Quy hoạch xây dựng trường

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 25 - 26)

- Môi trường hoạt động của trẻ: lớp học, các phòng chức năng, khuôn viên

2.1.1.2. Quy hoạch xây dựng trường

Bảng 2.4. Diện tích của các trường mầm non (m2) Mầm non I Mầm non II Hương Lưu Xuân Phú Tổng Tổng diện tích trường 5547 2851 2500 2156 Vườn trường 2115 699 350 200 3364

Diện tích phòng sinh hoạt chung 750 876 480 385 2491

Diện tích sân chơi 1070 699 850 935 4554

Qua kết quả ở bảng 2.4 cùng với quan sát tại các trường chúng tôi nhận thấy ở tất cả các trường đều có những đặc điểm như:

- Khuôn viên trường có tường, hàng rào bảo vệ. Các trường rất chú ý đến việc trang trí tường rào, đặc biệt là trường Mầm non I và Mầm non II. Vì ngoài chức năng bảo vệ thì nó còn tô đẹp cho khung cảnh của trường và là một phương tiện để giáo dục trẻ.

- Có đủ phòng sinh hoạt chung cho học sinh, Mầm non I 100% kiên cố, Mầm non II đa phần kiên cố (ngoại trừ cơ sở 2), mầm non Xuân Phú cơ sở mới hoàn toàn kiên cố, mầm non Hương Lưu một phần kiên cố còn lại một phần của Hưong Lưu và cơ sở cũ của Xuân Phú là bán kiên cố. Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng và ấm áp về mùa lạnh, bàn ghế phù hợp lứa tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp với độ tuổi.

Tổng diện tích phòng sinh hoạt chung của các trường là 2491m2, trung bình mỗi cháu là 1.286m2, không có sự khác nhau rõ rệt giữa các trường. Như vậy diện tích phòng học/cháu còn thấp hơn so với tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (1.5 - 1.8 m2/cháu), ngoại trừ trường Hương Lưu (1.656m2/cháu).

- Vườn trường có cây xanh bóng mát, hoa và cây cảnh chăm sóc thường xuyên. Trong đó trường mầm non I và Mầm non II có rất nhiều cây cảnh, riêng trường Mầm non II có xây dựng một vườn cổ tích trong đó bố trí hệ thống cây cảnh, hoa gắn liền

với hình ảnh trong các câu chuyện cổ. Ngoại trừ trường Xuân Phú, ba trường còn lại đều có vườn rau của bé. Trong vườn có trồng các loại rau theo mùa, vừa cung cấp một phần rau cho bữa ăn của trẻ, vừa là nơi trẻ tham quan, thực hành học tập.

- Các trường đều có sân chơi, có đồ chơi ngoài trời phù hợp với trẻ như cầu trượt, đu quay...màu sắc đẹp mắt, an toàn cho trẻ. Trong đó trường Mầm non I là đồ chơi phong phú nhất, diện tích rộng nhất (trung bình 1.63m2/trẻ). Tính theo đầu trẻ thì trường Xuân Phú thấp nhất (0.69m2/trẻ). Về quỹ đất, do nhu cầu mở đường (trường Xuân Phú, Mầm non I) đã bị thu hẹp. Trường Xuân Phú đã bị mất khu đất có vườn rau của bé, Mầm non I mất khu vực để xe cho phụ huynh và là nơi các cháu vui chơi.

- Hệ thống thu gom rác: Tất cả các trường đều có các thùng chứa rác, bố trí phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và trẻ sử dụng. Mỗi lớp đều có thùng đựng rác riêng có nắp đậy, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ, giáo viên bỏ rác.

- Có đủ nhà vệ sinh sạch sẽ đa phần là khép kín (duy nhất cơ sở cũ của Xuân Phú là phòng vệ sinh không khép kín); hệ thống thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ, sạch sẽ. Khối mẫu giáo có phòng vệ sinh riêng cho nam và nữ. Các trường đều có thêm labo (cùng với xà phòng, khăn lau tay) cho trẻ, được bố trí trước mỗi khối lớp (Mầm non I, Mầm non II), hay thành cụm trong sân trường như ở Hương Lưu. Điều này giúp cho việc vệ sinh tay, hay rửa mặt của trẻ dễ dàng, thuận lợi sau khi trẻ sinh hoạt ngoài trời.

- Có hệ thống nước máy dành cho sinh hoạt và nấu ăn, nước uống. Tất cả bốn trường đều ở trong khu vực thành phố nên nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn, sạch sẽ.

- Hệ thống bếp ở tất cả các trường đều thiết kế một chiều: Nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện. Đặc biệt trường Mầm non I có hệ thống bếp rất hiện đại, rộng rãi, có camera theo dõi việc tiếp phẩm, chế biến và chia thức ăn.

Theo đúng tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non thì chúng tôi nhận thấy tất các các trường mầm non điều tra đều chưa có phòng ngủ riêng cho trẻ. Tất cả các hoạt động học, ăn, ngủ đều sử dụng phòng sinh hoạt chung. Đây cũng là một thực tế của đại đa số các trường mầm non hiện nay ở Việt Nam. Một phần do thiếu quỹ đất, một phần do chi phí đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được nên hiện tại ưu tiên các hạng mục khác, cấp bách hơn.

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w