Hệ thống quản lý giám sát và khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp dụng và xây dựng lộ trình áp dụng Basel III tại Việt Nam (Trang 31 - 32)

Trước Basel III, Việt Nam đã từng có những động thái hoàn thiện hơn hệ thống cơ sở pháp lý giám sát NH nhằm có thể tiến tới áp dụng một vài nội dung của Basel II.

Đầu tiên, đó là việc ban hành lại các bộ luật vào năm 2010: Luật Ngân hàng Nhà

nước số 46/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 thay thế cho các văn bản dưới luật đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giám sát ngân hàng, tạo tiền đề cho hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng được thực hiện tốt hơn.

Thứ hai, hoạt động giám sát ngân hàng hiện nay không chỉ dừng lại ở việc kiểm

tra sự tuân thủ của các NH về các chỉ tiêu an toàn, mà đã có định hướng phát triển rõ ràng. Đó là phải xây dựng được một hệ thống giám sát mang tính cảnh báo rủi ro. Các nội dung giám sát cũng không chỉ đơn giản dừng lại ở việc theo dõi các chỉ tiêu định lượng, mà đã mở rộng ra theo dõi các yếu tố định tính như là theo dõi các diễn biến cơ cấu tài sản Nợ tài sản Có, chất lượng tài sản Có, đánh giá khả năng chi trả hay, hay các quy định chấm điểm xếp loại NH,… (các Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3, Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN).

Thứ ba, hoạt động giám sát ngân hàng hiện nay đã có sự phối hợp hoạt động

giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trước đây hoạt động thanh tra giám sát chỉ dừng lại ở việc giám sát tại chỗ nhằm kiểm tra tình hình tuân thủ và phát hiện những sai sót của các NHTM. Hiện nay sau khi Phòng giám sát và phân tích được thành lập, hoạt động

giám sát đã được mở rộng ra với công việc giám sát từ xa. Nhờ thế mà hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên hơn, theo dõi được rõ hơn tình trạng của từng NH cũng như của cả hệ thống, từ đó có thể nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời rủi ro, tránh để lây lan dây chuyền, gây thiệt hại cho cả nền kinh tế.

Cuối cùng, đặc biệt nhất đó là sự hỗ trợ của chính phủ Canada trong khuôn khổ các dự án hợp tác cùng tổ chức CIDA mà mới nhất hiện nay đó là “Dự án Tăng cƣờng thanh tra năng lực giám sát ngân hàng” (BRASS) trị giá hơn 14 triệu đôla Canada vừa có hiệu lực tháng 2/2013.

Như vậy với những nỗ lực của NHNN, khuôn khổ pháp lý về thanh tra giám sát ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng để hoạt động giám sát được diễn ra trơn tru và hiệu quả, từng bước theo kịp với sự pháp triển của hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế. Tuy vậy, công tác giám sát của Việt Nam vẫn gặp phải khá nhiều hạn chế. Dù đã hợp tác cùng tổ chức CIDA (Canada) trong khuôn khổ Dự án Cải cách Ngân hàng theo Quyết định 112/QĐ-CP từ tháng 5/2006. Tính đến năm 2009, hoạt động giám sát của NHNN chỉ mới đạt được 6 trên 25 nguyên tắc của Basel. Trong khi đó “Các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng” đã được phát triển từ 25 nguyên tắc lên tới

29nguyên tắc (12/2012).

Điều này đặt ra rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng Basel III. Đặc biệt, khi mà Basel III lại có sự cải tiến mới khi đưa thêm phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống. Có thể nói với Basel III, hoạt động giám sát không chỉ dừng lại ở phương pháp giám sát vi mô (giám sát tình trạng hoạt động của từng NH hay toàn hệ thống NH), mà đã mở rộng phạm vi ra giám sát toàn bộ nền kinh tế. Và với thực trạng hoạt động hiện nay của cơ quan giám sát. Để tiến tới thực hiện được yêu cầu của Basel III thì vẫn còn một khoảng cách vô cùng xa, đòi hỏi cần phải có một sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cơ quan quản lý, đổi mới hệ thống pháp lý, đẩy nhanh tiến độ cải tiến công nghệ, cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp dụng và xây dựng lộ trình áp dụng Basel III tại Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)