Chính vì vậy, để nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành thời gian ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN THANH HÙNG
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
TS Nguyễn Thanh Hùng tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Hùng đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi được mở rộng kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình dạy dỗ, cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hồ Thị Tâm
Trang 4MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI VIẾT
ĐHSP – ĐHH : Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Trang 5MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9
5 Giảthuyết khoa học 10
6 Phạm vi nghiên cứu 10
7 Phương pháp nghiên cứu 10
B NỘI DUNG 12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 12
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 12
1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 12
1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước 12
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 13
2 Lý luận chung về hoạt động tự học 14
2.1 Khái niệm hoạt động 14
2.2 Khái niệm tự học 15
2.3 Vai trò của tự học 16
2.4 Các hình thức tự học của sinh viên 17
2.5 Phương pháp tự học của sinh viên 18
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên 22
2.6.1 Yếu tố khách quan 22
2.6.2 Yếu tố chủ quan 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ 27
2.1 Vài nét về sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Huế 27
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐHH 28
2.2.1 Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế về sự cần thiết của hoạt động tự học 28
2.2.2 Nhận thức về vai tròcủa hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH 31
Trang 62.2.3 Thời gian dành cho hoạt động tự học của SV Trường ĐHSP - ĐHH 36
2.2.4 Hình thức tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế 39
2.2.5 Phương pháp tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH 48
2.2.6 Hiệu quả của các hình thức và phương pháp tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế 51
2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH 63
2.3.1 Những thuận lợi trong hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH 63
2.3.2 Những khó khăn trong hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH 71
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 79
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN 79
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 79
3.1.1 Cơ sở lý luận của đề xuất biện pháp 79
3.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề xuất biện pháp 80
3.2 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 80
3.3 Hệ thống các biện pháp tự học 80
3.3.1 Biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học 80
3.3.2 Biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên có hành vi, thái độ đúng đắn đối với hoạt động học tập 81
3.3.3.Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú 82
3.3.4 Biện pháp tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên trong quá trình dạy học 83
3.3.5 Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TH của SV 83
3.3.6 Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất và môi trường sư phạm thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên 84
3.3.7 Biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Kiến nghị 86
2.1 Đối với nhà trường 86
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đất nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế tiếp tục thị trường hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Dân tộc ta tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng nổi trội Tương lai dân tộc ta đòi hỏi ở sự học nước ta một bước phát triển vượt bậc, ít nhất là không thua kém những gương phát triển giáo dục thành công ở những nước công nghiệp Châu Á Nếu chúng ta đưa giáo dục tiếp cận nhanh với mục đích giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời một cách rất đa dạng và bền vững” thì nền giáo dục chính là nơi tạo ra nguồn lực sức mạnh to lớn về con người Điều đó sẽ tăng cường hơn bao giờ hết sức mạnh của dân tộc ta dựa trên nhân trí, nhân lực và nhân tài trên
cơ sở phát triển nhân cách con người Việt Nam toàn diện, hài hòa
Để những điều đó trở thành hiện thực, không có con đường nào khác là ngay từ bây giờ phải xây dựng một nếp sống mới của con người Việt Nam sẵn
có truyền thống hiếu học lâu đời, tiếp tục coi trọng và phát huy học hành, học gắn liền với hành, học liên tục, học suốt đời với cốt lõi của nó là tự học
Giáo dục và phương pháp giáo dục là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Nhà nước quan tâm trong chương trình đổi mới đất nước, trong
đó đổi mới phương pháp giáo dục được đưa lên hàng đầu Ở Nghị quyết TW 2 (khóa VIII), Đảng ta đã khẳng định rằng: Các nhà trường phải nâng cấp năng lực
tự học cho học sinh và phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn dân, nhất là thanh niên I.P.Pavlop viết: “ Tất cả vấn đề
là ở chỗ có phương pháp tốt Khi có phương pháp tốt thì ngay cả một người không có nhiều khả năng cũng có thể làm được nhiều việc.Còn trong trường hợp phương pháp không tốt thì ngay một thiên tài cũng làm việc một cách vô ích và không thể thu được số liệu chính xác, có giá trị”.Phương pháp tự học là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong học tập Nếu rèn luyện cho người học
Trang 8có phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều tự học vào tình huống mới, biết tự lực giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ tạo cho họ sự ham học hỏi, khơi dậy thềm năng vốn có trong mỗi người.
Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học, mỗi người phải tạo cho mình một sự thích ứng, một khả năng nhạy bén để nắm bắt ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, không còn con đường nào khác là phải phát huy nội lực bản thân để vươn lên Đặc biệt là giới trẻ, theo tiêu chuẩn giáo dục của thanh niên thế giới khi bước vào thế kỷ XXI phải đạt được 10 kỹ năng ứng dụng học vấn vào đời, trong đó có kỹ năng tự học, tự nâng cao trình
độ trong mọi tình huống Muốn trở thành con người có kỹ năng tự học thành thục, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người học cần phải được hướng dẫn
và rèn luyện năng lực tự học và những phương pháp tự học hợp lý Hơn nữa, thực tế giáo dục đang tồn tại nghịch lý là khoảng cách giữa lượng thông tin vũ trụ và giới hạn kiến thức trong nhà trường ngày càng lớn Con người không thể hạn chế sự học trong phạm vi trường học và sách giáo khoa Mỗi một người học cần tự tìm tòi, tự khám phá để vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh sống
Sinh viên là những người theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng nơi đào tạo nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội, khác với học sinh với các cấp khác, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập lĩnh hội tri thức của người thầy thì sinh viên còn phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập Tuy nhiên, đa số sinh viên còn chưa ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có một phướng pháp học tập hợp lý, trong khi đó yêu cầu về tính chủ động trong học tập là rất cao Chính vì vậy, để nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành thời gian cho việc tự học và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp và hiệu quả Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời
Trang 9Do yêu cầu khách quan của cách mạng khoa học kĩ thuật, do yêu cầu đào tạo người giáo viên tương lai, phải thường xuyên biến đối tri thức của mình để phát triển giáo dục, góp phần đào tạo con người mới phục vụ cho Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Mặc dù trong các giáo trình bài giảng kiến thức môn học được phân tích đủ độ sâu, có hệ thống và có trình tự nhưng trong những thời điểm khác nhau những khái niệm, những nội dung đã bị lỗi thời vì vậy cần phải bổ sung Do đó, việc tự học phải trở thành một yêu cầu khách quan cấp thiết của sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học để tự hoàn thiện và nắm bắt đầy đủ về môn học.
Phần lớn sinh viên Trường đại học sư phạm – Đại Học Huế đều có ý thức
tự hoàn thiện mình, có ý thức tự học để nâng cao trình độ, tự trang bị để làm giàu thêm vốn hiểu biết cuộc sống Tuy nhiên cũng có một bộ phận sinh viên chưa ý thức được vai trò của hoạt động tự học, thiếu động cơ học tập đúng đắn, thụ động trong việc học, thiếu say mê tìm tòi học hỏi, chưa có phương pháp tự học thích hợp
Từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hoạt
động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Huế”.
2 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên Trường
ĐHSP – ĐHH
3.2 Khảo sát thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học
Sư phạm – Đại Học Huế
3.3 Đề xuất các biện pháp để nâng cao hoạt động tự học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Huế
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Trang 104.1.Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Huế
4.2.Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại
Học Huế
5 Giảthuyết khoa học.
Tự học là một yếu tố cơ bản tạo nên năng lực tự học, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả tự học Thực tế hiện nay ở Đại học Huế nói chung và Đại học sư phạm Huế nói riêng, hoạt động tự học của sinh viên còn có nhiều yếu kém, công tác rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên chưa thực sự chú trọng Hoạt động tự học của sinh viên có thể được nâng cao nếu như có các biện pháp tác động sư phạm phù hợp
6 Phạm vi nghiên cứu.
6.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Khóa luận chỉ tập trung khảo sát sinh viên Khoa Tâm lý và Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Huế
6.2 Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứu:
- Để đánh giá thực trạng trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Huế, khóa luận tập trung khảo sát trên các nhóm đối tượng khách thể như sau:
+ Giảng viên khoa Tâm lý và khoa Vật lý trường ĐHSP Huế
+ Sinh viên năm 1 và 3 khoa Tâm lý và khoa Vật lý trường ĐHSP Huế
- Số lượng đối tượng khách thể điều tra:
+ Giảng viên: 6
+ Sinh viên ĐHSP Huế: 200
7 Phương pháp nghiên cứu.
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, từ đó xác lập cơ sở để xây dựng bảng hỏi khảo sát thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại Học huế
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi, phiếu điều
Trang 11đang được sử dụng phổ biến, cũng như những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình tự học.
7.3 Phương pháp quan sát: Quan sát việc tự học của sinh viên ở phòng
học, căng tin, thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế
7.4 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số giảng viên về tình hình tự
học của sinh viên toàn trường và sinh viên trong từng khoa nói riêng
7.5 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán
học để xử lý số liệu điều tra, số liệu thử nghiệm để đánh giá kết quả nghiên cứu
- Công cụ sử dụng: Phần mềm SPSS
Trang 12B NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước.
Vấn đề tự học nói chung và hoạt động tự học của sinh viên nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu
Trong cuốn: “Tổ chức công tác tự học của học sinh Đại học” của A.A.Goroxepxky và M.I.Liubinxuna ( Đại học tổng hợp Leningrat), các tác giả chỉ tổng kết những kinh nghiệm cá nhân trong công tác dạy học ở trường Đại học và chỉ đưa ra một số đề nghị về phương pháp học tập của sing viên Đại học trên mấy vấn đề cơ bản như: Nghe và ghi chép bài giảng, đọc và ghi chép tài liệu…Đó chỉ là những hướng dẫn về phương pháp để sinh viên tổ chức quá trình học tập một cách có hiệu quả
Ở Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), GS.Retzke và tập thể các tác giả đã xuất bản cuốn “Học tập hợp lý”, [2] Nội dung của tài liệu hướng chủ yếu vào việc hướng dẫn cho sinh viên năm đầu đại học biết tổ chức các hoạt động học tập một cách hợp lý Trong đó các tác giả đã rất chú trọng đến việc hướng dẫn các phương pháp học tập khi chuẩn bị nghe giảng, chuẩn bị cho ximina, thảo luận, thực tập…
Ở Liên Xô (cũ) hàng loạt các tài liệu về vấn đề tự học và đọc sách được công bố Chẳng hạn: “Những lời khuyên học sinh đại học” của RG.Grudinxki [13], “Kỹ năng đọc sách và những phương pháp đọc sách”, “Bàn về công tác đọc sách, “Phương pháp đọc sách” của A.P.Primacovxki, X.I.Povarnin cũng đã công bố nhiều tài liệu như: “Nên đọc sách như thế nào” [1]
Bên cạnh đó, các tác giả củng đã tổng kết những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình giảng dạy và cho ra đời nhiều tài liệu phong phú như: “Tổ quốc công tác tự học của học sinh đại học” của tác giả A.Agoroxepxki và M.I.Liubinxuwana, “Học tập hợp lý” của tác giả GS.Hetzke và cộng sự, hay
Trang 13tác phẩm “Nghiên cứu học tập như thế nào” [14] Trong các tài liệu này, nội dung chủ yếu hướng vào việc hướng dẫn cho sinh viên biết cách tổ chức các hoạt động học tập hợp lý.Đặc biệt các tác giả đã chú trọng đến phương pháp học tập, đặc biệt là hoạt động tự học của sinh viên.
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Các nhà giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến tự học Gần đây nhiều nhà giáo dục đã dày công nghiên cứu về tự học như:
GS.TSKH Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “tôi luôn chủ động tìm học, tự học nội khóa cũng như ngoại khóa Học kiến thức, học cách tư duy, học rèn luyện tính cách, học cách làm việc, học cách tìm tòi và khám phá bí mật.Thật tuyệt vời khi tự mình khám phá thế giới tri thức!” [5]
TS Võ Quang Phúc cũng khẳng định: Tự học là yếu tố “trội”, với những đặc điểm riêng của nó, trong mối quan hệ dạy học – tự học Có 4 kiểu tự học
+ Kỹ năng tự học gồm: Kỹ năng định hướng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế và tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra, kỹ năng tự đánh giá,
tự điều chỉnh
Trang 14Ngoài ra có thể kể đến các đề tài nghiên cứu của:
+ Nguyễn Thị Lan : “Tìm hiểu tình hình tự học của sinh viên Cao đẳng sư phạm Hải Hưng”
+ Phạm Minh Tiến: “Thực trạng và phương hướng nâng cao chất lượng tự học môn Giáo dục học của sinh viên các khoa cơ bản ở trường Đại học sư phạm”
+ Nguyễn Thị Lợi: “ Nghiên cứu thực trạng và phương hướng tổ chức quá trình tự học của sinh viên Cao đẳng sư phạm Hà Bắc nhằm nâng cao chất lượng dạy học”
+ Nguyễn Thị Tính: “ Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục cho sinh viên các trường Đại học sư phạm”
Nhìn chung các đề tài trên được các tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau, với những thời điểm khác nhau nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm thống nhất: Hoàn toàn có thể đề ra biện pháp nhằm nâng cao việc tự học cho sinh viên trong hoàn cảnh hiện nay Các nghiên cứu này nói về các hình thức, phương pháp tự học, đưa ra các biện pháp để tổ chức hoạt động TH có hiệu quả
2 Lý luận chung về hoạt động tự học
2.1 Khái niệm hoạt động
Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành các hoạt động khác nhau.Có thể nói, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong hiện thực khách quan
Trong Tâm lý học, hoạt động được hiểu là “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới
và cả phía con người” [6]
Mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động là mối quan hệ 2 chiều:
- Con người tác động vào thế giới xung quanh (gồm các sự vật và những người khác) : Khi đó con người là chủ thể đối với các sự vật khác, nó bộc lộ những thuộc tính bên trong của mình và đối với những người khác thì nó là một
Trang 15- Hiện tượng xung quanh tác động vào con người: Ở đây sự vật đóng vai trò là khách thể và những người khác ở xung quanh đóng vai trò là một nhân cách Nhờ tác động trở lại của thế giới xung quanh mà con người phát hiện được những thuộc tính chân thực và khách quan của những người xung quanh họ.Định nghĩa trên cũng cho ta thấy hoạt động của con người khác hẳn hành vi của con vật – hoạt động của con người mang tính xã hội – lịch sử.
Các nhà tâm lí học cho rằng: Tự học là một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, hoạt động lí luận và thực tiễn của cá nhân bằng cách tạo lập các mối quan hệ mới, cũ, đối chiếu mô hình phản ánh hoàn cảnh hiện tại, biến tri thức của nhân loại thành tri thức, kĩ năng kĩ xảo của chủ thể
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lự trí tuệ và cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [8] Việc tự học
sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào
đó và bằng nổ lực của bản thân chiếm lĩnh được kiến thức nào đó
Trang 16PGS.TS Nguyễn Văn Hộ cho rằng: “Tự học là một quá trình trong đó cá nhân mình tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động trí tuệ và các hoạt động thực hành Tự học gắn với động cơ, tình cảm, ý chí… của người học để vượt qua chướng ngại vật hay vật cản trong học tập nhằm tích lũy những kiến thức cho mình từ kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, biến những kinh nghiệm này thành những kinh nghiệm sống và vốn sống của bản thân mình” [9]
Trên cơ sở tiếp nhận các quan niệm trên đây của các tác giả, chúng tôi có
thể đưa ra định nghĩa sau đây: Tự học là một loại hình hoạt động học tập do
người học thực hiện một cách chủ động, độc lập, tự giác, không chịu sự điều khiển trực tiếp của người dạy, hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ dạy học và đạt được các mục tiêu dạy học đã xác định.
2.3 Vai trò của tự học
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo, lượng thông tin ngày càng lớn, tự học có vai trò quan trọng Nó là “ chìa khóa vàng” giúp con người bước vào kỷ nguyên của nền văn minh mới Đặc biệt với sinh viên, tự học có ý nghĩa hết sức to lớn.Tự học đóng vai trò quyết định, nó được xem là nội lực để nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục – Đào tạo
- Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Hiện nay, dạy học đang dần chuyển từ quan điểm truyền thống sang kiểu dạy học hiện đại, phát huy tối đa tính tích cực của người học Trong điều kiện mới mẻ này, song song với việc đổi mới cách dạy của giáo viên là sự đổi mới cách học của sinh viên.Tự học đảm bảo cho sự thành công của phương pháp mới này Nhờ tự học, sinh viên có được năng lực học tập tự nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
về môn học củng như nghề nghiệp tương lai nhằm nhằm theo kịp sự tiến bộ của
xã hội Trong quá trình tự học mỗi sinh viên tự vận động, từng bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn tri thức cho riêng mình.Nếu không có tự học thì hiệu quả, chất lượng của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ hạn chế
- Tự học – hoạt động rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ Thông qua
tự học, các phẩm chất và năng lực trí tuệ được hình thành, phát triển Đó là sự
Trang 17duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, bền vững, phê phán, khả năng ghi nhớ Đặc biệt là ghi nhớ
có ý nghĩa, khả năng chú ý, tưởng tượng được hình thành.Các giáo viên không thể cung cấp cho sinh viên những năng lực trí tuệ này.Nó càng không thể tự nhiên sinh ra mà chỉ được hình thành, phát triển qua quá trình tự học của mỗi cá nhân
- Tự học, con đường rèn luyện và phát triển nhân cách
Tự học không những giúp sinh viên phát triển năng lực trí tuệ mà còn phát triển các phẩm chất nhân cách như: Độc lập, tự giác, sáng tạo, hứng thú, niềm tin, ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại Ngoài ra, tự học còn giúp sinh viên có thái độ học tập đúng đắn, khiêm tốn, có thái độ và cung cách ứng xử phù hợp với những chuẩn mực giá trị xã hội yêu cầu
Mặt khác, nhân cách được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp.Tự học là hoạt động cơ bản ở lứa tuổi học sinh, sinh viên Vì vậy mà tự học là con đường phát triển nhân cách chủ yếu ở mỗi cá nhân
Tự học là vấn đề quan trọng trong phương pháp, chất lượng và hiệu quả của Giáo dục – Đào tạo Vì vậy, Luật giáo dục đã khẳng định: “Học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội” [4]
2.4 Các hình thức tự học của sinh viên
Hình thức của tự học trong hoạt động dạy học ở đại học bao gồm:
- Tự học trên lớp:
+ Nghe giảng
+ Ghi chép
+ Làm bài tập
+ Trao đổi bài với giảng viên và các bạn khác
+ Tham gia vào học nhóm
+ Tham gia hoạt động học tập do giáo viên tổ chức
Trong quá trình học tập trên lớp,người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò với vai
Trang 18trò là chủ thể của quá trình nhận thức: Tự giác, tích cực,say mê,sáng tạo tham gia vào quá trình học tập.
- Tự học ngoài lớp:
+ Đọc sách và tài liệu tham khảo
+ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp
+ Thực hiện các bài tập thực hành bộ môn
+ Vạch kế hoạch học tập trước mỗi kỳ, mỗi năm
Trong quá trình tự học ở nhà,tuy người họckhông trực tiếp gặp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cưc, chủ động, sáng tạo tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi tri thức và khả năng của bản thân để hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra, được giáo viên định hướng về nội dụng, phương pháp tự học để người học thực hiện
Tóm lại vấn đề tự học, tự đào tạo là vô cùng quan trọng được quan tâm nhiều và khuyến khích trong học tập, bởi vì sinh viên chỉ có thể thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học và những thành tựu nhất định trong tương lai cũng bằng quá trình tự học Thời gian học trong trường, trên giảng đường đại học bao giờ cũng có hạn, trong khi đó sự phát triển tri thức của loài người là không bờ bến Giải quyết mâu thuẫn này không có con đường nào khác là phải
tự học và học suốt đời
2.5 Phương pháp tự học của sinh viên
Quá trình học tập vận động như một quá trình biện chứng bao gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau, trong đó phương pháp tự học là một trong những yếu
tố quan trọng Đặc biệt, đối với chương trình học theo học chế tín chỉ thời gian
tự học đối với sinh viên chiếm 2/3 tổng số thời gian học tập Vậy nên phương pháp tự học đóng vai trò quan trọng Có thể khái quát hệ thống phương pháp tự học bao gồm 7 phương pháp sau:
• Nghe giảng và ghi chép
Để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi mỗi SV cần phải thực hiện
Trang 19Thứ nhất, cần chuẩn bị nghe giảng SV cần nắm vững bài trước, đọc và nghiên cứu trước giáo trình hay các vấn đề có liên quan đến bài mới để nắm vững bài hơn khi học trên lớp.
Thứ hai, là nghe giảng trên lớp SV phải tích cực tư duy khi nghe giảng và biết kết hợp tư duy, nghe giảng và ghi chép bài giảng theo nhiều cách: Ghi đầy đủ, chính xác các luận điểm theo nguyên bản, ghi tóm tắt, ghi theo các ký hiệu riêng…
Thứ ba, xem lại, chỉnh lý và bổ sung bài ghi
• Thảo luận
a Mục đích thảo luận
Phương pháp thảo luận nhằm giúp người học củng cố, khắc sau những điều đã nghe và học trong giờ chính khóa Rèn luyện kỹ năng nói và tư duy, làm cho học sinh biết vận dụng tri thức đã học thành thói quen suy nghĩ, rồi tự sắp xếp ý nghĩa của mình trình bày, trong đó người học vừa liên tưởng vừa nhận thức được lỹ luận Mặt khác nó rèn luyện tính độc lập tự chủ cho mỗi người học
b Những yêu cầu của phương pháp thảo luận
Mục đích của thảo luận chỉ đạt được khi người học tham gia thảo luận một cách tích cực, chủ động Muốn vậy, khi nhận được chủ đề của giáo viên, bạn hãy nghe kỹ, ghi lại những hướng dẫn của giáo viên về đề tài
Bước 1: Phải có sự chuẩn bị trước một cách chu đáo Thông thường các chủ đề tham gia thảo luận phải có sự chuẩn bị trước Khi có chủ đề rồi người học cần tìm đọc sách, báo, tài liệu có liên quan, nên hướng vào các nội dung sau:
Bản chất của vấn đề bao gồm các quan điểm, trường phái phát biểu về vấn
đề này như thế nào? Có sự đánh giá của riêng mình
Nội dung chủ đề: Bao gồm cấu trúc, các thành phần của chủ đề, mối liên hệ giữa các thành phần của chủ đề, các bộ phận và sự phát triển của nội dung vấn đề
Những biểu hiện của vấn đề tron đời sống sinh hoạt, trong thực tiễn, trong các hoạt động chuyên biệt cần dẫn ra để chứng minh Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cần dẫn ra và chứng minh ứng dụng trong đời sống xã hội
Trong quá trình thảo luận mỗi người học là mỗi thảo luận viên tích cực Phải có ý kiến riêng của mình, đó là sự đồng tình hay phản bác, coi là tiến bộ hay
Trang 20lạc hậu, thực dụng hay viễn vông vfa tại sao như vậy? Có sự lập luận riêng sao cho có khoa học và có tính thuyết phục Ý kiến nào hay thì nên ghi vào đề cương.
Bước 2: Cuối buổi thảo luận giáo viên thường đưa ra một số ý kiến gợi
mở vấn đề khó, người học nên ghi rõ để làm tài liệu
kỹ những bài, những chương trọng tâm và mở rộng kiến thức, liên hệ môn học trong thực tế SV cũng có thể ôn tập theo từng bài, ôn tập sau khi học xong một chương một phân, ôn tập tổng kết toàn bộ chương trình
• Luyện tập
Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo cần thiết Nếu như việc luyện tập được tổ chức tốt sẽ giúp cho SV không những củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ mà đặc biệt là rèn luyện được các năng lực độc lập hoạt động, thói quen lao động sáng tạo, tính kiên trì, nhẫn nại giúp các em tự học một cách hiệu quả
• Thực nghiệm, làm thí nghiệm
Phương pháp thực nghiệm, làm thí nghiệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập các môn học như: Vật lý, hóa học, sinh học…Nó giúp SV nắm vững tri thức một cách vững chắc, tin tưởng vào tính chính xác của các tri thức khoa học Đồng thời, gây hứng thú, tò mò cho SV và giúp SV nắm được một số
kỹ năng, kỹ xảo quan sát, sử dụng công cụ, dụng cụ thí nghiệm Bên cạnh đó, còn bồi dưỡng cho SV năng lực lao động và một số phẩm chất của người lao động như: Thói quen chăm sóc giữ gìn công cụ, máy móc, thói quen làm việc gọn gàng, cẩn thận, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính chính xác…
Trong phòng thí nghiệm SV có thể dùng một số thiết bị tự mình gây ra
Trang 21cứu nảy sinh những biến hóa, dùng thiết bị đặc biệt hoặc mắt thường để quan sát, phân tích…trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết.
Phương pháp này có mối liên hệ trực tiếp với nhiều phương pháp khác nhau như: Quan sát, luyện tập, giải thích… Nó mang tính chất minh họa nếu như
SV thực hiện sau khi tìm hiểu xong phần lý thuyết tương ứng Tuy nhiên, khi nó được thực hiện nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó thì lại mang tính chất nghiên cứu
• Mô hình hóa
Mô hình hóa là một phương pháp khoa học được vận dụng vào dạy học Đây
là phương pháp học tập, nghiên cứu đối tượng học tập bằng các mô hình, sơ đồ
Đây là phương pháp nghiên cứu đối tượng một cách gián tiếp về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn Đối tượng nghiên cứu trực tiếp không phải là đối tượng chính chúng ta chú ý mà là một hệ thống phụ trợ tự nhiên hay nhân tạo nào đó
Chức năng của mô hình hóa là diễn đạt một cách trực tiếp những quan hệ
cở bản của đối tượng mà ta không thể cảm thấy trực tiếp Vì vậy không nên lập
mô hình bằng cách chụp ảnh hay bắt chước, phỏng theo bề ngoài của vật thật Dạng đơn giản của mô hình đó là theo các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng hệ thống hóa Sinh viên không chỉ sử dụng mô hình hay sơ đồ có sẵn, mà còn có thể dựa vào tài liệu để tự mình tạo ra các mô hình nhằm phục vụ cho quá trình học tập của mình
• Kiểm tra – Tự kiểm tra
Kiểm tra và đánh giá kết quả là một khâu quan trọng trong quá trình dạy –học nói chung và hoạt động tự học nói riêng
Trong quá trình tự học, sử dụng phương pháp này sẽ giúp sinh viên có cơ hội củng cố và phát triển trí tuệ Qua đó, các em có những điều kiện thuận lợi đề tái hiện, chính xác hóa, hoàn thiện và khắc sâu những trí thức đã học Đồng thời cũng cố và hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức, phát triển năng lực chú ý và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo
Ngoài ra, sử dụng phương pháp này còn giúp cho sinh viên hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và
Trang 22khắc phục tư tưởng đối phó với kiểm tra Nâng cao ý thức kỹ luật, tự giác, không có thái độ và hành động sai trái khi làm bài Củng có thể củng cố được tính kiên định, lòng tự tin, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.
Như vậy, phương pháp này nếu được sử dụng hiệu quả sẽ góp phần phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học của sinh viên, đồng thời củng cố và phát triển nhân cách cho các em
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên
2.6.1 Yếu tố khách quan
Phương pháp dạy học của giáo viên
Phương pháp dạy học là con đường mà chủ thể dùng để tác dụng nhằm biển đổi đối tượng theo mục đích đã định
Từ điển Giáo dục học: “Phương pháp dạy học, cách thầy cô tiến hành dạy nội dung đi đối với việc dạy cách học cho học trò nhằm giúp cho trò trau dồi phương pháp tự học để nắm vững nội dung đang học, đồng thời để rèn luyện cách tự học suốt đời”.[3] Theo GS – TSKH Nguyễn Bá Kim (Trong cuốn
“Phương pháp dạy học môn toán”) “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học” [10] Như vậy, có thể thấy rằng, phương pháp dạy học của thầy cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến sự hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên Cụ thể:
Trong dạy học, giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà quan trọng hơn là gợi động cơ học tập cho sinh viên.Điều này làm cho sinh viên ý thức được những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp sinh viên học tập tự giác, tích cực chủ động
Thông qua việc dạy học của thầy sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực và thế giới quan Từ đó mà phương pháp tự học của sinh viên được hình thành kéo theo đó là sự hình thành và phát triển năng lực tự
Trang 23Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra đánh giá của trò.Thật vậy, trong quá trình, tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra một sản phẩm ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học Nhưng thông qua trao đổi với bạn bè và kiểm tra của thầy, người học tự kiểm tra để sửa sai hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên
sẽ hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá của sinh viên, làm cho năng lực tự học ngày càng phát triển
Qua hoạt động dạy học, người giáo viên còn hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngày càng được hình thành và phát triển Đây cũng là con đường quan trọng để người học tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời
Môi trường học tập
Môi trường học tập có ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành và rèn luyện khả năng tự học của sinh viên
+ Điều kiện cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành kỹ năng tự học của sinh viên Đặc biệt, với số lượng tiết học chủ yếu là tự học và thực hành của chương trình đào tạo theo tín chỉ cơ sở vật chất đóng vai trò rất quan trọng, phục vụ cho quá trình học tập, thí nghiệm, thực hành của sinh viên Vì vậy, nhà trường cần đảm bảo điều kiện vật chất cho sinh viên cả về tài liệu tham khảo, phòng máy, máy chiếu, thư viện… Thông qua việc tham khảo tài liệu thực hành, thí nghiệm, sinh viên có thể hình thành và rèn luyện hệ thống kỹ năng như: Kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng đọc sách, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp
Tóm lại cơ sở vật chất là điều kiện để sinh viên rèn luyện, hình thành kỹ năng học tập, kỹ năng tự học
Quan hệ thầy – trò
Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra trong những điều kiện hết sức mới mẻ Nội dung dạy – học đại học có xu hướng mở rộng vượt khỏi chương trình Phương pháp dạy – học đang chuyển từ kiểu tập trung vào những người
Trang 24dạy sang tập trung vào những người học Sự thay đổi của các hình thức, chương trình đào tạo ở đại học có xu hướng đa dạng hóa, dẫn đến sự thay đổi cơ bản mối quan hệ thầy trò cũng như vai trò của họ trong quá trình dạy học.Thầy không còn là người cung cấp tri thức, mà là người tổ chức, hướng dẫn sinh viên đi tìm tri thức Sinh viên chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học tập của mình Việc học tập mang tính tự chủ cao, diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc là yếu tố quyết định việc hình thành hệ thống kỹ năng tự học.
Ngoài ra các yếu tố như: Điều kiện sinh hoạt, nhân tố gia đình, bạn bè cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên
2.6.2 Yếu tố chủ quan
Tự ý thức của sinh viên
Tự ý thức của sinh viên là mức độ phát triển cao nhất của nhận thức, có chức năng điều khiển nhận thức, điều chỉnh thái độ hành vi của mình để hoàn thiện nhân cách Tự ý thức của sinh viên phụ thuộc vò sự hiểu biết về mục đích,
ý nghĩa và vai trò của tự học, nội dung, cách thức của tự học và nhân tố ảnh hưởng tới tự học của bản thân Từ đó, sinh viên biết tự tổ chức, tự kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của mình và rèn luyện cho mình các kỹ năng tự học như:
Kỹ năng kiểm tra – đánh giá, kỹ năng tổ chức…
Động cơ, hứng thú học tập của sinh viên
Động cơ là yếu tố thúc đẩy con người hành động Động cơ học tập của sinh viên được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, đó là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị, chuẩn mực về giáo dục, đặc biệt là tự giáo dục đem lại cho họ
Hứng thú giữ vai trò lớn trong hoạt động của con người, nó làm cho chủ thể có khát vọng tìm hiểu sâu sắc đối tượng Trong học tập, nếu sinh viên không
có hứng thú, hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn, khi sinh viên có hứng thú với công việc tìm tòi tri thức, khám phá khoa học chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để cho sinh viên hình thành nhiều kỹ năng tự học tương ứng
Trang 25Như vậy, động cơ và hứng thú học tập có tính định hướng, điều kiện điều chỉnh hoạt động học, là điều kiện để sinh viên rèn luyện, hình thành hệ thống kỹ năng tự học.
Phương pháp học tập của sinh viên
Nhà sinh lý học người Pháp Penna từng nói: “Phương pháp học tốt giúp ta phát huy được tài năng vốn có; phương pháp học dở sẽ cản trở tài năng phát triển” Như vậy, phương pháp học tập có vai trò rất quan trọng để người đó có thể thành công trong học tập
Mỗi người có một phương pháp làm việc riêng, thói quen hoạt động trí óc riêng, không ai giống ai Theo A.D.Lagarandrie thì mỗi người có thể có những thói quen sau:
+ Thói quen gợi lại những cái cụ thể đã gặp trong cuộc sống hằng ngày+ Thói quen ghi nhớ máy móc
+ Thói quen suy luận logic
+ Thói quen tưởng tượng sáng tạo
Trong quá trình dạy học, người dạy không nên ép buộc người học suy nghĩ theo thói quen suy nghĩ của mình Mặt khác, cần chú ý bồi dưỡng phát triển các thói quen chưa có cũng như còn yếu của sinh viên.Từ đó cũng góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp tự học cho người học
Phương pháp tự học là cách thức hành động của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, tìm tòi tri thức mới Theo Rubankin “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi, rồi tự mình tìm ra câu trả lời Đó chính là phương pháp tự học [11].Trong tự học yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công
là phương pháp tự học Nếu người học rèn luyện được thói quen, phương pháp,
kỹ năng tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người, làm cho kết quả học tập được tăng lên, thích ứng quá trình học tập của trò và phương pháp dạy học của thầy
Tóm lại, việc hình thành và phát triển kỹ năng tự học của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.Trong đó yếu tố chủ quan là cốt lõi, có tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hành động và kết quả tự học.Yếu
Trang 26tố khách quan là điều kiện cơ cở, nền tảng để kết quả tự học của sinh viên đạt mức độ cao hơn Tuy nhiên., xét về kỹ năng tự học, để hình thành, rèn luyện và nâng cao kỹ năng tự học thì yếu tố chủ quan mới là điều kiện cần và đủ.
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
2.1 Vài nét về sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Huế.
Trường Đại học Sư phạm Huế được thành lập năm 1957, là một phân khoa thuộc viện Đại Học Huế Trước năm 1975, Trường ĐHSP thuộc viện Đại học Huế là một cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất cho các tỉnh khu vực Miền trung và Tây Nguyên Sau ngày Miền nam giải phóng, Trường Đại học Sư phạm được chính thức thành lập theo Quyết định số 426/TTg, ngày 27/10/1976 của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Bộ Giáo dục Theo Nghị định 30/CP ngày
4 – 4 – 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm trở thành trường thành viên của Đại học Huế Tên gọi đầy đủ của Trường là 'Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế
Sinh viên trường ĐHSP – ĐHH trong giai đoạn hiện nay là những sinh viên đang theo hình thức tín chỉ của nhà trường sư phạm Họ tiến hành hoạt động học tập, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ nhằm mục đích trở thành người giáo viên tương lai
Hoạt động học tập, sáng tạo là hoạt động cơ bản và quan trọng của SV Để học tập có hiệu quả cao thì tự học là hoạt động không thể thiếu được của mỗi
SV Hoạt động tự học rất đa dạng về hình thức cũng như phương pháp, tùy thuộc vào mỗi bạn SV mà họ lựa chọn cho bản thân những hình thức và phương pháp
TH phù hợp để hoạt động TH đem lại hiệu quả cao nhất
Những SV có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động TH sẽ có kế hoạch học tập phù hợp, có mục tiêu phấn đấu
rõ ràng trở thành sẽ trở thành chuyên gia và có họ có thể là người rất thành công Đối với SV năm 1, vừa bước vào môi trường học tập theo hệ tín chỉ, phải luôn tích cực trao dồi kiến thức chuẩn bị hành trang cho bản thân nhưng để đánh giá được sự thành công hay để có kết quả tốt trong quãng thời gian 4 năm đại học đòi hỏi SV cần phải tích cực rèn luyện và tập thể lớp chính là nơi giúp mỗi cá nhân phát triển
Trang 282.2 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐHH
2.2.1 Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế về sự cần thiết của hoạt động tự học.
Mục đích của sinh viên khi sử dụng phương pháp tự học là để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập Việc sử dụng đó phải nâng cao hứng thú học tập, tăng cường tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của người học, nâng cao hiệu quả tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở người học Chính vì vậy nhận thức của sinh viên về vai trò của việc sử dụng phương pháp tự học có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc thành công hay không thành công của hoạt động này Muốn vậy, chúng ta phải nắm được tình hình nhận thức của sinh viên để có những tác động phù hợp nâng cao nhận thức cho sinh viên Để làm
được điều đó, tôi đã sử dụng câu hỏi “Bạn đánh giá như thế nào về sự cần
thiết của việc tự học trong hoạt động học tập của mình?”.Kết quả khảo sát
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế về sự cần thiết
Trang 29Biểu đồ 2.1: Nhận thức của sinh viên Khoa Tâm lý giáo dục, trường ĐHSP –
ĐHH về sự cần thiết của hoạt động tự học
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của sinh viên Khoa Vật lý, trường ĐHSP – ĐHH
về sự cần thiết của hoạt động tự học
Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động tự học.Có 79.35 % SV cho rằng hoạt động từ học là rất cần thiết và 19.975% là cần thiết.Cụ thể có 80% SV Khoa Tâm lý giáo dục cho rằng hoạt động tự học rất cần thiết, trong khi Khoa Vật lý có 79.0% SV cho rằng hoạt động tự học rất cần thiết Bên cạnh đó có 20% SV Khoa Tâm lý và 21% SV Khoa Vật lý cho rằng hoạt động tự học là cần thiết Ở mức độ có hay không cũng được và không cần thiết ta thấy rõ rằng cả hai Khoa Tâm lý và Vật lý đều
Trang 30không có SV nào đồng ý Qua số liệu ta thấy SV cả hai khoa Tâm lý và Vật lý đều nhận thức cao về sự cần thiết của hoạt động tự học.Ý kiến giữa hai khoa Tâm lý và Vật lý nhìn chung tương đương nhau, nhưng khoa Tâm lý vần có tỉ lệ cao hơn khoa Vật lý là 1%.
Biểu đồ 2.3: Nhận thức của sinh viên năm 1 trường ĐHSP – ĐHH
về sự cần thiết của hoạt động tự học
Biểu đồ 2.4: Nhận thức của sinh viên năm 3 trường ĐHSP – ĐHH
về sự cần thiết của hoạt động tự học
Trang 31Từ biểu đồ 2.3 và 2.4, chúng tôi nhận thấy rằng SV năm 1 và 3 đều có nhận thức cao về sự cần thiết của hoạt động từ học, đặc biệt SV năm 3 có 82.5% cho rằng hoạt động tự học rất cần thiết, cao hơn hẳn với tỉ lệ 75.9% SV năm 1 cho rằng hoạt động tự học rất cần thiết Bên cạnh đó có 24.1% SV năm 1 cho rằng hoạt động tự học là cần thiết, còn SV năm 3 có 17.5% cho rằng hoạt động tự học là cần thiết Qua đây ta thấy được rằng nhận thức của sinh viên năm 3 về hoạt động tự học cao hơn sinh viên năm 1 Đặc biệt không có SV nào của năm thứ 1
và 3 cho rằng hoạt động tự học “Có hay không cũng được” , “ Không cần thiết”
2.2.2 Nhận thức về vai tròcủa hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH
Từ sự đánh giá về sự cần thiết của hoạt động tự học, để hiểu hơn về sự
đánh giá đó, tôi đã đưa ra câu hỏi “Vai trò của hoạt động tự học theo bạn là?”
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng2.2: Vai trò của hoạt động tự học của SV Khoa TL
Ngành Khoa Tâm lý
1 Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo 1.39 0.539
2 Tự học – hoạt động rèn luyện, phát
triển các năng lực trí tuệ 1.64 0.601
3 Tự học, con đường rèn luyện và phát
triển nhân cách 1.64 0.601
Chú thích:
X : Giá trị trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
Trang 32Bảng 2.3: Vai trò hoạt động tự học của SV Khoa VL
Ngành Khoa Vật lý
1 Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo 1.48 0.674
2 Tự học – hoạt động rèn luyện, phát
triển các năng lực trí tuệ 1.62 0.663
3 Tự học, con đường rèn luyện và phát
“Tự học – hoạt động rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ” là cần thiết, có 63.8% SV Khoa TL cho rằng vai trò “Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc nắm
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo” rất cần thiết và có 51.2% SV Khoa TL cho rằng “Tự học, con đường rèn luyện và phát triển nhân cách” cần thiết, ở các mức độ còn
lại chiếm tỉ lệ thấp Như vậy, chiếm tỉ lệ cao nhất ở Khoa TL vẫn là vai trò “Tự
học giúp nâng cao hiệu quả việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo”( X = 1.39)
Ở Khoa VL chiếm tỉ lệ cao nhất là mức độ cần thiết“Tự học, con đường rèn
luyện và phát triển nhân cách”( X = 1.86) và“Tự học – hoạt động rèn luyện,
phát triển các năng lực trí tuệ” ( X = 1.62) Như vậy, SV đã nhận thức cao về các vai trò mà chúng tôi nêu trên của TH, việc nhận thức này sẽ giúp cho SV có động lực để lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp TH có hiệu quả cao nhất
Như vậy, nhìn chung SV đã nhận thức rất cao về về vai trò của TH, TH
Trang 33triển nhân cách Mặc dù có nhận thức cao về vai trò của TH, nhưng không phải dừng lại tại đó, mà SV phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để thức hiện tốt các vai trò
1 Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
1 Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Trang 34Qua bảng số liệu cho thấy hầu hết SV năm thứ 1 cho rằng các vai trò TH trên là cần thiết, còn SV năm thứ 3 cho rằng các vai trò của TH rất cần thiết Điều này cho thấy dù là SV năm 1 hay 3 các bạn đã có nhận thức cao về vai trò của TH Do vậy, đây sẽ là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy các bạn SV học tập, đặt ra yêu cầu cao đối với bản thân để đáp ứng với chương trình học Tuy nhiên, không phải tất cả SV đều nhận thức được tầm quan trọng của vai trò TH Điều này lý giải cho 9.6% SV năm thứ 1 và 7.2% SV năm thứ 3 cho rằng vai trò
“Tự học, con đường rèn luyện và phát triển nhân cách” có hay không cũng được Mặc dù, đây là một tỉ lệ nhỏ, song cũng cho thấy rằng TH là hoạt động
mà ai cũng biết đến, nhưng không phải ai cũng biết được vai trò quan trọng của
nó Mà nguyên nhân là do SV chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập để hoàn thành được tốt các vai trò TH này
So sánh về vai trò của TH giữa SV năm 1 và năm 3, ta thấy SV năm 1 có(
X =1.90) vàSV năm thứ 3( X = 1.64) cho rằng vai trò “Tự học, con đường rèn
luyện và phát triển nhân cách” với mức độ cần thiết khá cao, SV năm 1 và năm
3 đều đã nhận thức được tầm quan trọng của vai trò TH, đây chính là con đường
để cho SV rèn luyện các kỹ năng, được thực hành nhiều, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, từ đó giúp ích cho việc rèn luyện và phát triển nhân cách Bên cạnh đó
SV năm 1 (X = 1.66) và SV năm 3 (X = 1.60)còn cho rằng TH có vai trò “Tự
học – hoạt động rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ” ở mức độ cần thiết,
đây thực sự là một vai trò quan trọng nữa của TH, khi SV nhận thức được sự cần thiết của vai trò này họ sẽ cố gắng thực hiên hoạt động TH tốt hơn để từ đó phát triển năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp… của bản thân, giúp cho mỗi cá nhân phát triển hoàn thiện hơn
Để hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt động tự học, chúng tôi đã tiến hành điều tra 6 giảng viên Trường ĐHSP – ĐHH, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Trang 35Bảng 2.6: Đánh giá về vai trò của hoạt động TH của giảng viên.
5 Nhờ tự học, sinh viên còn nâng cao trình
độ văn hoá chung cho mình để đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống đặt ra
1.67 0.0516
6 Bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý
chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán,
nâng cao niềm tin và năng lực bản thân
trò TH mà chúng tôi đề xuất thì vai trò “Nhờ tự học, sinh viên còn nâng cao
trình độ văn hoá chung cho mình để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra”
chiếm mức độ cần thiết cao nhất Vậy TH nó giúp cho mỗi SV nâng cao được trình độ van hóa chung, nâng cao mặt bằng dân trí cho con người, từ đó mà con người có khả năng để giải quyết mọi khó khăn của cuộc sống đặt ra Bên cạnh
đó còn có 83.3% (X = 1.17) GV cho rằng các vai trò “Tự học giúp nâng cao
hiệu quả việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo” và“Tự học – hoạt động rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ”ở mức độ rất cần thiết Vì khi SV dành thời gian
cho hoạt động TH họ sẽ tìm hiểu trước các kiến thức, khi lên lớp được GV
Trang 36giảng dạy nữa thì việc nắm tri thức sẽ rất nhanh và đồng thời kỹ năng, kỹ xảo cũng thành thạo hơn, giúp cho các năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh… của bản thân được cọ xát và từ đó các năng lực bản thân sẽ phát triển ngày càng cao.
Qua đây, chúng tôi nhận thấy hầu hết SV Khoa TL và VL, SV năm 1 và
3 đều đánh giá rất cao các vai trò của TH, đây là nền tảng để chuẩn bị cho việc
sử dụng các hình thức và phương pháp TH một cách nghiêm túc và có hiệu quả cao nhất
2.2.3 Thời gian dành cho hoạt động tự học của SV Trường ĐHSP - ĐHH
Để đem lại hiệu quả cho một hoạt động nào đó, ta thường thấy cần phải
có thời gian thực luyện tập phù hợp Vì vậy để hoạt động tự học có hiệu quả, sinh viên cũng cần có thời gian học tập hợp lý, để biết thêm về thời gian dành
cho việc tự học, tôi đã đặt ra câu hỏi: “ Đối với bản thân, bạn thường dành
bao nhiêu thời gian cho hoạt động tự học mỗi ngày?”.Kết quả thu được như
Trang 37hoạch tự học, phải lựa chọn thời gian tự học phù hợp mà cần phải dành thời gian
cho hoạt động tự học Từ bảng số liệu 2.7, tôi nhận thấy có 40.35% SV dành “2
giờ” cho hoạt động tự học mỗi ngày, 19.175% SV dành thời gian “1 giờ” cho
hoạt động tự học Như vậy, thời gian SV dành cho hoạt động tự học của bản thân là chưa thực sự nhiều, mặc dù các em đã nhận thức được rằng hoạt động tự
học rất cần thiết Vẫn có 12.05% SV tự học “30 phút” mỗi ngày và 16.6% SV
tự học “3 giờ” mỗi ngày Chỉ có11.85% SV tự học “Từ 3 giờ trở lên”, điều này
chênh lệch này là 5.5% Mức độ tự học “Từ 3 giờ trở lên” ở cả 2 khoa TL và VL
đều thấp, cụ thể ở Khoa TL có 13.8% SV, ở Khoa VậL là 10% Có 20% SV
Khoa VL dành thời gian “3 giờ” cho hoạt động tự học mỗi ngày, nhưng ở Khoa
TL thì lại có tỉ lệ thấp hơn là 12.5% Bên cạnh đó có 25% SV Khoa TL dành
thời gian cho hoạt động tự học “1 giờ“mỗi ngày, còn SV Khoa VL lại chỉ có 14% SV dành “1giờ” cho hoạt động tự học mỗi ngày Còn ở mức độ tự học “30
phút” mỗi ngày thì SV Khoa VL lại là 13% cao hơn Khoa TL (11.2%), tỉ lệ
chênh lệch này tuy nhỏ nhưng nó cũng thể hiện phần nào tính thụ động trong
học tập của SV.Như vậy SV Khoa TL đã dành thời gian tự học “3 giờ”mỗi
ngày nhiều hơn SV Khoa VL.Ở mỗi mức độ tự học giữa 2 Khoa có sự chênh
Trang 38lệch về tỉ lệ, tuy nhiên ta thấy rõ ở cả Khoa TL và VL đều có tỉ lệ cao nhất ở
mức độ tự học là “2 giờ” Đặc biệt ở Khoa TL hoạt động tự học “30 phút” mỗi
ngày có tỉ lệ thấp nhất trong 5 mức độ mà tôi tiến hành điều tra Còn Khoa VL
lại có tỉ lệ thấp nhất ở mức độ tự học từ “3 giờ” trở lên.
Biểu đồ2.6: Thời gian dành cho hoạt động tự học
của SV năm thứ 1 và năm thứ 3
Từ biểu đồ 2.6, chúng tôi nhận thấy cả SV năm thứ 1 và năm thứ 3 đều có
tỉ lệ cao nhất là dành 2 giờ mỗi ngày cho hoạt động tự học, cụ thể SV năm thứ 1
có 38.6% cho rằng họ dành thời gian 2 giờ mỗi ngày cho hoạt động tự học, còn
SV năm thứ 3 có 42.3% SV dành 2 giờ mỗi ngày cho hoạt động tự học Ở mức
độ này tôi thấy có sự chênh lệch, mặc dù nó nhỏ, nhưng ta cũng thấy rõ là SV năm 3 đã dành thời gian 2 giờ tự học mỗi ngày nhiều hơn SV năm 1 Tỉ lệ thấp nhất của 5 mức độ mà tôi tiến hành điều tra ở SV năm 1 là thời gian tự học mỗi ngày 30 phút, nhưng ở SV năm 3 thời gian tự học từ 3 giờ trở lên lại chiếm tỉ lệ thấp nhất Có 18.1% SV năm 1 dành thời gian cho hoạt động tự học là 1 giờ, còn SV năm 3 là 19.6% SV Còn thời gian dành cho hoạt động tự học là 3 giờ ở
cả 2 năm 1 và 3 cũng có sự khác nhau rõ rệt, năm thứ 1 có 20.5% SV dành 3 giờ cho hoạt động tự học mỗi ngày và năm thứ 3 có 13.4% SV dành thời gian 3 giờ cho hoạt động tự học mỗi ngày Từ đây ta thấy được thời gian dành cho tự học
Trang 39Qua các bảng số liệu và biểu đồ trên,chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH đã dành thời gian cho hoạt động TH, mỗi ngày
họ đã dành ra 2 giờ cho hoạt động TH
2.2.4 Hình thức tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế
Mỗi hoạt động tự học sẽ có mức độ khác nhau, để tìm hiểu về“ Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHH”, tôi đã tìm hiểu về mức độ tự học của sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế Để làm được điều đó, tôi
đã sử dụng câu hỏi “Bạn thường sử dụng hình thức tự học nào sao đây?”.Kết
quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8:Hình thức tự học của SV Khoa TLGD, Trường ĐHSP – ĐHH
Ngành Khoa TLGD
2 Đọc bài trước khi đến lớp 2.40 0.668
3 Trao đổi bài với giảng viên và các bạn khác 2.64 0.661
4 Lên thư viện học bài 2.95 0.692
5 Theo dõi và ghi chép bài cẩn thận 1.91 0.640
6 Sử dụng sơ đồ tư duy 2.48 0.656
7 Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo
trình và sách thầy cô yêu cầu 2.41 0.706
8 Vạch kế hoạch học tập trước mỗi kỳ, mỗi năm 2.45 0.810
9 Ôn lại kiến thức đã học 2.45 0.810
10 Chăm chú lắng nghe bài giảng 1.79 0.630
11 Tham gia vào học nhóm 2.12 0.682
12 Tham gia hoạt động học tập do giáo viên tổ chức 2.01 0.584
Trang 403 Trao đổi bài với giảng viên và các
bạn khác
2.71 0.715
4 Lên thư viện học bài 2.75 0.770
5 Theo dõi và ghi chép bài cẩn thận 1.64 0.659
6 Sử dụng sơ đồ tư duy 2.86 0.853
7 Đọc thêm nhiều sách tham khảo,
nâng cao ngoài giáo trình và sách thầy
cô yêu cầu
2.46 0.846
8 Vạch kế hoạch học tập trước mỗi kỳ,
mỗi năm
2.36 0.938
9 Ôn lại kiến thức đã học 2.36 0.938
10 Chăm chú lắng nghe bài giảng 1.69 0.631
11 Tham gia vào học nhóm 2.52 0.674
12 Tham gia hoạt động học tập do giáo