1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động của viện kiểm sát nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế

30 852 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 449,43 KB

Nội dung

Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế Đặng Trần Sơn Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: GS.TS Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu cơ sở pháp lý về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 (01/01/2007 đến 31/12/2011). Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát nhân dân- qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế Keywords: Viện kiểm sát nhân dân; Thừa Thiên Huế; Lịch sử nhà nước và pháp luật Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của một hệ thống cơ quan Nhà nước với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của ngành kiểm sát nhân dân nhằm góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan được quy định trong Hiến pháp. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện như là một trong những hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần phải được quan tâm nghiên cứu đầy đủ, nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước, phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Một trong những mục tiêu hướng tới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo”. “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trên cơ sở đó, Văn kiện Đại hội XI khẳng định: "Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Về Viện kiểm sát nhân dân, trên cơ sở những nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền ủa Viện kiểxã hội chủ nghĩa và chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp. Văn kiện Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Mặt khác, nhằm tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Vừa qua, Quốc hội Khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012); Luật tố tụng hành chính; Luật thi hành án hình sự (cùng có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2011). Có thể nói, những chủ trương và các đạo luật nêu trên đã có những thay đổi hết sức cơ bản và quan trọng về vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, đòi hỏi phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình mới. Những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định, đã đặt ra những yêu cầu mới đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Là một bộ phận cấu thành của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình hình thành và phát triển của mình đã có nhiều đóng góp vào thành tựu chung của ngành, đồng thời có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng phát sinh những hạn chế, tồn tại cần phải có giải pháp để tháo gỡ, khắc phục kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát. Với những phân tích nêu trên, tôi xin chọn đề tài: "Hoạt động cm sát nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của Đảng và Nhà nước; Quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Đồng thời kiến nghị, đề xuất sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở pháp lý về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 (01/01/2007 đến 31/12/2011). 5. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Sau khi có các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, đã có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành (chủ yếu là tạp chí Kiểm sát) nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: “Một số nội dung cần nghiên cứu để triển khai thực hiện Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002” của tác giả Hoàng Nghĩa Mai đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 13 (tháng 7/2011); “Viện kiểm sát nhân dân đổi mới toàn diện và đồng bộ để triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính” của tác giả Nguyễn Thị Thủy Khiêm đăng trên Tạp chí kiểm sát số 13 (tháng 7/2011); “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp” của tác giả Lê Hữu Thể đăng trên Tạp chí kiểm sát số 04 (2008) v.v. Chuyên đề về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp của tập thể tác giả đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 14-16 (tháng 7,8 /2008); Chuyên đề những vấn đề đặt ra sau 5 năm thi hành Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 của tập thể tác giả đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 24 (tháng 12/2008) … Về các công trình khoa học có liên quan đến đề tài có Luận văn Thạc sĩ: “Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Trần Mạnh Đông (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) … Ngoài ra còn có các sách chuyên khảo như: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” do TS Lê Hữu Thể chủ biên (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2008); “Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp” do TS Khuất Văn Nga chủ biên (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2008) … Ngoài ra, vấn đề hoạt động của Viện kiểm sát cũng được đề cập trong các sách chuyên khảo khác như: “Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do GS.TS Trần Ngọc Đường chủ biên (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội - 2011); “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” do Nguyễn Văn Yểu - GS.TS Lê Hữu Nghĩa đồng chủ biên (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006); “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân lý luận và thực tiễn” do GS.VS Nguyễn Duy Quý - PGS.TS Nguyễn Tất Viễn đồng chủ biên (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 2008) v.v. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa Mác - Lê Nin; các quan điểm của Đảng và Nhà nước và các quy định của pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Trên cơ sở phương pháp luận đã nêu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn bao gốm: Phương pháp phân tích; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp thống kê và Phương pháp so sánh. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đóng góp của đề tài về mặt khoa học pháp lý (lý luận chung về Nhà nước và pháp luật) là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, công tác của Viện kiểm sát nhân dân. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 8. Bố cục của Luận văn Luận văn được chia làm 3 phần, bao gồm: Phần 1: Phần mở đầu. Phần 2: Phần nội dung, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần 3: Phần kết luận. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta Viện kiểm sát (tiền thân là Viện công tố) ra đời và phát triển cùng với quá trình thành lập Nhà nước ta. Trải qua nhiều thời kỳ, ở nước ta đã từng tồn tại cả hai mô hình: Viện kiểm sátViện công tố. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Chính phủ ban hành nhiều văn bản định hướng và đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động tư pháp, trong đó có vai trò, vị trí của công tác công tố. Ngày 13-9-1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 33c-SL về thành lập Tòa án quân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả các người nào có hành vi làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Sắc lệnh này, Tòa án quân sự của Chính phủ lâm thời có chức năng công tố và có sự phân định về chức năng, nhiệm vụ của các chức danh pháp lý trong các cơ quan tòa án. Điều 5 Sắc lệnh này quy định đứng buộc tội (công tố) là một ủy viên quân sự hay một ủy viên của ban trinh sát. Sắc lệnh số 33c-SL là văn bản đầu tiên quy định về tổ chức tư pháp của chính quyền dân chủ nhân dân, trong đó có thành phần công tố. Đến năm 1957, về mặt tổ chức cơ quan công tố vẫn nằm trong hệ thống Tòa án, thực hiện nhiệm vụ buộc tội bị cáo trong các phiên tòa hình sự. Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I diễn ra từ ngày 16 đến 29-4-1958, Quốc hội đã nghe và thảo luận đề án của Chính phủ về bộ máy nhà nước, trong đó có quyết nghị về việc thành lập hệ thống cơ quan Tòa án và hệ thống cơ quan Viện công tố, cả hai hệ thống cơ quan này đều có nhiệm vụ, quyền hạn ngang bộ và trực thuộc Hội đồng chính phủ. Như vậy, hệ thống cơ quan công tố đã được tách khỏi Tòa án, hình thành hệ thống cơ quan công tố độc lập. Năm 1960, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Lê-nin trong tác phẩm “Bàn về song trùng trực thuộc và pháp chế” để thành lập cơ quan Viện kiểm sát nhân dân - một trong những cơ quan mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào Hiến pháp năm 1959, ngày 15-7-1960, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kỳ họp thứ I đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan nhà nước địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước và của công dân; Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan công an và của các cơ quan điều tra khác; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam; Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 cho đến nay, Nhà nước ta đã tiếp tục ban hành các đạo luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Các đạo luật này về cơ bản vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Đến năm 2002, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho đến nay. 1.2 Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Theo quy định tại Điều 137 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội khóa X, thì chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.” Như vậy, theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thực hành quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. Quyền công tố được thực hiện từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản án, quyết định của cơ quan Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một hình thức của hoạt động giám sát của Nhà nước nhằm theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể được giao thực hiện thẩm quyền tư pháp. Đây chính là cơ chế sử dụng tổ chức Nhà nước để hạn chế sự lạm dụng quyền lực của chính các cơ quan Nhà nước. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là hai chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, không phải chúng tách rời nhau, độc lập với nhau mà ngược lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Thực hành quyền công tố là cơ sở cho việc kiểm sát các hoạt động tư pháp có hiệu quả và ngược lại kiểm sát các hoạt động tư pháp bảo đảm thực hiện mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố. Thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng chính là nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của chức năng thực hành quyền công tố. Về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ: “Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật”. 1.2.2 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Xuất phát từ bản chất, đặc điểm của hoạt động tư pháp là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước (quyền tư pháp). Do vậy, hoạt động tư pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cả cơ chế giám sát từ bên trong hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, tăng cường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Đặc biệt, xuất phát từ tính chất rất đặc thù của hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật. Quá trình đó, các cơ quan tư pháp được pháp luật trao thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản v.v. và kết thúc quá trình giải quyết, Tòa án có quyền ra các phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền quan trọng nhất của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền sỡ hữu v.v. là các quyền được đặc biệt tôn trọng và bảo đảm thực hiện trong Nhà nước pháp quyền. Do vậy, hoạt động tư pháp cần và phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là phải thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao. Trong điều kiện cụ thể của Nhà nước ta, cơ chế đó chính là Viện kiểm sát nhân dân. Thông qua chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân đã phát hiện nhiều vi phạm trong việc điều tra, bắt, tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, thi hành án để xem xét kiến nghị, kháng nghị, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2.3 Những công tác của Viện kiểm sát nhân dân 1.2.3.1 Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; Bảo đảm những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm minh và bảo đảm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật. 1.2.3.2 Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. 1.2.3.3 Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, kịp thời. 1.2.3.4 Kiểm sát việc thi hành án Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. 1.2.3.5 Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, nhằm bảo đảm: Việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chỉnh; Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. 1.3 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhViện kiểm sát quân sự. 1.4 Kiểm sát viên và Điều tra viên Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng; Thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công, Kiểm sát viên, Điều tra viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tóm lại, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như các quy định của pháp luật hiện hành đều khẳng định Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời đảm bảo các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện có hiệu quả hai chức năng này. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, chiều dài địa bàn tỉnh là 127 km, chiều rộng trung bình 60 km, diện tích 5,065,3 km 2 . Dân số Thừa Thiên Huế là 1.150.900 người. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 200 người/km 2 . [...]... tác kiểm sát năm 2007, Thừa Thiên Huế 27 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2008, Thừa Thiên Huế 28 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2009, Thừa Thiên Huế 29 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2010, Thừa Thiên Huế 30 Viện kiểm sát nhân dân. .. ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhanh chóng được hình thành Tháng 9-1975, lực lượng cán bộ Kiểm sát đầu tiên của Thừa Thiên Huế do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cử vào để thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 đồng chí Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 phòng nghiệp vụ và 9 Viện kiểm sát nhân dân cấp... trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Đạt được những kết quả trên đây là do Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành Các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm. .. và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội - 2008) 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002, Hà Nội 25 Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế (2005), Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 26 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. .. án giám đốc thẩm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thụ lý giải quyết 19 vụ, trong đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị 12 vụ, Tòa án nhân dân tỉnh kháng nghị 7 vụ Tòa án nhân dân tỉnh đã đưa ra xét xử 19 vụ, đạt tỷ lệ 100 %, trong đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham gia phiên tòa 19 / 19 vụ Về việc tham gia các phiên tòa dân sự: Từ 01/01/2007 đến 31/12/2011, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp không... đó kiểm sát viên cấp tỉnh có 31 đồng chí, kiểm sát viên cấp huyện có 59 đồng chí Số cán bộ có trình độ Cử nhân Luật trở lên là 158 đồng chí, chiếm tỷ lệ 88,7 % 2.3 Kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2007 đến năm 2011 (từ 01/01/2007 đến 31/12/2011) 2.3.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa. .. tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần tránh tình trạng quá đề cao công tác thực hành quyền công tố mà ít quan tâm đến công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp mà phải phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong các khâu công tác cụ thể, mới nâng cao được chất lượng công tác kiểm sát, ... hành kiểm sát Nhà tạm giữ, Trại tạm giam 150 lần, đều có văn bản kết luận Đã ban hành kiến nghị, yêu cầu khắc phục sửa chữa một số vi phạm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù 2.4 Đánh giá chung về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên. .. dân sự, hôn nhân gia đình Về công tác kháng nghị, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã ban hành 51 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 12 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 51 vụ án do Viện kiểm sát nhân dân hai cấp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, chấp nhận 48 kháng nghị, đạt tỉ lệ 94 %; bác kháng nghị của Viện kiểm sát 3 vụ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã báo cáo Viện. .. tố”, ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần thành lập “Phòng kiểm sát việc giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố”, ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thì tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện khâu công tác này, nhằm tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, . trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một

Ngày đăng: 12/02/2014, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w