Ưu điểm của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3.1. Ưu điểm của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

So với các nước phát triển khác, Việt Nam có những văn bản pháp luật quy định về bảo vệ tài nguyên nước ra đời khá muộn. Cụ thể như cộng hòa Pháp ban hành Luật tài nguyên nước vào năm 1964, đây là đạo luật đầu tiên của Pháp về tài nguyên nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam ta kế thừa được những ưu điểm trong hoạt động lập pháp từ các nước phát triển đi trước

Trong những năm qua hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên nước. Vai trò tích cực của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo lập một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước. Với việc ban hành Luật Tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vảo nề nếp; nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống gây ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn kiệt nguồn nước.

Thứ hai, pháp luật vể bảo vệ tài nguyên nước ra đời cùng với các văn

bản pháp luật khác về bảo vệ đất, tài nguyên rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản... đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường. Điều này khẳng định Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm đến việc đầy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của người dân mà còn rất chú trọng việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho con người quyền được sống trong môi trường trong lành.

Thứ ba, Pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước ở nước ta đã tiếp cận và “nội luật hóa” quan điểm phát triển và quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển họp tại Rio Janeiro (Braxin) năm 1992: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là bộ phận nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên, và một loại hàng hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng và chất lượng quyết định bản chất của việc sử dụng. Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinh thái nước và tính tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người”. Quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước ra đời khi con người nhận thức được rằng nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn trong khi nhu cầu khai thác, sử dụng nước cả về số lượng và chất lượng cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng tăng. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước được thể hiện trong Luật Tài nguyên nước thông qua các quy định đề cập những lĩnh vực cơ bản sau đây:

* Thành lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất về tài nguyên nước * Quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về Tài nguyên nước

* Quy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra.

* Quy định việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước. * Xây dựng chính sách tài chính về tài nguyên nước.

Thứ tư, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã thể hiện sâu sắc quan

điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bởi lẽ, do đặc điểm của Tài nguyên nước là vận động theo lưu vực nên quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải tôn trọng thuộc tính tự nhiên này. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc các dự án phát triển cũng như các hoạt động phòng chống tác hại do nước gây ra trong phạm vi lưu vực đều phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông. Quản lý tổng hợp theo lưu vực sông được xác định là một quá trình quy hoạch, xây dựng và thực hiện việc khai thác các dạng tài nguyên trong một lưu vực, xem xét toàn diện và đầy các nhân tố có liên quan tới xã hội, kinh tế, môi trường trong mối tương tác về không gian (giữa các bộ phận trong lưu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu), tương tác giữa các nhân tố (chống xói mòn, rửa trôi, làm thoái hóa đất, giảm sức sinh sản của rừng và đất nông nghiệp, ngăn chặn bồi lắng và nhiễm bẩn nước, hạn chế lũ, bùn, đá...) Phương pháp quản lý theo lưu vực sông là thích hợp cho việc tính toán, đánh giá, liên kết các quá trình sinh học và vật lý của các hoạt động diễn ra trong lưu vực. Luật Tài nguyên nước đã đề cập tiếp cận nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông trong hoạt động quản lý nhà nước về nước với những nội dung quy định tại khoản 1 điều 64.

Thứ năm, pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước đã đề cập vấn đề quan hệ quốc tế về tài nguyên nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta nhằm tranh thủ hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ,

cộng đồng quốc tế nói chung và sự phối hợp của các nước có chung nguồn nước nói riêng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước.

Thứ sáu, nước ta đã xây dựng một chiến lược quốc gia dài hạn và một kế hoạch hành động quốc gia về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nhằm phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hệ thống văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam khá đầy đủ và phong phú. Trong đó có rất nhiều văn bản đã được trình Chính phủ ban hành thành Nghị định, trong đó có 1 số Nghị định quan trọng như: Nghị định 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm dò, khai khác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải, các Nghị định về thủy lợi phí 112 và 143...

Công tác quản lý tài nguyên nước trên cơ sở các quy định pháp luật tuy mới được triển khai, nhưng cũng đã được kết quả nhất định và đang từng bước đi vào nề nếp.

Một ưu điểm nữa là tài nguyên nước hiện nay được các Đảng và Nhà nước cùng các Bộ và cơ quan có liên quan quan tâm, chú ý hơn trước. Bộ và các cơ quan ngang bộ cùng với các địa phương đã chỉ đạo sát sao nhân dân ta trong việc phòng và chống ô nhiễm nguồn nước, chống suy thoái tài nguyên nước.

Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái nguồn nước cũng đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và cụ thể, thể hiện ở việc quy định về các nghĩa vụ của Nhà nước về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Đồng thời, pháp luật rõ về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Thứ bảy, luật Tài nguyên nước 2012 ra đời là một bước ngoặc tiến bộ

so với luật tài nguyên nước 1998, qua đó, Luật TNN mới quy định phải điều tra cơ bản, xây dựng chiến lược và quy hoạch TNN nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản TNN và quản lý TNN theo chiến lược, quy hoạch. Theo đó, Bộ TN-MT tổ chức lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản TNN của mình. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN phải đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược TNN; làm căn cứ hoạt động điều tra cơ bản TNN, phục vụ việc lập quy hoạch TNN. Kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN là 10 năm, tầm nhìn 20 năm. Kinh phí điều tra cơ bản TNN được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Luật TNN mới cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước. [26;1]

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w