1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013

78 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 590 KB

Nội dung

Ở báo Tuổi trẻ 2013, kiểu cấu trúc hình tháp ngược thường được sử dụng cho thể tài tin vắn và tin ngắn nhằm phản ánh về các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Thể thao...Sự xuất hiện

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trênbáo Tuổi trẻ năm 2013 ( TSXH = Tần số xuất hiện) 18Bảng 2.2 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các lĩnh vực phản ánh trênbáo Tuổi trẻ năm 2013 27Bảng 2.3 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trongnội dung Kinh tế trên báo Tuổi trẻ năm 2013 28Bảng 2.4 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trongnội dung Chính trị - Xã hội trên báo Tuổi trẻ năm 2013 33Bảng 2.5 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc khi phảnánh nội dung Văn hóa - Giáo dục trên báo Tuổi trẻ năm 2013 38Bảng 2.6 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc trong nộidung trên tin báo Tuổi trẻ năm 2013 41Bảng 2.7 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các thể tài tin trên báoTuổi trẻ năm 2013 44Bảng 2.8 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc trong thểtài tin vắn trên báo Tuổi trẻ 2013 45Bảng 2.9 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc ở thể tàitin vắn trên báo Tuổi trẻ năm 2013 50Bảng 2.10 Khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin ở thể tàitin sâu trên báo Tuổi trẻ 2013 54Bảng 3.1 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trênbáo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm 2014 59Bảng 3.2 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trênbáo Tuổi trẻ năm 2013 59Bảng 3.3 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc trên tinbáo Lao động 2013 65Bảng 3.4 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trênbáo Tuổi trẻ năm 2013 66

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Giới thiệu về báo Tuổi trẻ 7

1.2 Tin và vấn đề phân loại tin 8

1.2.1 Khái niệm thể loại tin 8

1.2.2 Đặc trưng 9

1.2.3 Vấn đề phân loại tin 11

1.3 Cấu trúc tin và đặc điểm 12

1.3.1 Cấu trúc hình tháp thông thường 13

1.3.2 Cấu trúc hình tháp ngược 13

1.3.3 Cấu trúc hình chữ nhật 14

1.3.4 Cấu trúc hình kim cương 15

1.3.5 Cấu trúc hình đồng hồ cát 15

Chương 2 CÁCH TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2013 16

2.1 Khảo sát, thống kê cách trình bày cấu trúc tin thường được dùng trên báo Tuổi trẻ năm 2013 16

2.2 Cách dùng các kiểu cấu trúc ở từng nội dung mà báo Tuổi trẻ phản ánh năm 2013 26

2.2.1 Tin Kinh tế 27

2.2.2 Tin Chính trị - Xã hội 32

Trang 3

2.2.3 Tin Văn hóa - Giáo dục 37

2.2.4 Tin Thể thao 39

2.3 Cách trình bày cấu trúc ở từng thể tài tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013 43

2.3.1 Tin vắn 43

2.3.2 Tin ngắn 48

2.3.3 Tin sâu 53

2.4 Những cấu trúc thế mạnh của báo Tuổi trẻ năm 2013 56

Chương 3 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI TRONG CÁCH TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIN CỦA TỜ BÁO VÀ CỦA BÁO CHÍ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 58

3.1 Sự thay đổi trong cách trình bày cấu trúc tin của báo Tuổi trẻ năm 2014 với Tuổi trẻ năm 2013 58

3.2 So sánh cách trình bày cấu trúc tin của báo Tuổi trẻ 2013 với báo Lao động 2013 64

3.3 Xu hướng vận động và biến đổi trong cách sử dụng các kiểu cấu trúc tin của báo chí những năm gần đây 67

PHẦN KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tin là một thể tài có từ rất sớm, nó ra đời và phát triển cùng với sự xuấthiện của báo chí Và tin là đề tài luôn được quan tâm nghiên cứu tuy nhiênvấn đề về cách dùng các kiểu cấu trúc tin thì vẫn chưa có một công trình

nghiên cứu cụ thể nào Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Cách trình bày

cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013" bởi đây là một đề tài còn mới mẻ và

hấp dẫn Đồng thời chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể đi sâutìm hiểu và phân tích về cấu trúc tin để có thể đóng góp một phần nhỏ vàoviệc nghiên cứu thể tài tin để chứng tỏ tin là một thể tài không thể thiếu trongnhu cầu về kiến thức của mỗi con người chúng ta

2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Báo chí là một loại hình thông tin quan trọng đối với xã hội, là phươngtiện thông tin không thể thiếu đối với con người Báo chí lấy hiện thực kháchquan làm đối tượng phản ánh để qua đó tạo ra những cách tiếp cận và phảnánh không giống với những hình thức phản ánh hiện thực khác Báo chí ViệtNam cho đến nay đã phát triển được hơn một thế kỷ Trải qua bao thăng trầmcủa lịch sử đất nước, báo chí cũng chịu tác động ảnh hưởng mạnh mẽ

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, báo chí Việt Nam luônđổi mới, từng bước cải tiến đổi mới cả về chất lượng nội dung lẫn hình thức đểngày càng đáp ứng được nhu cầu thông tin của con người, xứng đáng được coi làcông cụ hoạt động quan trọng đấu tranh không mệt mỏi vì sự văn minh tiến bộcủa nhân loại Công chúng báo chí là một công chúng đa đạng và phức tạp vì thếkhông phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng

Tin là một thể tài có từ rất sớm, nó ra đời và phát triển cùng với sự xuấthiện của báo chí Có thể khẳng định tin là một thể tài rất cơ bản của báo chí,thông thường trên một tờ báo ra hằng ngày thì tin chiếm một nửa diện tích của

tờ báo Điều này khẳng định tin có một vai trò, vị trí rất quan trọng và ổn địnhđối với tờ báo

Trang 5

Đối với tờ báo Tuổi trẻ, tin cũng là một thể tài có vai trò, vị trí quan

trọng, được xem là thế mạnh tạo đặc trưng riêng của tờ báo thu hút được

công chúng đến với báo Tuổi trẻ ngày càng nhiều hơn Có thể nói sự xuất hiện của tin nói chung và tin trên báo Tuổi trẻ nói riêng gắn liền với nhu cầu

nhận thức về cái mới của con người, giúp con người hiểu biết về cái mới mà

họ đang sống và thông qua đó giúp họ hành động phù hợp với lợi ích và sựtồn tại của chính bản thân họ

Tin trên báo Tuổi trẻ thu hút được bạn đọc bởi nó đáp ứng được đầy đủ

chức năng thông tin, phản ánh truyền bá đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước Tờ báo đã tham gia giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của

xã hội, định hướng dư luận với nhiều nội dung phản ánh phong phú ở nhiều

cấp độ Đặc biệt, báo Tuổi trẻ quan tâm sử dụng các kiểu cấu trúc tin thế

mạnh, phổ biến để phù hợp với nhu cầu thông tin ngắn gọn, đầy đủ và nhanh

chóng của công chúng Do đó việc tìm hiểu "Cách trình bày cấu trúc tin trên

báo Tuổi trẻ năm 2013" là điều cấp thiết.

Tìm hiểu " Cách trình bày cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013" là

công việc phức tạp Song đây quả là công việc lý thú giúp ích rất nhiều cho thựctiễn người làm báo Đồng thời, quá trình đó còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc

điểm và cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013.

Kết quả tìm hiểu đề tài còn có thể làm tư liệu cho những ai quan tâm vấn

đề này Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi, những người thực hiện Khoáluận này không mong gì hơn là góp một phần nhỏ trong cách nhìn nhận cáchdùng cấu trúc tin để phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế từ đó có cách dùngcác kiểu cấu trúc tin hợp lý và đạt hiệu quả tác động đến với bạn đọc

3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Tin là một thể tài được sử dụng phổ biến vì vậy từ trước đến nay đã cómột số công trình nghiên cứu liên quan tới tin nhưng chủ yếu ở khía cạnhchung của tin chưa có nghiên cứu cụ thể về cách trình bày các kiểu cấu trúc

tin như đề tài "Đặc trưng của thể tài tin và tin trên truyền hình" - Nguyễn Thị

Trang 6

Hải Lý, " Hình thức thể hiện của thể loại tin trên báo VietNamNet năm 2007"

- Ngô Thị Bảo Vì vậy đề tài "Cách trình bày các kiểu cấu trúc tin trên báo

Tuổi trẻ năm 2013" hay và mới mẻ Vì là đề tài mới nên người nghiên cứu

gặp một số khó khăn vì phải khảo sát tin trên các tháng với số lượng lớn cũngnhư trong việc phân định các dạng cấu trúc và lĩnh vực phản ánh tin của báo

Tuổi trẻ năm 2013 Để hoàn thành tốt Khóa luận người nghiên cứu đã tìm

hiểu những đề tài liên quan về tin để đưa ra những nhận định, đánh giá khách

quan hơn về cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đi sâu nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tìm lại các tin đăng trên

báo Tuổi trẻ năm 2013 Từ đó, chúng tôi đã đưa ra những luận điểm và dẫn

chứng phù hợp Sau đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào cách dùng cáckiểu cấu trúc tin như thế nào và nó có đặc trưng ra sao

Do số lượng tin qua lớn nên chúng tôi không thể dẫn chứng hết các tinvào Khóa luận được Đề tài chỉ chọn những tin phù hợp, nổi bật với từng cấu

trúc tin Từ đó để có cái nhìn vừa cụ thể vừa khái quát hơn về "Cách trình bày

cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013".

5 Phương pháp nghiên cứu

Về lí luận, thực hiện Khóa luận này, công việc trước hết của chúng tôi

là thu thập nghiên cứu và tìm hiểu một số tài liệu liên quan

Về thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ tin của báo Tuổi trẻ

năm 2013 và thống kê tần số xuất hiện (%) các kiểu cấu trúc tin Tiếp đếnchúng tôi dùng phương pháp phân tích để đi sâu nghiên cứu và rút ra đượcvấn đề quan trọng của đề tài Nếu không có phương pháp này thì việc khảo sát

sẽ không đem lại kết quả đúng và khách quan

Sau đó, chúng tôi dùng phương pháp so sánh để rút ra được cái ưu, cáinhược của mỗi luận điểm mà chúng tôi phân tích từ đó làm cơ sở để có cái

nhìn khái quát và khách quan về cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi

trẻ năm 2013 Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi

những thếu sót

Trang 7

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Khóa luận gồm có 3 chương:Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Cách trình bày cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013

Chương 3: Xu hướng vận động và biến đổi trong cách trình bày cấutrúc tin của tờ báo và của báo chí những năm gần đây

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Giới thiệu về báo Tuổi trẻ

Báo Tuổi trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975 Số báo Tuổi

trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần Trụ sở đầu tiên

của báo Tuổi trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Thành phố

Hồ Chí Minh) Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn vàbản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống

Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam

Đến tháng 07-1981, Tuổi trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ Ngày 10-08-1982, Tuổi trẻ tăng lên ba kỳ

phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy)

Ngày 16-01-1983, Tuổi trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000

tờ mỗi kỳ Bảy năm sau, Tuổi trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm

1990 Ngày 01-01-1984, Tuổi trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất

của Việt Nam lúc đó Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đónhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó

Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành Sau đó, 2 số thứ

tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng

10 năm 2002 Báo điện tử Tuổi trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12

năm 2003 Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượttruy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới

Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật Cùng lúc đó, tuần báo

Tuổi trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000

bản/kỳ)

Trang 9

Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi trẻ Online và hợp tác phát

sóng với các kênh truyền hình trong nước

Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu

toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên Cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên

tại Việt Nam Ngày 18-06-2010, Tuổi trẻ News được thành lập và ngay sau đó là

Tuổi trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010 Báo Tuổi trẻ đã trải qua một chặng

đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứngđiển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính kiến

Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo

Tuổi trẻ khá mạnh Hằng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng

hộ của độc giả cả nước cho các mục tiêu từ thiện Báo định kỳ công bố về cácđóng góp này một cách công khai Các ủng hộ này đã làm thay đổi số phận

của nhiều cá nhân, nhiều gia đình Báo Tuổi trẻ đã xây dựng được khá nhiều

công trình từ nguồn tiền từ thiện này như cầu Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung,huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam cho làng mỏ Nông Sơn sau thảm nạnlật đò làm 18 em học sinh thiệt mạng Ngoài ra, còn có nhiều trường học vàcông trình công cộng khác cũng được xây dựng từ các hoạt động xã hội - từ

thiện của báo Tuổi trẻ.

Để kế tục truyền thống và phát triển trong tình hình mới, tập thể báo

Tuổi trẻ cần đòng lòng, không ngừng nâng cao chất lượng làm báo, tiếp tục

đổi mới nội dung, hình thức theo hướng thông tin đa dạng, phong phú, nhiềuchiều, nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn và có định hướng Báo chí đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của đối tượng bạn đọc trước các xu thế cạnhtranh thông tin quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước

1.2 Tin và vấn đề phân loại tin

1.2.1 Khái niệm thể loại tin

Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trêncác phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay có rất nhiều quan niệm

Trang 10

khác nhau về thể loại tin Tùy từng góc nhìn, từng quan điểm mà mỗi người

có những cách định nghĩa tin không giống nhau Chúng tôi xin đưa ra một sốcách định nghĩa như sau:

Giáo trình Nghiệp vụ báo chí, Trường Tuyên huấn TW xuất bản năm

1978 thì cho rằng: "Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự việc,

sự kiện,tình hình có thật mới xảy ra, mới phát hiện thấy, có ỹ nghĩa quan trọng hoặc liên quan đến xã hội theo đương lối cải tạo thực tiễn bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất được ghi bằng chữ, tiếng nói, hình ảnh" [3, tr.15] Theo định nghĩa này thì cơ bản tin tức được hiểu

một cách khái quát và chung nhất Nó đã đề cập được chủ thể thông tin, đốitượng tiếp nhận, ý nghĩa của tin, phương thức chuyển tải thông tin như thế nào

Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản văn hóa - thông tin xuất bảnnăm 1999 thì tin được định nghĩa là được truyền đi, báo đi cho ai biết vê sựviệc Tình hình xảy ra, sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khácnhau, cho biết thế giới xung quanh và quá trình xảy ra trong nó

Trong Khóa luận này đồng quan điểm với định nghĩa tin của tác giả

Trần Văn Thiện: "Tin là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí Nó phản

ánh nhanh nhất những sự kiện, sự việc thừi sự có thật (mới xảy ra, đang xảy

ra và sẽ xảy ra trong tương lai gần), có ý nghĩa trong đời sống xã hội,theo một quan điểm đường lối chính trị nhất định, bằng hình thức ngắn gọn nhất, nhanh chóng nhất và kịp thời nhất" [13,tr.3] Theo cách hiểu như vậy, thông

thường, tin báo chí cơ bản phải trả lời được các câu hỏi: What? ( Cái gì?),Who? ( Ai?), When? ( Khi nào?), Where? ( Ở đâu?), Why? ( Tại sao?), vàHow? ( Như thế nào?) Tùy từng sự kiện, tùy người làm tin và tùy tòa soạn

mà các câu hỏi này được trả lời một cách sáng tạo khác nhau

1.2.2 Đặc trưng

Tin là một thể tài xung kích của báo chí hiện nay, nó có những đặctrưng cơ bản là thời sự, ngắn gọn- trực tiếp, kịp thời- mau lẹ, tác động mạnh

mẽ, hấp dẫn,

Trang 11

Tính thời sự cao: Đây có lẽ là một đặc trưng nổi bật nhất của tin Đốitượng phản ánh của tin là những vấn đề mới xảy ra, đã, đang và sẽ diễn ratrong cuộc sống thường ngày nên tin phải luôn đảm bảo được tính thời sự,nhanh nhất vì đó những vấn đề mà công chúng quan tâm.

Ngắn gọn, trực tiếp: Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của tin Khácvới các thể loại khác, tin là thể loại có dung lượng ngắn nhất, thông thường từ60- 100 từ ( đối với tin vắn ), 200- 300 từ đối với tin ngắn, 300-500 từ ( đốivới tin sâu ) vì vậy thông tin được trình bày phải đi thẳng trực tiếp vào vấn đề,trả lời đầy đủ các yếu tố what, where, who, when, why

Nhanh chóng, kịp thời: Một sự kiện vừa diễn ra thậm chí là đang diễn

ra ở thời điểm hiện tại cũng đã được phản ánh trên mặt báo Điều đó cho thấyrằng với sự phát triển của công nghệ và thời đại bùng nổ thông tin cùng vớitính cạnh tranh khốc liệt thì các tờ báo đang đẩy mạnh trong việc khai thácthông tin

Hấp dẫn: Để cạnh tranh với các thể loại khác, thì tin phải được trìnhbày hấp dẫn và lôi cuốn công chúng Muốn làm được như vậy thì thông tinđược thể hiện trong tin phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trực tiếp vàthực sự hấp dẫn

Gần gũi: Tin có thể xem là thể loại ra đời sớm nhất so với các thể loạikhác, vì vậy ít nhiều nó đã trở thành quen thuộc đối với công chúng Thôngtin phản ánh của báo chí nói chung, của tin nói riêng là những vấn đề xungquanh cuộc sống thường ngày vì vậy thông tin phải được thể hiện rất đờithường, gần với ngôn ngữ thường ngày của công chúng, nó không hoa mỹ,không khó hiểu nhưng cũng không phải thế mà nó đơn điệu Công chúng tìmđến nó vì nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin tổng hợp của mình, mà điều đóchỉ có tin mới có thể làm được Có thể xem tin là một trong những thể tài màcông chúng đón đọc nhiều nhất trên các tờ báo từ trước đến nay, điều này

cũng được lý giải được tính đời thường và gần gũi của nó.

Trang 12

1.2.3 Vấn đề phân loại tin

Cũng như công tác phân chia các thể loại báo chí, việc phân chia cácdạng tin là công việc khá khó khăn Cho đến nay vẫn chưa có một hệ tiêu chíthống nhất để phân chia thể loại tin trên báo in Tuy nhiên, vẫn có một số tiêuchí phân chia phổ biến sau:

- Dựa vào độ dài, dung lượng của tin (số chữ và các yếu tố W+H),người ta chia làm 5 loại: tin vắn, tin ngắn, tin sâu (tin bình), tin tổng hợp vàchùm tin

- Dựa vào đối tượng đưa tin, người ta chia làm 4 loại: tin sự kiện, tinnhân vật, tin hội nghị, tin công báo

- Dựa vào lĩnh vực khai thác nguồn tin, người ta chia làm nhiều loại: tinkinh tế, tin chính trị, tin xã hội, tin văn hóa-văn nghệ, tin thể thao, tin trật tự

an toàn giao thông…

- Căn cứ vào nội dung, mục đích và phương pháp sáng tạo có thể chiathể loại tin thành các dạng tin cơ bản như sau: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tổnhợp, tin bình, tin tường thuật, tin công báo và tin ảnh

Tin vắn: Là tin rất ngắn gọn,cấu tạo bằng một vài câu trong đó thườngphản ánh những sự kiện, những thông điệp cô đọng nhất về sự kiện thời sự

Tin ngắn: Là loại tin cần thông báo gấp các sự kiện, tình hình, hiệntượng cấp bách xảy ra trong cuộc sống Đồng thời tin ngắn là loại tin dùngnhiều nhất trên báo chí Nó đáp ứng được lượng thông tin cần thiết

Tin sâu: Là tin có chiều, có dung lượng lớn Tin sâu không chỉ phảnánh diện mạo của sự kiện mà nó còn phản ánh các bình diện khác nhau nhưphân tích, đánh giá

Tin tổng hợp: Là tin dùng để nêu lên một cách tổng hợp quá trình diễnbiến của các sự kiện hoặc tổng hợp tình hình diễn biến về một mặt nào đó dựatrên một cái mốc nhất định mà báo chí cần phản ánh

Tin bình: Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời thời sự quan trọng ,chưa đến mức bình luận nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để

Trang 13

định hướng dư luận dư luận Tuy là tin bình những yếu tố tin vẫn là chính Quanđiểm thái độ của nhà báo hay cơ quan báo chí thể hiện ở mức độ nhất định.

Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của

nó Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai tháclogic vận động của mỗi sự kiện Các chi tiết của sự kiện lần lượt xuất hiệntheo thứ tự khách quan, thông thường được kết cấu theo hình trụ Mỗi đoạncủa tin tường thuật là một hay vài chi tiết của sự kiện Logic giữa các chi tiếtcác đoạn trong tin tường thuật cũng chính là logic vận động của sự kiện.Phương pháp thể hiện chung của tin tường thuật là kể kết hợp mô tả

Tin công báo: Là thể tin thông báo chính thức về hoạt động của các tổchức chính trị, xã hội, các cơ quan nhà nước Nội dung tin xác định chínhthức, kết cấu hoàn chỉnh theo những mô hình cụ thể, ngôn ngữ chân phươngnghiêm túc

Tin ảnh: Là loại tin bằng ảnh hay nói cách khác thông tin chủ yếu chính

là bằng hình ảnh

Trong Khóa luận này thống nhất phân loại tin căn cứ vào nội dung, mụcđích và phương pháp sáng tạo bao gồm tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tổn hợp

1.3 Cấu trúc tin và đặc điểm

Cũng như nhiều thể loại báo chí khác, thể loại tin trải qua một quá trình

sử dụng rất lâu dài và đã ổn định về cơ bản phương thức, cách thức xây dựng

và tổ chức thể loại, trong đó có cấu trúc Các kiểu cấu trúc này được ổn địnhdần trong quá trình sử dụng và ngày một phổ biến trong đội ngũ làm tin cũngnhư công chúng

Cấu trúc tin trên báo chí phong phú và đa dạng Có thể cùng một đề tài,một sự kiện nhưng các báo đưa tin hết sức khác nhau về phương thức, kếtcấu Nhưng dù có sự đa dạng, biến đổi linh hoạt thì thực tiễn đã khẳng định

sự ổn định tương đối một số kiểu cấu trúc được dùng nổi bật ở nước ta

Tin là một thể tài phản ánh các sự kiện và sự kiện lại có sức sống riêngcủa nó Căn cứ tầm quan trọng đó mà sự kiện có thể được hình thành trên

Trang 14

nhiều cấp độ và trong một cấp độ này có thể chứa đựng những cấp độ khác.Tin với nhiều sự kiện, nhiều đề tài rộng rãi cho nên cấu trúc tin cũng phảithường xuyên đổi mới, linh hoạt làm phong phú, đa dạng hình thức thể hiệnthông tin để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của công chúng Theo đó tùyvào từng nội dung, từng sự kiện của vấn đề mà có các kiểu cấu trúc phù hợp.Trong sự đổi mới của thể loại tin, có sự đa dạng về cấu trúc nhưng về cơ bản

có 5 kiểu cấu trúc thường sử dụng trên báo chí nước ta Mỗi dạng cấu trúc lại

có những đặc điểm riêng của nó, cụ thể như sau:

1.3.1 Cấu trúc hình tháp thông thường

Mô hình cấu trúc hình tháp thông thường như sau:

Đây là một trong những mô hình rất phổ biến trên thế giới trong nhữngthập kỷ trước đây Về căn bản, cấu trúc của nó đưa ra cách sắp xếp các chi tiếttheo trình tự: mở đầu là những chi tiết, dữ kiện ít quan trọng Mức độ quantrọng và tính hấp dẫn, tính thời sự tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phầnkết, tạo ra một ấn tượng mạnh, thu hút được công chúng thưởng thức nó

1.3.2 Cấu trúc hình tháp ngược

Mô hình cấu trúc hình tháp ngược như sau:

Trang 15

Về mặt lý thuyết, mô hình cấu trúc này thực chất là sự đảo ngược của

mô hình cấu trúc hình tháp thường.Theo cấu trúc này thì những chi tiết, dữkiện, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất tức là hạt nhân của tin đưa lênđầu, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở thân tin và cuối tin thường là yếu tốphụ hoặc giải thích

Cấu trúc này có ưu điểm là người viết hình thành tin nhanh: người đọctrong cùng một thời gian biết được nhiều thông tin do chỉ cần lướt qua phầnđầu, người biên tập có thể cắt phần sau khi cần thiết mà vẫn không ảnh hưởngđến giá trị của tin, tết kiệm"đất" của các loại hình báo chí để đăng, phát các sựkiện có giá trị khác

1.3.3 Cấu trúc hình chữ nhật

Mô hình cấu trúc hình chữ nhật như sau:

Đây là kiểu bố trí tin theo từng khối (từng đoạn) riêng biệt, theo đó,mỗi khối có giá trị thông tin ngang hàng nhau và bình đẳng với nhau Mỗikhối như vậy trình bày một khía cạnh nào đó của sự kiện, hoặc một quanđiểm về sự kiện đó Bản thân mỗi khối lại được xây dựng như một đơn vịhoàn chỉnh, có câu mở đầu, nội dung và kết Điều này tạo được ưu thế do sựchắc chắn và tính cân đối nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự dàntrải

Những chi tiết quan trọng được bố trí từ trên xuống dưới Thứ tự củachúng có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, theo khu vực địa lý hoặc theo

Trang 16

diễn biến chính yếu của vấn đề, sự kiện mà tác phẩm phản ánh

1.3.4 Cấu trúc hình kim cương

Mô hình cấu trúc hình viên kim cương như sau:

Cấu trúc này mở đầu bằng chi tiết tương đối quan trọng, các chi tiết tiếptục tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường đặt

ở giữa tin Trong thực tế ta bắt gặp cấu trúc này rất nhiều, đặc biệt là đối vớithể loại tin Có thể nói hầu hết tin tức trên các đài phát thanh và truyền hìnhhiện nay đều áp dụng cấu trúc này

1.3.5 Cấu trúc hình đồng hồ cát

Mô hình cấu trúc hình đồng hồ cát như sau:

Mô hình phổ biến trong thực tế đời sống báo chí Mặc dù vậy nóthường áp dụng cho các bài viết có dung lượng lớn như phóng sự, điều tra,bàithông tấn Những thể loại có dung lượng nhỏ như tin ít khi áp dụng kiểu cấutrúc này

Cấu trúc này chọn hai điểm bắt đầu và kết thúc để đưa thông tin quantrọng nhất về sự kiện Nó là cấu trúc đảo ngược có sự nhấn mạnh, điểm nhấn

Trang 17

đặt thêm để khẳng định hoặc nâng cao tầm, ý nghĩa của thông tin sự kiện.

Chương 2 CÁCH TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ

Tin với nhiều sự kiện, nhiều đề tài rộng lớn cho nên cấu rúc tin cũngphải thường xuyên đổi mới, linh hoạt làm phong phú, đa dạng hình thức thểhiện thông tin Dù sử dụng kiểu cấu trúc nào thì mục đích cuối cùng là chuyểntải thông tin tốt nhất đến cho công chúng, thông báo được nội dung nhà báo cầnchuyển tải và cấu trúc đó phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng

Tin là một thể tài mũi nhọn của báo Tuổi trẻ, nó chiếm hơn 50% diện

tích của trang báo Tin ngay bản chất của nó là sự nhanh chóng, chính xác nên

sử dụng tin như thế nào và khai thác nó làm sao cho phù hợp luôn là vấn đềđược quan tâm để đem lại hiệu quả cao nhất

Trong năm qua, báo Tuổi trẻ sử dụng từ 35-40 tin/ số, 13320 tin/ năm,

trong đó tin vắn là 6000 tin/ năm chiếm 45% số lượng tin; tin ngắn 5020 tin/năm chiếm 37,6%; tin sâu 2000 tin/ năm chiếm 15% và tin tổng hợp 300 tin/

năm chiếm 2,5% Báo Tuổi trẻ là một tờ báo luôn tìm cách đổi mới một cách

hợp lý, nhất là trong vấn đề cải tiến tin tức

Qua khảo sát cho thấy, báo Tuổi trẻ năm 2013 sử dụng phổ biến cấu

trúc tin hình tháp thông thường, cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ

Trang 18

nhật và cấu trúc hình kim cương.

Bảng 2.1 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin

trên báo Tuổi trẻ năm 2013 ( TSXH = Tần số xuất hiện)

Kiểu cấu

trúc

Hình thápthông thường

Hình thápngược

Hình chữnhật

Hình kimcương

Tổng

Báo Tuổi trẻ năm 2013 ưu tiên sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược

với 8400 tin/ năm chiếm 62,4%, tiếp đó là cấu trúc hình chữ nhật chiếm20,2%, cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng ít hơn chỉ chiếm

13,5% Dù là kiểu cấu trúc nào đi nữa thì tin trên báo Tuổi trẻ 2013 đều

chuyển tải tốt thông tin tới công chúng Mỗi loại cấu trúc đều được ứng dụngmột cách linh hoạt, phù hợp với từng sự kiện, vấn đề mà nhà báo đưa tin

Cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng ít hơn so với kiểu cấu trúchình tháp ngược và cấu trúc hình chữ nhật chỉ chiếm 13,5% bởi cách thông tintheo kiểu cấu trúc này khó thích ứng với nhu cầu thông tin hiện đại Trong xuhướng toàn cầu hóa hiện nay, việc nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanhnhất, kịp thời nhất là yêu cầu đặt ra với mỗi độc giả Do đó, việc sử dụng hạn

chế cấu trúc này trên báo Tuổi trẻ là điều dễ hiểu Tuy có xu hướng giảm dần nhưng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường vẫn được sử dụng trong tin báo Tuổi

trẻ năm 2013 bởi đây là kiểu cấu cấu trúc viết tin quen thuộc và phổ biến nên

phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng

Cấu trúc hình chữ nhật có tần số xuất hiện khá nhiều chiếm 20,2% trên

báo Tuổi trẻ 2013 do đây là kiểu cấu trúc có nhiều ưu điểm phù hợp với tâm

lý tiếp nhận thông tin của công chúng Sử dụng kiểu cấu trúc này có thể thôngtin được nhiều sự kiện, vấn đề giúp công chúng nắm bắt đầy đủ và chi tiết cácthông tin Chính vì vậy, kiểu cấu trúc này ngày càng được sử dụng khi đưa tin

tren báo Tuổi trẻ 2013.

Báo Tuổi trẻ là tờ báo sớm tiếp thu những cách viết tin có tính ưu việt.

Trang 19

Phóng viên, tòa soạn báo Tuổi trẻ đã vận dụng rất nhiều cách viết tin của

phương Tây vào cách viết của mình Chính vì vậy, kiểu cấu trúc hình tháp

ngược được sử dụng nhiều nhất trong tin báo Tuổi trẻ năm 2013 với 62,4%,

bởi đây là sự đổi mới theo hướng hiện đại của báo chí hiện nay Đây là kiểucấu trúc đưa thông tin quan trọng nhất lên đầu tin Sau đó là thông tin ít quantrọng hơn, làm rõ thêm, cung cấp thêm về sự kiện Mức độ quan trọng củathông tin giảm dần Thông tin quan trọng được đưa lên đầu nhằm mang lại hiệuquả cao nhất trong việc chuyển tải thông tin, công chúng có thể nắm bắt được

nội dung quan trọng nhất ngay đầu tin Ở báo Tuổi trẻ 2013, kiểu cấu trúc hình

tháp ngược thường được sử dụng cho thể tài tin vắn và tin ngắn nhằm phản ánh

về các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Thể thao Sự xuất hiện cấu trúcnày giữa các nội dung không chênh lệch bao nhiêu Theo chúng tôi, nguyênnhân chính là do cấu trúc hình tháp ngược có tính ưu việt nhất định của nó Cấutrúc hình tháp ngược thích hợp với bất cứ nội dung nào Nghĩa là, thông tinbằng cấu trúc này ở nội dung nào, tin cũng giúp độc giả rút gọn thời gian tìmkiếm và chắt lọc được thông tin nhanh, kịp thời và chính xác

Ví dụ 1:

"Phát biểu tại diễn đàn đa chiều về giảm nghèo bền vững tại VN, được Hội Nhà báo VN tổ chức ngày 6-3, phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội ( Bộ Lao động - thương binh và xã hội) Ngô Trường Thi cho hay trong vòng 20 năm qua, tỉ lệ hộ nghèo ở VN đã giảm từ 58% (1993) xuống dưới 10% hiện nay.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Tây Bắc hiện là vùng có tỉ lệ

hộ nghèo cao nhất, khoảng 60%, tiếp theo là Đông Bắc 37,7% Tây nguyên 32,8%, trong khi Đông Nam bộ ( TP.HCM) còn 8,6% là người nghèo" ( 20

năm, người nghèo giảm từ 58% xuống dưới 10%, Tuổi trẻ thứ 5, ngày

7-3-2013, tr17)

Ví dụ 2:

"Theo ông Lê Minh Hưng, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tính đến ngày 21-11-2013 tổng số nợ xấu Công ty VAMC đã mua được là

Trang 20

18.300 tỉ đồng (nguyên giá tại sổ sách của các tổ chức tín dụng) Số nợ trên được VAMC mua lại với giá 14.300 tỉ đồng Dự kiến hết năm 2013, VAMC sẽ mua được tối thiểu 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu để góp phần khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Ông Hưng cũng cho biết tốc độ tăng nợ xấu bình quân chín tháng đầu năm 2013 chỉ còn 2,2%/ tháng so với 3,91%/ tháng của năm 2012" ( VAMC

đã mua được 18.300 tỉ nợ xấu, Tuổi trẻ thứ 4, ngày 4-12-2013, tr7)

Ở hai ví dụ trên, có thể thấy mặc dù nội dung thông báo của mỗi sựkiện đều mang những tính chất khác nhau nhưng đặc điểm chung nhất, dễnhận biết nhất giữa hai tin trên thuộc thể tài tin vắn với sự ngắn gọn, cô đọng

và sử dụng kiểu cấu trúc hoàn toàn giống nhau, kiểu cấu trúc hình tháp ngượcvới cách trình bày nội dung thông tin tăng dần tính quan trọng

Ở ví dụ 1, tin vắn phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội và được triểnkhai theo kiểu cấu trúc hình tháp ngược Ngay từ đầu công chúng có thể nắmbắt ngay được thông tin trọng tâm của sự kiện Theo đó, người đọc sẽ biếtđược trong 20 năm qua, tỉ lệ hộ nghèo ở VN đã giảm từ 58% (1993) xuốngdưới 10% hiện nay Những chi tiết, tình tiết được người viết sắp xếp sau đóchỉ có tác dụng làm rõ về tỉ lệ hộ nghèo giảm như thế nào Chẳng hạn, TâyBắc hiện là vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất, khoảng 60%, tiếp theo là ĐôngBắc 37,7% Tây nguyên 32,8%, trong khi Đông Nam bộ ( TP.HCM) còn 8,6%

là người nghèo Ở tin này, tác giả có thể kết thúc ngay ở đoạn đầu vì phần này

đã đủ yếu tố để trở thành tin vắn, tức là đã trả lời đầy đủ thông tin 5W (What,Where, When, Why, Who) Rõ ràng với kiểu cấu trúc này thì thông tin quantrọng nhất sẽ được đưa lên đầu tin tức, những chi tiết tiếp theo chỉ góp phầnlàm rõ thêm sự kiện

Ở ví dụ 2, tin vắn phản ánh nội dung Kinh tế, ngay câu mở đầu đã cótính chất thông báo đến người đọc toàn bộ nội dung trọng tâm của sự kiện.Tức là ngay câu mở đầu người đọc đã nắm bắt được thông tin quan trọng nhất

đó là tính đến 21-11-2013 tổng số nợ xấu Công ty VAMC đã mua được là

Trang 21

18.300 tỉ đồng (nguyên giá tại sổ sách của các tổ chức tín dụng) Ở các câutiếp theo chỉ có tác dụng nêu rõ thêm, cung cấp thêm thông tin phụ khác gópphần chứng minh rõ nét thêm về việc mua nợ xấu như tối tối thiểu 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu hay tốc độ mua nợ xấu so với năm 2012 Với kiểu cấutrúc hình tháp ngược thì chỉ cần thông qua câu đầu tiên, công chúng cũng cóthể nắm bắt toàn bộ sự kiện.

Như vậy, ở hai ví dụ trên việc sử dụng cấu trúc hình tháp ngược đãmang lại hiệu quả lớn Nó đã phát huy được ưu điểm là thông báo nhanh nhất

về sự kiện đồng thời kích thích sự chú ý đối với công chúng Ngoài ra, cấutrúc hình tháp ngược phù hợp với tâm lý người đọc, có thể giúp cho ngườibiên tập khi làm tin ngắn gọn hoặc chèn các tin bài khác

Bên cạnh kiểu cấu trúc hình tháp ngược thì cấu trúc hình chữ nhật được

sử dụng phổ biến trong tin báo Tuổi trẻ 2013 chiếm 20,2% Với kiểu cấu trúc

này các thông tin chi tiết dàn trải từ đầu đến cuối tin, không tập trung vào chitiết nào nên người viết sẽ thông tin được nhiều sự kiện và làm cho tin hấp dẫnngười đọc hơn Kiểu cấu trúc này thường được áp dụng với tin ngắn và tin sâu

khi phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội, Kinh tế trong tin báo Tuổi trẻ năm

2013 Khi phản ánh nội dung thông tin Chính trị - Xã hội, Kinh tế trên báo

Tuổi trẻ năm 2013 chủ yếu sử dụng cấu trúc hình chữ nhật bởi kiểu cấu trúc

này rất thích hợp bởi nội dung Chính trị - Xã hội, Kinh tế không bao giờ tậptrung giá trị các thông tin vào điểm chi tiết nào, những thông tin Chính trị -

Xã hội, Kinh tế mang đến cho người đọc thông tin thường đều nhau trong các

câu, các đoạn của tin Đây cũng là một lý do để phóng viên tòa soạn báo Tuổi

trẻ dùng kiểu cấu trúc hình chữ nhật để thông tin những vấn đề, sự kiện Chính

trị - Xã hội

Ví dụ 1:

"Người dân khu vực xã Mỹ Lệ ( huyện Cần Đước, Long An) xôn xao về chuyện một số người từ TP.HCM đến tìm mua tờ giấy bạc mệnh giá 10.000 đồng có số cuối trên dãy số xêri là 10 với giá 30.000 đồng Sau đó bán lại cho

Trang 22

"đầu nậu" khác giá 50.000 đồng/tờ.

Chiều ngày 5-3, vợ của một "đầu nậu" tại xã Mỹ Lệ cho biết đã ngưng thu đổi giấy bạc 10.000 đồng do gặp trở ngại ở TP.HCM Theo bà này, ngày 4-3 bà thu vào được 20 tờ tiền loại 10.000 đồng, cộng thêm năm tờ có sẵn trong nhà và đem đến TP.HCM giao Vì chưa nhận được tiền từ những người

ở TP.HCM nên bà tạm ngưng mau vào vì sợ lỗ Bà này cũng không nói rõ những người ở TP.HCM mua tiền 10.000 đồng để làm gì.

Trước đó ngày 2-3, cũng tại xã Mỹ Lệ có một số người từ TP.HCM đến trực tiếp thông báo thu đổi giấy bạc mệnh gái 1.000 đồng và 2.000 đồng có số xêri cuối là 70 Gía đổi là 10.000 đông/tờ Sau khi không còn ai có tiền để đổi nữa thì họ chuyển sang đổi giấy bạc 10.000 đồng.

Chiều ngày 5-3, Công an huyện Cần Đước cho biết đang điều tra làm

rõ vụ việc kỳ lạ này" (Mua giấy bạc 10.000 đồng với giá 50.000 đồng, Tuổi

về sự việc một số người mua giấy bạc 10.000 đồng ở xã Mỹ Lệ Các đoạn tiếptheo người viết thông tin một điểm mới về sự kiện như chiều ngày 5-3, việcthu mua giấy bạc 10.000 đồng ngưng lại do gặp trở ngại ở TP.HCM hay nhưtrước đó ngày 2-3, có một số người cũng đến địa điểm này để thu mua giấybạc 10.000 đồng Những thông tin tiếp theo đều giúp cho công chúng biếtđược những thông tin khác nhau Ví dụ trên cho thấy dù thời gian diễn ra sựviệc khác nhau nhưng đều cùng ở xã Mỹ Lệ và liên quan đến việc mua giấybạc 10.000 với giá 50.000 đồng Rõ ràng trong nội dung sự kiện trên ngườiviết không tập trung nhấn mạnh một chi tiết nào và các thông tin chi tiết đượcsắp xếp có giá trị thông báo ngang bằng nhau Đây chính là sự thể hiện của

Trang 23

cấu trúc hình chữ nhật.

Ví dụ 2:

"Ngày 27-4, lượng du khách về Nha Trang không nhiều như dự kiến.

Tại bãi biển Nha Trang dọc đường Trần Phú, lượng khách thưa thớt không khác ngày thường Tương tự, lượng du khách đến Đà Lạt (Lâm Đồng) khá thưa thớt Do trời mưa nên tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt như thung lũng Tình Yêu, vườn hoa thành phố chỉ lác đác khách đến tham quan Khoảng 17g, lượng xe du lịch, xe chở khách đoàn đến Đà Lạt bắt đầu tăng nhưng tại một số tuyến đường ở trung tâm thành phố vẫn chưa xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ như một số kỳ nghỉ lễ trước đó ( Nha Trang - Đà Lạt vắng

khách, Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 28-4-2013, tr4)

Ở ví dụ này dạng cấu trúc hình chữ nhật được người viết thể hiện trongtin khá rõ Toàn bộ nội dung tin đều mang chức năng thông báo có giá trịngang bằng nhau Với các tình tiết, chi tiết dàn trải từ đầu đến cuối tin

Mở đầu sự kiện, người viết thông báo ngày 27-4, mặc dù là kỳ nghỉ lễnhưng lượng du khách đến Nha Trang không nhiều hơn ngày thường Nếu nộidung thông tin được người viết tiếp tục xoay quanh sự kiện đó thì lúc đó dạngcấu trúc của tin lúc này là cấu trúc hình tháp ngược không phải là cấu trúchình cữ nhật

Nhưng ở đây, người viết lại không đi theo hướng đó mà lại khai thácthêm một sự kiện khác đó là tại Đà Lạt (Lâm Đồng), lượng du khách cũngkhá thưa thớt chỉ lác đác khách đến tham quan Có thể thấy giá trị thông báocủa thông tin trong sự kiện trên là ngang bằng nhau, sự ngang bằng nhau vềthông tin thể hiện ở chỗ là cả Nha Trang và Đà Lạt mặc dù trong kỳ nghỉ lễnhưng lượng du khách đến tham quan lại rất ít

Thông qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng điểm chung dễ nhận thấy làcấu trúc hình chữ nhật thể hiện rất rõ,việc sử dụng kiểu cấu trúc này mang lạinhững giá trị nhất định, phản ánh được nhiều diễn biến sự kiện trong cùng

Trang 24

một lúc giúp cho công chúng hiểu được nhiều vấn đề.

Ngoài hai kiểu cấu trúc trên thì kiểu cấu trúc hình tháp thông thường

tuy có xu hướng giảm dần nhưng vẫn được sử dụng trong tin báo Tuổi trẻ

năm 2013 với 13,5%, bởi đây là kiểu cấu cấu trúc viết tin quen thuộc và phổbiến nên phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng

Kiểu cấu trúc hình tháp thông thường là cấu trúc người viết trình bày sựkiện theo kiểu tăng dần Mào đầu tin có thể sử dụng một câu gây ấn tượng,gợi tính tò mò cho người đọc; sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ởthân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phầnkết luận Đây là cách viết theo lối "câu nhử" ở phần mở đầu để dẫn người đọcxem hết toàn bộ tin Kiểu cấu trúc này thường được áp dụng trong thể tài tinvắn và tin ngắn khi phản ánh nội dung Kinh tế và Văn hóa - Giáo dục Ví dụ:

"Ngày 3-12, giá vàng thế giới tăng khá mạnh lên 1.664,8 USD/ ounce, tương đươg 41,86 triệu đồng/lượng tuy nhiên do đang trong kỳ nghĩ lễ nên thị trường tái diễn cảnh một nơi một giá Công ty PNJ niêm yết gái bán vàng miếng SJC ở mức 46,5 triệu đồng/lượng (bán ra), chênh lệch giá mua - bán lên đến 800.000 đồng/lượng Trong khi đó tại thị trường tự do giá vàng miếng SJC ở mức 46,28 triệu đông/lượng, chênh lệch giá mua - bán khoảng 200.000 đồng/lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, gái vàng SJC bán ra trong nước cao hơn đến 4,68 triệu đồng/lượng".(Gía vàng tiếp tục bỏ xa giá thế giới, Tuổi trẻ,

thứ 3, ngày 1-1-2013, tr 18)

Tin trên thuộc lĩnh vực Kinh tế với các tình tiết, chi tiết được sắp xếptheo chiều hướng tăng dần Các chi tiết, tình tiết cấu thành sự kiện được sắpxếp theo một trật tự logic, dễ hiểu và điều quan trọng là đáp ứng được đòi hỏiyêu cầu về nội dung thông tin của công chúng Nội dung của sự kiện đượcngười viết phát triển theo chiều hướng mở dần về phía cuối Có thể thấy rằng

mở đầu tin là những thông tin ít quan trọng, tác giả chỉ đưa thông tin sơ qua vềtình hình giá vàng Khi đưa ra thông tin giá vàng thế giới tăng khá mạnh lên1.664,8 USD/ounce thì tác giả chưa đi ngay vào giá vàng trong nước Đến đây

Trang 25

độc giả đều hồi hộp, tò mò xem giá vàng trong nước bỏ xa giá thế giới như thếnào, cao hơn hay thấp hơn Chính vì vậy độc gải phải đọc tiếp các thông tintiếp theo để nắm bắt được thông tin Đến đoạn tiếp theo tác giả mới đưa ra

thông tin cụ thể về thị trường vàng ở trong nước: Công ty PNJ niêm yết gái bán

vàng miếng SJC ở mức 46,5 triệu đồng/lượng (bán ra), chênh lệch giá mua bán lên đến 800.000 đồng/lượng Trong khi đó tại thị trường tự do giá vàng miếng SJC ở mức 46,28 triệu đông/lượng, chênh lệch giá mua - bán khoảng 200.000 đồng/lượng Tuy nhiên thông tin quan trọng nhất và khái quát nhất về

-toàn bộ tin lại nằm ở phần kết của tin: So với giá vàng thế giới quy đổi, giá

vàng SJC bán ra trong nước cao hơn đến 4,68 triệu đồng/lượng Như vậy,

bằng cách đưa tin theo kiểu cấu trúc hình tháp thông thường, tác giả đã chuyểntải được thông tin cho người đọc một cách hiệu quả Các thông tin đầu bổ sungcho thông tin cuối cùng Không những độc giả hiểu được nội dung thông tin

mà còn tò mò muốn đọc hết xem thử tin đó viết như thế nào và kết thúc ra sao

Như vậy, trong trường hợp nhất định sử dụng kiểu cấu trúc hình thápthông thường sẽ đem lại sức thu hút cho người đọc và đạt hiểu quả cao nhất.Trên thực tế, thị hiếu và thói quen đọc tin của độc giả là khác nhau, vì vậyviệc lựa chọn phù hợp kiểu cấu trúc để chuyển tải thông tin hiệu quả nhấtluôn là vấn đề được quan tâm

Báo Tuổi trẻ là tờ báo luôn tìm cách đổi mới về hình thức thông tin nên ngoài sử dụng ba kiểu cấu trúc trên thì báo Tuổi trẻ 2013 còn sử dụng cấu trúc

hình kim cương Điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, tạo ấn tượng

trong việc thể hiện thông tin trên tin báo Tuổi trẻ năm 2013 Ví dụ:

"Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối với tài xế Dương Hồng Sơn, 42 tuổi, để phục vụ công tác điều tra của

cơ quan công an.

Lý do: trong hai năm 2011, 2012 khi lái xe cho hiệu trưởng Phạm Bá Thắng, ông Sơn thông đồng với ông Tạ Quang Hòa, cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Hưng Lộc ( TP Vinh), nhiều lần kê tăng thêm một số kilomet trong các đợt chở hiệu trưởng đi công tác để rút ruột hơn 500 triệu đồng từ

Trang 26

tiền mua xăng.

Vụ việc này bị ban giám hiệu Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An phát hiện sau khi đối chiếu các chứng từ liên quan thấy lượng tiền mua xăng phải thanh toán cho cửa hàng chênh quá nhiều so với số kilomet thực tế Hiện Công an Nghệ An đã vào cuộc" ( Tài xế rút ruột xăng dầu hơn 500 triệu

đồng, Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 3-3-2013, tr 2)

Tin trên sử dụng kiểu cấu trúc hình kim cương khi chuyển tải thông tinđến với công chúng Mở đầu tin tác giả giới thiệu về sự kiện được nói đến để

độc giả nắm bắt được những thông tin đầu tiên: "Trường cao đẳng Sư phạm

Nghệ An vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối với tài xế Dương Hồng Sơn,

42 tuổi, để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an" Với thông tin này

người đọc chưa thể biết được sự việc liên quan đến tài xế Dương Hồng Sơn,thông tin tiếp theo tác giả mới nói về nội dung thông tin chính mà tác giảmuốn chuyển tải đến công chúng.Thân tin đã trình bày chi tiết, cụ thể diễn

biến của sự việc bao gồm thời gian xảy ra sự việc "trong 2 năm 2011, 2012", đối tượng liên quan "ông Sơn, ông Tạ Quang Hòa", sự việc diễn ra cụ thể

"ông Sơn thông đồng với ông Tạ Quang Hòa, cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Hưng Lộc ( TP Vinh), nhiều lần kê tăng thêm một số kilomet trong các đợt chở hiệu trưởng đi công tác để rút ruột hơn 500 triệu đồng từ tiền mua xăng" Đoạn cuối tin mở rộng thêm thông tin liên quan đến sự việc

trường Cao đẳng Sư phạm và Công an đã vào cuộc để điều tra làm rõ vụ việc.Như vậy, tin trên đã sử dụng kiểu cấu trúc hình kim cương với mức độ quantrọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường đặt ở giữa tin.Với tin trên, tácgiả có thể triển khai thông tin bằng các kiểu cấu trúc khác như cấu trúc hìnhtháp ngược hoặc cấu trúc hình chữ nhật để có thể thu hút độc giả Tuy nhiên,việc lựa chọn cấu trúc hình kim cương phù hợp với cách viết của tác giả vàmang lại cách tiếp nhận thông tin mới mẻ và đặc biệt cho độc giả

Như vậy, trong năm qua báo Tuổi trẻ sử dụng khá đa dạng và phong

Trang 27

phú các kiểu cấu trúc tin Việc sử dụng kiểu cấu trúc như thế nào cho phù hợp

là hoàn toàn phụ thuộc vào cách viết của tác giả và phong cách của tờ báo vìtrên thực tế việc thể hiện thông tin không bị gò bó bởi một kiểu cấu trúc nhất

định nào Việc sử dụng các kiểu cấu trúc khác nhau trong tin báo Tuổi trẻ

năm 2013 cũng cho thấy rằng, tờ báo luôn đề cao sự mới mẻ, phong phú đểchuyển tải thông tin tốt nhất đến với công chúng

Việc báo Tuổi trẻ năm 2013 sử dụng phổ biến ba kiểu cấu trúc hình

tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật, cấu trúc hình tháp thông thường là hợp lý

Ba kiểu cấu trúc này phù hợp với tâm lý tiếp nhận thông tin của độc giả, cáchviết đơn giản, người đọc dễ nắm bắt được thông tin quan trọng Tuy nhiên,trong xu thế phát triển của nền báo chí hiện đại thì việc nắm bắt thông tinquan trọng một cách nhanh nhất, kịp thời nhất là yêu cầu đặt ra với mỗi độcgiả; tin càng ngắn gọn, trực tiếp thì càng thu hút được sự chú ý của côngchúng do đó cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng nhiều nhất trong tin báoTuổi trẻ năm 2013 cũng là điều dễ hiểu

2.2 Cách dùng các kiểu cấu trúc ở từng nội dung mà báo Tuổi trẻ phản ánh năm 2013

Báo Tuổi trẻ là một trong những tờ báo có phạm vi phản ánh toàn diện

trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như Kinh tế, Chính trị - Xãhội, Văn hóa - Giáo dục, Thể thao Ở mỗi lĩnh vực có những cách sử dụng kiểucấu trúc khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm của nội dung phản ánh tạonên tính đa phong cách cho tờ báo Để thấy được sự đa dạng, phong phú trong

việc sử dụng các kiểu cấu trúc của báo Tuổi trẻ năm 2013 chúng tôi đã tiến hành

khảo sát và phân tích dựa vào việc phân định nội dung phản ánh của tờ báo

Bảng 2.2 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các lĩnh vực phản ánh

trên báo Tuổi trẻ năm 2013

Trang 28

TSXH (%) 28,5 32,2 14,9 24,1 100

Từ bảng số liệu có thể thấy, nội dung Kinh tế và Chính trị - Xã hội

được báo Tuổi trẻ 2013 quan tâm phản ánh nhiều hơn so với các nội dung

khác, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều Nội dung Kinh tế, Chính trị

-Xã hội thường là những thông tin rộng lớn, nhiều sự kiện được quan tâm nênhai mảng nội dung này được phản ánh thường xuyên cũng là điều dễ hiểu

vị trí quan trọng trên các tờ báo

Đối với tờ báo Tuổi trẻ năm 2013 trong thể tài tin, nội dung thông tin

Kinh tế được đăng tải với số lượng lớn chiếm 28,5% tổng số tin, nó phản ánhcác vấn đề, sự kiện kinh tế trên toàn thế giới (quốc tế) cũng như trong phạm

vi quốc gia với nhiều khía cạnh cấp độ khác nhau Để mang lại hiệu quả

thông tin khi phản ánh nội dung Kinh tế báo Tuổi trẻ 2013 sử dụng các kiểu

cấu trúc khác nhau:

Bảng 2.3 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin

trong nội dung Kinh tế trên báo Tuổi trẻ năm 2013

Kiểu cấu

trúc

Hình thápthông thường

Hình thápngược

Hình chữnhật

Hình kimcương

Tổng

Khi phản ánh thông tin Kinh tế báo Tuổi trẻ 2013 chủ yếu sử dụng kiểu

cấu trúc hình tháp thông thường (43,4%) và cấu trúc hình tháp ngược (32,7%),ngoài ra kiểu cấu trúc hình chữ nhật cũng được sử dụng khá phổ biến

Sự xuất hiện nhiều nhất kiểu cấu trúc hình tháp thông thường trong nội

dung Kinh tế trong tin báo Tuổi trẻ năm 2013, theo chúng tôi là có cơ sở thực

Trang 29

tiễn nhất định Những thông tin Kinh tế là những thông tin quan trọng, thôngtin được nhiều sự kiện, vấn đề chi tiết, thậm chí thông tin được những vấn đềliên quan trong một tin Vì thế, cho nên dung lượng thông tin trong tin Kinh tế

do đó kiểu cấu trúc hình tháp thông thường phù hợp trong việc chuyển tảinhững tin có dung lượng thông tin lớn Hơn nữa, cấu trúc này thì thông tin nộidung chi tiết tăng dần gây tò mò cho công chúng khi những sự kiện Kinh tếvỗn dĩ có những chi tiết quan trọng luôn đặt sau

Kinh tế luôn là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội Ngàynay, những vấn đề kinh tế luôn được mọi người quan tâm do đó nhu cầuthông tin ngày càng tăng ở công chúng Thông tin Kinh tế là những thông tinquan trọng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của công chúng nêntâm lý của người đọc là luôn muốn nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, cụ thểvới những số liệu chính xác Chính vì vậy, kiểu cấu trúc hình tháp thôngthường phù hợp với yêu cầu của độc giả

Để mang lại giá trị thông tin cao nhất thì báo Tuổi trẻ 2013 luôn đặt ra

vấn đề sử dụng các kiểu cấu trúc một cách hợp lý Do đó, khi phản ánh thông

tin Kinh tế báo Tuổi trẻ 2013 sử dụng linh hoạt các kiểu cấu trúc, nghĩa là

từng mảng đề tài phản ánh khác nhau trong lĩnh vực Kinh tế mà việc sử dụngcác kiểu cấu trúc cũng khác nhau Đây là một điểm nổi bật của tờ báo đểchuyển tải thông tin tốt nhất đến cho công chúng

Nội dung Kinh tế đề cập trên báo Tuổi trẻ 2013 chú ý quan tâm diễn

biến kinh tế ở các vùng trọng điểm của Quốc gia như: TP.HCM, Đà Nẵng,Quảng Nam Những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn,như Tân Thuận, Hòa Khánh chiếm 2/3 sản lượng công nghiệp cả nước Hoạtđộng của các doang nghiệp, thông tin về các dự án cũng được quan tâm phảnánh, ở mảng đề tài này theo khảo sát của chúng tôi báo Tuổi trẻ 2013 thường

sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược Việc sử dụng kiểu cấu trúc hình thápngược phù hợp với nội dung thông tin và cách triển khai của tác giả đem lại

Trang 30

những thành công khi phản ánh mảng đề tài này Ví dụ:

"Dự án cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) phải tạm dừng thi công vì thiếu vốn đầu tư và vì công trình xây dựng tuyến đường D3 (đường kết nối từ Khu công nghiệp Hiệp Phước đến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước) dài khoảng 2,3km, được phê duyệt từ năm 2011 đến nay vẫn còn trên giấy, chủ đầu tư (cảng Sài Gòn) vừa cho biết.

Theo chủ đầu tư, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, được xây dựng với mục đích di dời cảng Nhà Rồng và cảng Khánh Hội (Q.4) về đây, khởi công tháng 5-2009 với tổng mức đầu tư 2.735,3 tỉ đồng, nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành 38% khối lượng, tương đương 1.043 tỉ đồng" (Tạm dừng thi công cảng

Sài Gòn - Hiệp Phước, Tuổi trẻ thứ 2, ngày 6-5-2013, tr2)

Tin trên được tác giả sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược đưa thôngtin trực tiếp đến với công chúng Thông tin về các dự án, hoạt động của cácdoanh nghiệp người đọc thường muốn biết một cách cụ thể, càng ngắn gọncàng tốt do đó việc sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược là hợp lý Ở ví dụtrên, tác giả đi ngay vào vấn đề thông báo cho công chúng về việc tạm dừngthi công dự án cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và nguyên nhân dẫn đến sự việc.Người đọc có thể không cần đọc tiếp phần sau nhưng vẫn nắm bắt được đầy

đủ thông tin chính mà tác giả muốn thông báo Nếu ai cần quan tâm và muốnbiết thông tin chi tiết về dự án như thời gian khởi công, số vốn đầu tư, mụcđích của dự án thì có thể đọc ở phần sau Tức là những thông tin sau chỉmang tính chất bổ trợ, triển khai thêm thông tin Tin trên cũng có thể triểnkhai theo cấu trúc hình tháp thông thường nhưng hiệu quả sẽ không cao Nhưvậy, với mảng đề tài này thì việc sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược đãđáp ứng được yêu cầu của độc giả nhanh, trực tiếp

Nội dung Kinh tế trên báo Tuổi trẻ 2013 chủ yếu tập trung đưa tin giá

sản phẩm hàng hóa, các chỉ số tăng trưởng về kinh tế, ngân sách Nhà nước,doanh thu đạt được trong quá trình sản xuất Mảng đề tài này chiếm 50%thông tin Kinh tế trên báo Tuổi trẻ năm 2013 Đây là những thông tin liên

Trang 31

quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của công chúng, công chúng cần sốliệu cụ thể, chính xác để có thể nắm bắt thông tin đầy đủ Do đó, khi phản ánh

nội dung này báo Tuổi trẻ 2013 sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường

để đáp ứng được yêu cầu của độc giả Ví dụ:

"Ngày 3-5, Vụ Chính sách tiền tệ ( Ngân hàng Nhà nước) cho biết theo

số liệu mới nhất tính đến ngày 23-4,tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 1,4% so với cuối năm 2012 Nguyên nhân là do hàng tồn kho của doanh nghiệp và vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm Ngoài ra, một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ chưa đến thời điểm cần vốn nên chưa có nhu cầu vay vốn trong các tháng đầu năm Trong khi đó, huy động vốn tăng 5,34% so với cuối năm 2012 Như vậy, hệ thống ngân hàng huy động 3,8 đồng nhưng chỉ cho vay được 1 đồng ( Huy động 3,8 đồng

nhưng cho vay chỉ 1 đồng, Tuổi trẻ thứ 7, ngày 4-5-2013, tr 6)

Ở tin trên các chi tiết, tình tiết cấu thành sự kiện được sắp xếp theochiều hướng tăng dần, được sắp xếp theo một trật tự lôgic, dễ hiểu và điềuquan trọng là đáp ứng được yêu cầu về nội dung thông tin của công chúng.Nội dung của sự kiện được tác giả phát triển theo chiều hướng mở dần vềcuối Trước hết tác giả thông tin sơ lược về tình hình tăng trưởng tín dụng vànguyên nhân tại sao lại dẫn đến tình trạng như vậy, câu mở đầu chỉ gợi mởcho những thông tin tiếp theo

Vì muốn gây tò mò hấp dẫn cho người đọc nên tác giả không nói ngayvào vấn đề Tác giả muốn để cho độc giả hồi hộp chờ đợi và như kéo sự kiệndài thêm Tâm lý độc giả khi đã biết về tình hình chung thì đều muốn tìm hiểuchi tiết để biết được nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng tín dụng toàn

hệ thống ngân hàng đạt 1,4% so với năm 2013 Chính vì vậy, tác giả đã trìnhbày cho độc giả những thông tin quan trọng đối với họ Tuy nhiên điều quantrọng mà công chúng muốn biết ở đây không phải là thông tin về tăng trưởngtín dụng như thế nào mà yêu cầu của công chúng ở đây là muốn biết đượcthông qua tăng trưởng tín dụng thì hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào và hoạt

Trang 32

động ra sao?.Và cuối tin để công chúng nắm bắt được thông tin một cách cụ

thể khái quát nhất tác giả đưa ra kết luận cuối cùng: Như vậy, hệ thống ngân

hàng huy động 3,8 đồng nhưng chỉ cho vay được 1 đồng.

Rõ ràng tin trên đã sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường, nó đã

đáp ứng được yêu cầu của độc giả, việc thông tin về hoạt động của hệ thốngngân hàng đã có tác dụng lôi cuốn, tính thời sự dần lên để thông tin cuối cùng

có sức nặng nhất, tạo ra một ấn tượng mạnh thu hút được công chúng từ đầu đếncuối sự kiện Khi đưa tin kinh tế với những thông tin quan trọng thì kiểu cấu trúcthông thường phát huy được ưu điểm của nó về mặt chuyển tải thông tin

Bên cạnh đó, báo Tuổi trẻ 2013 khi đưa tin Kinh tế còn phản ánh những

vấn đề còn tồn tại như chỉ số tăng trưởng không đạt chỉ tiêu, tình hình tiêu thụhàng hóa còn nhiều bất cập Đây là những sự việc có tính phức tạp do đó

muốn công chúng nắm bắt được thông tin chính xác thì báo Tuổi trẻ 2013 ưu

tiên sử dụng cấu trúc hình chữ nhật để chuyển tải thông tin sẽ đáp ứng đượcyêu cầu đó Ví dụ:

"Ngày 6-3, tại cuộc họp giao ban sau hai tháng thực hiện ngăn chặn gà lậu do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, đại diện Hải Phòng cho biết vừa qua biên phòng và cảnh sát môi trường, quản lý thị trường phối hợp chặn một tàu Trung Quốc đến Hải Phòng chở 80 tấn gà đông lạnh, phụ phẩm gia cầm đã hư hỏng Qua kiểm tra, đây không thuộc danh mục hàng hóa tạm nhập tái xuất nên Hải Phòng đã giám sát để tàu Trung Quốc tái xuất 80 tấn

gà và phụ phẩm hư hỏng.

Tuy nhiên theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trước khi vào VN, tàu chở hàng này đã gian dối về chủng loại hàng hóa để nhập hàng vào VN Ông Nhân cũng cho biết trong hai tháng qua, các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Nội, Lạng Sơn đã thu giữ hàng trăm ngàn quả trứng gia cầm, hàng trăm tấn gia cầm, phụ phẩm gia cầm nhập lậu" (Gian dối chủng loại

hàng hóa để nhập lậu gà thải, Tuổi trẻ thứ 5, ngày 7-3-2013, tr4)

Ở ví dụ trên, cấu trúc hình chữ nhật được người viết thể hiện trong tinkhá rõ Các chi tiết, tình tiết, được dàn trải từ đầu đến cuối tin, không tập

Trang 33

trung vào chi tiết nào Mở đầu sự kiện, tác giả thông tin về nội dung của cuộchọp giao ban sau hai tháng ngăn chặn gà lậu, tình hình nhập khẩu phụ phẩmgia cầm hư hỏng Với thông tin này người đọc phần nào nắm bắt được thôngtin, ở phần sau tác giả thông tin về các địa phương như Quảng Ninh, HảiPhòng, Lào Cai, Hà Nội, Lạng Sơn trong hai tháng qua đã thu giữ hàng trămngàn quả trứng gia cầm, hàng trăm tấn gia cầm, phụ phẩm gia cầm nhập lậu.Với thông tin có chiều rộng diễn ra ở nhiều nơi thì việc sử dụng kiểu cấu trúchình chữ nhật đã đem lại hiệu quả, với cấu trúc này người đọc biết được nhiềuthông tin, nhiều sự kiện.

Như vậy, khi phản ánh nội dung Kinh tế báo Tuổi trẻ sử dụng linh hoạt,

phong phú các kiểu cấu trúc hình tháp ngược, hình tháp thông thường, hìnhchữ nhật phù hợp với từng mảng đề tài khác nhau Tuy nhiên, qua khảo sátkiểu cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng nhiều nhất khi phản ánh

nội dung Kinh tế trên báo Tuổi trẻ 2013.

Với những thành công và hiệu quả mà kiểu cấu trúc hình tháp thông

thường mang lại khi phản ánh nội dung Kinh tế trong tin báo Tuổi trẻ 2013,

chúng tôi tin rằng trong thời gian tới kiểu cấu trúc này vẫn tiếp tục được sửdụng trong nội dung thông tin này

2.2.2 Tin Chính trị - Xã hội

Thông tin Chính trị - Xã hội trong tin báo Tuổi trẻ 2013 chiếm số lượng

lớn với 32,2% tổng số tin trên báo, nội dung thông tin rất đa dạng, phong phú,gồm nhiều vấn đề sự kiện khác nhau Chính vì vậy, khi phản ánh thông tin

Chính trị - Xã hội báo Tuổi trẻ 2013 luôn lựa chọn những kiểu cấu trúc thích

hợp để chuyển tải thông tin tốt nhất đến cho công chúng

Bảng 2.4 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trong nội dung Chính trị - Xã hội trên báo Tuổi trẻ năm 2013

Kiểu cấu

trúc

Hình thápthông thường

Hình thápngược

Hình chữnhật

Hình kimcương

Tổng

Trang 34

TSXH (%) 9,3 36,6 51,7 2,32 100

Khi phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội, báo Tuổi trẻ 2013 chủ yếu sử

dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật (51,7%) và cấu trúc hình tháp ngược(36,6%), những kiểu cấu trúc khác ít được sử dụng Cấu trúc hình chữ nhậtđược ưu tiên sử dụng bởi kiểu cấu trúc này rất thích hợp với nội dung thôngtin Chính trị - Xã hội Nội dung chính trị - Xã hội không bao giờ tập trung giátrị các thông tin vào điểm chi tiết nào, những thông tin Chính trị - Xã hộimang đến cho người đọc thông tin thường đều nhau trong các câu, các đoạn

của tin Đây cũng là một lý do để phóng viên tòa soạn báo Tuổi trẻ dùng kiểu

cấu trúc hình chữ nhật để thông tin những vấn đề, sự kiện Chính trị - Xã hội

Không chỉ nêu lên sự kiện cơ bản mà báo Tuổi trẻ 2013 còn chuyển tải nhiều

khía cạnh khác nhau của sự kiện, giúp công chúng có cái nhìn tổng quát vềvấn đề Chính trị - Xã hội trong nước năm 2013

Nội dung Chính trị - Xã hội rộng lớn, nhiều sự kiện nên với những

mảng đề tài khác nhau thì báo Tuổi trẻ 2013 sử dụng các kiểu cấu trúc khác

nhau để mang lại hiệu quả cao nhất

Khi đưa tin Chính trị - Xã hội, báo Tuổi trẻ 2013 thường xuyên đăng tải

thông tin về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là cáccuộc viếng thăm, hội nghị đàm phán, hợp tác phát triển ký kết các hiệpđịnh…của Việt Nam và các nước khác trên thế giới tại lãnh thổ Việt Nam

Đây là lượng thông tin tương đối ổn định trong tin báo Tuổi trẻ năm 2013 và khi phản ánh nội dung này báo Tuổi trẻ chủ yếu sử dụng cấu trúc hình chữ

nhật để phù hợp với tính chất nội dung của thông tin Chẳng hạn tin sau:

"Sáng 28-2, tại TP Vũng Tàu, đoàn đô đốc Kiyoshi Saishoji - phó cục trưởng Cục Bảo vệ và cứu nạn Nhật Bản - làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Vùng cảnh sát biển 3 Cục Cảnh sát biển Việt Nam Thiếu tướng Nguyễn Văn Tương, chính ủy Cục Cảnh sát biển Việt Nam tiếp đoàn.

Phó đô đốc Kiyoshi Saishoji cho rằng Việt Nam và Nhật Bản cần nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động phối hợp, trao đổi chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát duy trì

Trang 35

thực thi pháp luật, chống cướp biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Tại buổi làm việc, đại tá Lê Xuân Thanh - chỉ huy trưởng Vùng cảnh sát biển 3 - nhấn mạnh khu vực mà Vùng cảnh sát biển 3 quản lý, trong đó có quần đảo Trường Sa, là một vùng biển hết sức quan trọng có lưu lượng tàu thuyền các nước lưu thông cao Nhiệm vụ của cảnh sát biển Việt Nam là phải luôn đảm bảo an toàn hàng hải cho các tàu quốc tế đi qua khu vực này Trung tuần tháng tháng 11-2012, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã bao vây trấn

áp, bắt gọn một nhóm cướp biển 11 tên người Indonesia thực hiện vụ cướp tàu Zafirah treo cờ Malaysia đang lẩn trốn trên vùng biển Việt Nam Chiến công này được các nước trong khu vực châu Á và thế giới đánh giá cao".

( Hợp tác cảnh sát biển Việt Nam - Nhật Bản, Tuổi trẻ thứ 6, ngày

1-3-2013, tr2)

Có thể thấy tin trên sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật Các tình tiết,chi tiết dàn trải từ đầu đến cuối tin Mở đầu sự kiện, người viết thông báo vềchuyến thăm và làm việc của đoàn đô đốc Kiyoshi Saishoji - phó cục trưởngCục Bảo vệ và cứu nạn Nhật Bản tại vùng cảng sát biển 3 Nội dung thông tin

sự kiện tiếp theo được dàn trải qua ý kiến của đại diện hai nước Việt Nam vàNhật Bản Rõ ràng trong nội dung sự kiện trên người viết không tập trungkhông tập trung nhấn mạnh một chi tiết nào cả Với những tin mang tính chấtsâu rộng, nhiều sự kiện thì việc sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật sẽ manglại những thành công nhất định Tin trên có thể viết theo cấu trúc hình thápngược nhưng rõ ràng sẽ không bao quát được nhiều thông tin, nhiều sự kiện,hiệu quả thông tin không cao

Thông tin Chính trị - Xã hội mà tin báo Tuổi trẻ 2013 thường xuyên

đăng tải là các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cácvấn đề Chính trị - Xã hội của nước ta liên quan đến nước ngoài, các hoạt độngcủa các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanhniên, các Hiệp hội Tìm hiểu về các vấn đề chính sách, đường lối, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước trên báo Tuổi trẻ 2013, chúng tôi nhận thấy rằng thông

Trang 36

tin chủ yếu đăng tải các quy định, các văn bản pháp quy, văn bản pháp luật,các nghị định thông báo…về mọi vấn đề trong đời sống xã hội, nhằm tổ chứcđiều khiển các tổ chức, chính quyền địa phương trong cả nước…Sự địnhhướng này, có thể là tóm tắt nội dung, có thể là trích dẫn, có khi là dẫn ra trựctiếp, và ở mảng nội dung này thường xuyên được đăng tải bằng cấu trúc hìnhchữ nhật Ví dụ:

"Chiều 6-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Thị Kim Mai đã

ký quyết định công bố dịch cúm H5N1 trên gia cầm tại xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11, ngành thú y đã phát hiện đàn vịt 938 co tại bốn hộ dân trên địa bàn hai xã Tân Phú và Tân Thới có dấu hiệu bị dịch, chết với số lượng lớn Kết quả xét nghiệm cho thấy có đến 557 con vịt bị nhiễm nặng, dương tính với virút cúm A/H5N1 và đã có 315 con chết Ngành chức năng đã tiêu hủy toàn

bộ số vịt tại bốn hộ chăn nuôi của ông Võ Thanh Hồng (ấp Suối Da, xã Tân Hưng, huyện Đông Phú) Cơ quan chức năng đã tiêu hủy toàn bộ 300 con vịt tại đây Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên trên địa bàn tỉnh" ( Nhiều

nơi phát hiện cúm gia cầm H5N1Tuổi trẻ thứ 5, ngày 7-11-2013, tr2)

Tin trên là tin Chính trị - Xã hội có chức năng thông tin về dịch cúmH5N1 tại các địa phương tại tỉnh Tiền Giang đồng thời đưa ra các biện pháp

để ngăn chặn dịch bệnh Và tin trên sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật Phấnlớn tin Chính trị - Xã hội thường sử dụng cấu trúc hình chữ nhật bởi tính ưuviệt của nó.Giá trị của thông tin ngang bằng nhau, không có thông tin nào làquan trọng nhất Các chi tiêt ở tin trên được triển khai dàn trải từ đầu đếncuối, mở đầu tin tác giả đưa ra thông tin về quyết định công bố dịch cúmH5N1 tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang Thông tin tiếp theo tác giảthông báo cho công chúng biết về tình hình diễn biến dịch cúm gia cầm tạicác địa phương khác ở tỉnh Tiền Giang Dù tại các địa điểm khác nhau nhưngđều liên quan đến dịch cúm H5N1 do đó cấu trúc hình chữ nhật thể hiện rõ

Trang 37

trong tin trên Những thông tin này liên quan nhiều đến đời sống công chúngnên họ muốn biết cụ thể, càng nhiều thông tin cầng tốt nên việc sử dụng kiểucấu trúc hình chữ nhật khi phản ánh mảng thông tin này đã đáp ứng được nhucầu đó của công chúng Chính vì thế, việc đăng tải các chính sách, các quyếtđịnh, yêu cầu luôn có đủ “ đất” để triển khai chi tiết, nhằm mang lại thông tin

cụ thể, cặn kẽ nhất cho người đọc

Như vậy, nhìn chung, đối với các vấn đề chính sách, chủ trương, đường

lối của Đảng, Nhà nước, tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013 đăng tải một cách đều

đặn, phần do nhu cầu chính trị, phần do nhu cầu thông tin của công chúng

Ngoài ra, mảng nội dung về tình hình xã hội trong thông tin Chính trị

-Xã hội cũng được báo Tuổi trẻ tập trung phản ánh lượng thông tin này chiếm

số lượng khá lớn, với dạng thông tin này tùy vào tính chất sự kiện mà tác giả

sử dụng cấu trúc hình chữ nhật và cấu trúc hình tháp ngược để chuyển tảithông tin đa dạng, nhiều sự kiện tới cho công chúng Ví dụ tin sau:

"Ông Nguyễn Mông, chủ tịch UBND xã Phước Vinh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), cho biết sáng 2-5, ông Mang Cạch (52 tuổi, ở thôn Liên Sơn 2) đã tử vong tại nhà sau khi uống rượu mua của một người dân địa phương.

Cùng ngày, anh Trần Ngọc Đen (25 tuổi) và ông Nguyễn Văn Ngà (48 tuổi), ở cùng thôn với ông Cạch, phải đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu vì đau bụng dữ dội, co rút cơ sau khi uống rượu trong hai ngày 30-4 và 1-5 Theo các bác sĩ, cả hai người bị rối loạn thần kinh, tiêu chảy cấp do bị ngộ độc rượu, sau khi điều trị đã tỉnh" ( Ngộ độc rượu: 1

người chết, 2 người đi cấp cứu, Tuổi trẻ thứ 6, ngày 3-5-2013, tr4)

Ở ví dụ này cho thấy nội dung thông tin, chi tiết của sự kiện được bố trísắp xếp theo các đoạn có giá trị như nhau, không tập trung vào điểm nào Đây

là một tin sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật Mở đầu tin, tác giả thông báođến độc giả về việc ông Mang Cạch đã tử vong tại nhà sau khi uống rượu muacủa một người dân địa phương Nếu nội dung thông tin được tác giả tiếp tụcxoay quanh sự kiện này thì lúc đó kiểu cấu trúc của tin lúc này sẽ không phải

Trang 38

là hình chữ nhật mà là kiểu cấu trúc hình tháp ngược Nhưng ở đây, tác giả lạikhông đi theo hướng đó mà lại khai thác thêm một sự kiện khác đó là cùngngày, anh Trần Ngọc Đen (25 tuổi) và ông Nguyễn Văn Ngà (48 tuổi), ở cùngthôn với ông Cạch, phải đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu vìđau bụng dữ dội, co rút cơ sau khi uống rượu trong hai ngày 30-4 và 1-5 Rõràng giá trị thông báo của thông tin trong sự kiện trên là ngang bằng nhau, sựngang bằng về thông tin thể hiện ở chỗ là cả ông Mang Cạch, anh Trần NgọcĐen và ông Nguyễn Văn Ngà đều bị ngộ độc rượu Như vậy, rõ ràng tin chínhtrị - xã hội trên được tác giả sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật.

Như vậy, một cách khách quan có thể thấy khi thông tin Chính trị - Xã

hội báo Tuổi trẻ 2013 sử dụng các kiểu cấu trúc phù hợp với từng mảng đề tài

phản ánh Tuy nhiên, cấu trúc hình chữ nhật được ưu tiên sử dụng với 51,7%bởi kiểu cấu trúc này rất thích hợp với nội dung thông tin Chính trị - Xã hội

2.2.3 Tin Văn hóa - Giáo dục

Bên cạnh nội dung Chính trị -Xã hội, Kinh tế, nội dung Văn hóa - Giáo

dục trong tin báo Tuổi trẻ 2013 cũng là phần nội dung quan trọng được tờ báo

này chú trọng thông tin Theo khảo sát nội dung Văn hóa - Giáo dục chiếm14,9% trong tổng số tin và cách sử dụng các kiểu cấu trúc trong nội dung nàycũng rất đa dạng, phong phú:

Bảng 2.5 Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc khi phản ánh nội dung Văn hóa - Giáo dục trên báo Tuổi trẻ năm 2013

Kiểu cấu

trúc

Hình thápthông thường

Hình thápngược

Hình chữnhật

Hình kimcương

Tổng

Có thể thấy, cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng nhiều (53,6%)

trên tin báo Tuổi trẻ 2013 khi phản ánh nội dung Văn hóa - Giáo dục, sau đó là

cấu trúc hình tháp ngược 24,6%, các kiểu cấu trúc khác ít được sử dụng

Nội dung Văn hóa - Giáo dục là các vấn đề về chính sách, đường lối,

Trang 39

chủ trương của Đảng và Nhà nước, các hoạt động Văn hóa - Giáo dục nổi bật.Nội dung chủ yếu của các chính sách giáo dục như thu chi ngân sách giáo dục,vấn đề dạy và học ở trường học, hệ thống các văn bản pháp quy về Văn hóa -giáo dục, các đường lối đổi mới, các chính sách nâng cao Văn hóa - Giáo dục,các chương trình hỗ trợ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa Những thông tin này

được phóng viên báo Tuổi trẻ 2013 phản ánh đầy đủ với nhiều cách thức khác

nhau Với những thông tin này thì sử dụng kiểu cấu trúc nào cho phù hợp vớinội dung chuyển tải luôn là vấn đề được đặt ra đối với tờ báo

Những thông tin về chính sách, đường lối vừa nêu trên góp phần giúpcông cúng nắm bắt được thông tin chính thức, từ đó vạch ra những phươngthức hoạt động phù hợp cho lĩnh vực Văn hóa - Giáo dục của mình Có thểnói, những thông tin này không những cần cho những người trong hoạt độngchuyên môn mà nó còn đáp ứng nhu cầu của số đông công chúng Vì nhữngđường lối, chính sách này cần thiết cho công chúng nên phải thông tin chi tiết,

cụ thể để công chúng chú ý quan tâm nên nội dung tin Văn hóa - Giáo dụcthường lựa chọn kiểu cấu trúc phù hợp để chuyển tải thông tin Chính vì vậy,thực tiễn khảo sát cho thấy, nội dung thông tin Văn hóa - Giáo dục trên báo

Tuổi trẻ 2013 chủ yếu sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường, chiếm

53,6% trong các cấu trúc bởi kiểu cấu trúc này phù hợp với yêu cầu thông tincủa độc giả Việc sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường trong nộidung thông tin Văn hóa - Giáo dục đã mang lại những thành công nhất định

Ví dụ như sau:

"Trường ĐH Văn Hiến vừa ký ghi nhớ hợp tác toàn diện với Trường

ĐH Bristol (Hoa Kỳ) về hợp tác và trao đổi công tác quản trị, nghiên cứu và giáo dục đào tạo Cụ thể, hai bên thống nhất cùng hợp tác trong các lĩnh vực như: tư vấn và chuyển giao mô hình quản trị, trong đó ĐH Bristol sẽ tư vấn

mô hình quản trị đào tạo thực tiễn theo tiêu chuẩn quốc tế "Study to work" tại Trường ĐH Văn Hiến (Áp dụng mô hình quản trị đào tạo thực tiễn, Tuổi trẻ

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
2. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
3. Giáo trình nghiệp vụ báo chí, Tập 1 (1978), Trường Tuyên huấn TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ báo chí
Tác giả: Giáo trình nghiệp vụ báo chí, Tập 1
Năm: 1978
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2010), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
5. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Tác giả: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
6. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
7. Hồ Chí Minh với công tác báo chí (1992), Hội nhà báo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với công tác báo chí
Tác giả: Hồ Chí Minh với công tác báo chí
Năm: 1992
8. Đinh Văn Hường (2004), Các thể loại báo chí Thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí Thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
9. Hồ Chí Minh (1964), Lời dạy của Hồ Chí Minh về cách viết báo, Báo Hải Hưng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời dạy của Hồ Chí Minh về cách viết báo
Tác giả: Hồ Chí Minh
Năm: 1964
10. Nhiều tác giả (1997), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Thông tin
Năm: 1997
11. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2005
12. Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lâm (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lâm
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 1999
13.Trần Văn Thiện (2005), Bài giảng Các thể tài thông tấn và chính luận báo chí, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Các thể tài thông tấn và chính luận báo chí
Tác giả: Trần Văn Thiện
Năm: 2005
14. Nguyễn Xớn - Trần Văn Thiện - Phan Thanh Thích, Các thể tài báo chí, Đại học Huế.II. Báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể tài báo chí
2. Báo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm 2014 3. Báo Lao động năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ" bốn tháng đầu năm 20143. Báo "Lao động

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các lĩnh vực phản ánh - cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013
Bảng 2.2. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các lĩnh vực phản ánh (Trang 27)
Hình tháp  thông thường - cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013
Hình th áp thông thường (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w