1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012

69 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 800 KB

Nội dung

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội chúng ta. Song song với đại dịch AIDS và vấn đề đói nghèo thì ô nhiễm môi trường là vấn đề mà loài người đang phải đối mặt. Trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng diễn ra đã gióng lên một hồi chuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người. Do đó để cứu lấy cuộc sống thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cần thiết. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra. Hậu quả của sự ô nhiễm nguồn tài nguyên nước không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại sinh vật sống trong nước mà còn tác động tiêu cực đến đời sống của con người, môi trường đất và cả không khí. Không chỉ đem lại hậu quả trước mắt mà cả hậu quả lâu dài và vô cùng nguy hiểm. Do đó,việc bảo vệ môi trường nước vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã ghi nhận nước là tài nguyên thiên nhiên môi trường hàng đầu của nhân loại và là một trong những tài nguyên thiên nhiên cần phải quản lý trong một môi trường bền vững. Không chỉ coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế như các tài nguyên khoáng sản khác, mà trong sử dụng cần phải coi nước là một hàng hóa, phải làm sao phát huy tối đa giá trị của tài nguyên nước. Đánh giá được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định về bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước thể hiện thông qua việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm cụ thể quy định về vấn đề này. Ngoài ra, sự quan tâm này còn được thể hiện ở các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam cũng đã trao đổi thống nhất hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước với Bộ sinh thái, phát triển và quy hoạch bền vững của cộng hòa Pháp. Đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam và cộng hòa Pháp, nhằm góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác về pháp lý, hoàn thiện về thể chế hành chính, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam Tuy nhiên, việc thực hiện bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn nhiều khó khăn cần khắc phục, vì vậy nên Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa vấn đề này, động thời mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức của mình về bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm này. Do đó em lựa chọn đề tài “pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012” với mong muốn góp một phần hiểu biết nhỏ bé trong hoạt động bảo vệ tài nguyên nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 1

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

2 BVMT: Bảo vệ môi trường.

3 BTN&MT: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

4 CT THHH NN MTV: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một

10 MTĐT: Môi trường đô thị.

11 MTBE: Metyl terl- butyl ete.

12 Na: Natri.

13 NĐ_CP: Nghị định Chính phủ.

14 PPT: Polluter pay principle

15 PTNT: Phát triển nông thôn.

16 QCVN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

17 SS: Thông số chất lơ lửng.

18 TCCP: Tiêu chuẩn cho phép.

19 TNN: Tài nguyên nước.

20 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.

21 TTLT- BTC- BTNMT: thông tư liên tịch Bộ Tài Chính- Bộ Tài

nguyên Môi trường

22 UBND: Ủy ban nhân dân.

23 UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc.

24 WRI: Viện tài nguyên thế giới

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 6

1.1 Khái quát chung về TNN và bảo vệ tài nguyên nước 6

1.1.1 Khái niệm, phân loại TNN 6

1.1.2 Phân loại tài nguyên nước 7

1.2 Bảo vệ tài nguyên nước 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Vai trò của bảo vệ tài nguyên nước 13

1.3 Những vấn đề lý luận của pháp luật về BVTNN 14

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước .14

1.3.2 Các quy định cảu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước 15

1.3.3 Nhận xét về các quy định PL về BVTNN 24

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 31

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế 31

2.2 Đánh giá tổng quan về hiện trạng tài nguyên nước tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2012 34

2.2.1 Tài nguyên nước tại Thừa Thiên Huế 34

Trang 3

2.2.2 Tình hình ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Thừa

Thiên Huế 35

2.2.3 Công tác bảo vệ tài nguyên nước 44

2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên nước tại Thừa Thiên Huế 46

2.3.1 Về phía cơ quan nhà nước 46

2.3.2 Về phía các tổ chức, cá nhân 50

2.4 Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước 52

2.4.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước 52

2.4.2 Các biện pháp thực tế 58

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng quan tâm của toàn

xã hội chúng ta Song song với đại dịch AIDS và vấn đề đói nghèo thì ônhiễm môi trường là vấn đề mà loài người đang phải đối mặt Trong thờigian gần đây những thiên tai kinh hoàng diễn ra đã gióng lên một hồichuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra đối vớicuộc sống của con người Do đó để cứu lấy cuộc sống thì việc bảo vệ môitrường là một vấn đề vô cùng cần thiết

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối vớicác nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang pháttriển trong đó có Việt Nam Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp củanhiều loại thiên tai nguy hiểm, chính điều này đã đặt ra trách nhiệm chomỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế mộtphần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra.Hậu quả của sự ô nhiễm nguồn tài nguyên nước không chỉ ảnh hưởngtrực tiếp đến các loại sinh vật sống trong nước mà còn tác động tiêu cựcđến đời sống của con người, môi trường đất và cả không khí Không chỉđem lại hậu quả trước mắt mà cả hậu quả lâu dài và vô cùng nguy hiểm Dođó,việc bảo vệ môi trường nước vừa là mục tiêu, vừa là một trong nhữngnội dung cơ bản của sự phát triển bền vững

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã ghi nhận nước là tàinguyên thiên nhiên môi trường hàng đầu của nhân loại và là một trongnhững tài nguyên thiên nhiên cần phải quản lý trong một môi trường bềnvững Không chỉ coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế như các tàinguyên khoáng sản khác, mà trong sử dụng cần phải coi nước là một hànghóa, phải làm sao phát huy tối đa giá trị của tài nguyên nước

Trang 5

Đánh giá được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam ta cũng

đã có những sự quan tâm nhất định về bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm, suythoái tài nguyên nước thể hiện thông qua việc ban hành hệ thống các vănbản quy phạm cụ thể quy định về vấn đề này

Ngoài ra, sự quan tâm này còn được thể hiện ở các điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã ký kết Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam cũng đã traođổi thống nhất hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước với Bộ sinhthái, phát triển và quy hoạch bền vững của cộng hòa Pháp Đây là mộttrong những lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác phát triển giữaChính phủ Việt Nam và cộng hòa Pháp, nhằm góp phần củng cố mối quan

hệ hợp tác về pháp lý, hoàn thiện về thể chế hành chính, tăng cường hiệulực và hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

Tuy nhiên, việc thực hiện bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta nói chung

và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn nhiều khó khăn cần khắcphục, vì vậy nên Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát saohơn nữa vấn đề này, động thời mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức củamình về bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm này

Do đó em lựa chọn đề tài “pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua

thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012” với mong muốn góp

một phần hiểu biết nhỏ bé trong hoạt động bảo vệ tài nguyên nước tại tỉnhThừa Thiên Huế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đã, đang và

sẽ là vấn đề đáng quan tâm tuy nhiên cũng rất phức tạp và phong phú Hiện nay trên cả nước nói chung và tại Thừa Thiên Huế nói riêng, đã

có nhiều đề án, chương trình, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường

đặc biệt là bảo vệ tài nguyên nước như sách “Đánh giá tài nguyên nước

Việt Nam 2005” của Nguyễn Thanh Sơn, sách “Thảo luận về pháp luật

Trang 6

bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta”của Ts Nguyễn Quang Tuyến, Đại học

Luật Hà Nội, dự án quy hoạch cấp nước trên điạ bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Tuy bước đầu đã có những kết quả

tích cực, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước tại ThừaThiên Huế vẫn diễn ra theo chiều hướng phức tạp, các giải pháp bảo vệnguồn tài nguyên này chưa được áp dụng đồng bộ và còn nhiều bất cập

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt

động bảo vệ tài nguyên nước.

- Các quy định về Bảo vệ tài nguyên nước theo Pháp luật Việt Nambao gồm Luật tài nguyên nước 1998 và luật Tài nguyên nước 2012 là cơ sởpháp lý quan trọng trong pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam,ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn như Nghị định, Nghị quyết, Chỉthị điều chỉnh hoạt động bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam

- Các hiệp định quôc tế về Bảo vệ tài nguyên nước mà Việt Nam làthành viên hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động Bảo vệ tài nguyên nước ởViệt Nam

- Các văn bản pháp luật do UBND Tỉnh Thừa thiên Huế, Sở tàinguyên môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành điều chỉnh hoạt độngBảo vệ tài nguyên nước

- Thực tiễn hoạt động Bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn Tỉnh ThừaThiên Huế

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khóa luận nghiên cứu trong phạm vi các

văn bản pháp luật quy định về Bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam, thựctiễn áp dụng các quy định của pháp luật và hoạt động bảo vệ tài nguyênnước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012

Trang 7

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện với mục đích làm

sáng tỏ mặt lý luận về pháp luật bảo vệ tài nguyên nước, hiểu được thựctiễn áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên nước tại Thừa Thiên Huế qua đótạo cơ sở cho việc tìm ra những phương hướng nhằm hạn chế ô nhiễm vàsuy thoái nguồn tài nguyên nước nhằm tránh gây thiệt hại cho môi trườngsống của con người và sinh vật đồng thời nâng cao vai trò cuả tài nguyênnước trong đời sống cũng như giảm thiểu phần nào vấn nạn ô nhiễm và suythoái nguồn tài nguyên nước dưới góc độ phap lý Từ đó, góp phần hoànthiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước

Nhiệm vụ nghiên cứu:Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung

giải quyết những nội dung sau

- Về mặt lý luận: Làm rõ khái niệm, đặc điểm của tài nguyên nước và

pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ở nước ta hiện nay

- Về mặt thực tiễn:Phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ

tài nguyên nước ở Thừa Thiên Huế.Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên nước cũngnhư nâng cao chất lượng công tác bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế

4 Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của khóa luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về phápluật, về bảo vệ tài nguyên nước, những thành tựu của khoa học, luật bảo vệmôi trường, luật tài nguyên nước…

Phương pháp nghiên cứuxuyên suốt quá trình hoàn thành khóa luậnnày là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin,phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, đánh giá và tổng hợp các thôngtin, tư liệu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu Phương pháp thống

Trang 8

kê: và diễn biến thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước tạiThừa Thiên Huế.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của báo cáo gồm 2 chương

Chương 1:Cơ sở pháp lý về hoạt động bảo vệ tài nguyên nước.

Chương 2:Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên nước tại

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008- 2012

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.1 Khái quát chung về TNN và bảo vệ tài nguyên nước

1.1.1 Khái niệm, phân loại TNN

1.1.1.1 Khái niệm

Là một yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sựsống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội của loàingười, cùng với các loại tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước(TNN) là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội, làđối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất

Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở thì: Tài nguyên nước là cácnguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mụcđích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, côngnghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường

Luật tài nguyên nước 1998 không có quy định cụ thể về Tài nguyênnước nhưng tại khoản 1 điều 2 quy định về đối tượng điều chỉnh thì Tàinguyên nước quy định trong Luật này bao gồm các nguồn nước mặt, nướcmưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa ViệtNam Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế,thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác Nước khoáng,nước nóng thiên nhiên do Luậtkhoáng sản quy định Đồng thời quy định

"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khaithác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; cáctầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Tài nguyên nước

2012 lại nêu rõ khái niệm về tài nguyên nước, theo đó: “ Tài nguyên

nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển

Trang 10

thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Các nguồnnước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước,dưới các dạng: mây, mưa, trong các vật thể chứa nước: sông, suối, đầm, ao,hồ…ở tầng nông hay tầng sâu cảu đất, đá và nước ở các vùng biển và đạidương thế giới.

Từ những khái niệm trên có thể nhận thấy tài nguyên nước bao gồmnước mặt, nước mưa, nước ngầm và nước biển trong phạm vi lãnh thổ cuảmột quốc gia mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mụcđích khác nhau phục vụ cho nhu cầu sống của mình

Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái tạo được có nghĩa là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và

vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn thông tin vật lý

và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi khikhông còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên Hay nói cách khác là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu đượcquản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan[ 23;1]

Nước có hai thuộc tính cơ bản là gây lợi và gây hại, nước là nguồnđộng lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người song nó cũng gây ranhững hiểm họa không lường trước được đối với con người.Những trận lũlớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí phá hủy cả một vùng sinhthái Nước có những đặc trưng vật lý độc đáo mà các chất lỏng khác không

có như: tỷ trọng, nhiệt độ có sự sống và tồn tại như ngày nay

1.1.2 Phân loại tài nguyên nước

1.1.2.1 Nước mặt

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngậpnước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúngmất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất

Trang 11

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nướctrong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồchứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặcđiểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốchơi địa phương Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡcác yếu tố này Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xâydựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngậpnước Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ởcác khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.

Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm Một sốđối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ Ví dụ, trong mùa hè cầnrất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trongmùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thìcần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảngthời gian ngắn Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nướcthường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh Để cung cấpnước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bểchứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy

Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từcác nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước Cũng cóthể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số

lượng không đáng kể Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với

nghĩa không thể sử dụng) bởi ô nhiễm

1.1.2.2 Nước ngầm

Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứatrong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong

Trang 12

các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phânbiệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.

Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồnvào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là dotốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả nănggiữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nướcđầu vào Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội

vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ Đó là quan niệm sai lầm,khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầngchứa nước và không thể phục hồi

Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầngchứa Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương

Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc dotác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biênmặn/ngọt Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm cóthể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muốihóa đất Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt độnglàm ô nhiễm nó Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cáchxây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo

1.1.2.3 Nước mưa

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa

có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết,mưa tuyết, sương

Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt TráiĐất từ các đám mây Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuốngđến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khíkhô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng

Trang 13

Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong

đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi,ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặplạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thànhmưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy rabiển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển

Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nóhấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước,tạo raaxít cacbonic Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cảcacbonat canxi lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằnghoặc cao hơn 7 Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít.Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượngmưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độchính xác của phép đo Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trênmột bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và cóthể được tính bằng mm (milimét) hay L/m² Độ chính xác của các máy đo

có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in

1.1.2.4 Nước biển

Là nước từ các biển hay đại dương Về trung bình, nước biển của cácđại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5% Điều này có nghĩa là cứmỗi lít (1.000 mL) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưngkhông phải toàn bộ) là clorua natri (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng cácion Na+ và Cl- Nó có thể được biểu diễn như là 0,6 M NaCl Nước với mức

độ thẩm thấu như thế tất nhiên không thể uống được

Nước biển có độ mặn không đồng đều trên toàn thế giới mặc dù phầnlớn có độ mặn nằm trong khoảng từ 3,1‰ tới 3,8‰ Khi sự pha trộn vớinước ngọt đổ ra từ các con sông hay gần các sông băng đang tan chảy thìnước biển nhạt hơn một cách đáng kể Nước biển nhạt nhất có tại vịnh

Trang 14

Phần Lan, một phần của biển Baltic Biển hở mặn nhất (nồng độ muối caonhất) là biển Đỏ (Hồng Hải), do nhiệt độ cao và sự tuần hoàn bị hạn chế đãtạo ra tỷ lệ bốc hơi cao của nước bề mặt cũng như có rất ít nước ngọt từ cáccửa sông đổ vào và lượng giáng thủynhỏ Độ mặn cao nhất của nước biểntrong các biển cô lập (biển kín) như biển Chết cao hơn một cách đáng kể.

Tỷ trọng của nước biển nằm trong khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³ tại bềmặt còn sâu trong lòng đại dương, dưới áp suất cao, nước biển có thể đạt tỷtrọng riêng tới 1.050 kg/m³ hay cao hơn Như thế nước biển nặng hơn nướcngọt (nước ngọt tinh khiết đạt tỷ trọng riêng tối đa là 1.000 g/ml ở nhiệt độ

4 °C) do trọng lượng bổ sung của các muối và hiện tượng điện giảo Điểmđóng băng của nước biển giảm xuống khi độ mặn tăng lên và nó là khoảng-2 °C (28,4°F) ở nồng độ 35‰

Do đệm hóa học, độ pH của nước biển bị giới hạn trong khoảng 7,5tới 8,4 Vận tốc âm thanh trong nước biển là khoảng 1.500 m•s−1 và daođộng theo nhiệt độ của nước cùng áp suất

1.2 Bảo vệ tài nguyên nước

1.2.1 Khái niệm

Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người.Không có nước không có sự sống Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt,bảo vệ sức khỏe và vệ sinh Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản,công nghiệp và các ngành kinh tế khác Nước còn cần cho phát triển thủyđiện và giao thông thủy Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duytrì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ lánggiềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia Bên cạnhnhững mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường.Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tácphòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, gópphần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Tuy

Trang 15

nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa vàtầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bềnvững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫnđến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về sốlượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khanhiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tìnhtrạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liênngành còn khá phổ biến Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngànhkinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng,các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cườngkhai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầunhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số giatăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp, Tình hình đó đòi hỏiphải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyênnước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra

"Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoáhọc, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép

"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng củathành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người vàthiên nhiên" Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạothành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi,rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sảnxuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,

di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệtnguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước

Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng,

chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo

vệ khả năng phát triển tài nguyên nước

Trang 16

1.2.2 Vai trò của bảo vệ tài nguyên nước

Thực tế vấn đề môi trường ở Việt Nam trong những năm qua cho cho

thấy, ô nhiễm, suy thoái môi trường đặc biệt là ô nhiễm và suy thoái tài

nguyên nước là một trong những vấn đề mà loài người đang phải đối mặt.Vấn đề này đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của trái đất, vì vậy, bảo vệnguồn tài nguyên nước cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảođảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, gópphần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời

là nội dung quan trọng của phát triền bền vững

Mặt khác có thể thấy, chịu tác động của biến đổi khí hậu sớm và lớnnhất chính là tài nguyên nước Bởi nước đóng vai trò quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp để tạo ra lương thực cho con người Việt Nam hiện đượcxếp vào nhóm quốc gia có tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giớinhưng nguồn nước của chúng ta phân bố không đồng đều Cùng với đó, sựgia tăng dân số, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước thời gian qua ởViệt Nam cũng chưa hợp lý và thiếu bền vững; tình trạng phá rừng, ônhiễm môi trường khiến nguồn nước trở nên cạn kiệt xảy ra tại nhiều nơi,đặc biệt là trong mùa khô Không có nước, đất đai trở nên khô cằn, cây cốihéo úa, không thể sản sinh ra lương thực dẫn đến việc ảnh hưởng nặng nềtới ngành nông nghiệp

Do đó, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước sẽ góp phần thựchiện các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Hạnchế và khắc phục sự cố ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước Đồng thời,bảo vệ tài nguyên nước và khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước còn

có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững của đấtnước Đảm bảo nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt và sản xuất Phát triểnbền vững tài nguyên nước càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh biến đổi khíhậu, sự gia tăng sử dụng nước của các nước thượng nguồn và việc cạnhtranh sử dụng tài nguyên nước giữa các đối tượng sử dụng nước ngày một

Trang 17

gia tăng Hy vọng, với sự tăng cường về công tác bảo vệ tài nguyên nước

sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phát triển bền vững tài nguyên nước ở nước ta,đảm bảo sự ổn định nguồn nước trong tương lai

1.3 Những vấn đề lý luận của pháp luật về BVTNN

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

1.3.1.1 Khái niệm

Xét ở khía cạnh pháp lý thì pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước là hệthống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước do Nhà nước ban hành, thểhiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện phápcưỡng chế của Nhà nước

Như vậy pháp luật về bảo vệ TNN là hành lang pháp lý mở đường chocác hoạt động hướng đến mục tiêu bảo vệ, khai thác hiệu quả TNN, đồngthời sẽ phát huy tác dụng điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn của cuộc sống

và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản

lý tổng hợp và thống nhất TNN, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN bền vững,hiệu quả hơn

1.3.1.2 Đặc điểm

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước là một công cụ hữu hiệu để quản

lý và bảo vệ môi trường Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ tàinguyên nước ở nước ta từng bước được xây dựng và hoàn thiện góp phầnquan trọng vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tớilĩnh vực tài nguyên nước Thực tiễn đã cho thấy vị trí, vai trò của pháp luậtbảo vệ tài nguyên nước đối với sự nghiệp bảo vệ tài nguyên nước, là công

cụ đảm bảo thực hiện cho các biện pháp bảo vệ tài nguyên khác

- Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước là công cụ kiểm soát ô nhiễm, địnhhướng xử sự của con người khi tác động vào môi trường:

Trang 18

Với tư cách là công cụ điều tiết hành vi con người trong xã hội, phápluật có thể kiểm soát ô nhiễm nước một cách có hiệu quả Chẳng hạn nhưthông qua hệ thống Quy chuẩn kiểm tra môi trường nước, pháp luật buộccác chủ thể có nước thải chỉ được thải vào nguồn nước ở một giới hạn nhấtđịnh Khi các chủ thể thực hiện tốt các quy định này sẽ góp phần phòngngừa khắc phục ô nhiễm nước có thể xảy ra.

- Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo kiểm soát ônhiễm nước một cách hiệu quả

Thông qua pháp luật bảo vệ tài nguyên nước, nhà nước quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như sau: xây dựng và tổ chứcthực hiện các văn bản pháp luật, định kỳ đánh giá dự báo tình hình môitrường nước, xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ môi trường nước…

- Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ràng buộc các chủ thể có liên quanphải thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật để kiểm soát ônhiễm nước

Pháp luật quy định những chế tài cụ thể đối với các chủ thể tham giaquan hệ pháp luật môi trường khi họ không tuân theo quy định của phápluật Các chế tài hành chính ,dân sự, hình sự được pháp luật quy định buộccác cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việckhai thác và sử dụng nước

1.3.2 Các quy định cảu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

1.3.2.1 Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xãhội loài người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tàinguyên nước ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước của quốc gia,Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về bảo vệ TNNgắn liền với quá trình nhận thức của con người về vị trí và vai trò của nước

Trang 19

Trước đây con người cho rằng nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên

vô hạn, nên họ chỉ chú ý đến việc khai thác, sử dụng nước cho các mụcđích sinh hoạt và sản xuất mà chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ nước Vìvậy, pháp luật ở thời kỳ này dường như chỉ có các quy định đề cập đến việckhai thác và sử dụng các nguồn nước (bao gồm nước ngầm và nước mặt).Cùng với quá trình phát triển xã hội, con người đã dần thay đổi nhận thức

về TNN Nước không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn mà là có hạn

Sự tác động vô ý thức của con người đã và đang gây ô nhiễm các nguồnnước và nếu con người không biết cách khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi vớiviệc bảo vệ các nguồn nước thì nguồn tài nguyên quý giá này sẽ bị cạn kiệt.Nguy cơ thiếu nước sạch đáp ứng các nhu cầu của con người trên phạm vitoàn cầu đang dần dần trở thành hiện thực Đây chính là một trong nhữngđiều kiện chủ yếu để ra đời các quy định về bảo vệ TNN Pháp luật về TNNhiện nay không chỉ quy định về khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước

mà còn chú trọng đến việc bảo vệ, chống nhiễm bẩn nước

Ở nước ta, pháp luật về bảo vệ TNN chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ

kể từ khi Nhà nước ban hành Luật bảo vệ môi trường (BVMT) năm 1994.Trong đó, quy định rõ việc phòng, chống, khắc phục sự ô nhiễm môitrường nước Đặc biệt ngày 20/05/1998, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 đãthông qua Luật TNN Đây là văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việcquản lý thống nhất, toàn diện, khai thác hợp lý và bảo vệ chặt chẽ TNN.Tiếp theo, một loạt các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ TNN rađời góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ TNN Đó

là những văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hànhLuật TNN;

- Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993;

Trang 20

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng chốnglụt bão năm 2000;

- Pháp lệnh Đê điều năm 2000;

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001;

- Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài nguyên vàMôi trường;

- Quyết định số 600/2003/QĐ-BTN&MT ngày 08/05/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý nước thuộc Bộ Tài nguyên

và Môi trường;

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ vềphí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Quyết định số 05/2003/QĐ-BTN&MT ngày 04/09/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép thăm

dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất;

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày18/12/2003 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫnthực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ vềphí bảo vệ môi trường đối với nước thải [31;1]

Tiếp đến là Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), được kỳ họp thứ 3 Quốc hộikhóa XIII thông qua ngày 21-6-2012 và được Văn phòng Chủ tịch nước họpbáo công bố Lệnh của Chủ tịch nước Công bố Luật vào ngày 16-7 vừa qua.Phạm vi điều chỉnh của Luật này kế thừa phạm vi điều chỉnh của LuậtTài nguyên nước năm 1998 Theo đó, Luật điều chỉnh việc quản lý, bảo vệ,khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại donước gây ra trên lãnh thổ ViệtNam Luật không điều chỉnh nước khoáng,nước nóng thiên nhiên và nước biển thuộc vùng thềm lục địa, vùng đặc

Trang 21

quyền kinh tế của nước ta Bên cạnh đó, những vấn đề về lũ, lụt và các táchại khác của nước do thiên tai gây ra được điều chỉnh bằng pháp luật khác.

1.3.2.2 Các quy định cụ thể

1.3.2.2.1 Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

Theo nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 củaQuốc hội khóa XI kỳ họp thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, trong đó quy định BộTN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước Bộtrưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 600/2003/QĐ-BTNMTngày 08 tháng 5 năm 2003 quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước Cục Quản lý tài nguyênnước là đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT có chức năng giúp Bộ trưởng thựchiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước Tại các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương cũng đã thành lập các Sở TN&MT, trong đó cócác Phòng Quản lý tài nguyên nước có chức năng giúp tỉnh thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý TNN theo luật tài nguyên nước

2012 sửa đổi vẫn phân tán về nhiều bộ ngành như Bộ NN&PTNT, BộTN&MT, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, v.v…

Bộ TN&MT là chủ quản tài nguyên nước nhưng thực sự chỉ quản lýnước ngầm, khí tượng thuỷ văn, và các chính sách chung chung Thực lựccán bộ am hiểu về nước ở Bộ TN&MT còn mỏng, khó đủ sức để quản lýtoàn diện trong khi thiên tai và biến đổi khí hậu tác hại đến nước rấtnghiêm trọng và thường xuyên

TNN được quản lý phân tán khiến cho nhiều xung đột về nước, gầnđây nhất là xung đột giữa thủy điện và nước ở hạ lưu, không được cơ quannào làm đầu mối đứng ra giải quyết

Trang 22

1.3.2.2.2 Phòng chống, khắc phục sự cố ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước

Trong việc phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước,khắc phục được những bất cập của Luật tài nguyên nước 1998, Luật tàinguyên nước sửa đổi đã có nhiều quy định mới và cụ thể hơn như:

Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suythoái, cạn kiệt nguồn nước và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồnnước Nhấn mạnh đến việc giám sát tài nguyên nước, quy định cụ thể vềkhai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ lòng, bờ,bãi sông, bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy

Theo đó, hoạt động khai thác, sử dụng nước phải tuân thủ quy hoạchtài nguyên nước; không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trịbệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóachất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành langbảo vệ nguồn nước

Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung,tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp,thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nướcthải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có phương án phòng,chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễmnguồn nước phải xây dựng và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó,khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước [22;1]

1.3.2.2.3 Quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Điều tra, quan trắc tài nguyên nước (TNN) là sự giám sát, đo đạc cácyếu tố TNN Kết quả quan trắc cung cấp một bức tranh hoàn thiện nhất,đầy đủ nhất và chính xác nhất về số lượng, chất lượng nước, phục vụ cácnhu cầu phát triển kinh tế xã hội và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên

Trang 23

nước trong tương lai Các yếu tố quan trắc bao gồm mực nước, lưu lượng,nhiệt độ, chất lượng, của nước.

Kết quả thực tế cho thấy rằng quan trắc tài nguyên nước là một trongnhững dạng công tác điều tra cơ bản quan trọng hỗ trợ chiến lược, sáchlược bảo vệ tài nguyên nước Kết quả quan trắc giúp hoàn thiện quy hoạchphát triển bảo vệ và quản lý các nguồn nước, làm giảm nhẹ nguy cơ nhiễmbẩn, cạn kiệt nước và phòng tránh những tác động tiêu cực của nước đếnmôi trường sinh thái [7;1]

Quan trắc, giám sát tài nguyên nước là một điều mới trong luật bảo vệtài nguyên nước 2012 nhằm mục đích quy định cụ thể các cơ quan quản lýnhà nước có trách nhiệm giám sát, theo dõi các nguồn nước đang đượcdùng cho các mục đích sử dụng khác nhau trên địa bàn và công khai chonhân dân biết để giám sát Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có tráchnhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt độngkhai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối vớicác nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quantrắc, giám sát đối với các nguồn nước nội tỉnh Tổ chức, cá nhân khai thác,

sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quan trắc, giám sátviệc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định

1.3.2.2.4 Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật TNN 1998 thì: “Tài nguyên nướcbao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnhthổ nước CHXHCN Việt Nam Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác.Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên do Luật Khoáng sản quy định” Tuynhiên, hiện nay pháp luật về TNN 1998 mới chỉ có các quy định về quản lý,khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưói đất mà chưa đề cập đếnviệc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn nước biển, nước khoáng, nước

Trang 24

nóng thiên nhiên Nên công tác quản lý nhà nước về nước ở nước ta chưamang tính toàn diện và thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ cácnguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.

Nhiều văn bản, chính sách vẫn còn nhiều hạn chế như văn bản luậtcòn thiếu, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập,vướng mắc trong quá trình thực hiện, hiệu lực thi hành thấp Đồng thời, sựgắn kết với các Công ước quốc tế liên quan còn mờ nhạt

Khắc phục được những nhược điểm đó, luật tài nguyên nước 2012 đãquy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt được bổ sung, chỉnhsửa, theo đó tổ chức, cá nhân khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạtphải thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt,bảo đảm chất lượng đối với nguồn nước do mình khai thác; đồng thời cóphương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra

sự cố ô nhiễm nguồn nước đang khai thác

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinhkhu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của BộTài nguyên và Môi trường; công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinhhoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng các nguồn nước trênđịa bàn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệchất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương

Ngoài ra, bỏ các quy định về bảo vệ chất lượng nước trong các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất công nghiệp,khai khoáng; bảo vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác và bảo vệnguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung do đã được lồng ghép một số nộidung quy định tại các điều khác trong

1.3.2.2.5 Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy

Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng to lớn của rừng đối vớiviệc bảo vệ tài nguyên nước, Luật tài nguyên nước 2012 đã dành một điều

Trang 25

quy định về bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy Theo đó, các nhà đầu tưxây dựng hồ chứa, chủ các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và cáchoạt động khác có sử dụng hoặc làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phảitrồng bù diện tích rừng đã bị mất do việc xây dựng công trình hoặc đónggóp kinh phí trồng rừng trong trường hợp địa phương không bố trí đượcquỹ đất để trồng rừng mới Đồng thời phải đóng góp kinh phí cho hoạtđộng bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa và tham gia bảo vệ,phát triển rừng đầu nguồn.

Hàng loạt các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồchứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ,

ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồncấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng… UBND tỉnh sẽ chịu tráchnhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

UBND cấp tỉnh sẽ xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vựclấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của BộTN&MT; công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báohiện tượng bất thường về chất lượng các nguồn nước trên địa bàn UBNDcấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nướcsinh hoạt tại địa phương [ 22;2]

1.3.2.2.6 Quy định về cấp giấy phép xả thải

Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nướcthải vào nguồn nước được quy định tại Luật Tài nguyên Nước năm 1998 vàNghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Tuy nhiêncông1 tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vàonguồn nước còn nhiều bất cập

Hiện nay các quy hoạch, kế hoạch, các dự án có liên quan đến khaithác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không quyđịnh có sự tham gia của cơ quan quản lý tài nguyên nước Mặt khác, theo

Trang 26

quy định của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm dò, khai thác,

sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì việc xin phép vàcấp phép được thực hiện trong giai đoạn thực hiện đầu tư Thực tế, đến giaiđoạn này các nội dung liên quan đến vị trí, quy mô khai thác nước và cácthông số kỹ thuật về thiết kế, vận hành công trình liên quan đến nguồn nước

đã được quyết định, phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền; vì vậy việc cấp giấyphép khó có thể đưa ra các điều kiện khả thi để bảo đảm thực hiện khai thác,

sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước Đây cũng là nguyên nhân dẫn đếntình trạng nhiều công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng tài nguyên nước,

xả nước thải vào nguồn nước mà chưa được cấp phép

Hầu hết các nguồn nước đều chưa có phân vùng mục đích khai thác,

sử dụng và bảo vệ; chưa có quy hoạch phân vùng xả thải do vậy thiếu cơ sởcho việc cấp phép xả nước thải

Số lượng công trình khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước lớn, phạm vi phân bố rộng, trong khi lực lượng cán bộ quản lý cònmỏng nên việc kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, xảnước thải vào nguồn nước sau cấp phép còn hạn chế; vì vậy chưa phát huyđược hiệu lực của công cụ giấy phép trong việc kiểm soát việc thực hiện cácyêu cầu về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo quy định.Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vàonguồn nước chưa thực sự được xem là công cụ phục vụ quản lý, chia sẻ vàbảo vệ tài nguyên nước Việc cấp phép còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sửdụng nước của tổ chức, cá nhân mà chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể vềkhai thác, sử dụng

Việc thực hiện các quy định trong giấy phép chưa được các tổ chức,

cá nhân quan tâm như: chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 27

quyền; lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước khai thác; trám lấp các giếngkhoan không sử dụng…

Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông quangày 21/6/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 thì các bất cập trong côngtác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước nói trên sẽ được điều chỉnh Theo đó quy định rõ quyền và nghĩa vụcủa tổ chức cá nhân được cấp giấy phép xã thải cũng như quy định rõ vềcác trường hợp cấp giấy phép xả thải

1.3.3 Nhận xét về các quy định PL về BVTNN

1.3.3.1 Ưu điểm của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

So với các nước phát triển khác, Việt Nam có những văn bản phápluật quy định về bảo vệ tài nguyên nước ra đời khá muộn Cụ thể như cộnghòa Pháp ban hành Luật tài nguyên nước vào năm 1964, đây là đạo luật đầutiên của Pháp về tài nguyên nước Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ViệtNam ta kế thừa được những ưu điểm trong hoạt động lập pháp từ các nướcphát triển đi trước

Trong những năm qua hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nướcngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trongviệc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên nước.Vai trò tích cực của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước được thểhiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể

hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo lập một khungpháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước Với việcban hành Luật Tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sửdụng nước ở nước ta đi dần vảo nề nếp; nâng cao ý thức của người dântrong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống gây ônhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn kiệt nguồn nước

Trang 28

Thứ hai, pháp luật vể bảo vệ tài nguyên nước ra đời cùng với các văn

bản pháp luật khác về bảo vệ đất, tài nguyên rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo

vệ nguồn lợi thủy sản đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo

vệ môi trường ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường Điều này khẳngđịnh Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm đến việc đầy mạnh tốc độphát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của người dân

mà còn rất chú trọng việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồntài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho con người quyền được sống trong môitrường trong lành

Thứ ba, Pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước ở nước ta đã tiếp cận và

“nội luật hóa” quan điểm phát triển và quản lý tổng hợp tài nguyên nướccủa Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển họptại Rio Janeiro (Braxin) năm 1992: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựatrên nhận thức nước là bộ phận nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tàinguyên thiên nhiên, và một loại hàng hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng vàchất lượng quyết định bản chất của việc sử dụng Vì mục đích này, tàinguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinhthái nước và tính tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa mãn vàdung hòa các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người” Quanđiểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước ra đời khi con người nhận thứcđược rằng nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn trong khi nhucầu khai thác, sử dụng nước cả về số lượng và chất lượng cho các mục đíchkhác nhau của con người ngày càng tăng Việc quản lý tổng hợp tài nguyênnước được thể hiện trong Luật Tài nguyên nước thông qua các quy định đềcập những lĩnh vực cơ bản sau đây:

* Thành lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất về tài nguyên nước

* Quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về Tài nguyên nước

Trang 29

* Quy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước; phòng, chống, khắcphục hậu quả và tác hại do nước gây ra.

* Quy định việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước

* Xây dựng chính sách tài chính về tài nguyên nước

Thứ tư, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã thể hiện sâu sắc quan

điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắcphục hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vựcsông, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hànhchính Bởi lẽ, do đặc điểm của Tài nguyên nước là vận động theo lưu vựcnên quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải tôn trọng thuộc tính

tự nhiên này Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc các

dự án phát triển cũng như các hoạt động phòng chống tác hại do nước gây

ra trong phạm vi lưu vực đều phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông.Quản lý tổng hợp theo lưu vực sông được xác định là một quá trình quyhoạch, xây dựng và thực hiện việc khai thác các dạng tài nguyên trong mộtlưu vực, xem xét toàn diện và đầy các nhân tố có liên quan tới xã hội, kinh

tế, môi trường trong mối tương tác về không gian (giữa các bộ phận tronglưu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu), tương tác giữa các nhân tố(chống xói mòn, rửa trôi, làm thoái hóa đất, giảm sức sinh sản của rừng vàđất nông nghiệp, ngăn chặn bồi lắng và nhiễm bẩn nước, hạn chế lũ, bùn,đá ) Phương pháp quản lý theo lưu vực sông là thích hợp cho việc tínhtoán, đánh giá, liên kết các quá trình sinh học và vật lý của các hoạt độngdiễn ra trong lưu vực Luật Tài nguyên nước đã đề cập tiếp cận nội dungquản lý quy hoạch lưu vực sông trong hoạt động quản lý nhà nước về nướcvới những nội dung quy định tại khoản 1 điều 64

Thứ năm, pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước đã đề cập vấn đề quan

hệ quốc tế về tài nguyên nước Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối vớinước ta nhằm tranh thủ hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ,

Trang 30

cộng đồng quốc tế nói chung và sự phối hợp của các nước có chung nguồnnước nói riêng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vữngnguồn tài nguyên nước

Thứ sáu, nước ta đã xây dựng một chiến lược quốc gia dài hạn và một

kế hoạch hành động quốc gia về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nhằmphục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Hệ thống văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tàinguyên nước ở Việt Nam khá đầy đủ và phong phú Trong đó có rất nhiềuvăn bản đã được trình Chính phủ ban hành thành Nghị định, trong đó có 1

số Nghị định quan trọng như: Nghị định 149/2004/NĐ-CP về cấp phépthăm dò, khai khác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải, các Nghị định về thủylợi phí 112 và 143

Công tác quản lý tài nguyên nước trên cơ sở các quy định pháp luậttuy mới được triển khai, nhưng cũng đã được kết quả nhất định và đangtừng bước đi vào nề nếp

Một ưu điểm nữa là tài nguyên nước hiện nay được các Đảng và Nhànước cùng các Bộ và cơ quan có liên quan quan tâm, chú ý hơn trước Bộ

và các cơ quan ngang bộ cùng với các địa phương đã chỉ đạo sát sao nhândân ta trong việc phòng và chống ô nhiễm nguồn nước, chống suy thoái tàinguyên nước

Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoáinguồn nước cũng đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và cụ thể, thểhiện ở việc quy định về các nghĩa vụ của Nhà nước về kiểm soát ô nhiễmnguồn nước, của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tàinguyên nước Đồng thời, pháp luật rõ về các biện pháp xử lý vi phạm phápluật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

Trang 31

Thứ bảy, luật Tài nguyên nước 2012 ra đời là một bước ngoặc tiến bộ

so với luật tài nguyên nước 1998, qua đó, Luật TNN mới quy định phảiđiều tra cơ bản, xây dựng chiến lược và quy hoạch TNN nhằm tăng cườngcông tác điều tra cơ bản TNN và quản lý TNN theo chiến lược, quy hoạch.Theo đó, Bộ TN-MT tổ chức lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNNtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra

cơ bản TNN đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấptỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng

kế hoạch điều tra cơ bản TNN của mình Việc lập quy hoạch tổng thể điềutra cơ bản TNN phải đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng,chiến lược TNN; làm căn cứ hoạt động điều tra cơ bản TNN, phục vụ việclập quy hoạch TNN Kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN là 10năm, tầm nhìn 20 năm Kinh phí điều tra cơ bản TNN được bố trí trong dựtoán ngân sách nhà nước hàng năm

Luật TNN mới cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định

về bảo vệ nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằmtăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặtchẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước [26;1]

1.3.3.2 Hạn chế của pháp luật bảo vệ tài nguyên nước

Việc thi hành một số Nghị định của ta đang đứng trước khó khăn: Nghịđịnh phí nước thải: có thể chưa lường trước được hậu quả của tình hình ônhiễm sẽ mở rộng nhanh và hậu quả ngày càng trầm trọng và sợ dân ta cònnghèo nên chưa mạnh dạn tiếp cận với quan điểm của thế giới về phí nướcthải Trước đây, Bộ xây dựng chỉ đưa vào giá nước mức phụ thu là 10% đểphục vụ cho việc nạo vét của việc thoát nước Khi xây dựng chính sách phínước thải sinh hoạt, Bộ tài nguyên và môi trường cũng đưa vào một tỉ lệ rấtthấp: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải chỉ quy định thu phí

Trang 32

nước thải với mức 10% của giá nước, trong khi thế giới thu bằng và lớnhơn cả giá nước, như Mỹ thu bằng 135% giá nước, Pháp thu bằng giá nước.Công hoà Pháp quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụngnước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền Nguyên tắc được đề

ra là “mỗi giọt nước được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóngtiền” để sử dụng vào việc cung cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước Giáthành của một mét khối nước được tính chi tiết gồm:

+ Giá cơ bản để sản xuất một mét khối nước sạch, giá này do đơn vịsản xuất nước sạch quyết định trên cơ sở giá thành sản xuất;

+ Chi phí đầu tư cho việc thoát nước, xử lý nước thải sau khi sử dụng,giá này do đơn vị thoát nước quy định trên cơ sở chi phí đầu tư;

+ Thuế tài nguyên nước do Nhà nước (Bộ Tài chính) quy định;

+ Phí ô nhiễm nguồn nước do Uỷ ban từng lưu vực sông quyết địnhhàng năm căn cứ trên mức độ ô nhiễm tính trên cơ sở số lượng dân cư, mật

độ khu công nghiêp, làng nghề…

Giá nước ở Cộng hoà Pháp được tính đầy đủ nguồn kinh phí để xử lý

ô nhiễm, cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sử dụng nước trên toàn lãnhthổ nước Pháp

Nếu tình trạng thu phí nước thải thấp như thế này thì không thể tạo ranguồn tài chính để xử lý nước thải sinh hoạt trong khi ngân sách nhà nướccủa ta lại không thể có đủ để đầu tư cho xây dựng và vận hành cách trạm

xử lý nước thải (33 trạm) Điều này sẽ khiến nguồn nước ngày càng trở nênsuy thoái Tất cả các nước phát triển trên thế giới đều phải thực hiệnnguyên tắc PPP (Polluter Pay Principle) để đưa phí ô nhiễm nước lên caohơn mới có đủ nguồn kinh phí để xử lý nước thải

Nghị định về thủy lợi phí: Việc thực hiện ở Việt Nam đang đứng trướcnguy cơ khó khăn lớn do chủ trương mở rộng miễn giảm và bỏ thủy lợi phí.Trong tình hình nông nghiệp Việt Nam hiện sử dụng trên 80% nhu cầu

Trang 33

dùng nước của cả quốc gia và trước thực trạng nhiều công trình thủy nôngđang bị xuống cấp và chưa hoàn chỉnh, chưa chuyển giao cho các tổ chứchợp tác xã trên diện rộng thì việc bỏ thủy lợi phí sẽ phải có những điềuchỉnh về chính sách và tổ chức quản lý để sao sử dụng tiết kiệm nguồnnước tưới

Bên canh đó, cần phải kể đến những nhược điểm là: cơ cấu tổ chứccủa bộ máy tài nguyên nước chưa được hoàn thiện, mạng lưới điều tra cơbản về tài nguyên nước và môi trường chưa được hoàn chỉnh, chưa thiết lậpđược đầy đủ cơ sở dữ liệu, tài liệu cơ bản về tài nguyên nước, về sử dụng

và ô nhiễm để phục vụ cho hoạt động lập pháp nhằm quản lý và bảo vệnguồn tài nguyên này

Hiện nay, chúng ta vẫn thực sự thiếu nhiều cán bộ để thực hiện nhiệm

vụ quản lý và chống suy thoái tài nguyên nước Và việc quản lý chưa đượcgắn bó cũng gây ra lãng phí cho ngân sách nhà nước

Chính sách về tài nguyên nước chưa đầy đủ trong khi quản lý tàinguyên nước là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự phối kết hợpthực hiện hiệu quả giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên - Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung, năm ở toạ độ địa lý 16-16,80 độ vĩ bắc và 107,8-108,20

độ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 688km Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị,phía nam giáp thành phố Ðà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tâygiáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông được giới hạn bởibiển Ðông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054km2 Tỉnh Thừa Thiên Huếnằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt Bắc-Nam trên quốc

lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành langÐông-Tây nối Thái Lan-Lào-Việt Nam theo đường 9 Bờ biển của tỉnh dài

120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu18-20 mét, đủđiều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn Ðường không có sânbay Phú Bài nằm trên trục quốc lộ 1 Hệ thống sông ngòi gồm các sôngchính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi

Ðịa hình:Tỉnh Thừa Thiên- Huế nằm trên một giải đất hẹp với

chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60km, với đầy đủ các dạng địahình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển , trong đónúi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên Ðịa hình thấp dần từ Tây sang Ðông,phức tạp và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi,tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi tạo nên các bồnđịa trũng, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá có diện tích22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên), là vùng đầm phá lớn nhấtĐông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật; vùng đồng bằng

và trung du có 129.620ha, chiếm 25,6% diện tích đất tự nhiên

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chính phủ, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày ban hành 27/07/2004 quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ
4. Chính phủ, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày ban hành 17/03/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ
5.Chính phủ, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày ban hành 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ
6. Chính phủ, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi nghị định số 67/2003/NĐ-CP 16/03/2003 về thu phí bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 sửa đổi năm 2010 về xử lý vi phạm tài nguyên nước Khác
2. Chính phủ, Nghị định số 179/1998/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành luật Tài nguyên nước Khác
7.Công tác quan trắc 20 năm,một chặng đường phát triển- Nguyễn Thị Hạ,Trung tâm quan trắc và bảo vệ tài nguyên nước,nghĩa tân, cầu giấy, Hà nội Khác
21.htp://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/T%C3%A0inguy%C3%AAnn%C6%B0%E1%BB%9Bcc%E1%BB%A7aVi%E1%BB%87tNamc%C3%B3phongph%C3%BAkh%C3%B4ng.aspx] Khác
27. Khoa học môi trường- GS.TS. Lê văn Khoa- Đh khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội- 2001.28 - Luật bảo vệ môi trường Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005 Khác
29. Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày ban hành 20/05/1998 Khác
30.Luật tài Nguyên nước số 17/2012/ QH13 ngày ban hành 01/01/2013 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w