục là trồng người, rèn luyện nhân cách người lao động Do
đó, giáo dục môi trường được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân Ở mỗi cấp học, bậchọc, tuỳ theo khả năng tiếp nhận tri thức và thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường củahọc sinh mà lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp
Đối tượng giáo dục môi trường trong các trường mầm non bao gồm:
- Trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo viên và nhân viên trong nhà trường
- Ban lãnh đạo nhà trường: để chỉ đạo công tác giáo dục môi trường cho trẻ trongnhà trường
- Các bậc phụ huynh: để phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ.Trong các đối tượng trên thì trẻ em là đối tượng quan trọng và chủ yếu mà giáodục môi trường ở bậc học mầm non hướng tới
1.3 Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non [1]
Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non gồm có hai phần bao gồm:Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục Lĩnh vực giáo dục được chia theo các lĩnh vực như:Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngônngữ và giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ Trong đó nội dunggiáo dục lại được phân chia theo các chủ đề, đó là nội dung hoặc một phần kiến thức
mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức hướngdẫn của giáo viên, diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp Một chủ đề có thể bao
Trang 18gồm một số chủ đề nhánh Trong mỗi chủ đề nhánh sẽ có các đề tài cụ thể theo cáclĩnh vực khác nhau để giáo viên lựa chọn Phạm vi kiến thức và hoạt động của một chủ
đề rất linh hoạt, giúp cho giáo viên có thể lựa chọn nội dung cốt lõi và từ đó mở rộngthêm tùy vào nhận thức và khả năng của trẻ
Trong nội dung chăm sóc và nuôi dưỡng gồm có các hoạt động: Tổ chức bữa ăn,
tổ chức ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn
Hình 1.2 Chủ đề giáo dục trẻ ở trường mầm non
Trang 19Khi xác định nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần phải dựa trênnội dung các chủ điểm để khai thác được những nội dung có thể giáo dục môi trườngphù hợp.
1.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo [16]
Ở trẻ 3-4 tuổi kiểu tư duy trực quan - hành động bắt đầu chuyển sang kiểu tư duytrực quan - hình tượng Trẻ đã biết phân biệt được các sự vật hiện tượng bằng các dấuhiệu rõ nét bên ngoài Trẻ cũng có thể hiểu được các mối quan hệ và sự phụ thuộc đơngiản của sự vật và hiện tượng dưới hình thức trực quan hình tượng
Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng suy luận, so sánh các dấu hiệu giống khác của hai đốitượng Trẻ dần có ý thức hơn với hành động và lời nói của mình, biết thực hiện một sốquy định về nề nếp trong các hoạt động và sinh hoạt Trẻ đã nhận ra vẻ đẹp của thế giớixung quanh Tình cảm của trẻ ở độ tuổi này cũng rất mãnh liệt, trẻ thương biểu lộ tìnhcảm, gần gũi với những nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi
Trẻ 5-6 tuổi có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiệntượng và giữa nó với môi trường Trẻ có khả năng nhận biết đối tượng một cách toàn diệnnhờ sự phối hợp giữa các giác quan Trẻ mẫu giáo lớn những yếu tố của tư duy logic đãxuất hiện, khả năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiệntượng của trẻ tương đối tốt
Tóm lại, nhận thức của trẻ nhỏ vẫn mang nặng tính trực quan cảm tính Chính vìvậy trong qúa trình giáo dục môi trường cho trẻ cần xây dựng môi trường hoạt độngthật phong phú, đặc biệt là môi trường tự nhiên, tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được trảinghiệm, tìm tòi, khám phá Bên cạnh đó cũng cần tăng cường việc minh họa bằng cácvật thật, tranh ảnh
Nhà giáo dục Nga vĩ đại K D Usinxki đã nhấn mạnh sự cần thiết cho trẻ làmquen với môi trường thiên nhiên, phát triển kĩ năng quan sát các hiện tượng thiênnhiên ngay từ khi còn nhỏ Sự tiếp xúc sớm nhất của trẻ với thiên nhiên giúp cho việcgiáo dục quan niệm đúng đắn về môi trường
1.5 Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
1.5.1 Nội dung [3]
Trong chương trình mầm non hiện nay, giáo dục môi trường không xây dựng mộtnội dung riêng lẻ mà được biên soạn lồng ghép vào các nội dung của chương trình
Trang 20chăm sóc và giáo dục trẻ theo quan điểm đổi mới
Dựa vào cách phân loại môi trường và khả năng nhận thức của trẻ nhỏ, có thểchia các nội dung cần giáo dục cho trẻ mầm non thành các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực 1: Con người và môi trường sống
Giáo dục trẻ biết được hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người như:Nguyên nhân và tác hại của MT ô nhiễm, biết giữ gìn MT sạch và cách tránh những tác hại
do ô nhiễm MT Sống tiết kiệm, yêu quý đồ dùng đồ chơi, cây con, vệ sinh MT
Lĩnh vực 2: Con người với động vật và thực vật
Trẻ có hiểu biết ban đầu về đặc điểm của cây cối, con vật như: hình dạng, nơi ở,thức ăn, sinh trưởng, phát triển, lợi ích
Trẻ nhận biết được tác hại của việc chặt phá rừng, giết hại các loại thú; yêu quí vàbiết chăm sóc, bảo vệ cây cối và con vật
Lĩnh vực 3: Con người với thiên nhiên
Giúp trẻ có hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên như: Gió, mưa, nắng và biếtnguyên nhân, tác hại của các hiện tượng tự nhiên bất thường như bão lụt, hạn hán vàcách phòng ngừa
Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên
Giáo dục trẻ về lợi ích các loại tài nguyên như đất, nước, rừng từ đó biết sửdụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên
Lĩnh vực 5: Con người và văn hóa xã hội
- Trẻ biết được tên gọi, cách sử dụng, sắp xếp gọn gàng, vệ sinh đồ dùng tronggia đình, trong trường mầm non
- Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa đối vớimôi trường thiên nhiên và cuộc sống con người
- Trẻ biết gọi tên một số địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, biết giữ gìn vàbảo vệ danh lam thắng cảnh
- Trẻ biết tên gọi các phương tiện giao thông, hiểu được các phương tiện giaothông gây ô nhiễm như thế nào, con người cần làm gì để giảm ô nhiễm môi trường
1.5.2 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ [1]
- Nhóm phương pháp thực hành- trải nghiệm như: dùng trò chơi, thao tác với
đồ vật, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập
Trang 21- Nhóm phương pháp trực quan- minh họa: cho trẻ tiếp xúc với vật thật, tranhảnh, sơ đồ, mô hình, hành động mẫu
- Nhóm phương pháp dùng lời: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ( tròchuyện, kể chuyện, giải thích, đọc thơ
- Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá, khích lệ trẻ
1.5.3 Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi [8]
Việc chuyển tải các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đến trẻ có thể thực hiệndưới các hình thức sau:
- Thông qua các hoạt động chung có mục đích học tập có sự hướng dẫn trực tiếpcủa giáo viên trong các tiết học như: Làm quen với môi trường xung quanh (MTXQ),Làm quen với tác phẩm văn học, Tạo hình, Âm nhạc
- Thông qua hoạt động vui chơi ở các góc, vui chơi ngoài trời
- Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại
- Thông qua hoạt động lao động ở góc thiên nhiên
- Thông qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ như vệ sinh cơ thể, ăn ngủ
- Thông qua các hội thi văn nghệ, vẽ tranh chào mừng
1.5.4 Các phương tiện và các thiết bị cơ bản
- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viêntrường, góc thiên nhiên
- Đồ dùng, đồ chơi: Những thứ từ thiên nhiên (như các loại hạt, lá cây, đá và vỏsò…), từ những vật liệu tái chế (chai lọ, lõi cuốn giấy toilet, hộp cartôn, hộp đựngphim chụp ảnh ) hay phương tiện khoa học như kính hiển vi, gương, ống nhòm…
- Các tài liệu: như sách, tranh, ảnh, bài hát, kịch về giáo dục môi trường Ví dụnhư thơ: Bác quét rác, bé ngoan, ghi nhớ, thư của bé Tranh minh hoạ: Về nhà của một
số con vật, về nơi sinh sống của một số loài cây, về các nguồn gây ô nhiễm không khí
1.6 Nội dung xây dựng môi trường xanh sạch đẹp [4]
Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong đó có nội dung xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn bao gồm:
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹphơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh
Trang 22- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữgìn vệ sinh sạch sẽ
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các côngtrình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân