Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.1.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu. Do đó, hợp tác quốc tế sâu rộng là một mục tiêu của ngành TN&MT nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường ở Việt Nam.

Các nhà tài trợ quốc tế ngày càng tăng niềm tin vào sự nỗ lực hợp tác của ngành TN&MT.

Ngay từ khi thành lập Bộ, công tác hợp tác quốc tế được xác định tập trung đẩy mạnh và mở rộng hợp tác song phương và đa phương; tổ chức xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình/dự án hợp tác quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đẩy mạnh các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế có nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý Nhà nước về TN&MT...

Những năm qua ngành TN&MT đã quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều quốc gia như Canađa, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Italia, Nauy, Nhật, Trung Quốc, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Australia; với các tổ chức do Chính phủ các nước tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế WB, ADB, UNEP, UNDP, IUCN, ASEAN, AC, ASEM và các chương trình/dự án trong khu vực. Một số chương trình hợp tác quốc tế về TN&MT như Chương trình hành động của Bộ Tài TN&MT thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); về quản lý đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu đang được thực hiện khá hiệu quả.

Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cam kết sẽ cung cấp 212 triệu USD để tiếp tục thực hiện một dự án cái thiện việc cung cấp nước cho hơn ba triệu người dân, trong đó có 94 nghìn hộ gia đình tại sáu tỉnh và thành phố của Việt Nam sẽ lần đầu tiên được sử dụng nước máy.

Gói tài trợ này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cấp nước tại các tỉnh Bình Dương, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và các thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng. Các Công ty Cấp nước sẽ thực hiện các tiểu dự án bao gồm việc xây dựng các nhà máy cung cấp nước, các trạm bơm và các hệ thống đường ống cung cấp nước. Trong gói tài trợ thứ hai, chín Công ty cấp nước

sẽ được vay để chuẩn bị cho một dự án đầu tư được cấp vốn trong gói tài trợ tiếp theo.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành hai Nghị định chuyển dịch vụ cung cấp nước từ một dạng hàng hóa xã hội thành một dạng hàng hóa kinh tế trong bối cảnh công nhận vai trò của nước sạch đối với việc phát triển kinh tế của đất nước. Những quy định pháp lý tiến bộ trong lĩnh vực dịch vụ nước do ADB hỗ trợ xây dựng yêu cầu các công ty cấp nước phải hoạt động trên cơ sở tính đủ chi phí và giảm một nửa tỷ lệ nước thất thoát do rò rỉ và các hành vi làm giảm hiệu suất khác, từ mức 30% năm 2010 xuống còn 15% năm 2025.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w