Khó khăn trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 38 - 40)

- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên

2.2.3. Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

2.2.3.5. Khó khăn trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ

Bảng 2.22. Mức độ khó khăn theo đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí

STT Các khó khăn Giáo viên Cán bộ quản lí

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi 2,93 4,27 2,30 0,82

2 Tài liệu liên quan đến môi trường và giáo

dục bảo vệ môi trường 2,24 0,93 2,30 1,25

3 Các hướng dẫn thực hiện lồng ghép nội

dung GDBVM cho trẻ 2,18 1,09 1,80 1,23

4 Soạn giáo án có lồng ghép nội dung

GDBVMT và tổ chức các hoạt động giáo dục 2,14 1,17 5 Môi trường tự nhiên (quỹ đất có cây xanh,

góc thiên nhiên, quy hoạch…) 2,44 2,20 2,60 1,27

6 Tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về giáo

dục môi trường cho trẻ 2,74 3,31 2,10 1,29

7 Nhận thức về tầm quan trọng của GDBVMT của giáo viên, phụ huynh và

cán bộ quản lí 2,44

3,37 2,50 1,08

8 Kinh phí 2,60 0,88 3,20 0,92

9 Thời gian 2,32 0,82 2,50 1,08

10 Triển khai lồng ghép nội dung GDBVMT

và tổ chức các hoạt động giáo dục 1,80 1,23

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

Kết quả bảng trên cho thấy mức độ khó khăn trong qúa trình giáo dục môi trường cho trẻ theo đánh giá của cả hai đối tượng là giáo viên và cán bộ quản lí ở các mức thấp, trung bình và khá khó khăn. Trong đó các nhà quản lí cho rằng khó khăn về kinh phí là lớn nhất. Còn về phía giáo viên thì cho rằng trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là khó khăn cơ bản. Điều này cũng có liên quan đến vấn đề kinh phí và thời gian và đây cũng là hai khó khăn đáng kể đối với các giáo viên.

Các tài liệu về môi trường, các hướng dẫn lồng ghép, triển khai lồng ghép và soạn giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không phải là khó khăn lớn đối với cả hai đối tượng. Mặc dù vậy vấn đề tập huấn bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đều cho là khá khó khăn. Số lượng giáo viên tham gia tập huấn các cấp trong vòng 5 năm trở lại đây theo thống kê của chúng tôi như sau: Cấp bộ có 10

lượt tham dự, cấp sở có 8 lượt, cấp phòng có 55 lượt và cấp trường có 195 lượt. Về phía cán bộ quản lí, qua phiếu điều tra chúng tôi cũng nhận thấy, 100% đều được dự các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau. Theo thống kê thì trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 20 lượt tập huấn tại trường, 31 lượt tập huấn tại phòng giáo dục, 12 lượt tham dự tập huấn cấp sở giáo dục và chỉ có 02 lượt tham gia lớp tập huấn cấp bộ. Người tham gia nhiều nhất cấp phòng là 5 lần và nhiều nhất ở cấp sở cũng 5 lần.

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w