Nam
Hệ số CAR của các NHTM tại Việt Nam hầu hết đều lớn 8%. Tuy nhiên đây chỉ là hệ số được tính toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Nếu dùng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) để đánh giá lại Hệ số CAR tại Việt Nam thì sẽ có một sự sai lệch khá xa.
Bảng 2.4. Tỷ lệ an toàn vốn CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu (%) 2005 2006 2007 2008 2009
Hệ số CAR theo VAS 6.86% 9.9% 8.94% 9.53%
Hệ số CAR theo IFRS 3.36% 5.9% 6.7% 6.5% 7.55%
Nguồn: Công ty chứng khoán Phú Hưng
Theo số liệu của bảng 2.3, hệ số CAR của các NHTM tại Việt Nam theo VAS dù khá cao, nhưng nếu tính lại theo IFRS thì khả năng không đạt được mức tối thiểu vẫn có thể đạt được dưới mức tối tối thiểu 8% do những khác biệt trong phương pháp tính. Một thực tế hiện nay đó là có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện đúng và đủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vì vậy thiết nghĩ để đảm bảo tuân thủ đúng và toàn diện Basel, cơ quan quản lý cần phải có biện pháp cải tiến Chuẩn mực kế toán Việt Nam sao cho gần hơn với Chuẩn mực Quốc tế, việc tính toán các hệ số mới ít sai lệch và khớp với thực tế Ngoài ra, cần chú ý đến các tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn: Tấm đệm vốn (additional capital buffers) đối với vốn chủ sở hữu và Tấm đệm chống rủi ro chu kỳ (discretionary counter-cyclical buffer) đối với toàn nền kinh tế (theo Chuẩn mực Basel III), nhằm có thể kịp thời đối phó với những diễn biến xấu của kinh tế. Có như thế mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.2.3.2. Các công cụ tài chính còn nghèo nàn, thị trường các công cụ tài chính còn
non yếu
Cũng giống như đa số các nước đang phát triển, thị trường các công cụ tài chính phái sinh của Việt Nam còn chưa phát triển. Điều này tạo ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM trong việc tìm nguồn để tăng vốn khi cần thiết do các phương pháp huy động vốn còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn với nhà đầu tư.
Vốn cấp cấp II còn rất hạn chế do việc tái định giá tài sản là chưa từng thực hiện, việc phát hành trái phiếu có kỳ hạn chuyển đổi và việc tính toán vốn vay mượn dài hạn vào vốn tự có còn rất ít.
Do đó, trước sự kém phát triển của các công cụ tài chính, để có thể tăng nguồn vốn hiệu quả, các NH Việt Nam chỉ có thể tập trung vào việc huy động vốn từ công chúng, tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (các ngân hàng nước ngoài).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Trong thời đại hội nhập toàn cầu nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay, để có thể bắt kịp xu thế, Việt Nam buộc phải đổi mới một cách toàn diện nền kinh tế theo hướng phù hợp với tình hình thế giới. Muốn thế thì việc cải tiến hệ thống ngân hàng cần phải đi trước để thúc đẩy và làm cơ sở để phát triển kinh tế. Do đó việc xây dựng một hệ thống ngân hàng vững chắc và lành mạnh là một yêu cầu tất yếu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào kiểm tra giám sát là rất cần thiết để các NH Việt Nam có thể phát triển và mở rộng không chỉ ở môi trường trong nước mà còn là ở trên trường quốc tế.
Tuy nhiên dù rằng khoảng cách dẫn tới khả năng áp dụng Basel III của Việt Nam còn khá xa, nhưng Việt Nam không thể tiến hành vội vã, mà cần phải xây dựng một lộ trình cụ thể và lâu dài để dần dần đưa nội dung của Basel III vào áp dụng sao cho phù hợp với thực tiễn vủa Việt Nam. Và nhất là cần phải có sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp quản lý và hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước thay đổi để dần phù hợp với tiêu chuẩn của Basel III.
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ÁP DỤNG BASEL III TẠI VIỆT NAM
Từ những đánh giá ở chương 2 (đặc biệt là Bảng 2.1) và Bảng Lộ trình thực thi các quy định của hiệp ƣớc Basel III (Bảng 1.4 – chƣơng 1), nhóm đã đưa ra đề xuất về lộ trình thực hiện Basel III tại Việt Nam như trong bảng 3.1:
Bảng 3.1: Khuyến nghị lịch trình thực thi các quy định của Basel III vào thực tiễn Việt Nam Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 2% 3.5% 4.0% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5% Vốn đệm dự phòng 0.625 % 1.25 % 1.875 % 2.5% Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 3.5% 4.0% 4.5% 5.125 % 5.76 % 6.375 % 7% Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn
20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4% 4.5% 5.5% 6.0% 6.0% 6.0% 6.0% 6.0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8% 8% 8% 8% 8.625 % 9.125 % 9.875 % 10.5% Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn
Đề xuất thực hiện từ năm 2016
Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ
Thay đổi tùy theo tình hình tăng trưởng tín dụng/GDP của Việt Nam. mức từ 0% - 2.5%
Theo lộ trình khuyến nghị trên, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cùng với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan giám sát cần có những động thái chuẩn bị ngay từ bây giờ.