Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thùy Dương Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Phương Lan Năm bảo vệ: 2013 135 tr . Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi. Phân tích các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đánh giá việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu, phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và một số giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có hiệu quả. Keywords. Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình; Nuôi con nuôi; Pháp luật Việt Nam Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Chế định nuôi con nuôi được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì nó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nhận con nuôi như: vợ chồng hiếm muộn, vô sinh, phụ nữ sống đơn thân Vấn đề nuôi con nuôi luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm và vào mỗi giai đoạn nhất định Nhà nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và đây là đạo luật về nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi, giúp họ ổn định tư tưởng và yên tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi như con đẻ. Tuy nhiên trong thực tế việc hiểu và thực hiện các quy định về nuôi con nuôi còn chưa đúng, chưa đầy đủ, thậm chí còn có những sai phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của trẻ em, nhất là quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi. Trong quá trình tiến hành các thủ tục cho nhận con nuôi, đặc biệt trong việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài còn có hiện tượng vi phạm pháp luật như cố ý làm sai lệch nguồn gốc của trẻ, không đảm bảo quyền tìm người thân thích của trẻ trước khi cho trẻ làm con nuôi, một số trường hợp cho trẻ em làm con nuôi vì mục đích vụ lợi, hoặc các mục đích khác trái pháp luật và đạo đức xã hội Trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi còn tồn tại hiện tượng xâm phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em như bóc lột sức lao động của trẻ, lạm dụng tình dục, bạo hành, ngược đãi đối với con nuôi Các văn bản pháp luật trước đây cũng như Luật Nuôi con nuôi đã có những quy định cụ thể, điều chỉnh về lĩnh vực nuôi con nuôi, song vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại giữa lý luận và thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn thực hiện pháp luật nuôi con nuôi cũng còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc, ngay cả ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi ở Thừa Thiên Huế là cần thiết, nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nuôi con nuôi đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện bởi các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp trong chương trình hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã có chuyên đề về “Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế”, năm 1998; Năm 2009, tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế (ISS) tiến hành đánh giá độc lập về tình hình nhận con nuôi từ Việt Nam dưới sự đồng ý của cơ quan UNICEF tại Hà Nội và Cục Con nuôi Bộ Tư pháp về “Nhận nuôi con nuôi từ Việt Nam”; năm 2010 Chính phủ Việt Nam và Unicef đã có “Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam”. Những tài liệu này đã giới thiệu khái quát về chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nêu thực trạng về nuôi con nuôi tại một số địa phương và giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi của một số nước. Bên cạnh đó còn có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn, các bài bình luận đã được công bố như: - Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội: Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam, chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hường, năm 2007; - Luận văn thạc sỹ luật học: Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010; Những công trình trên đã phân tích và nêu ra một số tồn tại, bất cập trong các quy định về nuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành. Ngoài ra còn có bài viết nghiên cứu về lĩnh vực nuôi con nuôi như: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 3 năm 2004; “Cần quy định cụ thể việc nuôi con nuôi” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân trên tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp số 11 năm 2010; “Về việc nuôi con nuôi giữa bố dượng hoặc mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng theo Luật Nuôi con nuôi” của tác giả Nguyễn Thị Lan trên tạp chí Luật học, trường đại học Luật Hà Nội số 8 năm 2011; “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2011 và nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác. Nhìn chung các công trình, xuất bản phẩm trên đây đã được các tác giả nghiên cứu nghiêm túc và có nhiều đóng góp cơ bản cả về lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, riêng biệt trong việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ là cần thiết và không có sự trùng lặp. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và những quy định cơ bản của pháp luật nuôi con nuôi để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó rút ra những kết quả đã đạt được cũng như phát hiện những vướng mắc, bất cập, những tồn tại cần tháo gỡ trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và các biện pháp tăng cường vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của trẻ em được nhận nuôi. - Nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi. - Phân tích các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi - Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đánh giá việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu, phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và một số giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi. - Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về nuôi con nuôi. - Nghiên cứu thực trạng nuôi con nuôi và việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi trên thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, có sự so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến 2011 (từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực). Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi phân tích chủ yếu là các quy định của pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi, tức là phân tích các quy định về nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi và các văn bản dưới luật có liên quan, đồng thời có sự so sánh với các quy định tương ứng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên vì Luật nuôi con nuôi mới có hiệu lực, thời gian thực hiện áp dụng chưa được bao lâu, nên tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay, tức là cả trong thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, có so sánh với việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi. Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ, chỉ nghiên cứu việc thực hiện một số các quy định về việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi, còn các quy định khác như các quy định điều chỉnh hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài ở Việt Nam hoặc vấn đề về phí, lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi… không nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lê Nin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học về nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật của người dân đối với vấn đề nuôi con nuôi. Việc thực hiện đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu Với tính chất là một đề tài nghiên cứu một cách khá toàn diện, có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận của pháp luật về nuôi con nuôi và thực tiễn thực hiện pháp luật pháp luật nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại một số đóng góp mới như sau: Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề tồn tại về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi từ đó đề xuất một số kiến nghị về phương hướng xây dựng và áp dụng pháp luật. Thứ hai, khẳng định trên cơ sở khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc tuân thủ, thi hành, áp dụng luật nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua đó, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ ba, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, cho các cán bộ nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi con nuôi những hiểu biết pháp luật về nuôi con nuôi, đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; góp phần ổn định các quan hệ xã hội dân sự, phục vụ tích cực cho đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền. Thứ tư, khẳng định bản chất tiến bộ, dân chủ và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc tế của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Thứ năm, đề xuất các biện pháp để Luật Nuôi con nuôi đi vào đời sống xã hội nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi Chương 2: Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua Chương 3: Vướng mắc, bất cập trong thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi và một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 1. Lê Thanh Bình (2002), “Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay - Thực trạng và các phương hướng, giải pháp”, luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 3. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 4. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Hà Nội. 5. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội. 6. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2006), “Pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 7. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2007), “Tìm hiểu Công ước La Hay về nuôi con nuôi”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 8. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2008), “Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Hà Nội. 9. Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (2011), “Tài liệu tập huấn triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi”, Hà Nội. 10. Chính phủ Việt Nam và Unicef (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt nam, Hà Nội. 11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Trần Ngọc Đường (2000) “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Ngô Thị Hường (2007), “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội. 15. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946,1959,1980,1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2004) “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. ISS (2009), Nhận nuôi con nuôi từ Việt Nam - Những phát hiện và khuyến nghị của nhóm chuyên gia đánh giá, Hà Nội. 18. Nguyễn Công Khanh (2003), “Những khó khăn bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay”, Tham luận Hội thảo tại Hà Nội. 19. Nguyễn Phương Lan (2000), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 20. Nguyễn Phương Lan (2004), “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, Luật học, (3). 21. Nguyễn Phương Lan (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội. 22. Nguyễn Phương Lan (2009), “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi”, Luật học, (3). 23. Nguyễn Phương Lan (2011), “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi Việt Nam”, Luật học, (10). 24. Nguyễn Thị Lan (2011), “Về việc nuôi con nuôi giữa bố dượng hoặc mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng theo Luật Nuôi con nuôi”, Luật học, (8). 25. Nguyễn Phương Lan (2012), “Vấn đề vi phạm quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi”, Luật học, (1). 26. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 27. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 28. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội. 30. Sở Tư pháp Hà Nội (2003), “Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Hà Nội làm con nuôi”, Tham luận hội thảo tại Hà Nội. 31. Sở Tư pháp (2001), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 32. Sở Tư pháp (2002), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 33. Sở Tư pháp (2003), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 34. Sở Tư pháp (2008), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế. 35. Sở Tư pháp (2009), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 36. Sở Tư pháp (2010), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 37. Sở Tư pháp (2011), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế. 38. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, 4 (2003), Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 39. Nguyễn Thanh Xuân (2011), “Cần quy định cụ thể việc nuôi con nuôi”, Dân chủ và pháp luật, (11). 40. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Website: http://giadinh.net “Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (2010)” 42. Website: http://badt.hue.gov.vn/portal 43. Website: http://bvqte.thuathienhue.gov.vn 44. Website: www.thuathienhue.gov.vn 45. Website: http://giadinh.net . của pháp luật về nuôi con nuôi - Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đánh giá việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh. luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi. Phân tích các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua. việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế