1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM

44 3,6K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 325,76 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU11.1. Lý do chọn đề tài11.2. Phạm vi nghiên cứu21.3. Đối tượng nghiên cứu21.4. Phương pháp nghiên cứu21.5. Mục đích nghiên cứu2PHẦN NỘI DUNG4Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG41.1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích - xuất phát điểm của đình công41.2. Các vấn đề lý luận về đình công theo pháp luật lao động Việt Nam51.2.1. Khái niệm và các dấu hiệu của đình công51.2.2. Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt Nam81.3. Cấm đình công, hoãn và ngừng cuộc đình công91.3.1. Cấm đình công91.3.2. Hoãn và ngừng cuộc đình công10Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM112.1. Thủ tục giải quyết các cuộc đình công112.1.1. Thẩm quyền giải quyết đình công112.1.2. Yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công.112.1.2.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công112.1.2.2. Thụ lý đơn yêu cầu122.1.3. Giải quyết đình công122.1.3.1. Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công122.1.3.2. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công132.2. Thực trạng đình công ở Việt Nam152.2.1. Thực trạng các cuộc đình công ở Việt Nam152.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công ở Việt Nam172.2.3. Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam212.2.3.1. Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam thời gian qua212.2.3.2. Một số nhận xét và đánh giá chung về việc giải quyết đình công ở Việt Nam22Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM253.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện các quy định pháp luật về đình công và giải quyết đình công253.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam.273.2.1. Về mặt văn bản pháp luật273.2.2. Về cơ chế giải quyết đình công303.2.3. Về việc tổ chức thực hiện31KẾT LUẬN36DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO37

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾKHOA LUẬT - -

NIÍN LUẬN



PHÂP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VĂ

GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM

Giaùo vieđn höôùng daên: Sinh vieđn

Trang 2



Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm niên luận với vốn kiến thức đã được Thầy– Cô truyền đạt và trang bị vững vàng trong những năm học tại KHOALUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ Cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình, cung cấp nhữngthông tin quý báu đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề niên luận một cáchhoàn thiện nhất Trước hết xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu KhoaLuật – Đại học Huế, quý thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp kiến thức và

kỹ năng cho tôi trong suốt thời gian vừa qua Đặc biệt tôi xin cảm ơn côĐào Mộng Điệp người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và trìnhbày đề tài một cách chính xác và đầy đủ

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG 4

1.1 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích - xuất phát điểm của đình công .4

1.2 Các vấn đề lý luận về đình công theo pháp luật lao động Việt Nam 5

1.2.1 Khái niệm và các dấu hiệu của đình công 5

1.2.2 Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt Nam .8

1.3 Cấm đình công, hoãn và ngừng cuộc đình công 9

1.3.1 Cấm đình công 9

1.3.2 Hoãn và ngừng cuộc đình công 10

Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM 11

2.1 Thủ tục giải quyết các cuộc đình công 11

2.1.1 Thẩm quyền giải quyết đình công 11

2.1.2 Yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công 11

2.1.2.1 Người có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công 11

2.1.2.2 Thụ lý đơn yêu cầu 12

2.1.3 Giải quyết đình công 12

Trang 6

2.1.3.1 Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công 12

2.1.3.2 Xét tính hợp pháp của cuộc đình công 13

2.2 Thực trạng đình công ở Việt Nam 15

2.2.1 Thực trạng các cuộc đình công ở Việt Nam 15

2.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công ở Việt Nam 17

2.2.3 Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam 21

2.2.3.1 Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam thời gian qua .21

2.2.3.2 Một số nhận xét và đánh giá chung về việc giải quyết đình công ở Việt Nam 22

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM 25

3.1 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện các quy định pháp luật về đình công và giải quyết đình công 25

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam 27

3.2.1 Về mặt văn bản pháp luật 27

3.2.2 Về cơ chế giải quyết đình công 30

3.2.3 Về việc tổ chức thực hiện 31

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về kinh

tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực Châu Á Sự thànhcông đó bắt nguồn từ quyết tâm phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước tiến tới công nghiệp hoá, hiện đạihóa Sự quyết tâm này được Việt Nam thể hiện qua các cơ chế, chính sáchthông thoáng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanhnghiệp, Luật ưu đãi đầu tư Môi trường đầu tư thuận lợi, sự phát triểnnhanh chóng của nhiều thành phần kinh tế, nhất là khu vực có vốn đầu tưnước ngoài và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, lựclượng lao động ngày càng đông, rất đa dạng và số lượng các doanh nghiệpcũng tăng với số lượng lớn Mặc dù pháp luật lao động hướng dẫn khuyếnkhích các bên trong quan hệ lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà

ổn định nhưng trên thực tế trong những năm qua, do nhiều lý do khác nhau

từ cả hai phía: người lao động và người sử dụng lao động ngày càng nảysinh nhiều những bất đồng về lợi ích của các bên dẫn đến tranh chấp laođộng Tranh chấp lao động đã và đang dần trở thành một vấn đề nhạy cảmnhất là đình công, nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định không chỉcủa doanh nghiệp, của một khu vực kinh tế, một vùng miền mà còn ảnhhưởng cả tới nền kinh tế của đất nước

Đình công là đỉnh cao, diễn biến cuối cùng của tranh chấp lao độngtập thể Khi xảy ra đình công sẽ gây bất lợi cho người sử dụng lao động,người lao động, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bêncạnh đó, đình công còn gây tác động xấu tới dư luận xã hội, ảnh hưởng lớn

Trang 8

tới sự phát triển kinh tế và môi trường đầu tư ở Việt Nam Những năm quađình công ngày càng gia tăng về số lượng người tham gia đình công và sốlượng cuộc đình công Đặc biệt là xảy ra tại các doanh nghiệp hoạt độngtheo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây chú ý lớn với

dư luận xã hội, tạo ra bức xúc lớn với nền kinh tế Vấn đề này đang là sựquan tâm của Chính phủ Việt Nam, các nhà làm luật Việt Nam, người sửdụng lao động, người lao động và của cả nền kinh tế Việt Nam

Do vậy nghiên cứu về vấn đề đình công cả về trên bình diện lý luận vàthực tiễn là rất cần thiết và mang tính thời sự sâu sắc Với nhận thức củamình và kiến thức có được khi học tại Khoa Luật – Đại học Huế, tôi chọn

đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam”cho đề tài niên luận của mình với mong muốn

nghiên cứu sâu hơn về một phần kiến thức đã học và có thể góp một số ýkiến nhỏ về một vấn đề đang được xã hội rất quan tâm là “Đình công”

1.3 Đối tượng nghiên cứu

“Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam”.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt quá trình hoàn thành đề tài niênluận là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, đánh giá và tổng hợp các thôngtin, tư liệu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu Phương pháp thốngkê: thống kê các vụ đình công đã xảy ra ở Việt Nam và diễn biến, cách giảiquyết các vụ đình công đó, phương pháp tổng hợp,…

Trang 9

1.5 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài niên luận này tôi muốn làm sáng tỏ mặt lý luận về tranhchấp lao động và đình công, hiểu được vấn đề thực tiễn về đình công tạiViệt Nam qua đó tạo cơ sở cho việc tìm ra những phương hướng nhằm hạnchế đình công, giải quyết đình công nhằm tránh gây thiệt hại cho các bêntham gia quan lao động và giảm thiểu thiệt hại, uy tín của nền kinh tế ViệtNam Góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quanđến đình công

Đề tài niên luận của tôi được trình bày thành 3 chương:

Chương I: Khái quát chung về tranh chấp lao động và đình công Chương II: Pháp luật về giải quyết đình công và thực tiễn giải quyết

đình công ở Việt Nam

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Vì vấn đề đình công là rất mới mẻ và do kiến thức còn hạn chế nên niênluận này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Khoa Luật - ĐH Huế.Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo bộ môn Luật lao động, các bạn cùng lớpK35A – Luật Kinh tế và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của giảng viên ĐàoMộng Điệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG

VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG

1.1 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích - xuất phát điểm của đình công

TTLĐTT là tranh chấp những người lao động cùng làm việc trong mộtdoanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp với người sử dụng laođộng Không chỉ vậy, tranh chấp lao động tập thể ngày nay còn thể hiệntính tổ chức, liên kết chặt chẽ của những người lao động Ngày nay, khicon người sống trong môi trường xã hội, môi trường làm việc có tổ chứccao thì việc người lao động cùng làm liên kết với nhau tạo thành một tậpthể đoàn kết là một điều bắt buộc để có những lợi thế trong quan hệ laođộng.Tranh chấp lao động tập thể có hai loại:

TTLĐTT về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sửdụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy địnhcủa pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quychế và thỏa thuận hợp pháp khác

TTLĐTT về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể laođộng yêu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luậtlao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp phápkhác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động và người sử dụnglao động

Trang 11

Tuy nhiên, việc đình công chỉ được tiến hành đối với các TTLĐTT vềlợi ích, đây là một điểm mới của Bộ luật lao động năm 2012 so với BLLĐnăm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) Tuy vậy không phải cứ xảy raTTLĐTT về lợi ích là xảy ra đình công, mà đình công chỉ xảy ra khi tranhchấp lao động giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao độngkhông thể tiếp tục “bắt tay” hợp tác với nhau được Đình công được xem làđỉnh cao của TTLĐTT về lợi ích mà biểu hiện rõ nhất là sự ngừng việc triệt

để và có tổ chức của tập thể lao động Pháp luật nước ta và pháp luật củacác nước trên thế giới cũng đều thừa nhận quyền đình công Tuy nhiên,thực hiện nó như thế nào lại phụ thuộc vào chính điều kiện của doanhnghiệp, pháp luật và chính bản thân người lao động

1.2 Các vấn đề lý luận về đình công theo pháp luật lao động Việt Nam

1.2.1 Khái niệm và các dấu hiệu của đình công

Đình công là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ khi có giai cấp vôsản, có quan hệ giai cấp đối kháng giữa giai cấp công nhân với giai cấp tưsản Đình công đã trở thành một vò khí cực kỳ lợi hại của tập thể lao độnglàm thuê trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ các quyền lợi chomình, trước hết là những quyền lợi kinh tế – xã hội Bên cạnh tính tích cựccủa đình công như giúp những người lao động trong việc dân chủ hoá, đòiquyền lợi cho mình, thì đình công có cả tác động tiêu cực từ đó đem lạinhững hậu quả nặng nề cho xã hội, cho nền kinh tế, thậm chí còn ảnhhưởng đến chế độ chính trị, vì vậy người ta thường nói đình công là “condao hai lưỡi” Một số nước công nhiên chấp nhận quyền đình công nhưPhần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Canada, Nhật Bản,… thì một số nước khácbằng cách này hay cách khác lại hạn chế quyền đình công như Ấn Độ, TháiLan, Malaysia, Singapore,

Ở nước ta, dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà, quyền đìnhcông được pháp luật thừa nhận sớm Tại Sắc lệnh 29/SL, ngày 12/3/1947

do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, đã quy định về quyền đình công của công

Trang 12

nhân: “Công nhân có quyền lực tự do kết hợp và bãi công…” 1 Từ khi đấtnước ta đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng đã tạo ra những nhân tốmới, trong đó có sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trungsang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đòi hỏi thựctiễn cuộc sống , đa dạng của quan hệ lao động trong các thành phần kinh tế

đã đặt ra vấn đề hợp pháp hoá quyền đình công của người lao động Do vậytrong Bộ luật lao động năm 2012 từ chương XIV từ Điều 194 đến Điều 234quy định về vấn đề tranh chấp lao động, có dành từ Điều 209 đến Điều 234quy định những nội dung chủ yếu về đình công Đình công hiện nay đangđược quan tâm của cả xã hội và cả nền kinh tế Tuy nhiên vẫn còn nhiềutranh cãi về khái niệm đình công Theo Bộ luật lao động năm 2012, đìnhcông được định nghĩa như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tựnguyện có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quátrình giải quyết tranh chấp lao động” 2

Qua các nghiên cứu, theo quan điểm tôi thì đình công là đỉnh cao củatranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà biểu hiện rõ nhất là sự ngừng việctập thể có tổ chức của người lao động nhằm gây ra áp lực buộc người sửdụng lao động phải thoả mãn một hoặc một số yêu cầu của tập thể laođộng Và đình công là một quyền tập thể do pháp luật quy định, theo đónhững người lao động có quyền được nghỉ việc tập thể nhằm buộc người sửdụng lao động phải thoả mãn những yêu sách chính đáng của mình Vớingười lao động thì đình công là một vũ khí duy nhất mà họ có khi bị đối xửkhông tốt hoặc xảy ra các tranh chấp Người lao động là người luôn đứng ởthế yếu, nên các nước công nhận quyền đình công của họ để xem đình công

là phương tiện đấu tranh tự bảo vệ của tập thể người lao động, mặc dù đốivới họ quyền này chỉ áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ

1 Điều 174 chương 8 Tại Sắc lệnh 29/SL, ngày 12/3/1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký

2 Khoản 2 Điều 206 Bộ luật Lao động năm 2012

Trang 13

Từ khái niệm đình công ở trên có thể tìm ra các dấu hiệu cơ bản củađình công, điều này giúp phân biệt đình công với các hình thức khác nhưlãn công, biểu tình,… một cách dễ dàng hơn.

Thứ nhất, việc thực hiện quyền đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc của người lao động.

Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của tập thể lao động

Sự ngừng việc này có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, nhưng ở cácnước, quyền đình công thường được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để củabản thân người lao động khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợpđồng lao động, thoả ước tập thể, theo quy chế của nơi làm việc.Tuỳ theopháp luật của mỗi nước mà có quan hệ khác nhau về sự ngừng việc tập thểcủa người lao động Ví dụ như ở Hoa Kỳ, cả những sự ngừng việc khôngtriệt để như lãn công, làm việc cầm chõng nhằm đối phó lại người sử dụnglao động cũng được coi là đình công Còn Việt Nam chỉ thừa nhận nhữngcuộc đình công trong phạm vi doanh nghiệp và phải được quá nửa số ngườilao động tán thành mới hợp pháp

Thứ hai, việc thực hiện quyền đình công phải có tính tổ chức, thường

do tổ chức công đoàn lãnh đạo.

Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức củanhững người lao động Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình côngcho đến việc thực hiện các trình tự thủ tục khác hay trong quá trình giảiquyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí

và hành động Luật lao động chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi nó doBan chấp hành công đoàn cơ sở (ở nơi có công đoàn cơ sở) hoặc tổ chứccông đoàn cấp trên (ở nơi chưa có công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo.3

Dấu hiệu này thể hiện vai trò của TCCĐ trong quan hệ giữa người laođộng và người sử dụng lao động

3 Điều 210 Bộ luật lao động năm 2012

Trang 14

Thứ ba, việc thực hiện quyền đình công phải do tập thể người lao động tiến hành.

Có nghĩa là một vài người ngừng việc, mặc dù có tổ chức vẫn khôngđược coi là đình công mà sự ngừng việc đình công phải do nhiều người laođộng cùng tiến hành Nhiều nước trên thế giới quy định số lượng cụ thểtham gia đình công nhất định, dù có trên tổng số người lao động của nơi sửdụng lao động diễn ra đình công Số xác định này có thể là một tỷ lệ hoặc

có thể là một số tuyệt đối hoặc cả hai, tuỳ theo mỗi nước Ở nước ta, theoquy định tại điều 213 của BLLĐ năm 2012 thì việc thực hiện quyền đìnhcông phải được quá nửa tập thể lao động của doanh nghiệp (nếu cuộc đìnhcông do tập thể lao động của doanh nghiệp tiến hành) hoặc quá nửa tập thểlao động của bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp (nếu cuộc đình công do tậpthể lao động của bộ phận cơ cấu doanh nghiệp tiến hành) tán thành

Thứ tư, nhằm đạt được những yêu sách về lợi ích của tập thể lao động.

Khi không đạt những thoả đáng trong giải quyết TTLĐTT thì tập thểlao động có quyền chọn hình thức đình công để mong muốn tranh chấpđược giải quyết theo hướng có lợi cho mình Bản chất của đình công làbiện pháp đấu tranh kinh tế, nên mục đích của đình công phải nhằm đạtđược những yêu sách về lợi ích cho tập thể lao động Thực tế, ở các nướcphát triển, người lao động thường đình công với mục đích đạt được nhữnglợi ích cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn luật định hoặc tốt hơn những lợiích, điều kiện đã được thoả thuận trước đó Kết quả đình công thường làmột thoả ước mới ra đời Còn những nước chưa phát triển thì phần lớn cáccuộc đình công là để đòi những lợi ích hợp pháp của người lao động bị bên

sử dụng lao động vi phạm quá đáng

1.2.2 Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt Nam

Chuẩn bị đình công là việc Ban chấp hành công đoàn cơ sở cùng tậpthể lao động phải làm trước khi đình công và phải theo một trình tự, thủ tụcnhất định Đầu tiên, ban chấp hành công đoàn phải tổ chức lấy ý kiến tập

Trang 15

thể lao động Đối với tập thể lao động có TCCĐ cơ sở thì lấy ý kiến củathành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất.Nơi chưa có TCCĐ cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặcngười lao động Việc lấy ý kiến tán thành đình công của tập thể lao động cóthể thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín hoặc tiến hành lấy chữ ký 4. Tiếptheo, ban chấp hành công đoàn sẽ ra quyết định đình công khi có trên 50%

số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành côngđoàn đưa ra Sau khi quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn gửiquyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bảnthông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 cho côngđoàn cấp tỉnh trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầuđình công Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao độngkhông chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hànhcông đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.5

1.3 Cấm đình công, hoãn và ngừng cuộc đình công

1.3.1 Cấm đình công

Theo quy định của pháp luật thì đình công là quyền của tập thể laođộng Tuy vậy cũng có trường hợp tập thể lao động không được thực hiệnquyền này Quy định này dựa trên thực tế là để đảm bảo trật tự nơi côngcộng, đời sống và lợi ích chung của nhân dân không bị rối loạn Khôngđược đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh

tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sứckhỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định6 Theo đó,các doanh nghiệp trọng yếu mà hoạt động của nó rất quan trọng tới đờisống nhân dân, tới nền kinh tế đất nước và an ninh quốc phòng sẽ khôngđược đình công Trong nghị định số 41/2013/NĐ – CP về “Quy định chitiết thi hành điều 220 của BLLĐ về danh mục đơn vị sử dụng lao động

4 Điều 212 Bộ luật lao động năm 2012

5 Điều 213 Bộ luật lao động năm 2012

6 Điều 220 Bộ luật lao động năm 2012

Trang 16

không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị

sử dụng lao động không được đình công” có quy định chi tiết như cácdoanh nghiệp sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệthống điện quốc gia; thăm dò và khai thác dầu khí; trực tiếp phục vụ anninh, quốc phòng,… sẽ không được phép đình công và kèm theo Nghị địnhnày Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công

1.3.2 Hoãn và ngừng cuộc đình công

Về nguyên tắc, người lao động làm việc trong các đơn vị phục vụ thiếtyếu cho nền kinh tế quốc dân thì không có quyền đình công Tuy nhiên, khixét thấy đình công khác mà có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nềnkinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công và giao cho cơ quan nhà nước,

tổ chức có thẩm quyền giải quyết Chính phủ quy định về việc hoãn hoặcngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.7 Quy địnhtrên là hoàn toàn hợp lý bởi vì lợi ích kinh tế của toàn xã hội và sự vữngmạnh của nền chính trị đất nước là hai vấn đề mấu chốt để xây dựng một xãhội văn minh, thịnh vượng Tuy nhiên việc hoãn hoặc ngừng cuộc đìnhcông chỉ đặt ra trong trường hợp thật cần thiết và sự “nguy cơ” đối với nềnkinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng phải là nghiêm trọng và có thểxảy ra nếu không quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công đó một cáchkịp thời

Nhận xét

Qua trình bày ở trên, có thể thấy rằng, TTLĐTT về lợi ích là xuấtphát điểm của đình công và đình công chính là đỉnh cao của TTLĐTT.Trong một xã hội ngày càng phát triển, cùng với những thành tựu kinh tếthì đình công là một vấn đề luôn tồn tại song hành Có thể cho rằng đìnhcông là một biểu hiện của phát triển kinh tế Đình công không xấu và nólại là một quyền chính đáng của người lao động Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu

7 Điều 221 Bộ luật lao động năm 2012

Trang 17

cực của đình công là không hề nhỏ Phải luôn quan tâm tới đình công,chúng ta biết rõ là không thể ngăn cấm nhưng chúng ta phải có những biệnpháp hướng đình công vào những mục đích chính đáng và giải quyết chúng

ổn thoả Điều đó là một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội

Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN

GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM

2.1 Thủ tục giải quyết các cuộc đình công

2.1.1 Thẩm quyền giải quyết đình công

Giải quyết đình công là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm xác địnhtính hợp pháp hoặc bất bất hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật.Hoạt động giải quyết đình công của Tòa án góp phần ngăn chặn, hạn chếnhững cuộc đình công bất hợp pháp Điều 225 BLLĐ quy định Tòa ánnhân dân tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp củacuộc đình công Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếunại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công Trong quátrình giải quyết, toà án xét xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ tuântheo pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quannào Quyết định của toà án có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên

2.1.2 Yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công.

2.1.2.1 Người có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan laođộng cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân lànhững chủ thể có quyền yêu cầu hoặc khởi tố đề nghị Toà án kết luận đìnhcông hợp pháp hoặc bất hợp pháp Trong quá trình đình công hoặc sau khi

đã ngừng đình công trong thời hạn 3 tháng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở

có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp,

Trang 18

người sử dụng có quyền nộp đơn đến toà án kết luận tính bất hợp pháp củađình công Trong quá trình đình công, cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoànlao động cấp tỉnh có quyền gửi văn bản đến toà án yêu cầu kết luận cuộcđình công hợp pháp và bất hợp pháp Viện kiểm sát nhân dân có quyềnkhởi tố để yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công bất hợp pháp.

Tóm lại, quyền yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công trước hếtthuộc về Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động lànhững chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp Với tư cách là đạidiện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, Ban chấp hànhcông đoàn cơ sở có quyền yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháptrong và sau khi đã ngừng đình công Người sử dụng lao động với tư cách

là chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thểlao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu Toà án kết luận tính bất hợppháp của cuộc đình công

2.1.2.2 Thụ lý đơn yêu cầu

Thụ lý đơn yêu cầu là việc Toà án xem xét và chấp nhận yêu cầu đềnghị của người yêu cầu Vì vậy, có thể nói rằng, các yêu cầu của Ban chấphành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh,liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân có được Tòa án chấpnhận hay không chính là giai đoạn này Khi nhận được đơn yêu cầu, Chánh

án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợppháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giảiquyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán đượcphân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việcxét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét Quyết định mở phiên họpxét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấphành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan

2.1.3 Giải quyết đình công

2.1.3.1 Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công

Trang 19

Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công là một giai đoạn quan trọng vàkhông thể thiếu trong quá trình tố tụng Để có thể giải quyết các cuộc đìnhcông cần phải có một thời gian nhất định để chuẩn bị Bởi ngay một lúc cácThẩm phán không thể khẳng định được tính chất hợp pháp hay bất hợppháp của cuộc đình công, lỗi của các bên nếu chưa thu thập và xem xét đầy

đủ, toàn diện các chứng từ, tài liệu có liên quan đến vụ đình công đó Vìvậy đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình tố tụng Trong giaiđoạn này, Toà án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ và thực hiện nhữnghành vi cần thiết cho quá trình giải quyết Do vậy nếu được chuẩn bị kỹ sẽgiúp cho quá trình giải quyết được nhanh chóng, chính xác và đúng phápluật Ngay sau khi thụ lý đơn, Chánh toà lao động sẽ phân công một Thẩmphán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 05 ngày làm việc,

kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải

mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

2.1.3.2 Xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là giai đoạn cuối củaquá trình giải quyết cuộc đình công Vì vậy, các quyết định của Toà ántrong phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công có ý nghĩa quyết địnhvới các bên đương sự Quyết định của Toà án về việc giải quyết cuộc đìnhcông và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nói liên quan trực tiếp đếnquyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Quyết định này lại cóhiệu lực thi hành ngay, vì vậy đòi hỏi các phán quyết của Toà án phải hoàntoàn chính xác và đúng pháp luật Để đạt được điều đó, Hội đồng xét tínhhợp pháp của cuộc đình công phải bao gồm các thẩm phán chuyên trách vềlao động, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử

Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đìnhcông gồm có Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do Thẩmphán chủ trì làm chủ tọa, Thư kí Tòa án ghi biên bản họp, đại diên của tập

Trang 20

thể lao động và người sử dụng lao động, đại diện các cơ quan, tổ chức theoyêu cầu của Tòa án

Xét tính hợp pháp của cuộc đình công nghĩa là toà án xem xét các căn

cứ xem cuộc đình công đó là cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp.Nhưng trước khi kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công thì hội đồngxét tính hợp pháp của cuộc đình công phải tiến hành một số việc cụ thể sau:Đầu tiên, tại phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công Thẩmphán sẽ công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đìnhcông và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu Sau đó, đại diện của tập thể ngườilao động và của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình Tiếptheo, Chủ trì phiên họp có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham giaphiên họp trình bày ý kiến Sau khi nghe và tổng hợp ý kiến những ngườitham gia phiên họp thì Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công sẽxem xét, thảo luận trong phòng nghị án Hội đồng xét tính hợp pháp củacuộc đình công sẽ quyết định theo đa số về tính hợp pháp của cuộc đìnhcông Cuối cùng, Tòa án sẽ đưa ra quyết định về tính hợp pháp của cuộcđình công, quyết định này phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luận tính hợppháp hay không hợp pháp của cuộc đình công

Quyết định này được công bố công khai tại Tòa và có hiệu lực thihành ngay Sau khi quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đìnhcông được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao độngtham gia đình công phải ngừng ngay đình công và quay trở lại làm việc.Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thờihạn đình công được giải quyết theo điều 218 BLLĐ Người lao động khôngtham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trảlương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mứclương tối thiểu vùng do chính phủ quy định và các quyền lợi khác theo quyđịnh của pháp luật về lao động Còn người tham gia đình công sẽ không

Trang 21

được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừtrường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợppháp của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sửdụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tốicao.Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp phápcủa cuộc đình công, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định vềtính hợp pháp của cuộc đình công Quyết định của Toà ánh nhân dân tốicao là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công

2.2 Thực trạng đình công ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng các cuộc đình công ở Việt Nam

Thời gian gần đây, nhiều vụ tranh chấp lao động và đình công đã xảy

ra tại các doanh nghiệp, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và doanh nghiệp tư nhân Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam, kể từ khi BLLĐ năm 1994 có hiệu lực thi hành (từ năm

1995 đến hết năm 2012), cả nước xảy ra 4.922 cuộc đình công, trong đó:doanh nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài xảy ra hơn 3.500 vụ; doanh nghiệp tư nhân xảy ra gần 1.300 vụ.Theo hội nghị “ Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW và xây dựngchương trình nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể” do Tổng liênđoàn lao động , cơ quan ngoại vi của đảng CSVN tổ chức ở Đà Nẵng thìnếu tính riêng 5 năm từ năm 2008 đến 2012, cả nước xảy ra 3016 cuộctranh chấp cụ thể và đình công trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố Năm 2011xảy ra nhiều vụ đình công nhất với gần 1.000 vụ Đình công chủ yếu xảy ra

ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam như TPHCM, Bình Dương,Đồng Nai là những nơi tập trung nhiều công nhân lao động.Trong nhữngnăm 2008 - 2010, thời điểm xảy ra đình công tập trung chủ yếu vào nhữngtháng đầu năm (thời điểm trước và sau Tết âm lịch) với những yêu cầu vềtiền thưởng Tết, thanh toán tiền phép năm.Trong đó, đình công xảy ra chủ

Trang 22

yếu và nhiều nhất ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Dù theo quyđịnh ở Việt Nam, đình công phải được nhà chức trách cho phép, nhưng tất

cả các cuộc đình công trong những năm qua đều là các vụ bãi công bất hợppháp, không xin phép chính quyền ¾ số cuộc đình công trong năm diễn ratại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng số

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp đầu

tư nước ngoài

Doanh nghiệp

tư nhân

Sơ đồ số lượng các vụ đình công hàng năm phân theo loại hình

Doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2012

Tính bình quân 5 năm vừa qua, mỗi năm xảy ra khoảng 603 cuộc Tuynhiên, đình công có xu hướng gia tăng bởi số lượng năm sau cao hơn nămtrước Và chỉ trong 8 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 236 cuộc đình công

Sơ đồ số lượng các vụ đình công hàng năm giai đoạn 2008 – 2012

Tính chất, mức độ, quy mô của các cuộc đình công cũng tăng dần theohàng năm Thời gian gần đây còn xảy ra hiện tượng phản ứng dây chuyềncủa một số cuộc đình công Có những cuộc đình công kéo dài nhiều ngàyvới hàng vạn người tham gia Thậm chí còn xảy ra các hành động quákhích như đánh người gây thươn`g tích, đập phá máy móc, nhà xưởng, tàisản của doanh nghiệp là ảnh hưởng đến trật tự, trị an, đình trệ sản xuất,…ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư và sự phát triển kinh tế xã hội Có thểdẫn chứng qua các vụ đình công xảy ra vừa qua tại các doanh nghiệp như:Cty Levi Strauss Việt Nam (đóng tại khu công nghiệp Khánh Phú, xã

Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), Cty Pouchen Biên Hòa

năm 2010, Cty Prex Vinh,… Các vụ đình công này diễn ra với hàng ngànngười tham gia, kéo dài, mất rất nhiều thời gian giải quyết và đã được báochí, truyền hình nhắc đến trong một thời gian dài

Ngày đăng: 02/04/2014, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. NĐ số 46/2013/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộluật Lao động về tranh chấp lao động
4. NĐ số 41/2013/NĐ-CP “ Quy định chi tiết thi hành điều 220 của BLLĐ không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công”.II. GIÁO TRÌNH VÀ BÀI GIẢNG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiết thi hành điều 220 của BLLĐkhông được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vịsử dụng lao động không được đình công
1. Giáo trình Luật lao động Việt Nam phần 2, khoa Luật – Đại học Huế, NXB Đại học Huế 2010 Khác
2. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXBCAND, Hà Nội 2005, Chu Thanh Hưởng (CB).III. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC Khác
1. Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội thảo đánh giá hoạt động của công đoàn thi hành bộ luật Tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ngày 05/04/2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w