Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.1.2. Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp

Hệ thông cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước sẽ ngày càng được hoàn thiện, phân định rõ chức năng quản lý tổng hợp về tài nguyên nước của Bộ tài chính và Môi trường và chức năng quản lý các hoạt động khác, sở dụng nước của cán bộ chuyên ngành.

Bộ tài nguyên và môi trường có chức năng, nhiệm vụ chính trong quản lý bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó các Bộ, ngành cơ quan khác có chức năng phối hợp cùng Bộ tài nguyên và môi trường để bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên giữa các cơ quan này còn thiếu sự phối kết hợp trong việc quản lý, do đó để pháp luật có hiệu quả cần xây dựng một cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý thực hiện sự phối hợp lẫn nhau quản lý thống nhất, toàn diện tài nguyên nước.

Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện trong Ðiều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:

Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, cần xây dựng một chiến lược quốc gia về quản lý và bảo vệ TNN nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong giai đoạn đầu, chiến lược quốc gia về TNN cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Tiến hành đánh giá, khảo sát trữ lượng, sự phân bố và quy mô các nguồn nước trên phạm vi toàn quốc;

Tiến hành đánh giá đầy đủ và toàn diện về số lượng và chất lượng các nguồn nước;

Tiến hành đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn nước; tình trạng nhiễm bẩn, ô nhiễm các nguồn nước;

Xây dựng quy hoạch TNN nhằm định hướng cho việc quản lý và sử dụng nước trong tương lai ở nước ta;

Xây dựng và ban hành các quy định về việc hình thành, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về TNN làm căn cứ cho hoạt động quản lý nhà nước về TNN...

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 57 - 59)