- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên
2.2.3. Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
2.2.3.1. Công tác triển khai, quản lí
Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi cũng tiến hành điều tra 10 cán bộ quản lí. Kết quả cho thấy đa số ý kiến các cô cho rằng hệ thống các văn bản chỉ đạo lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường của phòng giáo dục phù hợp với nội dung chương trình mầm non mới ở mức độ cao, nội dung phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cũng ở mức độ tương tự. Như vậy có thể nói giáo dục bảo vệ môi trường đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan phụ trách trực tiếp các trường, điều này giúp cho cán bộ quản lí các trường mầm non có định hướng cụ thể giúp dễ dàng hơn trong công tác triển khai thực hiện.
Bảng 2.8. Mức độ triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
TT Các hoạt động ĐTB ĐLC
01 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường 3,10 1,20
02 Sinh hoạt theo tổ chuyên môn 3,90 0,32
03 Dự giờ kiểm tra đánh giá thường xuyên 3,80 0,42
04 Xây dựng kế hoạch theo tháng, quý, năm học 4,00 0,00
Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4; ĐLC: độ lệch chuẩn
Theo dõi kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy việc triển khai lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ nhìn chung đa số ở mức rất thường xuyên và thường xuyên. Trong đó các nội dung xây dựng theo kế hoạch tháng, quý, năm học; dự giờ, kiểm tra đánh giá thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo tổ được chú ý nhiều hơn. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường ý kiến cho rằng được tổ chức khá thường xuyên, Như vậy có thể thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề ở cấp trường có khó khăn hơn, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó năng lực tổ chức quản lí của ban giám hiệu rất quan trọng. Những hoạt động còn lại phổ biến vì đó chính là các hoạt động thường kì ở trường mầm non, dễ thực hiện hơn.