5. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Về phía các tổ chức, cá nhân
2.3.2.1. Ưu điểm
- Có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Người dân đã quan tâm, chú ý đến việc bảo vệ môi trường nước ở nơi sinh sống, trong việc tổ chức cuộc sống gia đình hằng ngày và những hoạt động sản xuất, kinh
doanh, chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là những vùng dân cư có đông đồng bào là tín đồ các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Người dân đã tích cực, chủ động trong việc tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như xây dựng các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước ; xây dựng ý thức trách nhiệm, tự giác trong bảo vệ môi trường và sống thân thiện, hài hoà với môi trường; sử dụng tiết kiệm ngườn nước và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước ở cộng đồng dân cư.
2.3.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được còn có những hạn chế:
- Có hiện tượng các tổ chức cá nhân hành nghề khoan thăm dò nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xả nước thải vào nguồn nước. Vì vậy tình trạng khoan khai thác nước tùy tiện, xả nước thải vào nguồn nước, môi trường bừa bãi đã gây nên hậu quả sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tầng chứa nước ngầm ngày càng gia tăng.
Các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, hành nghề khoan nước, xả nước thải vào nguồn nước trong quá trình hoạt động chưa thực hiện đầy đủ qui trình, qui phạm nhằm khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước theo định hướng phát triển bền vững; chưa thực hiện việc xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của Luật Tài nguyên nước.
Qua kết quả thanh, kiểm tra công tác BVMT tại các địa phương trong thời gian qua cho thấy, việc xây dựng các công trình xử lý và BVMT đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn nên hầu hết các doanh nghiệp chưa muốn đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường; không chỉ do một số doanh nghiệp hoạt động từ thời bao cấp với công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường mà phần lớn các KCN hiện đại cũng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung vì không đủ kinh phí để
xử lý; cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu BVMT. Bên cạnh đó, khung pháp lý cho việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn thiếu và chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải thực thi công tác BVMT.