Thực trạng của góc thiên nhiên

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 35 - 36)

STT Nội dung ĐTB ĐLC

1 Diện tích dành cho góc thiên nhiên 3,28 2,09

2 Đồ dùng đồ chơi 3,10 0,89

3 Sự đa dạng của động vật, thực vật 2,89 0,88

4 Bố trí không gian cho góc thiên nhiên 3,06 0,80

5 Mức độ sử dụng 2,98 0,82

6 Thời gian chơi 2,83 0,84

7 Hứng thú của trẻ 3,30 0,67

Ghi chú: ĐTB: 1≤ Điểm trung bình ≤ 4 ; ĐLC: độ lệch chuẩn

Bảng trên cho thấy khả năng gây hứng thú cho trẻ của góc thiên nhiên có điểm trung bình cao nhất. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi vì được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ một cách chân thực, sống động nhất, làm cho trẻ rất thích thú. Theo phân tích One-Way Anova cho thấy đánh giá của trường Hương Lưu về hứng thú của trẻ cao hơn so với trường Mầm non I và Mầm non II (F(3,96) = 3,65, p<0,05). Các tiêu chí như thời gian chơi, mức độ sử dụng, sự đa dạng của động vật, thực vật được đánh giá ở mức thấp hơn. Qua thực tế điều tra chúng tôi cũng nhận thấy góc thiên nhiên phần lớn là thực vật, động vật ít đa dạng hơn, chủ yếu là cá cảnh. Bởi vì trên thực tế các trường mầm non chưa có đủ điều kiện để nuôi, chăm sóc các loài động vật khác.

Phân tích One -Way Anova cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các trường về diện tích dành cho góc thiên nhiên (F(3,96) = 4,18, p<0,05) và bố trí cho góc thiên nhiên (F(3,96) = 3,89 p<0,05). Cụ thể là diện tích dành cho góc thiên nhiên của Hương Lưu có mức độ đạt cao hơn so với ba trường còn lại; còn bố trí không gian cho góc thiên nhiên thì trường Mầm non II, Hương Lưu cao hơn so với Xuân Phú.

Một phần của tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w