Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở việt nam (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu của Khĩa luận

2.2.3.Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Tìm hiểu thực trạng pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS thấy rằng cĩ nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế nêu trên của pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS ở Việt Nam hiện nay. Trong

đĩ, cĩ những nguyên nhân chính sau:

Một là, pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS của Việt Nam ra đời muộn so với các ngành luật khác và so với pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS của thế giới. Do đĩ, chúng ta thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trên.

Hai là, cơng tác xây dựng các quy định pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS vẫn chưa thực hiện hiệu quả. Nhiều văn bản Luật được ban hành phải đợi các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mới cĩ thể thực thi, dẫn đến chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Trình độ kỹ thuật lập pháp về BVMT trong hoạt động KTKS của nước ta cịn hạn chế dẫn đến VBQPPL được ban hành chưa thực sự khả thi và cĩ tuổi thọ khơng cao.

Ba là, hiệu quả cơng tác tổ chức, quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS chưa cao. Việc phân cấp mạnh mẽ trong quản lý nhà nước về khống sản, sự buơng lỏng trong quản lý, thiếu cơ chế giám sát, phối hợp của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong BVMT trong hoạt động KTKS.

Bốn là, ý thức BVMT trong hoạt động KTKS chưa cao. Cịn nhiều cán bộ cĩ thẩm quyền và các chủ thể KTKS chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến cơng tác BVMT trong hoạt động KTKS. Vì sự hấp dẫn của lợi ích kinh tế, nhiều chủ thể đã xem nhẹ cơng tác BVMT. Các tổ chức, cá nhân KTKS sẵn sàng tìm mọi cách để cắt giảm chi phí, thu được lợi nhuận tối đa như: khơng đầu tư máy mĩc, thiết bị; khơng áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới mơi trường; thậm chí là gây ra những vi phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS. Một số người cĩ thẩm quyền sẵn sàng lờ đi vấn đề BVMT trong quá trình quản lý

nhà nước về BVMT trong hoạt động KTKS để thực hiện các hành vi tham nhũng, tư lợi.

Năm là, đặc thù của hoạt động KTKS là địa bàn KTKS phụ thuộc vào sự phân bố của khống sản. Ở nước ta, hoạt động này thường được triển khai tại vùng sâu, vùng xa, khĩ khăn và liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khiến cho cơng tác quản lý, đầu tư, ứng dụng cơng nghệ trong khai thác gặp nhiều khĩ khăn.

Sáu là, trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật và cơng nghệ của nước ta nĩi chung cịn hạn chế, do đĩ vẫn chưa cĩ phương pháp, cơng nghệ cũng như sản xuất được thiết bị, máy mĩc cĩ hiệu quả cao nhằm BVMT trong hoạt động KTKS.

Bảy là, nhu cầu khống sản cũng như chính sách nhập khẩu khống sản thơ của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, các nước EU, Hoa Kỳ khiến cho các chủ thể KTKS chạy theo lợi nhuận, chú trọng KTKS thơ mà ít đầu tư chế biến khống sản, thậm chí nhiều chủ thể sẵn sàng chịu các chế tài của pháp luật bảo vệ mơi trường thay vì đầu tư máy mĩc, cơng nghệ.

Tám là, cơng tác huy động nguồn lực (về con người, kinh tế, kỹ thuật,...) để BVMT trong hoạt động KTKS của nước ta cịn hạn chế. Chưa cĩ nhiều cơ chế phù hợp để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các tổ chức và cộng đồng vào cơng tác BVMT trong hoạt động KTKS.

Những nguyên nhân trên là những nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế trong pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS. Cĩ thể thấy rằng trong số các nguyên nhân đĩ, cĩ cả những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận những nguyên nhân trên, đồng thời tìm hướng khắc phục những nguyên nhân chủ quan, giảm thiểu tác động từ những nguyên nhân khách quan để từ đĩ giúp nâng cao hiệu quả pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS nĩi riêng và BVMT nĩi chung.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở việt nam (Trang 58 - 61)