TT Các hình thức ĐTB ĐLC
01 Làm quen với MTXQ 3,80 0,51
02 Làm quen với tác phẩm văn học 2,92 0,79
03 Tạo hình 2,96 0,89
04 Âm nhạc 2,81 0,92
05 Vui chơi - Sinh hoạt hàng ngày 3,50 0,72
06 Lao động ở góc thiên nhiên 3,61 0,75
07 Tham quan 3,33 0,81
08 Hội thi (vẽ tranh, văn nghệ…) 3,04 0,75
Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn
Nhìn vào kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy việc lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ở trường mầm non là ở mức khá cao và cao. Trong đó nổi bật nhất là hoạt động “Làm quen với môi trường xung quanh” có mức độ lồng ghép cao nhất, điểm trung bình 3,80; tiếp đến là hoạt động lao động ở góc thiên nhiên (3,61). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vì tiết học làm quen với môi trường xung quanh, lao động ở góc nhiên nhiên chính là những hoạt động có các nội dung trùng với các nội dung giáo dục môi trường nên khả năng lồng ghép là hoàn toàn. Bên cạnh đó hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, gồm các nội dung như vui chơi các góc, vui chơi ngoài trời hay vui chơi tự do.. chiếm phần lớn thời gian của trẻ trong ngày nên cô giáo có nhiều cơ hội để giáo dục trẻ. Các hoạt động như ăn, ngủ, vệ sinh... cũng có khả năng lồng ghép được giáo dục môi trường dễ dàng cho trẻ. Trong các hoạt động còn lại âm nhạc, tạo hình và làm quen với tác phẩm văn học, tham quan.... mức độ lồng ghép được đánh giá ở mức tương đương nhau và thấp hơn so với các hình thức trên.
Trong qúa trình giáo dục trẻ nói chung cũng như giáo dục môi trường nói riêng thì hình thức phối hợp với phụ huynh trẻ cũng rất quan trọng. Chúng tôi đã điều tra mức độ phối hợp với gia đình trong quá trình này và cho kết quả ở bảng 2.13