5. Kết cấu của đề tài
2.2.2.4. nhiễm tại các bãi rác
Hầu như tại các cuộc tiếp dân, tiếp xúc cử tri của các cấp được tổ chức tại phường Thuỷ Phương (Hương Thủy) những năm trở lại đây, người dân phản ứng gay gắt về tình trạng môi trường nước bị nhiễm bẩn trầm trọng và mùi hôi thối của rác bắt nguồn từ phía 2 cơ sở: Bãi chôn lấp chất thải rắn của Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình đô thị Huế (MTĐT) và Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương của Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (gọi tắt Nhà máy xử lý rác TSN). Nhất là về mùa hè, nước từ hệ thống xử lý rác thải tập trung của tỉnh được thải ra khe Ngang, đổ về khe cầu Đôi, ra hồ Châu Sơn với chiều dài khoảng 2 cây số thường có màu đen đục. Không những gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân một số khu vực như tổ 7, 9, 10, 11 thuộc phường Thủy Phương, nguồn nước nhiễm bẩn còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi của rất nhiều hộ dân sống dọc theo các khe kể trên.
Công ty MTĐT Huế triển khai thi công công trình xử lý nước rỉ rác mới
Theo người dân Thuỷ Phương, nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm là do hệ thống xử lý nước rỉ rác từ 2 cơ sở trên, đặc biệt là từ bãi
chôn lấp chất thải rắn chưa được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng trong suốt một thời gian dài vận hành vẫn được thải ra môi trường với khối lượng đáng kể. Điều đáng quan tâm, dù nhu cầu chôn lấp rác thải ngày càng lớn, nhưng hệ thống xử lý nước rỉ rác vẫn chưa được đầu tư tương xứng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã xảy ra.
Sau gần 10 năm phục vụ chôn lấp xử lý rác thải cho T.P Huế, Hương Thủy và một số vùng phụ cận, năm 2009 bãi chôn lấp rác số 1 Thủy Phương rộng 2,5 ha do Công ty MTĐT Huế quản lý đã đóng cửa. Trước đó, tháng 9/2008, công ty đã đưa vào sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh số 2 trên diện tích 2,9 ha. Khu chôn lấp này được xử lý chống thấm, hệ thống thu gom nước rỉ rác 582m dẫn vào hồ sinh học; hệ thống thoát và ngăn nước mưa dài 899m; hệ thống đường nội bộ dài 728m. Với khối lượng chôn lấp bình quân 200 tấn/ngày, dự kiến bãi rác chôn lấp số 2 sẽ sử dụng trong thời gian 8 đến 10 năm.
Hiện tại, hồ xử lý nước rỉ rác cũ chưa thể xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường
Cùng với nước rỉ rác từ bãi rác số 1 (đã đóng cửa) và bãi rác số 2, bình quân mỗi ngày, lượng nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải Thủy
Phương thải ra khoảng 25- 30m3. Bằng công nghệ sinh học, nước thải đang được xử lý vi sinh qua hồ sinh học với diện tích 2.500m2, sâu 2,5m. Vấn đề nan giải mà đơn vị chưa thể khắc phục được đó là xử lý sạch màu đen nước rỉ rác.
Ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Hiện tại, nhiều vùng ở Thừa Thiên-Huế, nguồn nước ngầm bị đe doạ, không ổn định, lúc mặn, lúc ngọt, làm nhiều vùng dân cư sống ven đầm phá thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Tại các xã Vinh Giang, Vinh Hưng, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) nước sinh hoạt bị nhiễm mặn nhiều tháng trong năm, với khoảng 2.500 hộ bị ảnh hưởng. Xã Vinh Hưng trước đây có gần 1.000 giếng đào, cung cấp nước cho 1.700 khẩu, với 8.756 hộ, nhưng nay đã bị nhiễm mặn. Nguyên nhân được xác định ban đầu là do việc lấy nước mặn từ phá Tam Giang vào phục vụ cho việc nuôi tôm trên cát, thẩm thấu qua đất ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Tại xã Phú Diên (huyện Phú Vang), nguồn nước ngầm bị đe doạ bởi tình trạng khai khoáng, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt mà nhiều ruộng lúa không có nước để sản xuất, phải bỏ hoang. Theo ý kiến của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh thì còn có lý do khác về thời tiết, vì năm 2006 nhiệt độ trung bình ở đây cao hơn các năm trước, làm cho lượng nước bề mặt bốc hơi mạnh, chính sự mất cân bằng giữa nguồn nước mặt và nguồn nước được bổ sung ở tầng đáy làm cho nước mặn dễ xâm nhập là tác nhân làm cho nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn. Tuy vậy, hiện chưa có đánh giá cụ thể của các cơ quan chức năng về vấn đề này để tìm giải pháp khắc phục, trong khi người dân phải hàng ngày đối phó với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Huyện Phú Lộc đang tính toán phương án đầu tư hệ thống ống nước băng qua vùng đầm phá để dẫn nước từ hồ chứa nước Truồi (dung tích 50 triệu m3) cung cấp nước sinh hoạt cho các địa phương vùng ven đầm phá
như Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền, khắc phục nhanh tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho bà con trong vùng. Tuy nhiên, phương án này rất tốn kém, cần có sự đầu tư, giúp sức của tỉnh Thừa Thiên-Huế...