5. Kết cấu của đề tài
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên - Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, năm ở toạ độ địa lý 16-16,80 độ vĩ bắc và 107,8-108,20 độ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 688km. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Ðà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông được giới hạn bởi biển Ðông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054km2. Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt Bắc-Nam trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành lang Ðông-Tây nối Thái Lan-Lào-Việt Nam theo đường 9. Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu18-20 mét, đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. Ðường không có sân bay Phú Bài nằm trên trục quốc lộ 1. Hệ thống sông ngòi gồm các sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi.
Ðịa hình:Tỉnh Thừa Thiên- Huế nằm trên một giải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60km, với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển..., trong đó núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Ðịa hình thấp dần từ Tây sang Ðông, phức tạp và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... tạo nên các bồn địa trũng, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên), là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật; vùng đồng bằng và trung du có 129.620ha, chiếm 25,6% diện tích đất tự nhiên.
Khí hậu: Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 240C. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500-2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 35,90 C, thấp nhất là 120C, nhiệt độ trung bình trong năm là 21,90C, tháng lạnh nhất là tháng 11. Ðộ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 87,3.
Tài nguyên thiên nhiên
•Tài nguyên đất
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 505.399 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11,67%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 224.525 ha, chiếm 44,42%; diện tích đất chuyên dùng là 21.113 ha, chiếm 4,17%; diện tích đất ở là 3.957 ha, chiếm 0,78%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 196.808 ha, chiếm 38,94%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 44.879 ha, chiếm 76,67%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 3.996, chiếm 6,77%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.937 ha, chiếm 3,28%.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 139.953 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 26.183 ha.
•Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 228.121 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 176.473 ha, diện tích rừng trồng là 51.648 ha.
•Tài nguyên biển
Tỉnh có 120 km bờ biển, với nhiều loại hải sản, có 500 loài cá trong đó có 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác. Trữ lượng khai thác trung bình khoảng 30-35 nghìn tấn/năm. Thừa Thiên Huế có ưu thế phát triển hải sản cả 3 vùng: Vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt ven biển; ven biển còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển lớn như Thuận An, Chân Mây.
•Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế khá phong phú, đa dạng bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú và hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang... Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lưu trữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá nhân loại với những công trình về kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có hàng trăm chùa triền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật chất đồ sộ với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình.
•Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thừa Thiên - Huế rất phong phú và đa dạng. Trong đó có 8 loại khoáng sản chủ yếu như:
- Khoáng sản là vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ: Titan, đá vôi, đá granit, cao lanh, đất sét, mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng trên 50% triệu tấn.
- Khoáng sản kim loại như: Mỏ Pyrít trữ lượng 0,4 - 2 triệu tấn, chất lượng cao.
- Khoáng sản than bùn: là nguyên liệu để chế biến phân lân vi sinh sông Hương.
- Các mỏ nước khoáng ở vùng Phong Ðiền, Phú Vang có thể sản xuất nước giải khát và chữa bệnh. [12,2]