1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở việt nam

7 866 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 360,1 KB

Nội dung

Thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Linh Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như Phát Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Tổng quan những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh; xây dựng các khái niệm khoa học về cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam và các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Cụ thể là tình hình thực hiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam và ảnh hưởng của kinh tế quốc tế và xu hướng cạnh tranh đối với hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông giúp cho việc hoàn thiện hơn pháp luật về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông nói riêng Keywords: Luật cạnh tranh; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Viễn thông Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, với chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại và với chiến lược tăng tốc hết sức mạnh dạn, ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Các dịch vụ viễn thông không chỉ được phổ cập rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước, mà còn thực sự tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển hơn. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác nước ta, mức độ sẵn sàng tham gia cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của các doanh nghiệp viễn thông còn thấp. Hiện nay, ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trên thị trường dịch vụ viễn thông đã và đang cạnh tranh rất mạnh bởi sự tham gia của nhiều nhà khai thác viễn thông khác như SPT, Viettel, Vishipel, EVN Telecom, Hanoi Telecom Chính sách tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông đang đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam những thách thức to lớn - đó là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và tin học cho phép các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào khai thác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó làm cho yếu tố cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông càng thêm sôi động. Vấn đề cạnh tranh cần được các doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông coi trọng và hiểu rõ trong chiến lược phát triển của mình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của ngành, các quy định pháp lý của Nhà nước về vấn đề này còn rất tản mạn, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều đó dễ tạo ra một cách nhìn nhận không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về cạnh tranh, độc quyền và chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông. Chính vì vậy, đề tài "Thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam" được lựa chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp bậc học thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông không phải là vấn đề quá mới mẻ Việt Nam. Đã có nhiều bài báo cũng như những công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu đề cập đến việc thực hiện pháp luật cạnh tranh nói chung, cũng có bài viết về một số hiện tượng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam. Các giáo trình, sách chuyên khảo về thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông hầu như không có, mà chỉ có xuất bản về thực hiện pháp luật cạnh tranh nói chung Cho đến nay, đây là đề tài thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu "Thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam". Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sưu tầm nhiều sách, bài báo của nước ngoài cũng như trong nước, các thông tin trên mạng Internet 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là phân tích các quy định pháp luật hiện tại và dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam. Việc phân tích, dự báo xu hướng vận động các quy định pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông và các đề xuất kiến nghị phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và toàn diện và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam để làm cơ sở nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện được nhiệm vụ này, luận văn đã xây dựng các khái niệm khoa học về cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh (kiểm soát độc quyền) Qua đó phân tích những đặc điểm và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. - Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam và các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy định của Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông , phân tích và đánh giá những ví dụ cụ thể trong thực tiễn, trên cơ sở đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện những quy định này. - Dự báo về sự thay đổi của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông để phần nào đó giúp ích cho việc hoàn thiện hơn pháp luật về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích các quy định của pháp luật về cạnh tranh và việc thực hiện các quy định đó trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam (không phân tích việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp viễn thông). 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nền tảng của thực tiễn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mọi vấn đề nghiên cứu luôn phải xem xét trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng, luôn đặt trong quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác. Các hiện tượng luôn được xem xét trong cả quá trình từ sự hình thành đến sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Một số phương pháp tiếp cận cụ thể được áp dụng như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cạnh tranhpháp luật về cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam. References CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC 1. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Quyết định số 566/2007/QĐ-BBCVT ngày 19/6 về ban hành danh mục dịch vụ và doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế năm 2007, Hà Nội 2. Bộ Thương mại (2005), Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11 hướng dẫn một số nội dung quy định tại nghị định số 110/2005/NĐ-CP, Hà Nội. 3. Chính phủ (2004), Nghị định số 60/2004/NĐ-CP ngày 03/9 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông, Hà Nội. 4. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 5. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9 về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 6. Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội. 7. Chính phủ (2007), Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, Hà Nội. 1.8. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 2.9. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 10. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 11. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội. 12. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Quảng cáo, Hà Nội. 14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Hà Nội. 15. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Giá, Hà Nội. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 16. Bộ Bưu chính Viễn thông, Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 17. Bộ Thương mại phối hợp với Uỷ ban Châu Âu (2007), Tài liệu hội thảo các cam kết thương mại dịch vụ trong WTO và tác động đối với Việt Nam, Hà Nội. 18. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Formatted: Bullets and Numbering 19. Hùng Cường (2007), "Xử lý vi phạm Luật cạnh tranh thiếu chế tài mạnh", Báo Bưu điện, ngày 23/8. 20. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap II) (2007), Nghiên cứu tác động của tự do hoá các dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Hà Nội. 21. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. 22. Hiệp định khung e-ASEAN. 23. Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. 24. Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (1998). 25. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2007), Việt Nam gia nhập WTO cơ hội và thách thức đối với ngành viễn thông, Tài liệu cho khoá đào tạo bồi dưỡng trực tiếp, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Hương Lan (2004), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của VNPT trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế Bưu điện, Hà Nội. 27. Mỹ Lệ (2007), "Vụ khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng", Báo Sài gòn Tiếp thị, ngày 6/6. 28. Nguyễn Như Phát (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật về cạnh tranh Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 29. Nguyễn Như Phát, Phan Thảo Nguyên (2006), Pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 30. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Chiến lược hội nhập và phát triển đến 2010 và định hướng đến 2020, Hà Nội. 31. Trung tâm thông tin bưu điện (2006), Thông tin thị trường bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Hà Nội. 32. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 33. Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin (Bộ Bưu chính Viễn thông) (2004), Một số vấn đề pháp lý, quản lý đối với dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ mới trong quá trình hội tụ công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội. 34. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội. TRANG WEB 35. http://www.dantri.com.vn 36. http://www.evntelecom.com.vn (Website của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom)). 37. http://www.thanhnien.com.vn 38. http://www.spt.com.vn (Website của Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)) 39. http://www.viettel.com.vn (Website của Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Quân đội (Viettel)). 40. http://www.vnexpress.vn 41. http://www.vnmedia.vn 42. http://www.vnn.vn 43. http://www.vnpt.com.vn (Website của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)). . thực trạng việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. . cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN