1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC điểm GIAO TIẾP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học kỹ THUẬT y dược đà NẴNG

115 267 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Phơbách đã viết về vai trò của giao tiếp đối với sự biểu hiện bản chất của con người rằng “bản chất người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHÙNG ĐÌNH MẪN

HUẾ, NĂM 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phùng Đình Mẫn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo những kiến thức chuyên môn và kiến thức khoa học quý báu Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Tâm

lý - Giáo dục, Phòng Quản lý sau Đại học, các Giáo sư,

Tiến sĩ đã giảng dạy lớp cao học Tâm lý học khóa XXII

trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; Ban Giám hiệu, giảng viên, sinh viên, trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược

Đà Nẵng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nga

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu 7

4 Giả thuyết khoa học 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phạm vi nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Đóng góp của đề tài 8

9 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIAO TIẾP 9

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về giao tiếp 9

1.1.1 Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài 9

1.1.2 Nghiên cứu về giao tiếp ở Việt Nam 11

1.2 Những vấn đề lý luận chung về giao tiếp 13

1.2.1 Khái niệm chung về giao tiếp 13

1.2.2 Cấu trúc của giao tiếp 17

1.2.3 Chức năng của giao tiếp 19

1.2.4 Phân loại giao tiếp 20

1.2.5 Giao tiếp và sự hình thành, phát triển nhân cách 22

1.3 Những phương tiện tâm lý cơ bản của giao tiếp 24

1.3.1 Nhu cầu giao tiếp 24

1.3.2 Kỹ năng giao tiếp 27

1.3.3 Nội dung giao tiếp 29

1.4 Giao tiếp trong hoạt động y học 31

1.4.1 Hoạt động y học 31

1.4.2 Vai trò giao tiếp của sinh viên Kỹ thuật Y - Dược 32

Tiểu kết chương 1 34

Trang 5

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Khái quát về trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng 35

2.2 Tổ chức nghiên cứu 38

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 38

2.3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 38

2.3.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học 42

Tiểu kết chương 2 44

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ Thuật Y - Dược Đà Nẵng 45

3.1.1 Nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 45

3.1.2 Nội dung giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng 50

3.1.3 Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 58

3.2 Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 70

3.2.1 Nâng cao nhu cầu giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y -Dược Đà Nẵng 70

3.2.2 Tăng cường trang bị và củng cố cho sinh viên hệ thống tri thức về tâm lý học nói chung và giao tiếp nói riêng 71

3.2.3 Tổ chức, hướng dẫn sinh viên thường xuyên và tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp 73

3.2.4 Trang bị cho sinh viên hệ thống cách thức tự đánh giá nội dung, nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của bản thân 77

3.2.5 Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có khả năng phát huy mạnh mẽ vai trò chủ dộng, sáng tạo, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân 78

Trang 6

3.3 Thực nghiệm các biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên

trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 79

3.3.1 Mô tả các biện pháp tác động 79

3.3.2 Kết quả thử nghiệm 81

Tiểu kết chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Khuyến nghị 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nhà triết học lỗi lạc

L Phơbách đã viết về vai trò của giao tiếp đối với sự biểu hiện bản chất của con

người rằng “bản chất người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”[1] là một nhu cầu không thể thiếu được và tồn tại cùng với hoạt

động góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, trong “Bản thảo kinh

tế - triết học” (1894), K Marx đã viết “Giao tiếp trực tiếp với những người khác đã trở thành khí quan biểu hiện sinh hoạt của tôi và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của con người”, là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân A.V.Zapôrôjet từng khẳng định “Giao tiếp

là nguồn quan trọng nhất của sự phát triển tâm lý con người trong quá trình phát sinh cá thể của nó” Qua giao tiếp, những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được các thế

hệ truyền lại cho nhau, làm phong phú thêm nền văn hoá của cộng đồng, của dân tộc

và của chính mỗi con người V.M.Becherev cho rằng “Nếu không có bắt chước thì

có lẽ không có nhân cách như một cá thể xã hội, chính giao tiếp với những người khác là nguồn tư liệu của bắt chước, và nhờ sự hợp tác giữa con người với con người

mà người này có ảnh hưởng đến người khác và người này ám thị được người khác”

Đối với mọi ngành nghề nói chung và nghề thầy thuốc nói riêng, giao tiếp khôngchỉ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn là một

bộ phận cấu thành hoạt động nghề thầy thuốc, một thành phần chủ đạo trong cấu

Trang 9

trúc năng lực của người thầy thuốc Nghề thầy thuốc là một trong những nghềnghiệp có liên quan rất nhiều và trực tiếp đến tính mạng con người Nghề thầy thuốc

sẽ mất hết ý nghĩa nếu không có giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, thầy thuốcvới người nhà bệnh nhân… Hơn nữa đối tượng giao tiếp ở đây chủ yếu là ngườibệnh và người nhà người bệnh Những đối tượng này luôn mang tâm trạng buồn, lolắng, đau đớn, chán nản nên thành công trong giao tiếp là rất khó, đòi hỏi ngườithầy thuốc không chỉ có trình độ về chuyên môn mà cần phải có kỹ năng, có nghệthuật Tuy nhiên, năng lực giao tiếp của người thầy thuốc không phải tự nhiên mà

có, là cái không có sẵn để có thể truyền từ người này sang người khác Trái lại, sựhình thành và phát triển nó là một quá trình hoạt động học tập, rèn luyện lâu dàitrong Nhà trường Kỹ thuật Y - Dược, bệnh viện, các cơ sở Y tế… và tiếp tục rènluyện trong suốt cả cuộc đời của một con người Cho nên, rèn luyện để nâng caonăng lực giao tiếp là một trong những nhiệm vụ đào tạo nghề của nhà trường Kỹthuật Y - Dược nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Mặt khác,trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng là nơi đào tạo nghề cho những ngườithầy thuốc tương lai phục vụ cho công tác xây dựng nguồn nhân lực, đáp ứng yêucầu của xã hội Hành trang của sinh viên khi bước vào cuộc sống nghề thầy thuốcngoài tư cách, phẩm chất đạo đức tốt còn phải vững về chuyên môn và giỏi vềnghiệp vụ nghề thầy thuốc - trong đó, có năng lực giao tiếp Vì vậy, cần thiết phảinâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên Kỹ thuật Y - Dược Muốn nâng cao nănglực giao tiếp cho sinh viên, cần phải nắm được đặc điểm giao tiếp của họ

Tuy nhiên, trên thực tế, ở trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng chưaquan tâm đúng mức đến công tác rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên Việcrèn luyện chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa học, chưa căn cứ vào đặc điểm giao tiếpcủa sinh viên, do đó, hiệu quả rèn luyện chưa cao Đây là vấn đề rất đáng quan tâm,bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo Song, từ trước đến nay, vẫnchưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đặcđiểm giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng

Trang 10

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi đã chọn

nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y

-Dược Đà Nẵng ”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng về các đặc điểmgiao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, luận văn đềxuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên

3 Đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng Khách thể khảo sát là 220 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng có nhữngđặc điểm riêng Có sự khác biệt về giới, ngành học, khoá học trong giao tiếp của họ.Nếu đề xuất được các biện pháp tác động phù hợp thì sẽ nâng cao được năng lựcgiao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Khái quát cơ sở lý luận về giao tiếp của sinh viên

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về các đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

5.3 Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

6 Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề sau:

- Về không gian: Chỉ nghiên cứu giao tiếp trong nhà trường của sinh viên trườngĐại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

- Về thời gian: Từ tháng 01đến tháng 09 năm 2015

Trang 11

- Về mức độ tiếp cận đối tượng: Chỉ nghiên cứu ba phương diện của giao tiếp lànội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp (NCGT) và kỹ năng giao tiếp (KNGT) của trên

220 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Trang 12

7 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương phápnghiên cứu sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh… nhằm xâydựng cơ sở lý luận về vấn đề giao tiếp của sinh viên

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Gồm các phương pháp: trắc nghiệm tâm lý (test), điều tra bằng phiếu hỏi(anket), quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm, nhằm khảo sát, thu thập thông tin vềthực trạng đặc điểm giao tiếp và thực nghiệm các biện pháp tác động để nâng cao

năng lực giao tiếp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Bao gồm các phương pháp tính tỉ lệ phần trăm, trung bình cộng, hệ số tươngquan, kiểm định giả thiết… nhằm xử lý kết quả nghiên cứu

8 Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu giúp nhận diện đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Đạihọc Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, tạo cơ sở cho việc đề xuất biện pháp nâng caonăng lực giao tiếp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giao tiếp với bệnh nhân,người nhà bệnh nhân… của người thầy thuốc

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm 3 chương là:

Chương 1: Cơ sơ lý luận của vấn đề giao tiếp

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIAO TIẾP 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về giao tiếp

1.1.1 Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài

Cùng với hoạt động, giao tiếp là phạm trù nền tảng của tâm lý học (TLH) Từxưa, vấn đề này đã được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu Vào thời cổ đại ở HyLạp, nhà triết học Socrat (469 - 399 TCN) và Platon (437 - 377 TCN) đã đề cập đếnphương pháp đối thoại, phương pháp trò chuyện như là sự giao tiếp để đi đến chân

lý Việc nghiên cứu để tìm ra bản chất của giao tiếp và vai trò của giao tiếp đối với

sự hình thành nhân cách con người chưa được đề cập đến

Thế kỷ XIX, giao tiếp được xem như là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với sựhình thành nhân cách con người và cuộc sống xã hội loài người Trong “bản thảokinh tế - triết học” (1894), K Marx cũng xét đến vai trò giao tiếp trong hoạt động xãhội và tiêu dùng xã hội: Theo Marx, thông qua giao tiếp với người khác là chiếcgương cho mỗi người tự soi mình Ông đã dùng đến khái niệm “giao tiếp vật chất” đểchỉ mối quan hệ sản xuất thực tiễn của con người Sản xuất vật chất và tái sản xuấtsức lao động xã hội đã buộc con người phải giao tiếp với nhau Con người chỉ trởthành người khi nó có những quan hệ hiện thực với những người khác, có giao tiếptrực tiếp với những người khác

Trong TLH thế giới và TLH Xô Viết, một trong những người đặt nền móng đầutiên cho vấn đề giao tiếp là V.M Becherev - người sáng lập ra cái gọi là “phản xạ họctập thể” - đã đưa ra nguyên tắc nghiên cứu so sánh các quá trình nhận thức trongnhững điều kiện hoạt động riêng lẻ của cá nhân và những điều kiện giao tiếp của cánhân đó với người khác

Trong học thuyết các chức năng tâm lý cao cấp, L.X Vưgotxki coi giao tiếp cóvai trò to lớn Khi bàn đến khách thể và đối tượng nghiên cứu của TLH, Ananhievnhấn mạnh rằng con người là chủ thể của lao động, nhận thức và giao tiếp Ông chorằng, giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất và là nhân tố phát triển tâm lý trong suốtcuộc đời của một cá nhân

Trang 14

Vấn đề giao tiếp được nghiên cứu mạnh mẽ vào những năm 20, 30 (thế kỷ XX),sau đó, sự quan tâm đến nó bị giảm sút Nhưng từ những năm 50, cùng với sự ra đờicủa khoa học điều khiển đã tác động, ảnh hưởng đến các nghiên cứu về giao tiếp Cácnhà TLH hành vi, tâm thần học đã vận dụng lý thuyết điều khiển học, lý thuyết thôngtin, lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu giao tiếp như là mối quan hệ qua lại giữa cácnhân cách Theo những tác giả này, giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyêndiễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi - hành vingôn ngữ, hành vi cử chỉ, hành vi điệu bộ, không gian giữa những người giao tiếp vớinhau, ngữ cảnh xảy ra giao tiếp Đến đây, bắt đầu hình thành một nhánh mới, đó làkhoa học về giao tiếp gắn liền với lịch sử lý thuyết thông tin và điều khiển học.

Vào thập niên 70, giao tiếp được đặc biệt chú ý đến và được xem như một phạm

trù trung tâm của TLH hiện đại Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu “Về giao tiếp, những đặc trưng của nó trong công việc với con người” của A.A Bodaliov (1972);

“Tâm lý học giao tiếp” của A.A Leonchiev (1974) Giao tiếp được phân tích khá chi tiết dưới góc độ TLH đại cương trong chuyên khảo:“Vấn đề giao tiếp trong Tâm lý học” (1981) của B.Ph Lomov Tiếp sau đó, hàng loạt các công trình nghiên cứu giao

tiếp với nhân cách của A.A Bodaliov, Plotnhicova, Kancalich, Sukanova, Slavskaia,M.L Bonheva… giao tiếp với sáng tạo của I.A Ponomarev, với Tâm lý xã hội củaAndreeva, Parưghin… với quản lý hành chính và quản trị kinh doanh của F.M.Taylor, Elton Mayơ, Kurt Lewin… Đặc biệt, trong bốn năm (1970 - 1973) đã có 3hội nghị khoa học lớn bàn về giao tiếp, được tổ chức tại Lêningrat lần thứ nhất vàotháng 12 năm 1970, lần thứ hai vào tháng 3 năm 1973 và lần thứ ba được tổ chức tạiAlma Ata vào tháng 5 năm 1973 Các hội nghị này đã bàn đến giao tiếp dưới nhiềubình diện quan trọng như: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp,

cơ chế giao tiếp, mô hình hoá quá trình giao tiếp, những sai lệch và vi phạm loại hìnhgiao tiếp …

Như vậy, khi bàn đến vấn đề giao tiếp, các tác giả trên không chỉ nghiên cứunhững vấn đề lý luận chung mà còn đi sâu nghiên cứu dưới góc độ chuyên sâu từngkhía cạnh, từng chuyên ngành khác nhau Song, dù nghiên cứu giao tiếp ở những cấp

độ nào, trên những bình diện nào đi chăng nữa, các nhà nghiên cứu đều gặp nhau

Trang 15

trong cách nhìn nhận về vai trò quyết định của giao tiếp đối với đời sống xã hội và sựhình thành, phát triển nhân cách con người Và hơn thế, các công trình nghiên cứunày đã đưa giao tiếp thực sự trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu trungtâm của khoa học tâm lý Ngày nay, việc nghiên cứu giao tiếp đã thực sự trở thànhmột hệ thống, theo một ngành riêng - ngành tâm lý học giao tiếp

1.1.2 Nghiên cứu về giao tiếp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tâm lý học là một ngành khoa học còn non trẻ Vấn đề giao tiếpđược bắt đầu chú ý đến vào khoảng thập niên 60 - 70 (thế kỷ XX), mở đầu bằng bài

viết “Karl Marx và phạm trù giao tiếp” của Đỗ Long (1963) Đặc biệt vào thập niên

80, giao tiếp đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng được đánh dấu bằng hàng loạt các

bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả như “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” (1981) của Trần Trọng Thủy,“Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981), “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của Bùi Văn Huệ, “Giao tiếp sư phạm”

(1987) của Ngô Công Hoàn Ngoài ra, có hẳn một hội nghị bàn về giao tiếp, được tổchức năm 1981 bởi Ban Tâm lý học của Viện Triết thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội

với chủ đề “Hoạt động và giao tiếp” bàn đến những nội dung như: 1) quan hệ giữa

hoạt động và giao tiếp; 2) vai trò, vị trí và ý nghĩa của giao tiếp trong sự hình thànhtâm lý; 3) hoạt động giao tiếp trong dạy học và giáo dục Tiếp sau đó cũng có nhiều

nghiên cứu về giao tiếp với các công trình tiêu biểu như: năm 1992 có “Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn Lê; năm 1993 có “Tâm lý học giao tiếp”, đến năm 1995 có

“Khoa học và nghệ thuật giao tiếp” của Trần Tuấn Lộ; năm 1995 còn có “Giao tiếp

sư phạm” của Hoàng Anh và Vũ Kim Thanh; năm 1996 có “Nhập môn khoa học giao tiếp” của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Sinh Huy Như vậy, thời kỳ này chủ yếu

nghiên cứu về mặt lý luận

Bên cạnh đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu thực tiễn, tiêu biểu như nghiên cứu

về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên (Hoàng Anh), đặc điểm giao tiếp của sinh viên

sư phạm (Trần Trọng Thủy), chủ yếu chỉ nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên trường Đạihọc Sư phạm Vinh và Đại học Sư phạm Hà Nội I đã thu được kết quả nhất định

Những công trình nghiên cứu giao tiếp trên đối tượng là trẻ em chủ yếu hướngvào nhu cầu giao tiếp, tính tích cực giao tiếp, giao tiếp bạn bè tiêu biểu như: Công

Trang 16

trình của Nguyễn Ánh Tuyết tìm hiểu về nhu cầu giao tiếp của trẻ em, đặc điểm tâm

lý nhóm giao tiếp bạn bè tuổi mẫu giáo Nguyễn Thạc và cộng sự nghiên cứu về đặcđiểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo đã chú ý tới nhu cầu giao tiếp, xung đột trong giaotiếp của trẻ em mẫu giáo, một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ em Ngô CôngHoàn đã nghiên cứu về quá trình xã hội hoá trẻ em, đặc điểm phát triển nhu cầu giaotiếp trẻ em, vấn đề ứng xử giữa cô giáo và trẻ em Lê Xuân Hồng đã nghiên cứu tần

số giao tiếp, nội dung giao tiếp, tần số sử dụng phương tiện giao tiếp để xây dựng môhình mới - lớp ghép trẻ em với ba độ tuổi (3 đến 6 tuổi), tác giả muốn gián tiếp kếtluận về tính tích cực giao tiếp của trẻ em Nguyễn Xuân Thức nghiên cứu thực trạngmức độ phát triển tính tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo, một số yếu tố ảnhhưởng đến tính tích cực giao tiếp của trẻ em, biện pháp phát triển tính tích cực giaotiếp của trẻ em trong hoạt động vui chơi Bằng các công trình nghiên cứu giao tiếptrên đối tượng là trẻ em, các tác giả này đã có những đóng góp quan trọng cho TLHgiao tiếp, TLH lứa tuổi, TLH sư phạm mẫu giáo, đặc biệt là trong công tác chăm sóc vàgiáo dục trẻ em qua hoạt động giao tiếp, tổ chức các hoạt động vui chơi đóng vai theochủ đề v.v

Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp trên đối tượng là sinh viênĐại học Văn hoá, Đại học và Cao đẳng Sư phạm Có thể nêu lên một số công trình

như: “Đặc điểm giao tiếp của học sinh Cao đẳng Sư phạm Hà Sơn Bình” của Vương Đăng Diễn (1982); “Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên Đại học văn hoá” của Phan Thị Dung (1997); “Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Bahnar - Jrai trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Gia Lai” của Lâm Thị Thuỳ Nữ (2003); “Nghiên cứu trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp” của Nguyễn Thị Mộng Hiếu (2004) v.v…

Những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước đã tập trunglàm sáng tỏ vấn đề giao tiếp: các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, tính tích cựcgiao tiếp, đến nhu cầu, ấn tượng ban đầu và trở ngại tâm lý trong giao tiếp Nhưngtrong các nghiên cứu trên không có công trình nào tiến hành trên đối tượng là sinhviên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng và từ trước đến nay vẫn chưa cómột công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm giao tiếp

Trang 17

của sinh viên trường này Đề tài của chúng tôi được thực hiện sẽ góp thêm một

“mảng màu” trong bức tranh tổng thể về giao tiếp của sinh viên ngành Kỹ thuật Dược, đồng thời, sẽ đưa đến một cách nhìn toàn diện hơn về giao tiếp của sinh viêntrường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Y-1.2 Những vấn đề lý luận chung về giao tiếp.

1.2.1 Khái niệm chung về giao tiếp

Giao tiếp là một trong những khái niệm cơ bản của TLH Hiện nay có rất nhiềucách hiểu khác nhau về khái niệm giao tiếp Tuy nhiên, từ trên bình diện nhận thứcchung, có thể nêu lên một số cách tiếp cận khái niệm giao tiếp như sau:

Hướng thứ nhất: Các tác giả khi nghiên cứu giao tiếp chỉ nhấn mạnh đến khía

cạnh thông tin trong giao tiếp giữa người và người, như tác giả E.E Acquyt (Mỹ)quan niệm “Giao tiếp là sự tác động, sự truyền và tiếp nhận thông báo và sự trao đổithông tin của con người” [29]

M.A.Acgain (Anh) “xem giao tiếp như là một quá trình hai mặt của sự thôngbáo, thiết lập sự tiếp xúc và trao đổi thông tin” [29]

K.K.Palatonov định nghĩa “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa con người vớinhau, sự trao đổi thông tin này gọi là sự tiếp xúc [29]

T.H.Fischer quan niệm “Sơ đồ về giao tiếp nằm trong một quá trình truyềnthông tin, quá trình này gồm 4 yếu tố khác nhau: điểm phát - biến đổi thông tinthành mã; kênh thông tin; điểm thu - nhận thông tin; danh mục tín hiệu

Có thể thấy các quan niệm trên đây có xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp, đãxác định chính xác từng mặt của khái niệm giao tiếp, nhưng đồng thời chỉ dừng lại

ở việc mô tả bề ngoài của quá trình giao tiếp, chưa nêu rõ bản chất bên trong củaquá trình này

Hướng thứ hai: Xem xét bản chất giao tiếp bằng việc xác định vị trí giao tiếp

trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lý học Đại diện là hai nhà tâm lý họcA.A.Leonchiev và B.Ph.Lomov khi bàn về giao tiếp và hoạt động

A.A.Leonchiev cho rằng “Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đốitượng vì nó có đầy đủ cấu trúc và đặc điểm cơ bản của hoạt động như: tính chủ thể,tính đối tượng, tính mục đích và vận hành theo nguyên tắc gián tiếp…trong đó chủ

Trang 18

thể của giao tiếp là “tính cộng đồng” hoặc “người giao lưu” Còn đối tượng của giaotiếp không phải là một con người hay một số người cụ thể mà là một tương tác”hoặc là những quan hệ tâm lý qua lại giữa người này với người khác”…

B.Ph.Lomov cho rằng, không nên coi hoạt động là “siêu phạm trù”, là phạm trùquan trọng nhất trong TLH Không nên coi giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động

mà phải xem xét nó như một phạm trù tương đối độc lập trong TLH, bên cạnh phạm

trù hoạt động Ông viết “Hoạt động và giao tiếp là hai mặt của sự tồn tại xã hội của con người, của lối sống Hai mặt này luôn gắn liền với nhau trong lối sống thống nhất, hơn nữa giữa chúng luôn tồn tại sự chuyển biến từ cái này sang cái kia” [1].

Ông còn cho rằng phạm trù hoạt động phản ánh mối quan hệ “chủ thể - khách thể”,còn phạm trù giao tiếp phản ánh mối quan hệ “chủ thể - chủ thể” [1, tr.23]

Các nhà tâm lý học A.A.Bodaliop, D.B.Enconhin cho rằng: cả hai trường pháitrên có những điểm chưa hợp lý: A.A.Leonchiev lý giải chưa thỏa đáng về đốitượng, động cơ và chủ thể hoạt động này Còn B.Ph.Lomov quá nhấn mạnh phạmtrù giao tiếp nên khó giải thích khi giao tiếp có cơ chế như một hoạt động và khigiao tiếp tham gia vào hoạt động có đối tượng như là điều kiện của hoạt động.Theo các nhà tâm lý học trên, giao tiếp và hoạt động là hai khái niệm ngangbằng nhau có mối quan hệ gắn bó với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặtthống nhất của cuộc sống con người, của sự phát triển tâm lý

Hướng thứ ba: Các tác giả xác định rõ bản chất của giao tiếp thông qua việc

phân biệt khái niệm giao tiếp với các khái niệm liên quan như thông tin, quan hệ xãhội, ứng xử, đại diện có các tác giả A.K.Uledovva, E.D.Giarcopva…

Giao tiếp và thông tin: Hai khái niệm này đều có khía cạnh thông tin nhưng

khác nhau ở ba điểm là: 1) khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm thông tin, giaotiếp là sự tiếp xúc tâm lý chứa đựng cả nội dung thông tin, thông báo, thông tin làmột mặt cơ bản không thể thiếu được của giao tiếp; 2) khác nhau ở tính chất củamối liên hệ cơ bản tham gia vào hệ thống tác động qua lại Thông tin là mối liên hệthông báo của của chủ thể với các đối tượng khác nhau: con người, động vật, máymóc Còn giao tiếp chỉ quan hệ chủ thể - chủ thể trong đó có sự tác động lẫn nhau

và sự điều khiển nhau; 3) thông tin chỉ số lượng các quá trình thông báo, sự chuyển

Trang 19

giao thông báo này hay khác, còn giao tiếp có nội dung, tính chất thực tiễn, vật chất

và cả tính chất tinh thần, thông báo Rõ ràng là trong giao tiếp có chứa đựng một nộidung thông tin còn thông tin là một mặt, một nội dung, một yếu tố của giao tiếp

Giao tiếp và quan hệ xã hội: Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Quan hệ

xã hội là các quan hệ khách quan, phi nhân cách Bản chất nó không phải là quan hệgiữa các nhân cách cụ thể Nó không phải là quan hệ người - người một cách thuầntúy mà đại diện cho các nhóm người có quan hệ với nhau Quan hệ xã hội gồm có:quan hệ sản xuất, quan hệ vật chất, quan hệ chính trị, quan hệ hệ tư tưởng…còngiao tiếp là sự tiếp xúc giữa các nhân cách cụ thể, là sự hiện thực hóa các quan hệ

xã hội Giao tiếp diễn ra trong môi trường xã hội, trong các mối quan hệ xã hội.Quan hệ xã hội chỉ được biểu hiện qua quá trình giao tiếp Mặc dù giao tiếp và quan

hệ xã hội là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau

Giao tiếp và ứng xử: “Ứng xử” là phản ứng của cơ thể đối với các tác động bên

ngoài thể hiện thái độ hành động theo một cách nào đó đối với người khác tronghoàn cảnh cụ thể nhất định Theo M.Reuchlin: “Ứng xử là toàn bộ những hành độngđược đặc trưng bằng tổ chức đặt ra cho chúng mục đích cuối cùng mà có thể theođuổi hữu thức hoặc vô thức, duy lý hoặc phi lý” [16]

Giao tiếp và ứng xử có những điểm chung là được thực hiện bởi những cá nhânkhác nhau trong các mối quan hệ xã hội, chịu sự chế ước bởi chuẩn mực xã hội Tuynhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau như: Khái niệm giao tiếp rộng hơnkhái niệm ứng xử, giao tiếp là một quá trình, còn ứng xử mang tính chất tình huốngnằm trong quá trình giao tiếp Trong giao tiếp, người ta chú ý đến nội dung và mụcđích của công việc, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công việc Còn ứng xử chú ýđến nội dung tâm lý biểu hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, thước đo của ứng xử làthái độ của cá nhân và “thuật” biểu hiện thái độ qua hành vi giao tiếp Trong giaotiếp chú ý nhiều đến yếu tố ý thức còn trong ứng xử vừa có yếu tố ý thức vừa có yếu

Trang 20

tiếp diễn ra sự tiếp xúc tâm lý giữa các nhân cách, biểu hiện ở sự trao đổi thông tin,bày tỏ thái độ cảm xúc và tác động lẫn nhau; 4) giao tiếp có mục đích phối hợphành động giữa các cá nhân, bảo đảm cho sự thống nhất hoạt động chung có kết quả

và tạo ra sự biến đổi ở chủ thể

Ở Việt Nam, các tác giả quan niệm về giao tiếp như sau:

Trong từ điển tâm lý học: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúcgiữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp bao gồm hàngloạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất vàtìm hiểu người khác Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao lưu, tác động tương hỗ

Trong tâm lý học đại cương, tác giả Phạm Minh Hạc đã đồng nhất khái niệm giaotiếp với giao lưu và cho rằng: “giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệngười - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau” [11]

Ngô Công Hoàn định nghĩa “giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người vớicon người nhằm mục đích trao đổi tình cảm, tư tưởng, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp” [13]

Như vậy, các tác giả trên có nhiều cách định nghĩa về giao tiếp khác nhau nhưngkhông mâu thuẫn với nhau mà mỗi một khái niệm đều dựa trên hạt nhân hợp lý vàđứng trên các góc độ khác nhau

Từ các cách tiếp cận trên, có thể thống nhất chọn định nghĩa về giao tiếp trongcuốn giáo trình “Tâm lý học đại cương” của các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, TrầnHữu Luyến, Trần Quốc Thành, xuất bản năm 1999 làm khái niệm công cụ Theo đó,

giao tiếp “là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người -

Trang 21

người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác” [33] Sở

dĩ chúng tôi chọn khái niệm này vì nó đã nêu lên được đặc trưng tâm lý của giaotiếp, nêu lên được sự tác động hai chiều của quan hệ có ý thức giữa con người vớinhau, nêu được mục đích của giao tiếp, và đây cũng là một khái niệm được nhiềungười thừa nhận, được sử dụng trong các tài liệu chính thống để giảng dạy cho sinhviên, học viên cao học…

1.2.2 Cấu trúc của giao tiếp

Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc giao tiếp, sau đây nêu lên một số

điểm cơ bản:

Các ngành điều khiển học xem giao tiếp như một hiện tượng tâm lý - xã hội có

tổ chức cao Bao gồm các thành tố như ở sơ đồ 1.1.[12]

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của giao tiếp theo Shanon

Trong đó:

* Bộ phát là người gửi thông điệp đi

* Bộ thu là người nhận thông tin hay bản thông điệp

* Thông điệp là nội dung giao tiếp cần phải trả lời: Bộ phát muốn nói và đã nóiđược gì? Bộ thu đã nghe, hiểu, nhớ và vận dụng được gì? Ngôn ngữ trong thôngđiệp phải thống nhất giữa bộ phát và bộ thu, phải rõ ràng để tránh hiểu lầm

* Kênh là đường truyền tải thông tin giữa bộ phát và bộ thu Nếu giao tiếp trựctiếp thì kênh là nghe, nhìn, nói, bắt tay, trang phục v.v… Nếu giao tiếp gián tiếp thìkênh là thư, văn bản, điện thoại, email, fax v.v…

* Mã hóa là quá trình lựa chọn, sắp xếp thông tin để có thể gửi đi được

* Giãi mã là quá trình diễn dịch thông điệp nhận được

* Phản hồi là quá trình người nhận đáp lại, phản ánh lại về thông điệp

Ngoài ra, các tác giả khác đã đề cập đến 7 yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp

Mã hóa

Phản hồi

Trang 22

* Yếu tố con người: con người với tư cách chủ thể dẫn dắt quá trình giao tiếp sẽmang đến cho quá trình này mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp rõ ràng Họ sửdụng toàn bộ tri thức, hiểu biết, nhận thức, quan điểm, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ,vốn sống, kinh nghiệm và cả nghệ thuật vốn có của mình, hướng vào mục đích giaotiếp Con người với tư cách đối tượng giao tiếp là người nhận tin và xử lý thông tin

để có phản ứng, hành vi kịp thời nhằm đảm bảo mục đích giao tiếp có hiệu quả Conngười trong giao tiếp có nhiều trường hợp với tư cách đồng thời là chủ thể vừa làđối tượng để đạt mục đích giao tiếp

* Mục đích giao tiếp: Bất kỳ một thông báo nào phát ra đều có mục đích cụ thể

Có rất nhiều mục đích giao tiếp khác nhau, giao tiếp nhằm mục đích về chính trị,kinh tế, văn hóa, nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, chia sẽ tình cảm…

* Nội dung giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt, bản thông điệp nói gì,viết gì Nội dung thể hiện ý nghĩa của tin truyền đi theo sự sắp đặt dựa vào mục đíchgiao tiếp

* Phương tiện giao tiếp: Các phương tiện được sử dụng trong quá trình giao tiếpnhư ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ, điệu bộ, hành vi… Các phương tiện công cụ kỹ thuậttham gia vào quá trình giao tiếp như micrô, máy điện thoại, máy fax, máy vi tính…

* Hoàn cảnh giao tiếp: Bao gồm các yếu tố không gian, thời gian giao tiếp,khoảng cách giữa đối tượng và chủ thể giao tiếp Bối cảnh xã hội, tự nhiên, conngười tại không gian và thời gian giao tiếp v.v… Đây là những yếu tố khách quantác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả của quá trình giao tiếp

* Kênh giao tiếp: Là các đường liên lạc truyền dẫn và tiếp nhận thông tin nhưcác giác quan: mắt, tai, xúc giác, vị giác… Căn cứ vào kênh giao tiếp mà chuẩn bịtốt cho quá trình giao tiếp Ví dụ: Giao tiếp qua kênh thính giác như điện thoại thìcần phải nói rõ, gọn, rút gọn từ…; thư thì viết rõ, dễ đọc, đúng ngữ pháp…

* Quan hệ giao tiếp: Chính là tương quan về vai trò và vị trí, tuổi tác, nghềnghiệp v.v giữa đối tượng và chủ thể giao tiếp Chủ thể có vai trò và vị trí, tuổitác…cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với đối tượng giao tiếp Tùy từng mốitương quan mà có cách thức giao tiếp khác nhau

Trang 23

Tất cả các yếu tố tham gia vào giao tiếp luôn hiện hữu trong quá trình giao tiếp.Chúng có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau và cùng chi phối, quyếtđịnh hiệu quả mọi cuộc giao tiếp.

1.2.3 Chức năng của giao tiếp

Có nhiều cách phân loại chức năng giao tiếp

Theo B.Ph.Lômôv và A.A.Bôdavilôv, giao tiếp có 3 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng thông tin: Chức năng này có cội nguồn sinh học Để thông báo

cho nhau tin tức gì đó động vật thường phát ra những tín hiệu để tự vệ, tín hiệutìm gặp nhau Ở người chức năng thông tin đa dạng và phức tạp hơn nhiều Conngười có phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và nhiều phương tiện khoa học kỹthuật hỗ trợ để đảm bảo chức năng thông tin này

- Chức năng điều chỉnh, điều khiển: Trong quá trình giao tiếp muốn đạt được

mục đích giao tiếp thì chủ thể phải biết tự chủ xúc cảm, thái độ hành vi của mình

để thay đổi theo điều kiện, hoàn cảnh, biết lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phùhợp để tác động đến đối tượng giao tiếp Khi chủ thể điều khiển, điều chỉnh cảmxúc, thái độ, hành vi của mình trong giao tiếp cũng chính là nhằm tác động, điềukhiển, điều chỉnh hành vi, thái độ của đối tượng giao tiếp

- Chức năng đánh giá: Trong quá trình giao tiếp, bao giờ con người cũng bộc

lộ những hiểu biết, những tình cảm, thái độ, thế giới quan, nhân sinh quan,những nhu cầu, hứng thú… ra bên ngoài Chính vì vậy thông qua một số lần tiếpxúc, giao tiếp với người nào đó, chúng ta có thể nhận xét, đánh giá được tâm lý,

ý thức, nhân cách của họ Thông qua giao tiếp với người khác, chúng ta mới biếtsoi mình vào người khác để tự đánh giá mình

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn [28, tr49], có thể nêu lên 5 chức năng cơ bản sau đây của giao tiếp giữa con người và con người:

- Chức năng thông tin, nhận thức: Qua giao tiếp, người ta trao đổi, học tập, tiếp

thu tri thức, kinh nghiệm các giá trị chuẩn mực của xã hội…

- Chức năng cảm xúc: Qua giao tiếp không chỉ bộc lộ mà còn tạo ra những ấn

tượng, cảm xúc giữa các chủ thể

Trang 24

- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Qua giao tiếp, con người không

chỉ nhận thức và đánh giá người khác mà còn tự nhận thức, tự đánh giá bản thân

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau, qua

giao tiếp, mỗi chủ thể có thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như cóthể tác động đến động cơ, mục đích và việc quyết định hành động ở chủ thể khác

- Chức năng phối hợp hành động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người đã liên

kết, hợp tác với nhau, phối hợp hành động, hoạt động để cùng nhau giải quyếtnhiệm vụ nào đó đạt tới mục tiêu chung

1.2.4 Phân loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp khác nhau dựa trên các tiêu chí không giốngnhau, trong tâm lý học thường sử dụng các cách chia sau:

* Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp, có thể phân chia giao tiếp thành:

Giao tiếp trực tiếp: Là giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể trực tiếp phát và nhận tín

hiệu với nhau Trong giao tiếp trực tiếp, nhiều phương tiện được sử dụng truyền tinnhư: ngôn ngữ nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, tiếng khóc, các trang phục,trang sức…

Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện

truyền tin trung gian như: thư tín, sách báo, phim ảnh, fax… Hiện nay, giao tiếpgián tiếp được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, nó đòi hỏi thông tin phải ngắn gọn, súctích Việc truyền tin và nhận tin qua giao tiếp gián tiếp phải tuân theo những yêucầu, quy định nhất định về ngôn ngữ nói và viết cũng như kỹ thuật, máy móc…

Bênh cạnh đó còn có các hình thức giao tiếp trung gian, vừa là giao tiếp trực

tiếp vừa là giao tiếp gián tiếp như giao tiếp qua điện thoại, chát, v.v… là những hìnhthức đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh nhờ sự tiến bộ mạnh mẽ của lĩnhvực công nghệ thông tin và truyền thông

* Căn cứ theo quy cách, có thể chia giao tiếp thành hai loại:

Giao tiếp chính thức: là giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức

trách, quy định, thể chế Ở loại này, vai trò của ngôn ngữ nói và viết rất quan trọng,được sử dụng một cách rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết… như các cuộc họp, cácchuyến đi thăm của đoàn đại biểu Nhà nước, Nhà trường, Đảng, Đoàn…

Trang 25

Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau,

không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thôngcảm, đồng cảm với nhau

* Căn cứ vào các phương tiện giao tiếp, có thể phân chia giao tiếp thành các loại giao tiếp sau:

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của

con người Bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ loại thông tin nàonhằm diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả, sự vật, hiện tượng… Có hai loại ngônngữ, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói được sử dụng phổ biến tronggiao tiếp xã hội, thường được rút gọn, rất cụ thể và sinh động nhờ vào hoàn cảnhgiao tiếp và những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói… hỗ trợ Ngôn ngữ viết rađời muộn hơn ngôn ngữ nói, tác động của ngôn ngữ viết không bằng âm vị màbằng từ vị (ký tự) - hệ thống ký hiệu tượng trưng cho ngôn ngữ Ngôn ngữ viếtphụ thuộc vào ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm và trình độ nhận thức của chủ thể giaotiếp Để cho đối tượng hiểu được đòi hỏi ngôn ngữ viết phải tuân theo các quytắc nghiêm ngặt về ngữ pháp, tu từ và phải viết sao cho rõ ràng, mạch lạc, dễhiểu Bài viết thường xuyên được chủ thể giao tiếp có ý thức lựa chọn từ, ý vàthường dài dòng và trau chuốt hơn ngôn ngữ nói

- Giao tiếp phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện phi

ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ…

+ Giao tiếp qua nét mặt: Mỗi cá nhân có một nét riêng, sự cấu tạo về hình dáng,

khoảng cách không gian, sự vận động của các bộ vị như mắt, trán, lông mày, lông

mi, miệng, môi, cằm…sự phối hợp tất cả các bộ vị trên được gọi chung là nét mặt

Đa số sự thay đổi nét mặt diễn ra một cách vô thức Tuy nhiên, ở một số nghềnghiệp, trong hoàn cảnh đặc biệt như diễn viên, điệp viên, phát thanh viên, cácchính sách, chính trị gia… phải luôn kiểm soát nét mặt của mình, lúc nào cần cười,lúc nào cần ngạc nhiên, lúc nào cần lo lắng hay buồn bực v.v

+ Giao tiếp bằng mắt: “Con mắt là cửa sổ của tâm hồn” Tần số nhìn vào mắt

người khác biểu lộ thái độ đối với người đó Cái nhìn có thể là tín hiệu của tìnhthương yêu nhưng cũng có cái nhìn giận dữ, cái nhìn khinh bỉ…Thông qua ánh mắt,

có thể điều chỉnh hành vi của đối tượng giao tiếp

Trang 26

+ Giọng nói: Sự lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu câu…

đều là các tín hiệu giao tiếp Giọng nói phản ánh các thông tin về cá tính bản thânngười nói, tính hướng nội hay hướng ngoại

Ngoài các tín hiệu phi ngôn ngữ trên thì các cử chỉ như: lắc đầu, gật đầu, bắt tay,vẩy tay, tư thế ngồi, đứng hay quỳ… đều có những nội dung tâm lý nhất định tronggiao tiếp, đều phản ánh một thái độ, trạng thái xúc cảm nào đó, cách trang phục,kiểu cách, quần áo, đầu tóc… đều có ý nghĩa tín hiệu tâm lý trong giao tiếp

- Giao tiếp vật chất: là loại giao tiếp thông qua hành động với vật thể Đây là

loại hình giao tiếp đã xuất hiện từ xa xưa, khi ngôn ngữ của con người chưa pháttriển Giao tiếp bằng vật chất tùy thuộc điều kiện lịch sử, xã hội, nền văn hóa Vậtthể vốn vô tri, vô giác nhưng khi con người sử dụng nó, hành động với nó tronggiao tiếp thì đã “thổi” vào nó một cái “hồn” nhất định, một bức thông điệp mangmột ý nghĩa nhất định Hành động với vật chất trong giao tiếp mang những ý nghĩarất phong phú Để sử dụng được phương tiện này một cách có hiệu quả, đòi hỏi chủthể phát thông điệp và chủ thể tiếp nhận bức thông điệp phải có những hiểu biết,kinh nghiệm giao tiếp và sự tinh tế, nhạy cảm trong giao tiếp, đôi khi cần học tậpcách sử dụng nó Ở nước ta, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, định hướng giátrị vật chất ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong hệ thống giá trị mà cá nhânhướng tới Giao tiếp vật chất ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến trong xã giaohằng ngày Vì vậy, giao tiếp vật chất cần được chú ý đến

1.2.5 Giao tiếp và sự hình thành, phát triển nhân cách.

Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách củacon người Tâm lý học hiện đại đã khẳng định: Tâm lý người là sản phẩm của hoạt

động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội C Mác viết “bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ

xã hội” Giao tiếp đặc trưng cho tâm lý con người

Ở con người, giao tiếp được hình thành, vận hành trong quá trình sống trong xãhội loài người Những đứa trẻ sinh ra vì một lý do nào đó phải sống cách ly khỏi xãhội loài người, có khi do động vật nuôi ở trong rừng, thì không thể có giao tiếp và

Trang 27

Tâm lý, nhân cách con người là kinh nghiệm lịch sử - xã hội chuyển thành kinhnghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp Có thể khẳng định nhân cáchchỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mốiquan hệ giao tiếp với những nhân cách khác Bởi mỗi người khi mới sinh ra đều cótiềm năng để trở thành người theo đúng nghĩa của nó Chỉ thông qua giao tiếp vớinhững người xung quanh mới có thể “xã hội hóa: mới có thể hình thành và pháttriển nhân cách Trong diễn biến của xã hội, những hành vi xã hội thích hợp và hiểuđược tác dụng, ý nghĩa của những kinh nghiệm, hành vi đó trong điều kiện xã hội

mà họ đang sống Mọi phẩm chất nhân cách con người chỉ có thể hình thành và pháttriển thông qua giao tiếp với mọi người Những phẩm chất như khiêm tốn, trungthực, kiên trì, nhẫn nại, nhân hậu, tôn trọng mọi người… con người có được nhờhọc tập và rèn luyện thông qua hoạt động và giao tiếp, nhờ con người gia nhập vàocác quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Quaquan hệ giao tiếp, chúng ta được tăng trưởng về tri thức, hiểu thấu đáo hơn về “thếthái nhân tình”, giúp ta hiểu mình hơn, hình thành được cá tính theo hướng tích cực,tạo ra sự hài hòa cân đối trong đời sống vật chất và tinh thần Mỗi khi giao tiếptương tác với người khác, chúng ta có dịp quan sát, ghi nhận các phản ứng, các thái

độ phản hồi của họ, nhờ đó mà biết cách tự tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá mình.Khó có thể hình dung sự phát triển nhân cách của mỗi người nếu không tạo rađược sự phát triển song song các phẩm chất, năng lực của cá nhân và của ngườikhác trong mối quan hệ giao tiếp Trong quá trình phát triển, con người dần lĩnhhội, học tập, rèn luyện và khẳng định năng lực của mình qua hoạt động vui chơi,học tập, lao động Đồng thời, qua giao tiếp cá nhân được đánh giá, nhìn nhận theoquan hệ xã hội và đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho ngườikhác, cho xã hội Chính nhân cách được hình thành và phát triển, bộc lộ trong hoạt

động và giao tiếp “Con người không thể sống, lao động, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình mà không có giao tiếp với người khác”

Đến đây, có thể rút ra nhận định rằng: giao tiếp là một điều kiện không thể thiếuđược của sự tồn tại xã hội loài người nói chung và mỗi người nói riêng Qua giaotiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, trao đổi với nhau về nhận thức tình

Trang 28

cảm, hành động… truyền đạt cho nhau những tri thức, kinh nghiệm về lao động sảnxuất, sinh hoạt cộng đồng… Từ đó, con người tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫnnhau, dẫn đến hiểu biết về nhau Qua giao tiếp, cá nhân lĩnh hội được các chuẩnmực đạo đức, đánh giá được hành vi của mình và của người khác Nhờ đó, conngười có thể tự điều khiển, điều chỉnh mình, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cáchbản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội Cho dù kinh tế phát triển, khoa học,

kỹ thuật công nghệ đem lại mức sống cao đến đâu đi chăng nữa thì con người vẫnphải hợp tác, liên kết lại với nhau vì lợi ích, hạnh phúc chung, vẫn phải giao tiếp vớinhau Xã hội loài người càng phát triển, ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật càngmạnh mẽ vào đời sống xã hội thì vài trò của giao tiếp giữa người với người càng có

ý nghĩa sâu sắc

1.3 Những phương tiện tâm lý cơ bản của giao tiếp

Giao tiếp có rất nhiều đặc điểm, tuy nhiên có thể thấy nhu cầu, nội dung và

kỹ năng giao tiếp là ba phương diện có vai trò quan trọng hơn cả trong quá trìnhgiao tiếp Đây chính là lý do để chúng tôi chọn ba phương diện này để tập trung tìmhiểu khi nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của sinh viên Kỹ thuật Y - Dược Vậynhu cầu, kỹ năng, nội dung như thế nào trong quá trình giao tiếp? Có thể đi sâuphân tích ba mặt này của hoạt động giao tiếp như sau:

1.3.1 Nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồntại và phát triển [32]

Trong suốt cuộc đời của mình, con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏamãn Theo Maslow - nhà tâm lý học nhân văn người Mỹ - con người có 5 nhu cầu

cơ bản, đó là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội và văn hóa, nhu cầuđược tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định Trong số những nhu cầu cơ bản đó, bao gồmnhu cầu được người khác hợp tác và giúp đỡ, được người khác thông tin và trao đổikinh nghiệm trong lao động, trong đấu tranh và trong sinh hoạt Có nhu cầu về tìnhbạn, tình yêu Có nhu cầu khẳng định tài năng, đạo đức, uy tín của mình trong xãhội … Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người phải có quan hệ với người khác

Vì thế, nhu cầu cơ bản đầu tiên con người cần thỏa mãn là nhu cầu giao tiếp Vậy

Trang 29

nhu cầu giao tiếp là gì? “Nhu cầu giao tiếp là đòi hỏi tất yếu của con người được tiếp xúc với người khác nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển con người với tư cách là một nhân cách, một chủ thể, một thành viên của xã hội”.

Khi bàn đến NCGT đã nảy sinh vấn đề là NCGT mang bản chất sinh học haybản chất xã hội Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc, bản chất của NCGT Cácnhà phân tâm học xem NCGT bắt nguồn từ đam mê tình dục (hạt nhân là libido).K.Z.Lorenz đã đồng nhất sự phát triển NCGT với sự phát triển các giai đoạn bảnnăng mà tất cả các động vật sống cộng sinh đều có Theo A.V.Vêdênov, NCGT chỉ

có ở con người nhưng ông lại thừa nhận là nó có tính bẩm sinh và di truyền được

I.X Côn cũng cho rằng: “Con người là một thực thể của xã hội - nhu cầu giao tiếp

và tiếp xúc về tình cảm với người khác là một nhu cầu bẩm sinh” [1].

Phần lớn các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đều nhận định rằng: NCGT của conngười xuất hiện rất sớm, dường như bẩm sinh, ngày từ 2 - 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã

có những phản ứng bằng xúc cảm khi người lớn đến gần Nó nhoẻn miệng cười khi

có tiếng gọi thân quen từ xa NCGT được hình thành trên nền tảng của sự tiếp xúc vớinhững người xung quanh - trước hết là người mẹ - và hoàn thiện dần cùng với mức

độ xã hội hóa của trẻ

Trong thời kỳ phát triển tiếp theo, nhu cầu giao tiếp, quan hệ của trẻ em đã có sựthay đổi rõ rệt Bên cạnh quan hệ với thế giới đồ vật, trẻ thiết lập quan hệ bạn bè.Giai đoạn đầu của mối quan hệ này trẻ mới chỉ chơi cạnh nhau Đến giai đoạn sau,trẻ có nhu cầu và biết chơi cùng nhau, phối hợp hành động với nhau, thích có nhautrong trò chơi và cùng nhau nhập vai vào các mối quan hệ trong xã hội người lớn.Trò chơi đóng vai theo chủ đề là biểu hiện sự phát triển cao của nhu cầu, quan hệchơi cùng nhau và đó chính là con đường thỏa mãn NCGT của trẻ em

Đến lứa tuổi thanh niên, NCGT phát triển mạnh mẽ và phong phú Thanh niêncảm thấy cần được tiếp xúc rộng rãi và đa dạng Đối tượng tiếp xúc mở rộng ra ngoài

xã hội với nhiều hạng người khác nhau, không phân biệt giới tính, lứa tuổi v.v…

Có thể khẳng định NCGT là một loại nhu cầu tinh thần quan trọng nhất củacon người, nó giúp con người thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, hiểu biết; traođổi cảm xúc, tình cảm; thiết lập quan hệ với người khác, không thể không trao đổi

Trang 30

những ý nghĩ của mình với ai, không thể không hướng tới một ai đó.“Căm thù một ai đó còn hơn sống cô độc… Sự thờ ơ, lãnh đạm cũng như thái độ dửng dưng

có khác nào như chết vậy” (R Noibert) [17].

Nhu cầu giao tiếp là mặt bên trong của tính tích cực giao tiếp, là nguồn gốc và

là động lực của hoạt động giao tiếp Đó là một trong những nhu cầu quan trọngcủa con người nhất thiết phải được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là

một chủ thể, một nhân cách “Sự không thỏa mãn nhu cầu này sẽ gây nên ở con người - thuộc bất kỳ lứa tuổi nào - những trải nghiệm tiêu cực, những sự lo âu, chờ đợi một cái gì không xảy ra mặc dù không có gì đe dọa họ cả” [17] Nếu

không có NCGT thì không có tính tích cực và sẽ dẫn đến tình trạng chậm pháttriển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, tính chủ động, sáng tạo thấp, chậm thiết lậpmối quan hệ hợp tác với mọi người Biểu hiện ra bên ngoài là, cảm xúc yếu, nghèonàn Cần nhận định lại rằng: Nhu cầu giao tiếp là nguồn lực khơi dậy tính tích cựcgiao tiếp của cá nhân - một trong những điều kiện hình thành và phương thức biểuhiện tâm lý, nhân cách, biểu hiện “tính người” của con người Vì vậy, để phát triểnnăng lực giao tiếp, phát triển tính tích cực giao tiếp thì trước hết và cơ bản là phảigiáo dục phát triển NCGT cho mỗi người

Như vậy, giao tiếp có mặt trong mọi hoạt động của con người Song, sự giaotiếp của mỗi cá nhân có những đặc điểm khác nhau Tùy theo đặc điểm lứa tuổi,giới tính, nghề nghiệp…mà giao tiếp của họ có những sắc thái riêng

Ở các nhà trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp nói chung và nhà trườngĐại học Kỹ thuật Y - Dược nói riêng, sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hộiđặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội.Nhóm xã hội đặc biệt này được học tập, được đào tạo cho lao động trí óc vớinghiệp vụ cao tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội, là nguồngốc bổ sung cho đội ngũ tri thức

Theo kết quả nghiên cứu của B.G.Ananhev “Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn, đây là thời kỳ có biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp Họ

Trang 31

xác định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống” [27,tr61].

Qua đó ta thấy rằng, nhu cầu giao tiếp là nhu cầu tất yếu khách quan của conngười nói chung cũng như của sinh viên nói riêng Trong các nhà trường Đại học,Cao đẳng chuyên nghiệp, nhu cầu giao tiếp của sinh viên không ngừng được mởrộng và phát triển Giáo dục nhằm phát triển nhu cầu giao tiếp cho sinh viên làmột nhiệm vụ quan trọng để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

1.3.2 Kỹ năng giao tiếp

Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng giao tiếp, theo V.P.Dakharov, để cómột năng lực giao tiếp, cần có các kỹ năng sau: Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập mốiquan hệ trong giao tiếp; kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượnggiao tiếp; kỹ năng nghe và biết lắng nghe; kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kỹnăng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp; kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu,mạch lạc trong giao tiếp; kỹ năng thể hiện linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; kỹnăng thuyết phục đối tượng giao tiếp; kỹ năng thể hiện sự nhạy cảm trong giao tiếp;

kỹ năng chủ động điều khiển qúa trình giao tiếp Theo các tác giả Hoàng Anh, NgôCông Hoàn, Nguyễn Thạc, Vũ Kim Thanh, khi nghiên cứu quá trình giao tiếp sưphạm, đã đưa ra 3 nhóm kỹ năng: Kỹ năng định hướng giao tiếp; kỹ năng định vị;

kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Nhìn chung, các quan điểm của các tác giảtrên đều đánh giá cao vai trò của hoạt động thực tiễn đối với việc hình thành kỹnăng Điều đó cho thấy, muốn hình thành kỹ năng chỉ có thể trên cơ sở áp dụng kiếnthức đã có vào hoạt động thực tiễn, đặc biệt họ nhấn mạnh vai trò của việc luyện

tập Từ trên bình diện chung, có thể nêu lên một khái niệm về kỹ năng “là khả năng thực hiện một công việc có kết quả bằng cách vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có

để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”.

Vận dụng khái niệm này vào trong TLH giao tiếp, có thể đi đến khái niệm

KNGT như sau: Kỹ năng giao tiếp là khả năng cụ thể của mỗi con người vận dụng những kiến thức thu được vào quá trình tiếp xúc giữa người với người.

Kỹ năng giao tiếp là sự thành thục trong những vấn đề kỹ thuật, hành vi giaotiếp Nếu KNGT được sử dụng một cách hợp lý, sẽ đem lại kết quả tích cực, giúp

Trang 32

con người truyền đạt được ý nghĩa, thái độ của mình, không gây ra sự hiểu lầm ởđối tượng, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đạt kết quả trong hành

vi, trong giao tiếp KNGT được coi là thành phần cơ bản nhất trong nghệ thuật giaotiếp, là mặt biểu hiện bên ngoài của năng lực giao tiếp Năng lực giao tiếp là mộtthuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân, đảm bảo cho con người có thể thựchiện hoạt động giao tiếp có hiệu quả Chính mối quan hệ mật thiết giữa năng lựcgiao tiếp và KNGT như vậy, nên muốn phát triển năng lực giao tiếp, cần phải nắmvững và biết vận dụng sáng tạo những tri thức, KNGT đã được hình thành thôngqua quá trình sống, lao động, học tập và rèn luyện trong thực tiễn xã hội KNGTgồm các kỹ năng định hướng, định vị và điều khiển quá trình giao tiếp

* Kỹ năng định hướng giao tiếp: Là khả năng dựa vào những cử chỉ, điệu bộ,

ngôn ngữ, nét mặt… bộc lộ ra bên ngoài của đối tượng giao tiếp để phán đoán đúng

về những đặc điểm nhân cách của họ Muốn phán đoán đúng tâm lý của đối tượng,phải đặt những đặc điểm, dấu hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của họ trong mốiquan hệ với hoàn cảnh giao tiếp Thực chất của kỹ năng định hướng là xây dựng

mô hình tâm lý đặc thù của đối tượng giao tiếp, trên cơ sở đó, xây dựng các hìnhthức, biện pháp giao tiếp thích hợp

* Khả năng định vị: Là khả năng xác định đúng vị trí của mình và của đối

tượng giao tiếp, đồng thời hiểu rõ đối tượng, thông cảm và đồng cảm với họ.Khoảng cách, vị trí giữa hai người nói chuyện với nhau, nói nên mức độ thân tìnhgiữa họ Muốn có kỹ năng định vị tốt, cần phải có thiện chí, có thái độ chân thành,

có kinh nghiệm, vốn sống phong phú, linh hoạt, mềm dẻo, nhanh trí trong giao tiếp

* Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Là khả năng biết thu hút đối tượng,

tìm ra đề tài giao tiếp, biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, sử dụng, phốihợp các phương tiện giao tiếp Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp gồm kỹ năngđiều khiển đối tượng, điều khiển bản thân và sử dụng tốt các phương tiện giao tiếp

- Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp: Là khả năng biết thu hút đối tượng,

tìm ra đề tài giao tiếp, biết thúc đẩy và kìm hãm tốc độ giao tiếp khi cần thiết Khihoàn cảnh thay đổi biết thay đổi thành phần, nội dung giao tiếp cho phù hợp, biết

Trang 33

tạo ra xúc cảm tích cực cho đối tượng giao tiếp, nắm được tâm lý đối tượng, hướngđối tượng theo chủ đề giao tiếp.

- Kỹ năng điều khiển bản thân: là khả năng làm chủ được trạng thái xúc cảm của

bản thân, biết tự kiềm chế, che giấu được tâm trạng của bản thân, biết tạo ra hứngthú và xúc cảm tích cực để điều khiển diễn biến tâm trạng của bản thân, biết dùngphương pháp, thủ thuật giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giaotiếp để đạt mục đích đặt ra

- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: là khả năng lựa chọn từ thích hợp,

cách đặt câu ngắn gọn, dễ hiểu với giọng nói diễn cảm Đồng thời, biết biểu hiện nétmặt, cử chỉ, điệu bộ… cho phù hợp với nội dung lời nói

Kỹ năng điều khiển là kết quả tổng hợp của kỹ năng định hướng và kỹ năng định

vị Hiệu quả của quá trình giao tiếp phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng điều khiển giaotiếp Kỹ năng giao tiếp là điều kiện, phương tiện để hoạt động giao tiếp diễn ra cóhiệu quả, là mặt biểu hiện của năng lực giao tiếp Các KNGT có vai trò cốt yếu đểcon người duy trì mối quan hệ, liên hệ cần thiết cho hạnh phúc con người, góp phầnlàm cho cuộc sống phong phú, đa dạng, có ý nghĩa và giúp cho cá nhân tự khẳngđịnh, tự thể hiện mình trong cuộc sống chung Chính vì nó có vai trò quan trọng nhưvậy nên cần thiết phải nghiên cứu nó trong quan hệ với nhu cầu và nội dung củagiao tiếp với tư cách là một quá trình hoạt động

1.3.3 Nội dung giao tiếp

Trong cuộc đời của mỗi cá nhân, các mối tương giao với mọi người vừa là nhucầu, vừa là điều kiện có vai trò và ý nghĩa to lớn để biến chúng ta thành ngườicùng tất cả giá trị nhân văn cao cả của nó, có thể xem đó là nội dung biểu lộ đíchthực của giao tiếp Vậy nên, có tác giả cho rằng: nội dung giao tiếp là thể hiệnnhững nhu cầu riêng tư của con người Sự thành công trong nghề nghiệp, hạnhphúc trong gia đình, tình bạn thủy chung… tất cả đều được thể hiện và tùy thuộcvào các mức độ nhất định trong việc duy trì được các quan hệ lành mạnh, tốt đẹpgiữa con người với nhau

Nội dung giao tiếp được thể hiện cụ thể trong quá trình giao tiếp là gì, hay conngười trao đổi với nhau những gì trong quá trình giao tiếp? Con người trao đổi với

Trang 34

nhau các thông tin, các thông điệp trong quá trình giao tiếp - đó chính là nội dunggiao tiếp Có thể xác định nội dung giao tiếp gồm hai thành phần chính là nội dungtâm lý và nội dung công việc Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thànhphần cơ bản là nhận thức, cảm xúc và hành vi Nội dung tâm lý ảnh hưởng và chiphối quá trình giao tiếp, chúng luôn thay đổi cùng với sự tác động của nội dung vàhoàn cảnh giao tiếp Nội dung công việc hầu như có mặt ở bất kỳ pha giao tiếp nào.Mỗi một cuộc tiếp xúc giữa các chủ thể giao tiếp đều tìm thấy một hay một vài nộidung công việc nhất định Trong thực tế giao tiếp, cả hai thành phần này luôn hòalẫn vào nhau Ngay trong nội dung công việc cũng có nội dung tâm lý; nội dungcông việc có được nhận thức đúng, thực hiện tốt hay không là nhờ nội dung tâm lý.

Cả hai nội dung này đóng vai trò định hướng, kích thích như là một động lực thúcđẩy hoặc kìm hãm tiến trình và hiểu quả giao tiếp

Những vấn đề chủ thể và khách thể giao tiếp đề cập đến trong quá trình giao tiếpgồm nhiều chủ đề khác nhau, rất đa dạng và phong phú, muôn màu, muôn vẻ, tựutrung lại, có thể đề cấp đến một số chủ đề chính như:

Các tri thức khoa học và đời sống: Những tri thức này hết sức phổ biến tronggiao tiếp và cần thiết cho sự tồn tại, phát triển con người và xã hội loài người.Chẳng hạn, giáo viên truyền thụ cho học sinh những kiến thức khoa học chuyênngành, cha mẹ bồi dưỡng cho trẻ thơ những hiểu biết về đời sống xã hội, tự nhiên…Các kỹ năng, kỹ xảo: Ví dụ như giáo viên dạy nghề truyền thụ cho học sinhnhững kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cụ thể trong quá trình đào tạo họ

Nội dung giao tiếp cũng có thể là con người, về các đặc điểm bề ngoài, tínhcách, cung cách hành vi, thói quen của con người

Nội dung giao tiếp có thể là công việc, nhiệm vụ, sự thực hiện và giải quyếtcác nhiệm vụ đó của cá nhân, nhóm hay tập thể Đây là một trong những nội dunggiao tiếp hàng ngày của con người Các buổi họp chuyên môn, thảo luận kế hoạchgiảng dạy của năm học… là một ví dụ về nội dung của quá trình này

Các mối quan hệ qua lại được thực hiện trong giao tiếp cũng là nội dung đặcbiệt của giao tiếp, đem lại cho nó một bản sắc độc đáo, quyết định các phương tiện

và cung cách giao tiếp Toàn bộ hệ thống giao tiếp của cá nhân phụ thuộc và chỗ

Trang 35

Trên đây là những dấu hiệu, những vấn đề mang tính đặc trưng và riêng lẻcủa nội dung giao tiếp Các đề tài giao tiếp cụ thể ở mỗi người rất nhiều và chúngcàng phong phú, đa dạng thì phạm vi đối tượng giao tiếp của cá nhân càng lớn, nhâncách của họ càng phát triển, càng hoàn thiện.

1.4 Giao tiếp trong hoạt động y học

1.4.1 Hoạt động y học

Hoạt động y học diễn ra trong mối quan hệ giao tiếp giữa thầy thuốc và thầythuốc, thầy thuốc và bệnh nhân, bệnh nhân và bệnh nhân… giao tiếp ở đây trở thànhđiều kiện không thể thiếu của hoạt động y học, không có giao tiếp thì hoạt động củathầy thuốc và thầy thuốc, thầy thuốc và bệnh nhân, bệnh nhân và bệnh nhân…không đạt mục đích khám và chữa bệnh

Trong y học, thường xuyên diễn ra các hoạt động giao tiếp: Giao tiếp giữa thầythuốc và thầy thuốc, thầy thuốc và bệnh nhân, bệnh nhân và bệnh nhân…trong sốnhững hoạt động giao tiếp này, chúng ta đặc biệt quan tâm đến giao tiếp giữa thầythuốc và bệnh nhân - là hoạt động có vai trò to lớn, giúp cho việc chẩn đoán và điềutrị có hiệu quả

Loại hình giao tiếp chủ yếu giữa thầy thuốc và bệnh nhân là giao tiếp chínhthức Về cơ bản, mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ…hoạt động giaotiếp được xác định trước và đáp ứng yêu cầu của hoạt động khám, chữa bệnh Cũng

có thể nói đây là loại giao tiếp công việc

Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân hoặc những nhóm xã hội nhấtđịnh Họ có những “vai diễn” khác nhau trong quá trình giao tiếp, song phần lớn làquan hệ giữa một bên là thầy thuốc, một bên là bệnh nhân Các phương tiện giaotiếp được sử dụng một cách tổng hợp, song, phương tiện chủ yếu vẫn là ngôn ngữ

Uy tín, phong cách công tác của thầy thuốc đôi khi đóng vai trò quyết định đối vớikết quả giao tiếp

Với người thầy thuốc, phần lớn thời gian làm việc của họ là dành cho giao tiếp:khám bệnh, chữa bệnh, tiếp xúc, bàn bạc công việc…với đồng nghiệp, với bệnhnhân và người nhà bệnh nhân…Việc hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rấtnhiều vào kết quả hoạt động giao tiếp Qua giao tiếp mà mối quan hệ xã hội cũng

Trang 36

như nhân cách, phong cách giao tiếp của họ được hình thành và hoàn thiện; kỹnăng, kỹ xảo, nghệ thuật giao tiếp trong khám và chữa bệnh của họ được phát triển.Nhờ có giao tiếp với người bệnh mà thầy thuốc có được những thông tin quý giá đểchẩn đoán chính xác bệnh tật của người bệnh Hiệu quả của rất nhiều của phươngpháp điều trị nhất là điều trị bằng tâm lý, được nâng cao là nhờ có sự giao tiếp hợp

lý giữa thầy thuốc và bệnh nhân

Trong quá trình giao tiếp giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, năng lực, vốn hiểubiết, trình độ hoạt động chuyên môn sẽ làm phong phú, làm nền cho quá trình giaotiếp Bên cạnh đó, sự thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ… giao tiếp của chủ thể và đốitượng giao tiếp nhằm đạt tới một kết quả tối ưu trong phòng và chữa bệnh làm cho

sự giao tiếp không bị chệch hướng, không bị các rối nhiễu chi phối Mặt khác, nhâncách (trước hết là tính cách và khí chất) cùng với những đặc trưng về uy tín, vềkhông khí tâm lý trong nhóm, về bệnh tật của người bệnh…là những điều kiện thiếtyếu tạo nên hiệu quả giao tiếp Ngoài ra, các kỹ năng, kỹ xảo, sự linh hoạt, sáng tạo,đặc điểm thể chất (khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng nói…); đặc trưng bệnh tật;hình thức tổ chức; quy mô, vị trí hệ thống nhóm mà cá nhân là thành viên, kinhnghiệm sử dụng các phương tiện, hình thức giao tiếp cũng như khả năng duy trì sựliên tục trong quá trình giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giao tiếp giữathầy thuốc và người bệnh

1.4.2 Vai trò giao tiếp của sinh viên Kỹ thuật Y - Dược

Nhân cách sinh viên nói chung và sinh viên Kỹ thuật Y - Dược nói riêng khôngchỉ thể hiện trong giao tiếp mà trong một mức độ nhất định, nó còn được hình thànhdưới ảnh hưởng của giao tiếp Trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện và giáodục ở trường Đại học, Cao đẳng, bệnh viện, các cơ sở y tế…, nhân cách sinh viênkhông thể hình thành và phát triển nếu thiếu giao tiếp Bằng giao tiếp, giáo viên tổchức hoạt động dạy học, sinh viên tổ chức lĩnh hội các tri thức khoa học, biến nóthành vốn liếng, kinh nghiệm của mình Nhờ giao tiếp, nhà trường, bệnh viện… tổchức các hoạt động học tập và rèn luyện, hình thành tư tưởng, xu hướng, tính cách,khí chất, năng lực cho sinh viên Trong quá trình học tập, khi tham gia vào các hoạt

Trang 37

người Nhờ vào các mối quan hệ đó, sinh viên học hỏi những tri thức, kỹ năng, kinhnghiệm nghề nghiệp chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống, soi mình vào ngườikhác, sinh viên sẽ nhận ra được những ưu, nhược điểm của bản thân để phát huyhoặc khắc phục Chính qua các mối quan hệ giao tiếp trong nhà trường Đại học,bệnh viện, các cơ sở y tế , mỗi sinh viên tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ,phong cách giao tiếp của mình cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, tính chất đặcthù của nhà trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược và từ đó, tự hoàn thiện nhân cáchngười thầy thuốc trong tương lai.

Ở nhà trường Kỹ thuật Y - Dược - nơi đào tạo người thầy thuốc - giao tiếp có vaitrò to lớn đối với sự hình thành nhân cách người thầy thuốc tương lai Với đặc thùcủa nghề nghiệp, người thầy thuốc cần thiết phải có năng lực nghề nghiệp, trong đó,không thể thiếu năng lực giao tiếp Năng lực chuyên biệt này chỉ có thể được hìnhthành qua hoạt động giao tiếp của sinh viên Kỹ thuật Y - Dược với thầy giáo đangtrực tiếp làm công tác giáo dục và giảng dạy họ, với bạn bè cùng học tại trường Kỹthuật Y - Dược, tại các cơ sở thực tập, ở bệnh viện và các cơ sở y tế khác… Thôngqua các hoạt động này, sinh viên sẽ xây dựng và thể hiện các mối quan hệ giao tiếpvới thầy cô giáo, với các bệnh nhân nơi thực tập ở bệnh viện, với người nhà bệnhnhân, với bạn bè cùng trường, trong khoa, lớp, tổ, với cán bộ và công nhân viên nhàtrường… Sinh viên sẽ học được ở các đối tượng giao tiếp tri thức, kinh nghiệm sống,cách giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ, trong hoạt động nghề thầy thuốc Chínhtrong quá trình giao tiếp này, sinh viên sẽ nhận biết được trình độ, phong cách giaotiếp của bản thân và các phẩm chất đạo đức, hành vi đạo đức cho phù hợp với mụctiêu đào tạo của nhà trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược

Như vậy, có thể kết luận giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và pháttriển nhân cách Giao tiếp có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhâncách người thầy thuốc Trong trường Kỹ thuật Y - Dược, bệnh viện, các cơ sở ytế…, nếu không có sự giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên, với bệnh nhân, vớingười nhà bệnh nhân, với bạn bè, với cán bộ công nhân viên nhà trường… thìkhông có sự hình thành và phát triển nhân cách của người thầy thuốc

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Giao tiếp là một trong những phạm trù cơ bản của tâm lý học, giao tiếp có vaitrò quan trọng trong sự hình thành, phát triển nhân cách của con người Giao tiếpthực hiện nhiều chức năng và được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vàocách nhìn nhận, đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định Có thể xem quá trình giaotiếp như một hoạt động xuất phát từ NCGT, có nội dung mà chủ thể và đối tượngcùng hướng đến với điều kiện thực hiện là các KNGT Nhu cầu, nội dung và kỹnăng là ba phương diện có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp với tư cách làmột hoạt động Hoạt động này đóng vai trò vừa là điều kiện hình thành, phát triển -vừa là hình thức biểu hiện tâm lý, nhân cách con người Đối với nhân cách thầythuốc, những người đang trong thời kỳ rèn luyện tay nghề khám và chữa bệnh, nănglực giao tiếp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất có ý nghĩa quyết địnhtrình độ tay nghề của họ, vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu hoạt động giao tiếp nhằmgóp phần nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên Kỹ thuật Y - Dược

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để khảo sát thực trạng củavấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo

Trang 39

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng có tiền thân là trường Cán bộ Quân

- Dân Y được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1963, tại sông Re Quảng Ngãi, đếnnăm 1966, do sự phát triển của cách mạng để phù hợp với sự quản lý, trường đượctách thành hai trường: Trường Trung cấp Quân Y trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu V

và Trường Cán bộ Y tế Trung - Trung bộ thuộc ban Dân Y, đóng tại miền tâyQuảng Ngãi Do cuộc chiến tranh ở khu vực liên tục khốc liệt, trường tồn tại trongđiều kiện không ổn định, di chuyển liên tục theo cục diện của cuộc chiến tranh, cơ

sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ phục vụ cho đào tạo vào thời kỳ đầu rấtthiếu, quy mô đào tạo nhỏ, từ năm 1963 đến năm 1975, trường chỉ đào tạo được1.202 cán bộ Y tế gồm các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sĩ và Y sĩ Mặc dù,giai đoạn này, chiến trường miền Nam đang trong thời kỳ gay go ác liệt, việc dạy vàhọc gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi thứ, tuy nhiên, số cán bộ được đào tạotrong thời kỳ này là những cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng, vượt mọi giankhó học tập nên trình độ chuyên môn tốt, vừa học, vừa phục vụ chăm sóc sức khoẻthương, bệnh binh và tham gia chiến đấu, góp phần không nhỏ vào đại thắng mùaxuân 1975 và ngày nay nhiều người đã trưởng thành là các Cán bộ quản lý, Giámđốc sở, Giám đốc các Công ty Dược đầy năng động, sáng tạo

Từ 1975 đến nay, nhiệm vụ hết sức cấp bách của trường là phải đào tạo khá lớnđội ngũ cán bộ Y tế cho khu vực nhằm khắc phục những hậu quả của chiến tranh,sức khoẻ Nhân dân và các bệnh xã hội đang lan tràn, nhất là các vùng nông thôn,các khu lao động nghèo ở thành thị, đồng bào các dân tộc ở khu vực các tỉnh miềnTrung và Tây Nguyên Để giải quyết nhiệm vụ đó, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa rấtquan trọng của trường là phải mở rộng quy mô đào tạo trung cấp trên các lĩnh vực Y

- Dược Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, dưới sựlãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Nhà trường, với sự phấn đấu toàn diện của mỗi cán

bộ công chức, sinh viên và học sinh, sự giúp đỡ của các trường Đại học Y - Dượctrong nước, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước

Trang 40

đây và thành phố Đà Nẵng, năm 2013 trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵngchính thức được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược

Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng các chuyên ngành, chất lượng đào tạo, nâng cấp

cơ sở hạ tầng và ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, đào tạo gần

23000 cán bộ y tế vững chuyên môn, sáng y đức, góp phần nâng cao chất lượngcông tác khám, chữa bệnh, phục vụ sức khỏe của Nhân dân

Những năm qua, nhà trường đã thực hiện các dự án đào tạo nhân lực Y tế phúclợi với Hội Senjukai (Nhật Bản), hợp tác trao đổi giảng viên và học sinh, sinh viênngành Nha, Hình ảnh Y học và Điều dưỡng với trường Đại học Jonkoping (ThủyĐiển), hợp tác giảng dạy Lâm sàng dựa trên năng lực cho các Điều dưỡng viên và

Nữ hộ sinh với Bộ Y tế bang Nam Úc, hợp tác đào tạo chuyên ngành Điều dưỡngnhi sơ sinh với Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ),…Theo ông Phạm Hùng Chiến,Giám đốc Sở Y tế thành phố: “Các em học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ratrường, về công tác tại các cơ sở Y tế của thành phố, đã đảm bảo được tay nghề và

Y đức, về công tác ở đơn vị Nhờ đó, ngành Y tế thành phố đã được đảm bảo nhucầu về nhân lực cao cũng như yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong thờigian qua.”

Với những thành quả đã đạt được, tập thể nhà trường đã được Chủ tịch nướctặng thưởng các Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; các Huânchương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; nhiều Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Cờ

và Bằng khen Đơn vị thi đua xuất sắc của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Ủy banNhân dân thành phố Đà Nẵng Thầy Nguyễn Khắc Minh, TS.BS chuyên khoa II,

Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Việc thành lập Trường Đại học

Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới, trang sử mới củaNhà trường; là mốc son đánh dấu sự trưởng thành, phát triển vượt bậc của Nhàtrường, đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành Y tế Việt Nam; vào sự nghiệpchăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.”

Định hướng trong tương lai tới, trường sẽ đào tạo cán bộ Y tế chuyên ngànhĐiều dưỡng, Kỹ thuật Y học và Dược ở các bậc học Trung cấp, Cao đẳng và Đại

Ngày đăng: 16/10/2018, 09:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Tác giả: Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh
Nhà XB: NXB Đại học sưphạm
Năm: 1995
3. Nguyễn Thanh Bình (1994), “Về nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm”,"Tạp chí nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 1994
4. Nguyễn Thanh Bình (1994), “Khả năng giao tiếp của sinh viên trong thực tập tốt nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Khả năng giao tiếp của sinh viên trong thực tậptốt nghiệp”, "Tạp chí nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 1994
5. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng xử
Tác giả: Lê Thị Bừng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
6. Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Thị Minh Hằng (2009), Tâm lý Giáo dục học Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý Giáo dục họcĐại học
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Thị Minh Hằng
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2009
7. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
8. Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng (2004), Kỹ năng giao tiếp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp
Tác giả: Trịnh Xuân Dũng, Đinh Văn Đáng
Nhà XB: NXB Văn hóathông tin
Năm: 2004
9. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2000
10. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lý học, tập hai, NXB Giáo dục. Hà Nội 11. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1991), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học, tập hai", NXB Giáo dục. Hà Nội11. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1991), "Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lý học, tập hai, NXB Giáo dục. Hà Nội 11. Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội11. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1991)
Năm: 1991
12. Nguyễn Thị Thu Hiền (2000), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản trị kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
13. Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và ứng xử sư phạm
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 1997
14. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trắc nghiệm tâm lý
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1997
15. Lê Văn Hồng, Lê ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999), Tâm lý lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý lứa tuổi vàTâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
16. Bùi Văn Huệ (chủ biên) (2003), Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội
Tác giả: Bùi Văn Huệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2003
18. Nguyễn Văn Lê (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
19. Trần Tuấn Lộ (1994), Tâm lý học giao tiếp, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giao tiếp
Tác giả: Trần Tuấn Lộ
Năm: 1994
20. Nguyễn Văn Nhận (chủ biên) (1998), Tâm lý học Y học, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Y học
Tác giả: Nguyễn Văn Nhận (chủ biên)
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1998
21. Nguyễn Văn Nhận (chủ biên) (2001), Tâm lý học Y học, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Y học
Tác giả: Nguyễn Văn Nhận (chủ biên)
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
22. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc (2004), Trắc nghiệm tâm lý lâm sàng, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm tâm lý lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2004
23. Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngàynay
Tác giả: Đào Thị Oanh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w