Sự thay đổi trong cách trình bày cấu trúc tin của báoTuổi trẻ năm

Một phần của tài liệu cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013 (Trang 59 - 65)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Sự thay đổi trong cách trình bày cấu trúc tin của báoTuổi trẻ năm

năm 2014 với Tuổi trẻ năm 2013

Báo Tuổi trẻ là một trong những tờ báo lớn nhất của nước ta hiện nay với

quy mô phản ánh phong phú và toàn diện và tin là một thế mạnh của tờ báo chiếm số lượng lớn. Chính vì vậy. báo Tuổi trẻ luôn tìm cách đổi mới hình thức thể hiện tin để mang lại thành công trong đó có sự đổi mới về cách sử dụng các kiểu cấu trúc tin để tạo nên sự đa dạng, đặc sắc cho tờ báo ở thể tài tin.

Để thấy sự thay đổi trong cách sử dụng các kiểu cấu trúc tin trên báo

Tuổi trẻ 2014 với báo Tuổi trẻ 2013 chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách

dùng các kiểu cấu trúc tin của báo Tuổi trẻ trong bốn tháng đầu năm 2014. Trung bình báo Tuổi trẻ có khoảng 36 tin/ số, có khoảng 4320 tin trong bốn tháng đầu năm 2014.

Bảng 3.1. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm 2014

Kiểu cấu trúc Hình tháp thông thường Hình tháp ngược Hình chữ nhật Hình kim cương Hình đồng hồ cát Tổng Số lượng tin 420 2730 910 180 80 4320 TSXH(%) 9,7 63,1 21 4,1 1,9 100

Bảng 3.2. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013.

Kiểu cấu trúc Hình tháp thông thường Hình tháp ngược Hình chữ nhật Hình kim cương Tổng Số lượng tin 1800 8400 2600 520 13320 TSXH (%) 13,5 62,4 20,2 3,9 100

Qua hai bảng khảo sát, thống kê cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên

đã có những sự đổi mới trong cách sử dụng để mang lại hiệu quả cho tờ báo.

Báo Tuổi trẻ 2014 đã phát huy những thành công đạt được và hạn chế

những tồn tại trong cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ 2013. Cụ thể, trong bốn tháng đầu năm 2014, báo Tuổi trẻ vẫn sử dụng chủ yếu là cấu trúc hình tháp ngược (63,1%) và cấu trúc hình chữ nhật (21%) với tần số xuất hiện dày đặc trên các số báo. Trong khi đó, cấu trúc hình tháp thông thường sử dụng ít hơn so với năm 2013 chỉ chiếm 9,7% trong khi đó năm 2013 cấu trúc này chiếm 13,5%, đặc biệt cấu trúc hình kim cương và hình đồng hồ cát được sử dụng nhiều hơn so với năm trước.

Cấu trúc hình tháp ngược và cấu trúc hình chữ nhật được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trên báo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm 2014 cũng là điều hợp lý. Báo Tuổi trẻ là tờ báo sớm tiếp thu những cách viết tin ưu việt, phóng viên, tòa soạn báo Tuổi trẻ đã vận dụng rất nhiều cách viết tin của phương Tây vào cách viết của mình. Chính vì vậy, cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng ngày càng nhiều, năm 2013 cấu trúc này chiếm 62,4% đến năm 2014 tần số xuất hiện của cấu trúc hình tháp ngược là 63,1% tăng 0,7%. Sở dĩ cấu trúc này được báo Tuổi trẻ 2014 dùng ngày càng phổ biến theo chúng tôi, nguyên nhân là do tính ưu việt của cấu trúc này, báo Tuổi trẻ năm 2013 khi sử dụng cấu trúc này đã mang lại nhiều thành công cho tờ báo ở thể tài tin, cấu trúc này phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người đọc, chính vì vậy nó được ưu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, cấu trúc hình tháp ngược là kiểu cấu trúc rất thuyết phục công chúng, khác với cấu trúc hình tháp thông thường, hình chữ nhật trong tin báo Tuổi trẻ thường chỉ thích hợp với một nội dung nhất định nào đó thì cấu trúc hình tháp ngược xuất hiện hầu khắp các nội dung, các mảng đề tài khác nhau trong tin báo Tuổi trẻ năm 2013 cũng như bốn tháng đầu năm 2014. Sự xuất hiện cấu trúc này giữa các nội dung không chênh lệch bao nhiêu, cấu trúc hình tháp ngược thích hợp với bất cứ nội dung nào. Nghĩa là, thông tin bằng cấu trúc này ở nội dung nào, tin cũng giúp độc giả nhận được thông tin nhanh, kịp thời và chính xác, không tốn nhiều thời gian.

Có thể thấy rằng cấu trúc hình tháp ngược là sự đổi mới theo hướng hiện đại của báo chí hiện nay, báo Tuổi trẻ đề cao tính ngắn gọn, nhanh nhạy về mặt thông tin do đó cấu trúc hình tháp ngược được ưu tiên sử dụng để chuyển tải thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất đến công chúng. Cấu trúc này trong bốn tháng đầu năm 2014 được báo Tuổi trẻ sử dụng cho thể tài tin vắn và tin ngắn khi phản ánh các nội dung Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Văn hóa - Giáo dục, Thể thao,..

Cùng với cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật cũng được

báo Tuổi trẻ 2014 sử dụng nhiều hơn so với năm trước. Trước thực trạng xã

hội ngày càng có nhiều dạng thông tin phức tạp, nhiều sự kiện, vấnđề xảy ra hằng ngày, công chúng muốn biết một cách đầy đủ và chuyên sâu. Do đó, cấu trúc hình chữ nhật đáp ứng được yêu cầu thông tin của công chúng bởi cấu trúc này đi sâu phân tích, đánh giá về sự kiện, đồng thời giá trị các chi tiết, tình tiết trong tin ngang bằng nhau, mỗi chi tiết là thông tin về các sự kiện khác nhau. Trong năm 2013, báo Tuổi trẻ chủ yếu sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật khi phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội tuy nhiên sang bốn tháng đầu năm 2014 thì báo Tuổi trẻ đã có sự đổi mới trong cách sử dụng kiểu cấu trúc này. Nó còn được sử dụng trong thể tài tin ngắn và tin sâu khi phản ánh các nội dung Kinh tế, Văn hóa - Giáo dục với cách trình bày hấp dẫn, gây chú ý cho công chúng. Ví dụ như tin sau:

"Những ngày qua, nhiều tàu cá của ngư dân xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi) trúng đậm cá sau mỗi chuyến đánh bắt. Những tàu cá hành nghề lưới cản sau mỗi chuyến ra khơi 4-5 ngày đánh bắt được 5-6 tấn cá thu và cá ngừ. Với mức giá từ 35.000-100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được 40-50 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia 4-5 triệu đồng/người.

Những tàu hành nghề lưới gần bờ thì trúng cá cơm. Trúng đậm cá cơm phải kể đến ngư dân Nguyễn Xếch, thu được hơn 2 tấn sau một chuyến đánh bắt". (Ngư dân trúng đậm cá thu, cá ngừ, Tuổi trẻ thứ 6, ngày 10-1-2014, tr4)

Tin trên là tin ngắn phản ánh nội dung Kinh tế, tác giả đã sử dụng phương pháp thông tin có tầm quan trọng như nhau ở mỗi đoạn. Ở đoạn đầu,

tác giả thông báo cho công chúng biết về sự việc ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quãng Ngãi) trúng đậm cá thu. Các đoạn tiếp theo tác giả thông tin về một chi tiết khác nhau của sự kiện như khối lượng sau mỗi chuyến ra khơi 4-5 ngày bắt được 5-6 tấn cá thu và cá ngừ, thu được 40-50 triệu đồng. Mỗi thông tin có giá trị như nhau, nội dung sự kiện trên tác giả không tập trung nhấn mạnh một chi tiết nào, đó chính là sự thể hiện của cấu trúc hình chữ nhật. Như vậy, việc sử dụng kiểu cấu trúc hình chữ nhật khi phản ánh nội dung Kinh tế như trên đã mang lại những hiệu quả nhất định, nó thông báo cho công chúng biết về sự kiện với số liệu cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Ngoài ra, báo Tuổi trẻ 2014 có sự đổi mới trong cách dùng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường, trong năm 2013 cấu trúc này chiếm 13,5% nhưng đến bốn tháng đầu năm 2014 thì tần số xuất hiện của cấu trúc hình tháp thông thường giảm dần chỉ chiếm 9,7%. Có sự thay đổi như vậy là do cấu trúc hình tháp thông thường không đáp ứng được nhu cầu của thông tin hiện đại, nghĩa là nó đòi hỏi nhiều thời gian của người đọc, người đọc phải theo dõi từ đầu đến cuôi tin mới nắm bắt được thong tin mà mình cần. Trong khi đó, xã hội hiện đại công chúng muốn biết nhiều thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và ngắn gọn nhất. Chính vì vây, báo Tuổi trẻ 2014 hạn chế sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp thông thường trong việc chuyển tải thông tin.

Để cho tin trên báo Tuổi trẻ luôn hấp dẫn công chúng, người làm báo luôn tìm tòi, sáng tạo để cho sản phẩm của mình có sự đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn với độc giả. Đây là lí do mà trong bốn tháng đầu năm 2014 báo Tuổi trẻ

sử dụng nhiều hơn kiểu cấu trúc hình kim cương (4,1%) và hình đồng hồ cát (1,9%), điều này thể hiện cách phản ánh thông tin của tờ báo đã có sự đổi mới để tạo nên sự phong phú, tạo ấn tượng trong việc thể hiện thông tin.

Ví dụ 1:

kinh tế - xã hội giai đoạn 2007-2013 và kế hoạch hợp tác kinh tế - xã hội năm 2014-2020 giữa TP.HCM với tỉnh Tây Ninh ngày 1-3.

Từ năm 2007 đến năm 2014, có 82 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hợp tác, đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với hơn 100 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17.020 tỉ đồng. Trong đó có 49 dự án đang hoạt động, 19 dự án đang triển khai.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - đề nghị trong phương hướng hợp tác giai đoạn 2014- 2020, các sở ngành giữa hai địa phương cần chủ động đẩy mạnh sự hợp tác hơn nữa, đặc biệt trong việc phát huy các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương như việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công

nghệ cao...". (Doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào Tây Ninh hơn 17.000 tỉ

đồng, Tuổi trẻ Chủ nhật ngày 2-3-2014, tr2)

Tin trên được viết theo kiểu cấu trúc hình kim cương. Mở đầu là tông tin về hội nghị sơ kết chưa có nội dung quan trọng mà người viết muốn chuyển tải đến công chúng. Đoạn giữa tin người viết mới thông tin chi tiết về việc đầu tư của doang nghiệp TP.HCM vào Tây Ninh, từ năm 2007 đến năm 2014, có 82 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hợp tác, đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với hơn 100 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17.020 tỉ đồng. Đây là thông tin quan trọng nhất được người viết đặt ở giữa tin, các thông tin sau ít quan trọng, bổ sung cho thông tin chính. Do đó, tin trên được xây dựng theo kiểu cấu trúc hình kim cương.

Ví dụ 2:

"UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản tiếp tục gia hạn thời gian cho phép ông Trần Văn Tiệp (96 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tìm kiếm kho báu 4.000 tấn vàng nghi được chôn giấu ở Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) đến ngày 31-12-2014.

Điều đáng chú ý là lần này UBND tỉnh Bình Thuận còn cho phép chủ đầu tư sử dụng thuốc nổ để phục vụ hoạt động thăm dò kho báu.

Một lãnh đạo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch cho biết hoạt động nổ mìn chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp, lưu lượng nhỏ và được cơ quan quân sự tham gia giám sát để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường. Vị này cho biết thêm qua quá trình thăm dò đã phát hiện những mũi khoan rỗng xuyên qua lớp đất đá của Núi Tàu. Điều này đưa ra nhận định nếu không phải kho báu thì cũng là một loại khoáng sản nằm trong lòng núi.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng cho biết thêm đây là lần gia hạn cuối cùng (lại là lần cuối cùng) để ông Tiệp thực hiện thăm dò tài sản nghi được

chôn giấu tại Núi Tàu". (Lại gia hạn cho phép tìm kho báu ở Núi Tàu, Tuổi

trẻ thứ 2, ngày 6-1-2014)

Ví dụ trên được tác giả triển khai theo cấu trúc hình đồng hồ cát để mang lại giá trị thông tin cao nhất. Thông tin ở đoạn đầu và đoạn cuối là thông tin quan trọng nhất, đoạn giữa là những thông tin ít quan trọng. Mở đầu tin, tác giả thông báo cho công chúng biết về việc UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản tiếp tục gia hạn thời gian tìm kho báu ở Núi Tàu. Thông tin tiếp theo giải thích chi tiết, cụ thể về sự việc trên, đến đọn cuối tin, người viết cung cấp thêm thông tin quan trọng đây là lần gia hạn cuối cùng để ông Tiệp thực hiện thăm dò tài sản.

Qua hai ví dụ trên, có thể thấy rằng, cấu trúc hình kim cương và cấu trúc hình đồng hồ cát khá phức tạp so với các cấu trúc khác, bởi nó đòi hỏi người làm báo phải có kinh nghiệm, khéo léo trong việc thể hiện thông tin, sắp xếp các chi tiết một cách logic để giúp người đọc nhận biết được thông tin nào là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, báo Tuổi trẻ 2014 sử dụng hạn chế cấu trúc hình tháp thông thường, tờ báo muốn tạo nên sự đa dạng, đặc sắc không bị đơn điệu thì đòi hỏi phải đưa vào các kiểu cấu trúc mới, lạ để thu hút sự chú ý của công chúng. Chính những lý do này mà hai cấu trúc trên có tần số xuất hiện nhiều hơn trên báo Tuổi trẻ 2014 so với năm 2013.

Tóm lại, báo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm đã có những đổi mới so với năm 2013, tuy sự thay đổi không lớn nhưng nó thể hiện sự bắt kịp xu hướng phát

triển của báo chí hiện đại. Sự đổi mới đó nhằm hoàn thiện tờ báo trong việc chuyển tải thông tin, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Một phần của tài liệu cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w