Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 40 - 44)

- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên

2.2.3.4.Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ

2.2.3. Tình hình triển khai chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

2.2.3.4.Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 36 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (gồm 25 câu hỏi) và 53 phụ huynh của các cháu mẫu giáo lớn (gồm 26 câu hỏi). Chúng tôi phân loại các câu hỏi theo nội dung: kiến thức, hành vi, kĩ năng và thái độ của các cháu về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Kết quả thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.23. Đánh giá về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ

STT Nội dung đánh giá Phụ huynh Giáo viên Chung

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

01 Kiến thức 2,78 0,82 3,29 0,74 2,89 0,82

02 Hành vi, kỹ năng 3,17 0,78 3,24 0,61 3,18 0,74

03 Thái độ 2,94 0,68 3,13 0,57 2,98 0,66

Nhìn vào kết quả trên chúng tôi nhận thấy điểm trung bình chung về kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ của trẻ đều khá tốt, trong đó điểm về hành vi có nổi trội hơn.

Để xem xét mối tương quan giữa ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ chúng tôi có bảng sau.

Bảng 2.24. Hệ số tương quan giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ

STT Nội dung đánh giá Kiến thức Kỹ năng Thái độ

1 Kiến thức 1

2 Hành vi, kỹ năng 0,69** 1

3 Thái độ 0,57** 0,82** 1

Chú thích: **: p < 0,01

hành vi và thái độ là mối tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa là khi trẻ có kiến thức tốt thì sẽ tác động lên hành vi và thái độ tốt hơn và ngược lại khi trẻ có thái độ tốt thì sẽ giúp cho việc tiếp nhận kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng tốt hơn.

Chúng tôi cũng xem xét sự khác nhau trong đánh giá của giáo viên và phụ huynh, kết quả thể hiện ở bảng 2.25.

Bảng 2.25. Sự khác nhau giữa phụ huynh (PH) và Giáo viên (GV)

STT Nội dung đánh giá ĐTBGV ĐTBPH t(66)

1 Kiến thức 2,78 3,29 2,32*

2 Hành vi, kỹ năng 3,17 3,24 0,34

3 Thái độ 2,94 3,13 1,02

Chú thích: *: p < 0,05

Kết quả ở bảng trên cho thấy, có sự khác biệt trong việc nhận định về kiến thức của trẻ giữa giáo viên và phụ huynh. Các bậc phụ huynh đánh giá kiến thức của con mình tốt hơn so với sự đánh giá của giáo viên, sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tuy nhiên về mặt kĩ năng và thái độ thì cả hai nhóm đều có ý kiến tương đồng nhau.

Như chúng tôi đã phân tích ở trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau nên sự sai khác trong đánh giá về kiến thức của trẻ mà phía phụ huynh cho là tốt hơn có thể do ảnh hưởng của tâm lí. Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con của mình giỏi giang và làm được nhiều thứ, điều này đôi khi dẫn đến việc đánh giá con mình cao hơn với khả năng thực tế.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

3.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như chuyên môn của cán bộ, nhân viên và giáo viên. Thực tế cho thấy các kiến thức về môi trường cũng như cơ sở lí luận về giáo dục môi trường thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung. Chính vì vậy cần bồi dưỡng thêm cho các giáo viên cũng như cán bộ quản lí về vấn đề này thông qua các hình thức như:

- Tổ chức các chuyên đề cấp trường về môi trường và lồng ghép giáo dục môi trường cho trẻ với sự tham gia của các chuyên gia về môi trường và giáo dục môi trường ở các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức định kì các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

3.2. Xây dựng môi trường thiên nhiên ở trường mầm non phong phú và tăng cường sử dụng để giáo dục môi trường cho trẻ.

Với quỹ đất không thể can thiệp được nhưng trong quy hoạch và xây dựng chúng ta có thể tận dụng diện tích để tạo ra các góc thiên nhiên, vườn rau của bé thật phong phú đa dạng về các loại cây con. Bởi vì đây là một phương tiện trực quan rất hữu ích trong giáo dục môi trường cho trẻ, không có lời nói, hình ảnh minh họa hay đồ chơi nào có thể thay thế được. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với tự nhiên, nhất là trẻ nhỏ ở thành phố rất ít có cơ hội này.

3.3. Hệ thống hóa, bổ sung, cập nhật thường xuyên và nâng cao chất lượng các tài liệu về môi trường, đồ dùng đồ chơi giáo dục môi trường.

Tài liệu về giáo dục môi trường hiện nay có thể nói là không thiếu, thậm chí là quá nhiều. Tuy nhiên cần phải hệ thống, chọn lựa những thông tin cần thiết phù hợp với bậc học mầm non để giáo viên dễ dàng sử dụng. Bổ sung các trò chơi mới, các thí nghiệm, câu đố, kịch...vào kho tư liệu cho các giáo viên.

- Các giáo viên cần tiếp tục phát huy kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi từ các vật liệu mở, đồng thời hướng dẫn trẻ cùng tham gia làm với cô để tiết kiệm tài nguyên và năng cao tay nghề cũng như nhận thức về môi trường cho trẻ.

3.4. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình trẻ

Trong giáo dục thì gia đình đóng một vai trò rất quan trọng đối với trẻ bởi vì đó chính là môi trường gần gũi, thân thiết nhất đối với trẻ. Trẻ chịu rất nhiều ảnh hưởng từ những người thân trong gia đình. Chính vì vậy không thể tách rời vai trò của những người chăm sóc trẻ trong gia đình trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nói riêng. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy nhận thức cũng như việc làm của một số phụ huynh còn chưa có tác động hỗ trợ nhà trường trong công tác này. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn ở mức độ thấp. Chính vì vậy chúng tôi đề xuất nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh trẻ thông qua nhiều kênh khác nhau.

Thứ nhất, tăng cường trao đổi, trò chuyện trong các thời điểm đón và trả trẻ. Đây là hai thời điểm có liên quan đến bữa ăn của trẻ nên trao đổi các vấn đề cụ thể như vệ sinh an toàn thực phẩm, bỏ rác đúng chỗ...

Thứ hai, thông qua các bản tin tuyên truyền: Giáo viên và nhà trường cần đưa các nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, bắt mắt, bố trí nơi dễ nhận thấy để phụ huynh có thể theo dõi. Các thông tin cần phải cập nhật thường xuyên để không gây nhàm chán.

Thứ ba, thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên nhấn mạnh hơn nữa đến vai trò của gia đình trong việc phối hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

Thứ tư, nhà trường cần tăng cường tổ chức các hội thi khuyến khích phụ huynh và trẻ cùng tham gia tìm hiểu về môi trường, vệ sinh cơ thể, ...Ví dụ như hội thi cùng bé rửa tay sạch...

Nhà trường cần phát huy hơn nữa công tác vận động, hỗ trợ của phụ huynh trong việc cung cấp các nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 40 - 44)