5. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Các biện pháp thực tế
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội.
Tóm tắt các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước
Thứ nhất, Mỗi cá nhân nên tập thói quen tiết kiệm nước từ những việc
nhỏ trong gia đình. Chẳng hạn như chỉ mở vòi nước khi cần sử dụng, mở ở mức độ vừa đủ dùng, không mở quá mạnh hoặc để chảy tràn lan; phải khóa vòi nước cẩn thận sau khi sử dụng. Khi rửa tay, rửa mặt, đánh răng… bạn nên mở vòi nước khi nào cần dùng hoặc lấy sẵn vào ly, trách để vòi chảy tự
Bảo vệ tài nguyên nước Sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích Không gây thất thoát nước Không làm ô nhiễm nguồn nước Tạo điều kiện tích luỹ nguồn nước
do gây lãng phí nước. Khi rửa thức ăn, rửa bát đĩa, chúng ta có thể hứng nước vào chậu, bồn một lượng vừa đủ dùng. Việc này giúp tiết kiệm nước và có thể giữ lại phần nước dư sau cùng để dùng cho các mục đích khác.
Mặt khác, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra, sửa chữa ngay khi đường ống dẫn, khóa van nước hư hỏng, vỡ bể, không để nước rò rỉ lâu ngày. Đồng thời, bạn có thể nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước phù hợp. Chẳng hạn như sử dụng bồn cầu có chế độ điều chỉnh cơ cấu xả nước điều chỉnh phù hợp nhằm giảm thể tích nước xả. Những nơi công cộng, trường học, văn phòng, siêu thị, chợ có thể triển khai các sản phẩm như vòi nước có chức năng ngắt nước nhất định, ngắt nước cảm ứng nhiệt, bồn vệ sinh cảm ứng nhiệt
Thứ hai, Xử lý nước trước khi thải ra môi trường
Tiết kiệm trong việc sử dụng nước là điều quan trọng nhưng làm thế nào để xả thải phù hợp cũng là vấn đề quan trọng không kém. Một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ chất lượng nước là loại bỏ những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông hồ, đó là xử lý nước thải. Trong nước thải có chứa các vật chất gây nhiễm bẩn hữu cơ và vô cơ, xử lý nước thải là làm giảm nồng độ các vật chất hữu cơ gây ô nhiễm vào đất nước. Để hạn chế lượng chất thải xả ra sông, hồ Nhà nước cần có các chính sách cụ thể hơn về việc quy định lượng chất thải và quấ trình xử lý nước thải trong các nhà máy, công xưởng. Các quy định về tiêu chuẩn sử dụng nguồn nước mặt, đánh giá chất lượng nước. Đề ra các văn bản, giấy phép xả thải để tránh việc thải khối khối lượng chất thải quá lớn ra môi trường. Đồng thời bố trí các hố thu gom nước xử lý cặn và bùn lắng để không gây hiện tượng bồi lắng vùng nước sông. Xây dựng các công trình xử lý nước thải như: bể tự hoại kiểu thấm, quy định bãi rác trung chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra. Và để bảo vệ nguồn
nước mặt có hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vệ sinh nước thải phải được kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn.
Trong ngành xây dựng, cần lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính vào các tháng mùa khô trong năm để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống nước sông hồ. Phải có hệ thống thoát nước đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi chảy ra ngoài. Trong ngành Nông nghiệp, chất lượng các loại phân bón, thưốc trừ sâu, thước trừ cỏ … phải đạt đúng tiêu chuẩn mà nhà nước quy định và việc sử dụng phải phù hợp.
Để gia tăng bảo vệ nguồn tài nguyên nước, ngoài các quy định được Chính phủ ban hành, người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng nước hằng ngày. Mỗi người chúng ta cần nhận thức rằng việc bảo vệ tài nguyên nước không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai. Do đó, việc tìm hiểu, nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... là điều cần thiết. Mặt khác, mỗi người nên đẩy mạnh tinh thần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba, Phân phối nước hợp lý
Việc phân phối và cấp nước phải cố gắng đáp ứng nhu cầu với giá cả rẻ, không để xảy ra vấn đề cạnh tranh và mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước được cấp, phải có chiến lược kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nhu cầu và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nước hiện được cấp với việc tăng nguồn nước cấp mới với chi phí thấp. Áp dụng các công nghệ sử dụng nước tiên tiến, sử dụng luân hoàn nước trong các xí nghiệp công nghiệp, xử lý nước thải và sử dụng lại nước thải đã xử lý, áp dụng công nghệ giảm đơn vị nước dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, kết hợp nước mặt và nước
ngầm, định giá thích hợp cho cấp nước và mức nhiễm bẩn cho phép đối với nước thải, bao gồm việc tăng tỷ suất khối và tỷ suất thành phần trong thời kỳ khô hạn. Các ngành sản xuất phải có công nghệ xử lý nước thải để quay lại sử dụng tái sản xuất, tiết kiệm trong việc sử dụng nước sạch. Người tiêu dùng dùng nước đúng vào mục đích, không nên lãng phí.
• Các biện pháp cụ thể:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở nước ta.
- Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất.
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực các sông; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và của các ban quản lý lưu vực các sông.
- Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm dùng nước trong tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.
+ Về nông nghiệp, cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước; giảm tổn thất nước bằng cách kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các hóa chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật.
+ Về công nghiệp và thủ công nghiệp kiểu làng nghề, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước; tái sử dụng nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc các luật pháp, quy định về quản lý nước thải.
+ Về sinh hoạt và các hoạt động du lịch, dịch vụ, cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước.
- Xây dựng các hồ chứa nước sử dụng tổng hợp, khai thác nhiều bậc thang trên một dòng sông khi có điều kiện thuận lợi, nhằm mục đích cấp nước, chống hạn, ngăn ngừa ô nhiễm mặn, cung cấp năng lượng tái tạo được; hết sức chú ý giảm thiểu và phòng tránh tối đa các tác động môi trường tự nhiên và xã hội của các hồ, đập, đặc biệt là của các hồ đập lớn.
- Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực theo hướng bền vững.
- Hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nước láng giềng cùng chia sẻ tài nguyên nước trên các hệ thống sông xuyên biên giới để xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển chung và quy hoạch sử dụng nước, bảo vệ chất lượng nước trên các sông này.
- Đối với tài nguyên nước dưới đất, cùng với các phương hướng nói trên, cần chú ý: tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ nước ngầm, áp dụng các phương thức mới, như sử dụng hành lang thu nước, giếng tia, bổ sung nhân tạo để tăng cường khai thác các nguồn nước; cấm tuyệt đối việc xây dựng các công trình chôn lấp chất thải trên phạm vi nguồn; bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm
KẾT LUẬN
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể thiếu đối với mọi sự hoạt động trong nghành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều nhưng trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng lớn của xã hội.
Vì vậy nước là một trong những yếu tố quan trọng cần phải được xem xét trong quy hoạch của các ngành. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì hiện tượng thiếu nước và vấn đề sử dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã được đưa ra nghiên cứu, giải quyết. Và để khai thác những mặt lợi, ngăn chặn các tác hại của nước, con người đã phải can thiệp vào tự nhiên, làm thay đổi những quy luật tự nhiên của nước.
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, có các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên nước một cách hợp lý có hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Nâng cấp, sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ tài nguyên nước, thi hành nhiều chính sách hợp lý không những chỉ riêng tài nguyên nước mà còn nhiều loại tài nguyên khác. Bảo vệ tài nguyên bảo vệ cho chính sự phát triển của Đất nước.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ tài nguyên nước chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Chúng ta cần ban hành, sửa đổi một số quy định của pháp luật hiện hành. Làm được điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý tài nguyên nước, hạn chế ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm suy thoái nguồn nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 sửa đổi năm 2010 về xử lý vi phạm tài nguyên nước
2. Chính phủ, Nghị định số 179/1998/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành luật Tài nguyên nước
3. Chính phủ, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày ban hành 27/07/2004 quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước
4. Chính phủ, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày ban hành 17/03/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
5.Chính phủ, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày ban hành 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
6. Chính phủ, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi nghị định số 67/2003/NĐ-CP 16/03/2003 về thu phí bảo vệ môi trường
7.Công tác quan trắc 20 năm,một chặng đường phát triển- Nguyễn Thị Hạ,Trung tâm quan trắc và bảo vệ tài nguyên nước,nghĩa tân, cầu giấy, Hà nội.
8.http://baomoitruong.com/news/Doanh-nghiep-va-moi-truong/Nhieu- khu-cong-nghiep-KCN-o-Thua-Thien-Hue-quen-van-de-bao-ve-moi- truong-1511/]. 9.http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=20&newsid=2-23-28544 10. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/8258009]: 11.http://caohockinhte.vn/forum/showthread.php?12014-T%C3%A0i- nguy%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn- %C4%91%E1%BA%A5t-%C4%91ai-%E1%BB%9F-n %C6%B0%E1%BB%9Bc-ta]
12.http://cema.gov.vn/modules.php? name=Content&op=details&mid=7811#ixzz2G4ww3XAD]. 13.http://www.cwrpi.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=856%3Athua-thien-hue-gan-16-ty- dong-quy-hoach-cap-nuoc-&catid=3%3Atin-tai-nguyen- nc&Itemid=7&lang=vi] 14. http://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-12/10835-tai-nguyen- nuoc-voi-su-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html#ixzz2KVPcHtPz 15.http://isponre.gov.vn/home/tin-tuc/414-suy-thoai-tai-nguyen-nuoc-luu- vuc-song-o-viet-nam]. 16.http://maxreading.com/sach-hay/viet-nam-moi-truong-va-cuoc- song/dac-diem-cua-tai-nguyen-va-moi-truong-nuoc-luc-dia-cua-viet-nam- 11342.l 17.http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx? tabid=428&cateID=5&id=124485&code=FCCY124485]: 18.https://sites.google.com/site/vanphongtcmt/thong-tin-ve-cac-chi- cuc-bao-ve-moi-truong/thua-thien---hue] 19.http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen- nuoc/Nuoc-dat-va-nhung-van-de-can-quan-tam-913/]: 20: http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-thai- hoc/2312-khai-niem-va-phan-loai-tai-nguyen.html#ixzz2LE40F4tK 21.htp://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/T%C3%A0inguy %C3%AAnn%C6%B0%E1%BB%9Bcc%E1%BB%A7aVi%E1%BB %87tNamc%C3%B3phongph%C3%BAkh%C3%B4ng.aspx]: 22.[http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/xaydungvbqppl/Pages/Nh %E1%BB%AFng-n%E1%BB%99i-dung-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB %A7a-Lu%E1%BA%ADt-T%C3%A0i-nguy%C3%AAn-n %C6%B0%E1%BB%9BcH%C6%B0%E1%BB%9Bng-
%C4%91%E1%BA%BFn-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%E1%BB %81n-v%E1%BB%AFng.aspx]
23. http://www.vnwp.org/tintuc_detail.asp?id=132&lang=tv.
24.[http://www.vietnamplus.vn/Home/Nuoc-thai-tu-nha-may-Phong- Dien-van-gay-o-nhiem/201212/173474.vnplus
25. htpp.updatebook.vn. phap luật về tài nguyên nước
26.http://yeumoitruong.vn/forum/threads/7202-B%C3%A1o-c
%C3%A1o-%C3%94-nhi%E1%BB%85m-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m %E1%BA%B7t]
27. Khoa học môi trường- GS.TS. Lê văn Khoa- Đh khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội- 2001.
28 - Luật bảo vệ môi trường Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005.
29. Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày ban hành 20/05/1998
30.Luật tài Nguyên nước số 17/2012/ QH13 ngày ban hành 01/01/2013.