5. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Công tác bảo vệ tài nguyên nước
Đứng trước thực trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, UBND thành phố Huế đã triển khai dự án xây dựng hồ Tải Trạch chứa nước đầu nguồn sông Hương và thủy điện Bình Điền, để “hạ” mức độ ngập lụt xuống khoảng xấp xỉ 1 mét cho thành phố Huế; thành phố Huế đang chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải quy mô lớn, cùng với việc phục hồi, cải tạo lại hệ thống sông, kênh, hồ hiện có.
•Đã có Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ trong khuôn khổ dự án thí điểm Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam - Hà Lan.
•Để giải quyết bài toán ô nhiễm ở làng bún Vân Cù, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định đầu tư 5,3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với việc xây dựng mới 10 tuyến mương có nắp đậy bê tông cốt thép thu gom nước thải tại 10 xóm trên địa bàn với tổng chiều dài 3 km. Tại mỗi điểm thu của tuyến mương, có một hệ thống lắng chìm để xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra sông Bồ. Cùng với đó, để đảm bảo thu gom và xử lý, tại mỗi hộ gia đình sẽ xây dựng hầm biogas, hồ sinh học và tuyến mương nhỏ dẫn nước từ các hộ đấu nối vào hệ thống mương chung. Sau khi hoàn thành, chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm ở làng Vân Cù sẽ được cải thiện đáng kể...
•Về phía Công ty MTĐT Huế đã tìm kiếm nguồn kinh phí, công nghệ xử lý để khắc phục tồn tại trên. Năm 2011, đơn vị đã được Tổ chức SIAAP (Nghiệp đoàn xử lý nước thải thủ đô Paris- Pháp) đồng ý tài trợ mở rộng hồ xử lý sinh học, kết hợp đầu tư làm thảm thực vật để tăng khả năng xử lý nước thải đạt hiệu quả cao hơn.
Cuối tháng 10 vừa qua, Công ty MTĐT Huế bắt tay triển khai thi công công trình cải tạo hồ xử lý nước rỉ rác mới trên tổng diện tích 1,5 ha. Theo thiết kế của dự án, nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác số 1 và số 2 Thủy Phương tự chảy qua và được điều tiết lưu lượng bằng cửa pha vào hồ làm thoáng. Tại đây, sẽ diễn ra quá trình phân hủy sinh học nhờ vi khuẩn hiếu khí. Quá trình này được hỗ trợ bởi 4 máy sục khí đặc nổi. Sau khi qua hồ làm thoáng, nước rác được đưa vào hồ lắng để các chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy hồ đồng thời các chất hữu cơ tiếp tục được phân hủy. Sau khi qua hồ lắng, nước rỉ rác được đưa vào bể lọc thực vật bằng 2 máy bơm chìm. Tại đây nước được làm sạch dựa trên nguyên tắc xử lý sinh học hiếu khí bằng thực vật là cây sậy trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt, để tăng hiệu quả xử lý nước thải đảm bảo trước khi ra môi trường, dự án còn thiết kế xây dựng khu xử lý phân bùn với phương pháp bãi lọc ngầm trồng cây sậy dựa trên tác dụng đồng thời của rễ, cây và các vi sinh vật tập trung trong đất để phân hủy các hợp chất hữu cơ, vi trùng và chất lỏng có thể xả ra sau khi đã xử lý trong các hồ ổn định.
Công trình xử lý nước rỉ rác với phương pháp cải tiến này được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu bức bách, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết bức xúc của người dân địa phương. Theo lãnh đạo Công ty MTĐT Huế, mặc dù trong vài năm tới, khu xử lý chất thải rắn tại Phú Sơn (Hương Thủy) sẽ đưa vào sử dụng và bãi rác Thủy Phương sẽ đóng cửa, nhưng để đảm bảo môi trường bền vững về lâu dài, đơn vị đã kêu gọi nguồn hỗ trợ của Tổ chức SIAAP và vốn đối ứng từ ngân sách của TP Huế hơn 14 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác quy mô hơn, đáp ứng nhu cầu xử lý nước rỉ rác ngày càng tăng. Công trình này dự kiến sẽ đưa vào sử dụng cuối năm 2013.
Đồng thời đây là công trình trọng điểm của tỉnh, thể hiện tình hữu nghị, mối quan hệ Việt - Pháp, giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Pháp trong việc hỗ trợ về vốn và kỹ thuật xử lý nước thải; đồng thời dự án được đầu tư
và đưa vào sử dụng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc về môi trường, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội ổn định.[9;1]