Long
Hoạt đông ngân hàng mang tính rủi ro cao, để đạt được kết quả trong kinh doanh thì ngân hàng cần chú ý các mặt sau:
Tìm hiểu thông tin khách hàng
- Ngân hàng phải xác định được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào trong phương án vay vốn, có khả thi hay không
- Xem xét khả năng trả nợ của khách hàng thì ngân hàng thì ngân hàng cần nắm rỏ các nguồn trả nợ của khách hàng.
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng hay không.
- Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng vì một lý do chính đáng nào đó chưa trả nợ kịp với đối tượng này ngân hàng có thể xét duyệt cho khách hàng gia hạn them nhưng không được vượt quá kỳ hạn mà khách hàng đã vay trước đó hoăc ngân điềuhàng có thể chia khoản nợ vay ra nhiều khoản nhỏ dể khách hàng có điều kiện hoàn trả dể dàng hơn về phía ngân hàng thì không thiệt hại gì.
Về phía ngân hàng.
- Phân loại từng đối tượng khách hàng nợ tồn đọng , trên cơ sở đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lí với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.
- Động viên các khách hàng có khó khăn về tài chính mà trước đây chưa có nguồn trả nợ cho ngân hàng tìm mọi nguồn để trả nợ; có chế tài áp dụng cho trả nợ gốc và một phần lãi.
- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật như toa án Viện Kiểm sát khởi tố khách hàng cố tình trây có nguồn ì, trốn tránh, không thiện chí trả nợ mặc dù có nguồn thu.
- Những hồ sơ về tài sản không đủ tính pháp lý để phát mại, tiếp tục hoàn thiện và tranh thủ sự ủng hộ cuả các cơ quan chức năng để hồ sơ đươc hoàn thiện đầy đủ tính pháp lý trong thời gian nhanh nhất để nhanh chóng thu hồi nợ cho ngân hàng.
- Ngân hàng chủ động thăm dò tìm kiếm thị trường để mở rộng hoạt động đầu tư, duy trì quan hệ đối với những khách hàng có quan hệ uy tín lâu dài với ngân hàng
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng các công nghệ phục vụ hoạt động quản lí và kinh doanh. Đơn giản hóa thủ tục cho vay chú trọng những nội dung thiết yếu loai bỏ những thủ tục không cần thiết.
- Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm giao cho từng cán bộ và có biện pháp xử lý cụ thể thu hồi nợ đối với từng khách hàng, đối với từng loại tài sản đảm bảo về tính pháp lý của hồ sơ và của tài sản bảo đảm.
- Phân công trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng, mỗi cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm cho vay và thu nợ một khu vực. Sử dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý tổ chức thi đua tăng năng suất, chất lượng tín dụng trong ngân hàng.
- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cán bộ tín dụng trong công tác của mình, cử cán bộ học thêm các khóa đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao chất lượng cho cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung.
- Phòng giao dịch cần thống kê và phân loại toàn bộ nợ quá hạn để xác định rõ nợ quá hạn có thể thu hồi được và số nợ không thể thu hồi được, số nợ quá hạn vẫn hạch toán theo dõi nhưng chưa thu hồi được hoặc đang chờ xử lý rồi tìm giải pháp để giảm nợ quá hạn. Chẳng hạn như biện pháp thu hồi dần các khoản nợ, đây là biện pháp hay nhất không những không đẩy bên vay đi đến phá sản mà còn tào khả năng thu hồi nợ quá hạn triệt để nhất. Biện pháp thứ hai là tiến hành thanh lý tài sản thế chấp. Đây là biện pháp cuối cùng ngân hàng thưc hiện để thu hồi nguồn vốn vay khi khách hàng có hành vi lẫn tránh chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng về thanh toán chuyển tiền điền tử tăng dần tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập.
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm phân tán rủi ro
- Ngân hàng nên tránh tập trung đầu tư quá nhiều vốn vào một số khách hàng hoặc một ngành kinh tế nào đó mà phải phân tán ra nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới, nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dưa trên cơ sở rủi ro và trích dư phòng rủi ro theo đúng chuẩn mực qui định để nâng cao uy tính cho ngân hàng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
- Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đua ra quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc.Vì vậy cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế, thị trường… nhằm để phục vụ cho công tác thẩm định và quyết định cho vay.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao ngiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Thực hiện tốt công tác đảm bảo tín dụng
- Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong môt hơp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẻ giảm bớt tổn thất ngân hàng khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng.
- Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay thì ngân hàng nên lựa chọn dể áp dụng các hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng loại cho vay, từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng.
- Phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm để qui định mức đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa bảo đảm an toàn.
- Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: nên lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ, đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản.
Các giải pháp khác
- Thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo. Thực tế hoạt động cho thấy nguồn trả nợ là kết quả từ hoạt đông sản xuất kinh doanh, còn tài sản thế chấp, cầm cố và bước sau cùng giúp cho các ngân hàng thu hồi phần khoản nợ cho vay thông qua việc phát mãi tài sản khi khách hàng không có khả năng trả nợ. khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản thế chấp, cầm cố thì quan hệ tín dụng đã xảy ra rủi ro.
- Việc quy định thế chấp và mức độ thế chấp cần phụ thuộc vào tín nhiệm của khách hàng là chính,ngân hàng khoomg nên quá cứng ngắt về mức phân biệt đối tượng, thành phần kinh tế,và cần chú ý đến khả năng phát mãi tài sản nhanh để thu hồi vốn.
- Trong trường hợp nợ quá hạn chiếm số lượng khá lớn làm nguồn vốn của ngân hàng bị hạn hẹp thì ngân hàng cần yêu cầu sự giúp đở từ hội sở để giải quyết khó khăn trước mắt, sau đó từng bước sử lý và thu hồi nợ quá hạn. Nhưng nếu khách hàng có kế hoạch phát triển và lập nên một dự án rất khả thi thì ngân hàng cần xem xét rõ về dự án. Nếu thấy có khả năng mang lại lợi nhuận cao thì nên cho doanh ngiệp tiếp tục làm ăn ổn định và để cơ hội trả nợ cho mình.
3.2.2. Kiến nghị
Đối vối chính quyền địa phương
Luôn giúp đỡ ngân hàng trong việc chứng thực các giấy tờ liên quan dến cho vay như là giấy đất, giấy tờ nhà... khi đem ra thế chấp và tạo điêu kiện thuận lợi cho ngân hàng khi thực hiện các vụ khởi kiện, phát mại tài sản thế chấp một cách nhanh chóng.
Đối vối ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh trà vinh
- Ngân hàng cấp trên cũng cần có chính sách hổ trợ cho ngân hàng cấp dưới, khi có nhu cầu đột xuất để ngân hàng cấp dưới có thể cấp tín dụng kịp thời cho khách hàng khi có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh.
- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên - Tăng cường kiểm tra hoạt động để các chi nhánh họat động có hiệu quả và chất lượng hơn
Đối với ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – PGD Càng Long
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sưc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn kết hợp với thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng sẽ làm cho khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng.
- Ngân hàng nên xây dựng Website riêng để hố trợ cho khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết mà không cần đến tận ngân hàng.
- Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương và cấp lãnh đạo nơi công tác của người vay để nắm bắt thông tin kịp thời về khách hàng.
- Phải có chính sách ưu đãi đối vối khách hàng, thực hiện ưu đãi theo qui định của nhà nước hoặc với những khách hàng có uy tín, có quan hệ lâu dài với ngân hàng trong vay vốn.
- Cần tăng cường hơn nữa đối với việc theo dõi, giám sát hoat động sử dụng vốn vay của khách hàng.