Nguyễn Văn Thuấn 2013, Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25-04-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ
KHÓA 2010 - 2014
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS Võ Thị Mỹ Hương Bùi Thị Thu Hoài
Lớp: K34E - KTQT
Trang 2Huế, 03/2014
Hoàn thành bài Khóa Luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo - ThS Võ Thị Mỹ Hương - người đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và động viên
em rất nhiều trong quá trình thực hiện Khóa Luận.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo của Khoa Luật - Đại học Huế - những người đã truyền đạt kiến thức cho em suốt thời gian của khóa học.
Nhân đây, em cũng xin được cảm ơn Trung tâm học liệu - Đại học Huế - nơi cho em môi trường học tập và tìm kiếm tài liệu ngoài giờ đến trường suốt thời gian qua.
Trang 3Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm
ơn đến gia đình và tất cả bạn bè vì đã luôn tin tưởng, động viên và giúp đỡ
em rất nhiều trong cuộc sống cũng như học tập!
Huế, 24/03/2014
Sinh viên Bùi Thị Thu Hoài
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 4
6 Kết cấu của Khóa luận 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 6
1.1 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 6
1.1.1 Vai trò của khoáng sản và khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế xã hội quốc gia 6
1.1.2 Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 10
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 15
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 15
1.2.2 Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 28
1.2.3 Những yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 31
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 35
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 35
Trang 52.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 40
2.2.1 Những kết quả đạt được 40
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 46
2.2.3 Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế 52
2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam .55
2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 55
2.3.2 Các giải pháp cụ thể 56
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
KTKS : Khai thác khoáng sản
UBND : Ủy ban nhân dân
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã phát hiện được trên 5.000 mỏ, điểm quặng với trên 60loại khoáng sản khác nhau trong đó có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớnnhư dầu khí, than, chì, kẽm, thiếc, sắt, vonfram, đồng, antimon, bauxit, đấthiếm, đá vôi, cát thuỷ tinh, đá xây dựng và khoảng 400 nguồn nướckhoáng, nước nóng thiên nhiên [28] Đây là một lợi thế mà thiên nhiên bantặng cho quốc gia chúng ta Tận dụng lợi thế này, thời gian qua hoạt độngKTKS ở nước ta ngày càng được tiến hành thường xuyên và phổ biến,đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, bêncạnh những lợi ích, KTKS còn mang đến những tác động tiêu cực cho môitrường, đặt ra yêu cầu phải BVMT trong hoạt động KTKS
Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiếnlược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược bảo vệmôi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều địnhhướng gắn hoạt động KTKS với BVMT Các cơ quan nhà nước, các tổchức, cá nhân đã quan tâm xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp nhằmBVMT trong hoạt động KTKS Ở một mức độ nhất định, công tác BVMTtrong hoạt động KTKS ở nước ta đã đạt được những kết quả tích cực Tuynhiên, chúng ta vẫn chưa giải quyết được tình trạng khai thác trái phép, bừabãi làm cạn kiệt các loại khoáng sản cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường
do hoạt động KTKS mang lại Xói mòn, sạt lở đất, suy thoái rừng, ô nhiễmnguồn nước, bụi, khí thải, chất thải rắn, do KTKS gây ra vẫn đang là vấn
đề nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sản xuất, sức khỏe con ngườicũng như quá trình phát triển của đất nước
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyênnhân từ sự chưa hoàn thiện của pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS Thời gian qua, pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS đã được
Trang 8quan tâm xây dựng nhưng vẫn còn một số quy phạm pháp luật chưa thốngnhất, rõ ràng, hợp lý, đồng thời vẫn còn nhiều bất cập trong công tác bảođảm thực thi pháp luật nên chưa đáp ứng được những yêu cầu từ thực tiễnBVMT trong hoạt động KTKS ở nước ta Do đó, cần thiết phải hoàn thiệnpháp luật nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quảcông tác BVMT trong hoạt động KTKS.
Là một sinh viên Luật, tôi rất mong muốn nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống về pháp luật BVMT trong hoạt động KTKS ở Việt Nam để từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục tình trạng trên Vìvậy, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khaithác khoáng sản ở Việt Nam” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đến nay, đã có một số bài viết của các nhà khoa học liên quan đến phápluật về BVMT trong hoạt động KTKS như: ThS Trần Thanh Thủy & ThS
Nguyễn Việt Dũng (2010), Khai thác khoáng sản và giảm nghèo: mối quan
hệ trái chiều và một số vấn đề chính sách, Bản tin chính sách quý II/2010,
Trung tâm con người và thiên nhiên, Hà Nội; ThS Trần Thanh Thủy, ThS
Nguyễn Lê Nguyên & ThS Nguyễn Việt Dũng (2012), Khoáng sản - phát
triển - môi trường, Bản tin chính sách quý IV/2012, Trung tâm con người và
thiên nhiên, Hà Nội; TS Nguyễn Văn Thuấn (2013), Đánh giá tình hình
thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25-04-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chủ động ứng phó biến đổi khí
hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - một số vấn đề lýluận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.155-167, Hà Nội;…Bên cạnh đó còn có Khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thành Tâm (2010),
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản - Pháp luật và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Luật - Đại
học Cần Thơ
Trang 9Ngoài ra, trong một số tài liệu giảng dạy ở các cơ sở đào tạo Luật cũng
có đề cập khái quát đến pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS như: Đại
học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội tại Mục I, Chương XII có viết về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong
hoạt động khoáng sản; TS Nguyễn Văn Phương (2012 ), Giáo trình Luật Môi
trường, Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội tại Mục IV, Chương IX có viết về trách nhiệm của tổ chức và cá nhântrong hoạt động khoáng sản;…
Nhìn chung, các bài viết trên mới chỉ đánh giá một cách khái quát hoặc
đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKSnhư vấn đề trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân KTKS hoặc các nghĩa vụtài chính liên quan đến BVMT trong KTKS,… mà chưa đi sâu nghiên cứu,phân tích một cách triệt để, sâu sắc và có hệ thống Vì vậy, với đề tài “Phápluật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam”tác giả mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống các quy phạm pháp luậtcũng như thực tiễn thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS để từ
đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMT tronghoạt động KTKS ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật về BVMT trong hoạtđộng KTKS để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm tìm ra các giảipháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về BVMTtrong hoạt động KTKS;
- Xác định các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật cũng như các yếu
tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS;
Trang 10- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS ở Việt Nam để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồntại, hạn chế và luận giải nguyên nhân của chúng;
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS ở Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnpháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS đối với các loại khoáng sản trừkhoáng sản là dầu khí, khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nướckhoáng, nước nóng thiên nhiên Khóa luận không đi sâu nghiên cứu, tìmhiểu cách thức, công nghệ nhằm BVMT trong hoạt động KTKS
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Khóa luận
sử dụng các phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu
5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả về pháp luậtBVMT trong hoạt động KTKS, tuy nhiên mỗi tác giả có cách tiếp cận vàhướng đến phạm vi khác nhau Vì vậy, đề tài này sẽ mang ý nghĩa kế thừađồng thời đưa ra những điểm mới, điểm sáng tạo nhằm đóng góp vào cáccông trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS Các kết quả nghiên cứu của Khóa luận này có thể được sử dụnglàm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học.Một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xâydựng và tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT nói chung và BVMT tronghoạt động KTKS nói riêng
Trang 116 Kết cấu của Khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danhmục từ viết tắt thì Khóa luận được chia làm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật và một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng khai thác khoáng sản
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.1 Vai trò của khoáng sản và khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế xã hội quốc gia
1.1.1.1 Khái quát về khoáng sản và khai thác khoáng sản
Cuộc sống của con người rất gần gũi với những vật chất như sắt,nhôm, đồng, kẽm, than đá, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiênnhiên, đá, cát, vàng,… Những vật chất đó có tên gọi chung là khoáng sản.Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, khái niệm khoáng sản cũng đượcđịnh nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam thì: “Khoáng sản là những thành
tạo khoáng vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân Dựa trên trạng thái vật lý phân ra: khoáng sản rắn, lỏng (dầu mỏ, nước khoáng) và khí (khí đốt, khí trơ) Dựa vào thành phần hóa học và công dụng phân ra: khoáng sản kim loại, phi kim (không kim loại) và nhiên liệu” [29, tr.
516]
Cuốn Môi trường và giáo dục về Bảo vệ môi trường của Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam đưa ra khái niệm khoáng sản như sau: “Khoáng sản là
các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu, nước khoáng,…) hoặc khí (khí đốt)” [31, tr 90]
Khoản 1, Điều 2, Luật Khoáng sản Việt Nam năm 2010 quy định:
“Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể
Trang 13rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”
Từ những khái niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu một cách cụ thể vềkhoáng sản như sau:
i) Khoáng sản là những vật chất tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏnghoặc thể khí;
ii) Khoáng sản có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, tồn tại ở trên mặt đất,trong lòng đất;
iii) Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên có ích và có hạn Khoángsản có thể được khai thác ở hiện tại hoặc tương lai và khoáng sản là tàinguyên không tái tạo
Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng đá - một loại khoáng sản đểlàm công cụ lao động và xây dựng những kim tự tháp Thế kỷ thứ IV, thứIII trước Công nguyên, con người phát hiện và sử dụng kim loại nguyênchất trong thiên nhiên: đồng, vàng Dần dần, con người đã phát hiện và sửdụng quặng sắt cùng với những kim loại khác để phục vụ cho cuộc sốngcủa mình [34, tr 179].Ngày nay, khoáng sản được sử dụng rất nhiều trongcuộc sống con người: từ nhiên liệu cho đến trồng trọt, xây dựng, chế tạocác sản phẩm phục vụ cuộc sống… Muốn sử dụng khoáng sản thì cần phảikhai thác chúng
Theo Khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng sản Việt Nam năm 2010 thì khai
thác khoáng sản là “hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.
Từ quy định trên, có thể hiểu về KTKS như sau:
i) KTKS là lấy khoáng sản ra khỏi mỏ để đáp ứng các nhu cầu củacon người;
ii) Trong KTKS, các chủ thể khai thác có thể tiến hành nhiều hoạtđộng như: xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu nhằm thu được
Trang 14khoáng sản phục vụ nhu cầu khai thác.
1.1.1.2 Vai trò của khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh
tế xã hội
KTKS đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia Vai trò của KTKS đối với việc phát triển kinh
tế xã hội thể hiện qua các khía cạnh:
KTKS đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng
Con người sử dụng khoáng sản để đáp ứng rất nhiều nhu cầu trongcuộc sống: nhiên liệu, xây dựng, phân bón, kim loại, trang sức, Đồngthời, khoáng sản lại là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác như:điện, hóa chất, xi măng, chế tạo, gia công sản phẩm từ kim loại,… Cácquốc gia giàu tài nguyên khoáng sản thì khả năng đáp ứng nhu cầu trêncàng cao
Chủ thể tiến hành đầu tư KTKS thu được lợi nhuận từ hoạt động KTKSMục đích của đầu tư là mang lại lợi nhuận Đầu tư KTKS cũng không
là ngoại lệ Đặc biệt hiện nay, nhu cầu sử dụng khoáng sản ngày càng tăng,trong đó một số loại khoáng sản có giá trị lớn như: vàng, bạc, đá quý thìkhả năng tiêu thụ khoáng sản càng được đảm bảo, nhờ đó, các chủ thểKTKS càng có cơ hội thu nhiều lợi nhuận hơn
KTKS tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Khoáng sản là tài nguyên quan trọng và có hạn của mỗi quốc gia, vìvậy, các quốc gia đều cố gắng tạo ra nguồn thu để bồi hoàn cho quốc gianhững giá trị bị mất đi vĩnh viễn do quá trình KTKS Hiện nay, hầu hết cácquốc gia đều có quy định về nghĩa vụ tài chính nhằm BVMT của các chủthể KTKS dưới nhiều hình thức như: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế xuất nhập khẩu khoáng sản, phí BVMT, tiền cấp quyềnKTKS, … Nếu quản lý hiệu quả, các dự án KTKS có thể mang lại nguồnthu lớn cho ngân sách nhà nước
Trang 15KTKS tạo cơ hội việc làm
Để tiến hành KTKS, cần phải có nguồn nhân lực Nhu cầu nhân lựctạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, giúp giải quyết tình trạng thấtnghiệp trong xã hội
KTKS thu hút đầu tư, giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ,năng lực quản lý
Lợi nhuận của hoạt động KTKS đã thu hút ngày càng nhiều chủ thểtham gia KTKS Để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các chủ thể đã mở rộngquy mô, phạm vi hoạt động Nhiều công ty KTKS đã đầu tư gắn khai thácvới chế biến sâu nhằm nâng cao lợi nhuận Đặc biệt, trong xu thế toàn cầuhóa nền kinh tế, với mục tiêu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hoạtđộng hạ nguồn trong nước, nhiều công ty đã đầu tư KTKS ở nước ngoài,nhất là trong khai thác mỏ bô xít, mỏ thiếc và mỏ đồng Trong quá trìnhphát triển đầu tư KTKS, tất yếu các chủ thể KTKS sẽ tiến hành đầu tư máymóc, công nghệ, thiết bị hiện đại cũng như tăng cường công tác quản lý.Nhờ đó, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản trị của quốc gia, địaphương nơi tiến hành KTKS sẽ được nâng lên
KTKS thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác cùngphát triển
Đầu ra của ngành khoáng sản là nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu chocác ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng Đồng thời, trong quátrình KTKS, các chủ thể cũng cần sử dụng nhiều dịch vụ như dịch vụ vậntải, dịch vụ xây dựng, dịch vụ ăn uống, khám chữa bệnh, Do đó, KTKS
sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác cùng phát triển
KTKS giúp phát triển cơ sở hạ tầng, giảm cách biệt giàu nghèo Trong quá trình tiến hành KTKS, các chủ thể phải đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động của mình (đường sá để vận chuyển, hệthống nhà máy,…) Đồng thời, các chủ thể này còn có nghĩa vụ thực hiệntrách nhiệm xã hội đối với địa phương nơi KTKS như xây dựng trường
Trang 16học, cơ sở y tế,… Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các địa phương cóđiều kiện kinh tế khó khăn như vùng núi, biên giới Giúp cho các địaphương này có điều kiện để phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo từ đógiúp rút ngắn sự cách biệt giàu nghèo với các vùng có điều kiện kinh tếphát triển.
1.1.2 Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.2.1 Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Bảo vệ là chống lại mọi sự xâm phạm để
giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn Bảo vệ đê điều, bảo vệ nhà cửa, bảo
vệ đất nước, bảo vệ chân lý,…” [42, tr 40] Tùy thuộc từng đối tượng được
bảo vệ sẽ có phương pháp, hình thức bảo vệ riêng
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng và được sử dụng trongnhiều lĩnh vực, ngữ cảnh khác nhau Do đó có rất nhiều quan điểm khácnhau về khái niệm môi trường
Theo định nghĩa thông thường thì môi trường là “toàn bộ nói chung
những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [42, tr 618].
Theo Báo cáo toàn cầu năm 2000 thì: “Theo tự nghĩa, môi trường là
những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài người Con người cần đến
sự hỗ trợ của môi trường xung quanh để sống…, mối quan hệ giữa loài người và môi trường chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người và môi trường bị xóa nhòa đi” [35, tr 6].
Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định tại Khoản 1, Điều 3 như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
Tác giả đồng tình với quan điểm về khái niệm môi trường của LuậtBảo vệ môi trường 2005 Bởi vì khái niệm trên đã chỉ ra được các bộ phận
Trang 17cấu thành môi trường (bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo), đồngthời khẳng định có mối quan hệ qua lại giữa môi trường với cuộc sống conngười và sinh vật: môi trường bao quanh con người (chịu sự tác động củacon người) và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
Khoáng sản là một loại tài nguyên - là một bộ phận của môi trường vàcũng có mối quan hệ chặt chẽ với cuộc sống con người Con người khaithác khoáng sản để thỏa mãn những nhu cầu của mình đồng thời cũng gây
ra những tác động đến môi trường; đến lượt mình, những sự biến đổi trongmôi trường lại tác động trở lại đối với cuộc sống con người, sinh vật
Từ xa xưa, với quan điểm mang màu sắc tôn giáo: “Thiên, địa, nhân
hợp nhất”, nhiều nơi đã hình thành những khu vực được coi là “linh
thiêng’’ (con người không được có bất cứ hoạt động nào tác động vào khuvực này) Cùng với thời gian, con người ngày càng phát triển về mặt nhậnthức cũng như hành động để BVMT
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì: “Hoạt động
bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Tài nguyên khoáng sản - một bộ phận của môi trường - có hạn vàkhông tái tạo Đồng thời, hoạt động KTKS gây ra những tác động xấu tớimôi trường và khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường là không nhỏ Do
đó, đòi hỏi phải có kế hoạch, biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệmtài nguyên khoáng sản, giảm thiểu và khắc phục những tác động xấu tới môitrường của hoạt động KTKS - tức là BVMT trong hoạt động KTKS
Trên thực tế hiện nay, khái niệm “bảo vệ môi trường trong hoạt độngkhai thác khoáng sản” vẫn chưa được định nghĩa khái quát trong một vănbản cụ thể nào Từ các khái niệm đã nêu ở trên, chúng ta có thể rút ra khái
Trang 18niệm BVMT trong hoạt động KTKS như sau:
“Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là sử dụng
tổng hợp nhiều biện pháp, công cụ để phòng chống, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, đồng thời góp phần khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản”.
1.1.2.2 Đặc điểm của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
BVMT là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững củacác quốc gia Khoáng sản là một thành phần của môi trường vì vậy BVMTtrong hoạt động KTKS cũng là một phần trong tổng thể các hoạt độngnhằm BVMT BVMT trong hoạt động KTKS có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trách nhiệm BVMT trong hoạt động KTKS thuộc về cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạtđộng KTKS Với tư cách là chủ thể quản lý mọi hoạt động của đời sống xãhội, nhà nước thiết lập và trao quyền cho các cơ quan thực hiện chức năngquản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS Trong phạm vi thẩmquyền được giao, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện cácbiện pháp nhằm quản lý tốt công tác BVMT trong hoạt động KTKS; Các tổchức, cá nhân tiến hành KTKS là chủ thể trực tiếp gây ra những tác độngđến môi trường trong quá trình KTKS, do đó các chủ thể này có trách nhiệmthực hiện các biện pháp nhằm BVMT trong hoạt động KTKS
Thứ hai, nội dung BVMT trong hoạt động KTKS là những hoạt động
mà các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS và các
tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện BVMT trong KTKS không chỉgồm khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản mà còn phải bảo vệcác thành phần môi trường khác: đất, nước, không khí,… và được tiến hànhtheo một quá trình tương đối lâu dài, gắn với từng giai đoạn của quá trìnhKTKS: từ mở mỏ, khai thác, đến đóng cửa mỏ Cụ thể: các cơ quan nhà
Trang 19nước phải xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT tronghoạt động KTKS, cấp phép và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm,… Các
tổ chức, cá nhân KTKS phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môitrường, kiểm soát các nguồn thải, cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện cácnghĩa vụ tài chính về BVMT trong hoạt động KTKS,…
Thứ ba, để thực hiện công tác BVMT trong hoạt động KTKS cần thiết
phải có sự đầu tư về kinh phí, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn, Đồng thời, phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng như sử dụng kết hợpnhiều biện pháp: kinh tế; chính trị; tuyên truyền, giáo dục; pháp lý…trongquá trình BVMT trong hoạt động KTKS
1.1.2.3 Vai trò của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên có hạn và không tái tạo nên KTKS cũng cónghĩa là đang làm vơi đi một lượng tài nguyên của môi trường, ảnh hưởngđến sự cân bằng của các thành phần môi trường Nếu khai thác ồ ạt, không
có kế hoạch thì tất yếu sẽ có những loại khoáng sản bị triệt tiêu
Bên cạnh đó, KTKS còn gây những tác động tiêu cực đến các thànhphần môi trường khác Đối với đất đai, hoạt động này làm phá hoại môitrường đất, gây ra xói mòn, hoang hóa, sạt lở đất Hoạt động KTKS sửdụng nước với khối lượng lớn; ngoài ra nước thải, các chất thải rắn cũngnhư việc sử dụng hóa chất trong quá trình KTKS,… là những nguyên nhângây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước Bụi, khí độc, khí nổ, tiếng ồn trongKTKS cũng làm cho môi trường không khí bị ảnh hưởng không nhỏ Ngoài
ra, hoạt động KTKS là một trong những nguyên nhân làm cho các loại thựcvật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống
ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi [35, tr 357]
Từ đó, có thể khẳng định rằng, bên cạnh mang lại lợi ích về kinh tế, xãhội, hoạt động KTKS còn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường
Trang 20đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp BVMT nhằm tạo ra sự cân bằng giữalợi ích kinh tế và vấn nạn môi trường mà hoạt động KTKS mang lại.BVMT trong hoạt động KTKS có vai trò:
Thứ nhất, BVMT trong hoạt động KTKS giúp khai thác hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên có ích, tuy nhiên lại có hạn và không tái tạođược trong khi nhu cầu khai thác và sử dụng khoáng sản lại rất cao BVMTtrong hoạt động KTKS thông qua việc xây dựng và thực hiện các biện phápnhằm kiểm soát quy mô, trữ lượng, phương pháp khai thác sẽ giúp KTKSmột cách hợp lý Đặc biệt, việc nghiên cứu để sản xuất ra các loại nguyênliệu thay thế cho một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ sẽ giúp các loạikhoáng sản đó tránh khỏi nguy cơ bị triệt tiêu Từ đó, góp phần bảo vệ sựbền vững của cấu trúc môi trường, bảo đảm lượng khoáng sản để phục vụmột cách lâu dài các nhu cầu của cuộc sống con người
Thứ hai, BVMT trong hoạt động KTKS giúp giảm thiểu các tác động
xấu đến môi trường, góp phần xây dựng và bảo đảm một môi trường sốngtrong lành cho con người, sinh vật
Thông qua việc thực hiện các biện pháp như xây dựng và thực hiệnquy hoạch đất đai, quy hoạch khoáng sản; đầu tư sử dụng thiết bị, côngnghệ thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp cụ thể để xử lýchất thải, cải tạo, phục hồi môi trường, BVMT trong hoạt động KTKSgiúp giảm thiểu các tác động xấu đến đất đai, nguồn nước, không khí, sự đadạng của các loài sinh vật, bảo đảm sự trong lành của môi trường Từ đógiúp hạn chế các nguy cơ gây tác động xấu đến quá trình sản xuất, sinhhoạt (như tình trạng mất đất, mất rừng sản xuất, ô nhiễm nguồn nước sinhhoạt,…) đặc biệt là nguy cơ gây ra các căn bệnh quái ác cho sức khỏe, sựsống của con người
Thứ ba, BVMT trong hoạt động KTKS có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia
Trang 21Ngày nay, các quốc gia đều theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững,theo đó phát triển kinh tế phải gắn liền với ổn định chính trị và BVMT.Nếu việc BVMT trong hoạt động KTKS được tiến hành một cách hiệu quả,tài nguyên khoáng sản được khai thác hợp lý thì các quốc gia có tiềm năngkhoáng sản sẽ không phải nhập khẩu khoáng sản từ nước ngoài mà còn cóthể cung cấp được khoáng sản cho các quốc gia khác để thu lợi Đồng thời,BVMT trong hoạt động KTKS giúp giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực(chi phí, thời gian, nhân lực,…) để giải quyết các sự cố môi trường cũngnhư ứng phó với các dịch bệnh do ô nhiễm môi trường trong KTKS gây ra,
từ đó các quốc gia sẽ tập trung những nguồn lực này để phục vụ cho côngcuộc phát triển kinh tế, xã hội
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, những nội dung cơ bản của pháp luật
về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1.1 Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Đời sống xã hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực, với nhiều quan hệ xã hộikhác nhau Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, nhà nước banhành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội theotrật tự phù hợp với ý chí của mình Bên cạnh các quy phạm pháp luật vềhình sự, dân sự, hành chính, để giải quyết tốt vấn đề môi trường, hiện naycác quốc gia đã quan tâm xây dựng những quy phạm pháp luật về BVMT.Theo Tài liệu học tập Lý luận về nhà nước và pháp luật, phần 2, Khoa
Luật - Đại học Huế năm 2013 thì: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện
ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho
Trang 22đời sống xã hội có nhà nước” [33, tr 20].
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2000 thì: “Pháp luật về bảo vệ môi trường là tập hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường” [41, tr 175].
Như đã phân tích ở trên, khoáng sản là một bộ phận của môi trường,BVMT trong hoạt động KTKS là một bộ phận của BVMT, vì vậy phápluật về BVMT trong hoạt động KTKS cũng là một bộ phận của pháp luật
về BVMT
Từ các khái niệm đã nêu ở trên, có thể đưa ra khái niệm pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS như sau:
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức, cá nhân và giữa các chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến khai thác khoáng sản với nhau để phòng chống, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, đồng thời góp phần khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản”
1.2.1.2 Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Thứ nhất, pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS là một bộ
phận của pháp luật môi trường Các quy phạm pháp luật về BVMT tronghoạt động KTKS là thành phần cấu thành ngành luật BVMT trong hệthống pháp luật của các quốc gia
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về BVMT trong hoạt
động KTKS là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động KTKS và
có ảnh hưởng đến môi trường Căn cứ vào địa vị pháp lý của các chủ thể,
Trang 23có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của pháp luật về BVMT trong hoạtđộng KTKS thành hai nhóm chính: Nhóm quan hệ có một bên tham gia là
cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong KTKS (gồm những quan hệphát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về khoáng sản và BVMT như: xâydựng và thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về khai thác,bảo vệ khoáng sản; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; kiểm tra,thanh tra việc xử lý vi phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS;…)
và nhóm quan hệ mà các bên tham gia không mang quyền lực nhà nước (gồmnhững quan hệ như: tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình lập báo cáođánh giá tác động môi trường; chuyển nhượng giấy phép KTKS, )
Thứ ba, mục đích điều chỉnh của pháp luật về BVMT trong hoạt động
KTKS là nhằm: phòng chống và khắc phục ô nhiễm; phục hồi và cải thiệnmôi trường; khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản thông quaviệc tạo dựng khung pháp lý quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhànước trong việc quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS; quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động KTKS
Thứ tư, pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS sử dụng kết hợp
phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh, quyền uy và phương pháp bình đẳng.Tùy thuộc địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ mà phápluật về BVMT trong hoạt động KTKS sử dụng phương pháp mệnh lệnh,quyền uy (khi có cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia quan hệ) hayphương pháp bình đẳng (khi các chủ thể tham gia quan hệ không mangquyền lực nhà nước)
1.2.1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS bao gồm nhiều quyphạm pháp luật Nghiên cứu một cách có hệ thống, thấy rằng nội dung cơbản của pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS bao gồm:
i) Các quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có
Trang 24thẩm quyền về BVMT trong hoạt động KTKS
Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt độngKTKS được xây dựng từ trung ương đến địa phương, bao gồm hai nhóm:
Nhóm 1: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung (quản
lý nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý môi trường và khoáng sản) Baogồm: Chính phủ; UBND các cấp(tỉnh, huyện, xã); bên cạnh đó, ở trungương và địa phương đều có các cơ quan liên quan (Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Sở, Phòng, Ban) phụ trách quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác (như xâydựng, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, tài chính,…)nhưng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên môn (vềBVMT trong KTKS) trong việc quản lý nhà nước về BVMT trong hoạtđộng KTKS
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
(có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhà nước về môi trường và khoáng sản)
Ở trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong đó có đơn vị trựcthuộc là Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản - giúp Bộ Tài nguyên và Môitrường quản lý chuyên môn về khoáng sản và Tổng Cục Môi trường -giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chuyên môn về môi trườngtrên phạm vi cả nước) Ở cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường (vớicác đơn vị trực thuộc gồm: Phòng quản lý Tài nguyên khoáng sản(hoặcPhòng Quản lý tài nguyên) và Chi cục BVMT) Ở cấp huyện, có PhòngTài nguyên và Môi trường Ở cấp xã có biên chế cán bộ chuyên trách hoặckiêm nhiệm về môi trường
Xuất phát từ địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền khi tham gia quan hệ pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS - có đặc trưng là mang quyền lực nhà nước và thực hiện chức năngquản lý, pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS ở Việt Nam quy địnhtrách nhiệm của của các chủ thể này như sau:
Trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
Trang 25chính sách, kế hoạch, biện pháp về BVMT trong hoạt động KTKS
Chiến lược khoáng sản, chiến lược BVMT là một bộ phận của chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội, được hoạch định theo thời gian tương đốidài: 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.Các chiến lược này vạch ra những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ pháttriển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, gắn KTKS với BVMT BộTài nguyên và Môi trường là cơ quan được giao trách nhiệm chù trì phốihợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan và các địa phương lập, trìnhChính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản, chiến lược BVMT
Luật Bảo vệ môi trường 2005 yêu cầu các loại tài nguyên phải đượclập quy hoạch sử dụng, phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên nhưngkhông quy định rõ mà quy định viện dẫn việc áp dụng pháp luật về tàinguyên để lập quy hoạch sử dụng tài nguyên đó Luật Khoáng sản 2010 (từĐiều 10 đến Điều 15) và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản(Chương II) đã quy định về các loại quy hoạch, thẩm quyền, căn cứ lập, nộidung, thủ tục lập, điều chỉnh, lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản.Theo đó, có 4 loại quy hoạch khoáng sản gồm: Quy hoạch điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản; Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cảnước; Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vậtliệu xây dựng và quy hoạch sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cảnước; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (được lập đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựngthông thường, than bùn; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ
lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; khoángsản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa) Kỳ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản là 10 năm, tầm nhìn 20 năm; kỳ quy hoạch đối với các loạiquy hoạch còn lại là 5 năm, tầm nhìn 10 năm Việc lập quy hoạch khoángsản phải dựa trên nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế, gắn
Trang 26với mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược khoáng sản, chiếnlược BVMT, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học côngnghệ Nội dung các loại quy hoạch khoáng sản được quy định cụ thể tạiKhoản 3, các Điều 11, 12, 13 của Luật Khoáng sản và Khoản 4, Điều 9,Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì lập quy hoạchđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trìlập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng; Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì lập quyhoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản khác đểtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt UBND cấp tỉnh tổ chức lập, phêduyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phải ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch,biện pháp nhằm BVMT trong hoạt động KTKS Chẳng hạn như: chính sáchhạn chế xuất khẩu một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, chính sách
ưu tiên đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản; chính sách phát triểnnguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, công nghệ trong KTKS, kế hoạchBVMT ở các khu vực trọng điểm, kế hoạch phòng chống, khắc phục sự cốmôi trường, kế hoạch quan trắc môi trường, …
Trách nhiệm xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động KTKSHoạt động KTKS phải sử dụng các loại máy móc, dây chuyền côngnghệ đặc thù như: thiết bị khoan, thăm dò, thiết bị bảo quản khoáng sản,gây ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, nguồn nước, không khí, rừng,… Do
đó, yêu cầu đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt độngKTKS là phải xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật cho việc sử dụng, vận hành
Trang 27các dây chuyền, thiết bị, công nghệ của hoạt động KTKS cũng như quychuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình KTKS Các quy chuẩn kỹ thuật
là căn cứ khoa học, pháp lý, công cụ kiểm soát không thể thiếu trong quátrình BVMT trong hoạt động KTKS
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng và banhành quy chuẩn quốc gia về môi trường; các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác cótrách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc giatrong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý có liên quan đếnKTKS UBND cấp tỉnh xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địaphương trong hoạt động KTKS để áp dụng trong phạm vi quản lý cho phùhợp với đặc thù của địa phương mình theo các quy định trong Luật Bảo vệmôi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cùngvới các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan
Trách nhiệm đánh giá thực trạng khoáng sản, hiện trạng môi trườngtrong hoạt động KTKS
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cótrách nhiệm thực hiện chức năng đánh giá thực trạng khoáng sản, hiệntrạng môi trường trong hoạt động KTKS Hoạt động này nhằm đánh giátổng quan tiềm năng khoáng sản, thực trạng về trữ lượng, chất lượngkhoáng sản cũng như sự phân bố các loại khoáng sản đồng thời đánh giátác động của hoạt động KTKS đến các thành phần môi trường, làm cơ sởcho việc thực hiện các giải pháp BVMT trong hoạt động KTKS
Trách nhiệm thẩm định, phê duyệt, xác nhận thực hiện các báo cáo,
đề án, dự án, thiết kế liên quan đến môi trường trong hoạt động KTKS
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan,UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt, xác nhận thực hiệnbáo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư KTKS; UBND cấphuyện (có thể ủy quyền cho UBND cấp xã) đăng ký bản cam kết BVMTđối với dự án đầu tư KTKS không thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác độngmôi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng
Trang 284 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan;UBND cấp tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định,phê duyệt, xác nhận hoàn thành đề án cải tạo, phục hồi môi trường theoquy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 03 năm 2013của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cảitạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, phêduyệt thiết kế mỏ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định vàphê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;
Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thẩmđịnh đề án đóng cửa mỏ theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTNMTngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kếtquả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt độngkhoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏkhoáng sản
Việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận hoàn thành các đề án, báo cáo,thiết kế trên giúp nhà nước nắm bắt một cách đầy đủ và toàn diện về hoạtđộng KTKS, xác định loại khoáng sản được khai thác, ranh giới, diện tíchkhai thác và các loại thiết bị, công nghệ cũng như các biện pháp mà chủ thểKTKS áp dụng để BVMT
Trách nhiệm cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép KTKS, giấy phép khaithác tận thu khoáng sản
Giấy phép KTKS có thời hạn không quá 30 năm và có thể được giahạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm; giấy phépkhai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian
Trang 29gia hạn giấy phép
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký kinh doanhngành nghề KTKS chỉ được cấp phép KTKS khi đủ các điều kiện quy địnhtại Khoản 2, Điều 53, Luật Khoáng sản; hộ kinh doanh đăng ký kinh doanhngành nghề KTKS chỉ được cấp phép khai thác tận thu khoáng sản, khaithác khoáng sản làm vật liệu xây dựng khi đủ các điều kiện được quy địnhtại Điều 23, Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấyphép KTKS làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại cáckhu có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trườngkhoanh định và công bố và cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác tận thukhoáng sản trong phạm vi địa phương mình quản lý; Bộ Tài nguyên và Môitrường có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép KTKS trong các trườnghợp còn lại theo nội dung, trình tự, thủ tục được quy định tại Chương II LuậtKhoáng sản và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
Việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép KTKS, giấy phép khai thác tậnthu khoáng sản là biện pháp hữu hiệu để nhà nước theo dõi, quản lý, kiểmsoát chặt chẽ toàn bộ quá trình KTKS, giúp hạn chế việc khai thác tàinguyên khoáng sản một cách bừa bãi, lãng phí, đồng thời kiểm soát đượcnhững tác động xấu đến môi trường từ hoạt động KTKS
Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMTtrong hoạt động KTKS
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMTtrong KTKS do thanh tra chuyên ngành về môi trường, thanh tra chuyênngành khoáng sản, thanh tra nhà nước (thanh tra của các ban ngành hữuquan) phối kết hợp cùng thực hiện Bên cạnh đó, hiện nay lực lượng Cảnh
Trang 30sát Môi trường cũng đóng góp không nhỏ vào công tác kiểm tra, xử lý viphạm pháp luật nhằm BVMT trong hoạt động KTKS
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trườngtrong hoạt động KTKS
Trong hoạt động KTKS, phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp làđiều không tránh khỏi Các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi thẩmquyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về môi trườngtrong hoạt động KTKS theo quy định của pháp luật
ii) Các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động KTKS Các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động KTKS là đối tượng có khảnăng gây ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến chất lượng môi trường Vì vậy,pháp luật BVMT trong hoạt động KTKS có những quy định về trách nhiệmBVMT trong hoạt động KTKS của các tổ chức, cá nhân như sau:
Trách nhiệm xây dựng và thực hiện báo cáo đánh giá tác động môitrường, cam kết BVMT trong hoạt động KTKS
Tổ chức, cá nhân muốn được cấp phép KTKS thì phải có báo cáo đánhgiá tác động môi trường hoặc bản cam kết BVMT Chủ đầu tư dự án KTKSthuộc đối tượng được quy định tại phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP củaChính phủ ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường phải (tự mìnhhoặc thuê tổ chức có đủ điểu kiện) lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngvới nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định trên; các dự ánKTKS không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngthì phải lập bản cam kết BVMT với các nội dung được quy định tại Khoản 1,Điều 30 Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 quyđịnh về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, camkết bảo vệ môi trường
Trang 31Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, bảncam kết BVMT được đăng ký, các tổ chức, cá nhân KTKS phải thực hiệnđúng các quy định trong báo cáo, cam kết.
Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 của Chínhphủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,cam kết BVMT và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của BộTài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môitrường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT đã quyđịnh cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, tổ chức thựchiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết BVMT
Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính nhằm BVMT trong hoạtđộng KTKS
Nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể đối với công tác BVMTtrong hoạt động KTKS, đồng thời tạo nguồn kinh phí để BVMT, giảm bớtgánh nặng cho ngân sách nhà nước, pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ tài chínhnhằm BVMT Bao gồm:
- Nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền KTKS: Điều 77 Luật Khoáng sản quyđịnh tổ chức, cá nhân KTKS phải nộp tiền cấp quyền KTKS Tiền cấp quyềnKTKS được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loạihoặc nhóm khoáng sản, điều kiện KTKS và được Nhà nước thu thông quađấu giá hoặc không đấu giá Để thực hiện quy định trên, Chính phủ đã banhành Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định
về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và Nghịđịnh số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quyđịnh về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Nghĩa vụ ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường để bảo đảm thực hiệncác biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động KTKS: tổ chức,
Trang 32cá nhân được phép KTKS phải nộp một khoản tiền vào Quỹ BVMT ViệtNam hoặc Quỹ BVMT của địa phương nơi KTKS để đảm bảo công tác cảitạo, phục hồi môi trường Trường hợp tổ chức, cá nhân KTKS đã ký quỹnhưng bị phá sản thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án hoặc đề án bổsung có trách nhiệm sử dụng số tiền ký quỹ, bao gồm cả tiền lãi để thựchiện cải tạo, phục hồi môi trường Mức, phương thức ký quỹ cải tạo, phụchồi môi trường, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường, hoàn trả
số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được quy định tại Quyết định
số 18/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cảitạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối vớihoạt động khai thác khoáng sản;
- Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên: Các tổ chức, cá nhân tiến hành khaithác các loại khoáng sản thuộc đối tượng quy định tại Điều 2, Luật Thuế Tàinguyên có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên Căn cứ tính thuế tài nguyên là sảnlượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất Tùy từng thời kỳ, Ủyban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tàinguyên dựa trên khung thuế suất tại khoản 1, Điều 7, Luật Thuế tài nguyên;
- Nghĩa vụ nộp phí BVMT: các tổ chức, cá nhân KTKS phải thực hiệnnghĩa vụ nộp phí BVMT theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CPngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai tháckhoáng sản và Thông tư 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CPngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai tháckhoáng sản
Trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đếnmôi trường của hoạt động KTKS
Quá trình KTKS làm phát sinh nhiều yếu tố gây tác động tiêu cực đếnmôi trường như: nước thải, chất thải rắn, khí thải độc, bụi, tiếng ồn…Do
đó, cần thiết phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu
Trang 33cực đến môi trường của hoạt động KTKS.
Điều 44, Luật Bảo vệ môi trường quy định các tổ chức, cá nhân KTKS
có trách nhiệm: Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; thugom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thôngthường, trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định
về quản lý chất thải nguy hại; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc pháttán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh
Tổ chức, cá nhân KTKS phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệuthân thiện với môi trường
Luật Khoáng sản (Khoản 1, Điều 30) và Luật Bảo vệ môi trường(Khoản 3, Điều 44) đều quy định tổ chức, cá nhân KTKS có trách nhiệm sửdụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường nhằm BVMTtrong hoạt động KTKS
Trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động KTKSCải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động KTKS là hoạt động đưamôi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảmthực vật, ) tại khu vực KTKS và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt độngKTKS về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặcđạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ cácmục đích có lợi cho con người
Bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm cảitạo, phục hồi môi trường trong Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường,Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trườngđối với hoạt động khai thác khoáng sản xác định phải thực hiện cải tạo,phục hồi môi trường ngay trong quá trình KTKS Từ đó đưa ra yêu cầu xâydựng đề án cải tạo phục hồi môi trường, đề án cải tạo, phục hồi môi trường
bổ sung; trách nhiệm ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; tổ chức thựchiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Trang 34Tổ chức, cá nhân KTKS gây thiệt hại về môi trường thì có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật vềBVMT, pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự
iii) Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong việc BVMTtrong hoạt động KTKS
Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS có những quy định nhằmtạo điều kiện cho cộng đồng tham gia việc BVMT trong hoạt động KTKSnhư: Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường (Điều 104 Luật Bảo vệ môitrường), thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT (Điều 105 Luật Bảo vệ môitrường), quy định về lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản (Điều 15Luật Khoáng sản); quy định về tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáođánh giá tác động môi trường (Điều 14, Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày18/04/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường); tham vấn ý kiến cộng đồngtrong việc xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường (theo Điểm d,Khoản 3, Điều 12, Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủtướng Chính phủ quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cảitạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản); khiếunại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS…
1.2.2 Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS được ban hành nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội về BVMT trong hoạt động KTKS, giúp công tácBVMT trong hoạt động KTKS được thực hiện một cách có hiệu quả Mụcđích đó chỉ trở thành hiện thực khi các chủ thể liên quan thực thi pháp luậtmột cách nghiêm túc Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp bảo đảmthực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động khai khoáng sản Bao gồmcác biện pháp cơ bản sau:
Biện pháp về thể chế, chính sách
Trang 35Chất lượng thực thi pháp luật về BVMT phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Do đó, để bảođảm thực thi pháp luật về BVMT cần thiết phải thực hiện các biện phápnhằm kiện toàn về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT trong hoạtđộng KTKS Cụ thể: cần phải thiết lập một hệ thống cơ quan thống nhất từtrung ương đến cơ sở với sự phân công, phối hợp nhiệm vụ chặt chẽ; đồngthời phải biên chế nhân sự hợp lý, có năng lực đảm bảo đáp ứng yêu cầunhiệm vụ; có sự phân bổ kinh phí hợp lý cho việc thực hiện các nhiệm vụquản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS; có kế hoạch bồidưỡng, đào tạo cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT…Bên cạnh đó, để bảo đảm thực thi pháp luật về BVMT trong hoạtđộng KTKS, trong quá trình quản lý, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphải ban hành các chính sách để chỉ đạo, hỗ trợ, định hướng cho việc thựcthi pháp luật như: chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô; chínhsách tăng cường quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS;chính sách tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong công tác KTKS,chính sách cải cách các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện cácnghĩa vụ về BVMT…
Biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Hiệu quả thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật về BVMT trong hoạtđộng KTKS của các tổ chức, cá nhân Do đó, để bảo đảm thực thi phápluật, cần thiết phải thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật.Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKScần phải căn cứ vào đối tượng được tuyên truyền để có hình thức tuyêntruyền phù hợp như: tuyên truyền qua bài giảng, qua phương tiện thông tinđại chúng, tuyên truyền qua các cuộc thi, hội nghị, triển lãm, các ngày lễ,tuần lễ BVMT trong hoạt động KTKS,…
Biện pháp kinh tế
Trang 36Để bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS nhất thiết phải sử dụng biện pháp kinh tế Biện pháp này nhằm mụcđích nâng cao trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân đồng thời tạonguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu để thực hiện các giải phápBVMT trong hoạt động KTKS Biện pháp này được thực hiện qua các hìnhthức như: thu thuế tài nguyên; phí BVMT đối với hoạt động KTKS; ký quỹcải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động KTKS; thu tiền cấp quyềnKTKS; ưu đãi, hỗ trợ kinh tế cho các dự án BVMT trong KTKS; …
Biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Để bảo đảm thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKSkhông chỉ cần thực hiện các biện pháp mang tính chất khuyến khích nhưtrên mà còn phải sử dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phápluật Thông qua thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm phápluật về BVMT trong hoạt động KTKS thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ tùytheo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xử lý các chủ thể vi phạmtheo trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hành chính, trách nhiệmdân sự và trách nhiệm hình sự Theo đó:
- Trách nhiệm hành chính chủ yếu được các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMTtrong hoạt động KTKS do các chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực BVMT trong hoạt động KTKS thì phải bị xử lý
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT được áp dụng đối với cácchủ thể chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại Pháp luật quy địnhngoài trách nhiệm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; tổchức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quyếtđịnh của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, nếu gây thiệt hại cho ngườikhác thì phải bồi thường
- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất ápdụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường Theo đó,
Trang 37các chủ thể vi phạm quy định pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS
có thể chịu các hình phạt nghiêm khắc như: cải tạo không giam giữ, phạttiền với giá trị lớn, phạt tù
1.2.3 Những yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS là một bộ phận của kiếntrúc thượng tầng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố khác nhau trongkiến trúc thượng tầng cũng như cơ sở hạ tầng của xã hội Về cơ bản, quátrình xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS chịu
sự tác động của những yếu tố sau:
Tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến BVMT trong hoạt động KTKSNhu cầu sử dụng khoáng sản để phục vụ cuộc sống, sản xuất thúc đẩycác chủ thể tiến hành hoạt động KTKS Trong quá trình KTKS phát sinhnhiều quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ xã hội liên quan đến môitrường như: chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng mỏ, khai đào, sử dụngnguồn nước, xả thải, phục hồi môi trường, Để điều chỉnh tốt các quan hệ xãhội này, nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật về BVMT trong KTKS Các yếu tố kinh tế, xã hội (mà cụ thể là nhu cầu sử dụng các loạikhoáng sản, phương pháp KTKS, quan hệ trao đổi, mua bán khoáng sản,nhu cầu sử dụng nguồn kinh phí để BVMT, tình trạng ô nhiễm môi trường
do KTKS…) ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, mức độ và cơ chế điềuchỉnh của pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS Chẳng hạn như: để
có nguồn kinh phí cho việc BVMT trong hoạt động khoáng sản, pháp luật
có các quy định về thuế, phí BVMT; để khắc phục ô nhiễm môi trường dohoạt động KTKS gây ra, pháp luật về BVMT quy định về bồi thường thiệthại và khắc phục sự cố môi trường;…
Không chỉ dừng lại ở sự tác động đến việc xây dựng pháp luật, cácyếu tố kinh tế, xã hội còn ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật vềBVMT Chẳng hạn như: khi nhu cầu tiêu thụ và giá cả khoáng sản tăng
Trang 38lên, các chủ thể KTKS sẽ tìm mọi cách để thu được nhiều khoáng sản,thậm chí có thể thực hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS; hoặc khi môi trường bị suy thoái nghiêmtrọng do hoạt động KTKS, các chủ thể quản lý nhà nước về môi trường sẽtăng cường thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, kểm tra, xử lý
vi phạm pháp luật,
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng các yếu tố kinh tế, xãhội liên quan đến BVMT trong hoạt động KTKS có sự tác động đến quátrình xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS Do
đó, cần phải nhận thức được sự tác động này để đưa ra những biện phápphù hợp nhằm xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT trong hoạt độngKTKS một cách hiệu quả
Đường lối, chính sách của Đảng về BVMT trong hoạt động KTKSĐường lối, chính sách là hệ thống các quan điểm, tư tưởng mang tính chấtđịnh hướng cho những nội dung, mặt hoạt động nhất định, gắn liền với quyềnlực chính trị, với Đảng cầm quyền Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật
về BVMT trong hoạt động KTKS, đường lối, chính sách của Đảng có vai tròhết sức quan trọng
Trước tình hình kinh tế, xã hội của quốc gia và các địa phương, Đảngđưa đường lối, chính sách để chỉ đạo điều hành Trong số những nội dungchỉ đạo, điều hành của Đảng có định hướng xây dựng pháp luật, định hướngphát triển ngành công nghiệp khai khoáng, định hướng BVMT Trên cơ sởnội dung của các đường lối, chính sách đó, nhà nước ban hành các quyphạm pháp luật để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách thành cácquy định mang tính chất bắt buộc, điều chỉnh những quan hệ liên quan đếnBVMT phát sinh trong quá trình KTKS Vì vậy, có thể khẳng định rằngđường lối, chính sách về BVMT trong KTKS là một trong những cơ sở đểxây dựng và quyết định nội dung cơ bản của pháp luật về BVMT tronghoạt động KTKS
Trang 39Không chỉ có vai trò đối với hoạt động xây dựng pháp luật, đường lối,chính sách của Đảng còn có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật
về BVMT trong hoạt động KTKS Các chính sách tuyên truyền, giáo dụcpháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS; các chủ trương chỉ đạo, quántriệt kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật trong về BVMT trong hoạt độngKTKS đem lại những đóng góp tích cực cho công tác thực thi pháp luật vềBVMT trong hoạt động KTKS
Hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong hoạtđộng khai thác khoáng sản
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, căn cứ vàotình hình kinh tế, xã hội, môi trường cũng như các chủ trương, chính sáchliên quan, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửađổi, bổ sung các VBQPPL về BVMT trong hoạt động KTKS Chất lượngvăn bản được ban hành phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tổ chức và hoạtđộng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về BVMT phụ thuộc rất lớn vàohiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT Các
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý, tổ chức, hướng dẫncho các chủ thể khác thực hiện pháp luật, đồng thời tiến hành kiểm tra, thanhtra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS
Ý thức pháp luật về BVMT của các chủ thể tham gia quan hệ phápluật BVMT trong hoạt động KTKS
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tưtưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của con người về pháp luật, về hành
vi của con người và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc thựchiện pháp luật [32, tr 274]
Sự tác động của ý thức pháp luật về BVMT của các chủ thể tham giaquan hệ pháp luật đến pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS thể hiệndưới các khía cạnh: