Nhiễm tại các làng nghề

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.3.nhiễm tại các làng nghề

Hiện nay, một trong những vấn đề nan giải nhất trong các làng nghề ở Thừa Thiên-Huế là rác và chất thải từ các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp ra ngoài, kể cả sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường.

Ở làng bún Vân Cù (xã Hương Toàn, huyện Hương Trà) hoặc làng bún Ô Sa (xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền) điều dễ nhận thấy là mùi hôi chua và thối nồng nặc; nước thải từ các lò bún chảy lênh láng ra các kênh mương, vườn tược… thu hút nhiều ruồi muỗi vây quanh.

Tại làng bún Ô Sa hiện có 60 hộ dân tham gia làm bún, trong đó 31 hộ dân sản xuất theo thời vụ, còn lại 26 hộ sản xuất quanh năm và đặc biệt có ba hộ sản xuất có quy mô lớn từ 800-900 kg bún/ngày.

Do vậy, lượng nước thải từ làm bún và chăn nuôi của các hộ dân lên đến gần 260m3/ngày không qua xử lý, nước thải cứ thế trực tiếp tràn lan ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại làng bún Vân Cù có 144 hộ dân, giải quyết khoảng 288 lao động, trong số này chỉ có một hộ sản xuất có quy mô lớn với công nghệ hiện đại, còn lại chủ yếu sản xuất theo hướng thủ công mỗi ngày sản xuất khoảng 1 tạ bún và thải ra từ 3-5m3 nước thải. Mỗi hộ nuôi thêm khoảng 5-10 con lợn, nước thải chăn nuôi cũng đổ ra vườn, kênh mương.

Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004, nước thải từ nhà máy tinh bột sắn Phong Điền, Thừa Thiên-Huế luôn là nỗi ám ảnh của người dân trong vùng.

Không chỉ nguồn nước bị ảnh hưởng, với màu đen, đặc quánh không thể sử dụng được, mà mùi thối bốc lên từ các hồ chứa nước thải của nhà

máy, phát tán xa hàng trăm mét, gây cảm giác khó chịu và bất an cho cuộc sống của người dân.

Đặc biệt, theo phản ánh của người dân ở các thôn Đông Lâm, Thượng An (xã Phong An, huyện Phong Điền), nhà máy thường lợi dụng lúc trời mưa lớn và ban đêm để xả nước thải từ cống bắc qua Quốc lộ 1A chảy thẳng ra ruộng lúa và ao hồ trong vùng. Những ruộng lúa gần nguồn nước thải không cây nào sống, vàng úa và chết đứng trên diện rộng, không thu hoạch được.

Nhà máy tinh bột sắn Phong Điền thuộc Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thực phẩm và Đầu tư FOCOSEV hoạt động từ năm 2004, thực hiện việc sản xuất tinh bột sắn với công suất thiết kế khoảng 60 tấn thành phẩm/ngày, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 165/QĐ- BTNMT ngày 12/2/2004.

Ban đầu, công ty có đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh học. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải không đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của các hộ dân xung quanh. Sau đó, công ty đã đầu tư hệ thống cigar để xử lý nước thải và chuyển hướng dòng chảy. Nếu trước đây, nước thải chảy về khu vực ruộng lúa của đội 1, đội 2 thuộc thôn Đồng Lâm, xã Phong An, thì hiện nay nước chảy vào Khe Mây không qua khu vực ruộng lúa. Cùng với hệ thống cigar, công ty đã sử dụng 100% khí đốt sinh ra từ hệ thống này, thay thế hoàn toàn việc đốt bằng than đá và dầu FO thải ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Mới đây, qua kiểm tra của cơ quan chuyên môn, kết quả phân tích mẫu nước mới nhất cho thấy: Nước thải sau xử lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thực phẩm và Đầu tư FOCOSEV vẫn không đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B); các chỉ tiêu: Tổng chất rắn lơ lửng TSS, nhu cầu

ôxy sinh hóa BOD5, nhu cầu ôxy hóa học COD, tổng hàm lượng sắt (Fe) đều vượt giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 42 - 44)