Các phương tiện, tài liệu giáo dục môi trường cho trẻ

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 34 - 38)

- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên

2.2.3. Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

2.2.3.4. Các phương tiện, tài liệu giáo dục môi trường cho trẻ

- Góc thiên nhiên

Trong giáo dục môi trường cho trẻ xây dựng môi trường hoạt động trong đó có góc thiên nhiên là rất quan trọng. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò của góc thiên nhiên chúng tôi có kết quả như sau.

Bảng 2.14. Nhận thức của giáo viên về vai trò của góc thiên nhiên

STT Các vai trò ĐTB ĐLC

1 Giáo dục tình yêu lao động 3,57 0,70

2 Hình thành các kĩ năng lao động 3,49 0,75

3 Phương tiện hướng dẫn trẻ tìm hiểu về động thực

vật, các yếu tố vô sinh 2,83 0,89

4 Giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc động vật 3,22 0,82

5 Giáo dục trẻ bảo vệ chăm sóc cây trồng 3,51 0,73

6 Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nước, đất... 3,53 0,69

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

nhiên có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ. Bởi vì góc thiên nhiên là một trong những phương tiện giáo dục trực quan sống động có tác dụng vừa hình thành cho trẻ kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng và hình thành hành vi tốt đối với môi trường. Kết quả tìm hiểu về thực trạng góc thiên thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Thực trạng của góc thiên nhiên

STT Nội dung ĐTB ĐLC

1 Diện tích dành cho góc thiên nhiên 3,28 2,09

2 Đồ dùng đồ chơi 3,10 0,89

3 Sự đa dạng của động vật, thực vật 2,89 0,88

4 Bố trí không gian cho góc thiên nhiên 3,06 0,80

5 Mức độ sử dụng 2,98 0,82

6 Thời gian chơi 2,83 0,84

7 Hứng thú của trẻ 3,30 0,67

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

Bảng trên cho thấy khả năng gây hứng thú cho trẻ của góc thiên nhiên có điểm trung bình cao nhất. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi vì được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ một cách chân thực, sống động nhất, làm cho trẻ rất thích thú. Theo phân tích One-Way Anova cho thấy đánh giá của trường Hương Lưu về hứng thú của trẻ cao hơn so với trường Mầm non I và Mầm non II (F(3,96) = 3,65, p<0,05). Các tiêu chí như thời gian chơi, mức độ sử dụng, sự đa dạng của động vật, thực vật được đánh giá ở mức thấp hơn. Qua thực tế điều tra chúng tôi cũng nhận thấy góc thiên nhiên phần lớn là thực vật, động vật ít đa dạng hơn, chủ yếu là cá cảnh. Bởi vì trên thực tế các trường mầm non chưa có đủ điều kiện để nuôi, chăm sóc các loài động vật khác.

Phân tích One -Way Anova cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các trường về diện tích dành cho góc thiên nhiên (F(3,96) = 4,18, p<0,05) và bố trí cho góc thiên nhiên (F(3,96) = 3,89 p<0,05). Cụ thể là diện tích dành cho góc thiên nhiên của Hương Lưu có mức độ đạt cao hơn so với ba trường còn lại; còn bố trí không gian cho góc thiên nhiên thì trường Mầm non II, Hương Lưu cao hơn so với Xuân Phú.

Bảng 2.16. Nguồn tài liệuSTT Nội dung ĐTB ĐLC STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Sách báo, internet 3,37 0,75 2 Nhà trường cung cấp 3,09 0,81 3 Từ các lớp tập huấn 2,84 0,94 4 Cô tự sáng tác 2,24 1,03

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

Tài liệu về giáo dục môi trường hiện nay rất đa dạng, ở trường mầm non theo kết quả điều tra ở bảng trên chúng tôi thấy nguồn tư liệu liên quan đến giáo dục môi trường cho trẻ mà cô giáo lấy từ sách báo internet ở mức độ cao nhất, tiếp đến là từ nhà trường cung cấp. Các tài liệu do cô tự sáng tác có điểm trung bình thấp nhất. Điều này phụ thuộc vào năng khiếu cũng như khả năng tìm tòi, sáng tạo của mỗi người.

Thực trạng về các tài liệu sử dụng trong giáo dục môi trường cho trẻ được thể hiện ở bảng sau. Bảng 2.17. Thực trạng về các tài liệu STT Các tiêu chí ĐTB ĐLC 1 Có tính cập nhật cao 3,02 0,77 2 Phong phú, đa dạng 3,22 0,71 3 Chất lượng tốt 2,95 0,58 4 Có tính ứng dụng cao 3,13 0,68 5 Mức độ gây hứng thú cho trẻ 3,32 0,76

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4; ĐLC: độ lệch chuẩn

Nhìn vào kết quả trên ta thấy mức độ gây hứng thú của các tài liệu được đánh giá ở mức khá cao, nguồn tài liệu có độ phong phú và đa dạng cũng tương tự. Trong 5 tiêu chí trên thì tính cập nhật có điểm trung bình là thấp nhất.

Các tài liệu dùng trong giáo dục môi trường cho trẻ bao gồm nhiều loại khác nhau như các thông tin về môi trường, ô nhiễm môi trường, các câu đố, bài thơ, bài hát, câu chuyện... Chúng tôi đã tìm hiểu về sự phong phú và mức độ sử dụng các dạng tài liệu sau ở trường mầm non (bảng 2.18 và 2.19).

STT Các tài liệu ĐTB ĐLC 1 Câu đố 2,72 1,02 2 Chuyện kể 3,37 0,76 3 Bài hát 3,37 0,75 4 Bài thơ 3,33 0,79 5 Trò chơi 3,14 0,88 6 Kịch 2,76 0,91

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4; ĐLC: độ lệch chuẩn

Bảng 2.19. Mức độ sử dụngSTT Các tài liệu ĐTB ĐLC STT Các tài liệu ĐTB ĐLC 1 Câu đố 2,77 1,02 2 Chuyện kể 3,47 0,78 3 Bài hát 3,43 0,70 4 Bài thơ 3,47 0,80 5 Trò chơi 3,77 4,14 6 Kịch 2,87 0,87

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4; ĐLC: độ lệch chuẩn

Nhìn vào kết quả trong hai bảng trên chúng tôi thấy sự phong phú của các tài liệu trên được đánh giá khá cao, trong đó thể loại thơ, bài hát và chuyện kể nổi trội hơn. Về câu đố, trò chơi và kịch có ít phong phú hơn.

Về mức độ sử dụng chúng tôi nhận thấy các tài nguyên dạy học liên quan đến giáo dục môi trường đều sử dụng ở mức khá thường xuyên trong đó nổi bật nhất là trò chơi, có điểm trung bình cao nhất 3,77. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì đối với trẻ nhỏ thì học mà chơi, chơi mà học nên chơi các trò chơi luôn gây hứng thú cao cho trẻ và đây là cách trẻ dễ học tập hơn cả. Câu đố và kịch có mức độ sử dụng ít hơn, điều này có thể có liên quan đến nguồn tư liệu còn hạn chế.

- Đồ dùng, đồ chơi

Đồ dùng đồ chơi là phương tiện dạy học không thể thiếu đối với dạy trẻ mầm non, bởi vì ở trẻ nhỏ tư duy trực quan hình tượng vẫn chiếm ưu thế.

STT Các tiêu chí ĐTB ĐLC

1 Phong phú, đa dạng về chủng loại 2,98 0,88

2 Dễ sử dụng 3,00 0,90

3 Chi phí cao 2,54 0,94

4 Gây hứng thú cao cho trẻ 3,23 0,74

5 Mức độ sử dụng 2,81 0,69

6 Độ bền của đồ dùng đồ chơi 2,83 0,73

7 Các mẫu vật thật đa dạng 2,77 0,96

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

Kết quả ở bảng 2.20 cho thấy đồ dùng đồ chơi là phương tiện dạy học gây hứng thú khá cao cho trẻ, có điểm trung bình cao nhất. Còn các tiêu chí khác cũng được đánh giá ở mức khá cao.

Chúng tôi cũng khảo sát về nguồn đồ dùng đồ chơi sử dụng trong giáo dục môi trường cho trẻ kết quả thể hiển ở bảng 2.21. Kết quả cho thấy nguồn đồ dùng đồ chơi chủ yếu được cô làm từ vật liệu phế thải có điểm trung bình cao nhất 3,66. Đồ dùng, đồ chơi mà phụ huynh đóng góp và cô mua chỉ ở mức trung bình. Như vậy có thể thấy các giáo viên đã biết tận dụng nguồn vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi, vừa tiết kiệm chi phí vừa thông qua đó có thể dạy cho trẻ biết cách tiết kiệm tài nguyên. Hàng năm sở giáo dục và đào tạo đều có tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi cho các trường mầm iaos vnon, điều này cũng khuyến khích các cô không ngừng sáng tạo để có được những đồ dùng đồ chơi đẹp, rẻ tiền.

Bảng 2.21. Nguồn đồ dùng đồ chơi

STT Nguồn ĐTB ĐLC

1 Cô tự làm từ vật liệu phế thải 3.66 1

2 Nhà trường mua 2.85 3

3 Phụ huynh đóng góp 2.0 5

4 Cô mua 2.05 4

5 Cô tự làm từ vật liệu mới 2.90 2

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4; ĐLC: độ lệch chuẩn

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w