Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina của Lep Tônxtôi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM XUÂN HOÀNG
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TIỂU THUYẾT
ANNA KARÊNINA CỦA LEP TÔNXTÔI
Chuyên ngành: VĂN HỌC NGA
Mã số: 62.22.30.01
BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội 2009
Trang 2
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
GS Nguyễn Hải Hà
Phản biện 1: GS Nguyễn Kim Đính
Trường Đại học KHXH & NV
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Hải Phong
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS Đào Tuấn Ảnh
Viện văn học
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 200…
Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế
Trang 3NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Phạm Xuân Hoàng (1989), Kỹ xảo chân dung trong tiểu thuyết Chiến
tranh và hòa bình của L Tônxtôi Luận án sau đại học, ĐHSP Hà nội
2 Phạm Xuân Hoàng (1993), Sự thâm nhập của thi pháp học hiện đại
vào các bài giảng văn về văn học Nga ở trường THPT Kỷ yếu Hội nghị
khoa học, ĐHSP Huế, tr 64-67
3 Phạm Xuân Hoàng (1995), Những dấu ấn nghệ thuật hiện đại trong
sáng tác của L Tônxtôi Thông báo Khoa học và giáo dục, ĐHSP Huế, số
12, tr 75-80
4 Phạm Xuân Hoàng (1998), Các môtip nghệ thuật trong tác phẩm
Anna Karênina của L Tônxtôi Thông báo Khoa học & Giáo dục, ĐHSP
Huế, số 3, tr 37-43
5 Phạm Xuân Hoàng (2002), Đặc điểm hình thức tiểu thuyết Anna
Karênina của L Tônxtôi Thông báo Khoa học & Giáo dục, ĐHSP Huế, số
1, tr 33-39
6 Phạm Xuân Hoàng (2002), Suy nghĩ về phương thức tiếp cận các bài
giảng văn tác phẩm của Tônxtôi trong chương trình trung học phổ thông
Kỷ yếu Khoa học, Đại học Huế, tr 172-175
7 Phạm Xuân Hoàng (2002), Nghệ thuật mở đầu tác phẩm ở tiểu thuyết
Anna Karênina của Lep Tônxtôi (Trong cuốn Văn học-Ngôn ngữ Những
vần đề nghiên cứu và giảng dạy), Nxb Thuận Hóa, tr 387-394
8 Phạm Xuân Hoàng (2004), Nghệ thuật đối thoại trong tiểu thuyết
Anna Karênina của L Tônxtôi Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 23, tr
23-28
9 Phạm Xuân Hoàng (2006), Đặc điểm không gian nghệ thuật tiểu
thuyết Anna Karênina của Lep Tônxtôi Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số
34, tr 15-20
10 Phạm Xuân Hoàng (2007), Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm Anna Karênina
của L Tônxtôi Bài tham gia Hội thảo Văn học kỳ ảo của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, 6.2006 (in trong cuốn Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Ngữ Văn) Nxb Thuận Hóa – Công ty Văn hóa Phương Nam,
Tp.HCM, tr 275-280
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nhà văn Nga vĩ đại L.N.Tônxtôi (1828 - 1910) là tác giả những
bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Chiến tranh và hoà bình, Anna Karênina,
Phục sinh…Mỗi tiểu thuyết của Tônxtôi đều mang dấu ấn sáng tạo đặc
sắc, không lặp lại về mô hình kết cấu và hình thức thể loại Đặc biệt, tiểu
thuyết Anna Karênina có vị trí và ý nghĩa văn học sử quan trọng, đánh dấu bước đổi mới mạnh mẽ về nghệ thuật tự sự Với Anna Karênina,
Tônxtôi triển khai cách trần thuật mới mẻ, không liền mạch, đa tuyến, đầy vẻ hỗn độn về phương diện tạo hình cấu trúc văn bản Những yếu tố ngầm sau văn bản có vai trò quy tụ thống nhất sự “ hỗn loạn” về kiến trúc bên ngoài của tác phẩm Sự chuyển hướng trần thuật không dựa hẳn vào cốt truyện làm cho hình thức tiểu thuyết trở nên tự do, bao quát được nhiều nội dung hiện thực, tạo ra nhiều khoảng lặng để miêu tả tâm lý
Tác phẩm Anna Karênina mở ra con đường đổi mới phương thức tự sự
trong thể loại tiểu thuyết, rất gần gũi với bút pháp văn xuôi hiện đại
1.2 Đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina trở thành cơ sở
khám phá nghệ thuật tự sự có giá trị cách tân của Tônxtôi Hướng nghiên cứu của đề tài được triển khai qua các vấn đề như cách thức tổ chức kiến trúc tác phẩm, những mối quan hệ nội tại, các bình diện thủ pháp nghệ thuật trong kết cấu văn bản Tìm hiểu kết cấu là con đường tái tạo vẻ đẹp một kiệt tác văn chương mà Đôxtôiepxki đánh giá như “một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo” Qua nội dung khảo sát, chúng tôi cố gắng làm nổi bật tính chất mới lạ so với tiểu thuyết đương thời và mang dấu ấn hiện đại của kết cấu tác phẩm
1.3 Trong di sản Tônxttôi, tiểu thuyết Anna Karênina luôn được độc
giả thế giới và Việt Nam yêu thích Đi sâu khám phá vẻ đẹp một tác phẩm đã trở thành hiện tượng độc đáo trong lịch sử tiếp nhận văn học, đề tài có ý nghĩa văn học sử, ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên môn, trong quá trình tiếp nhận, giao lưu với tinh hoa văn hoá thế giới
1.4 Đề tài thể hiện khát vọng muốn đưa lại đóng góp nhất định trong cách đọc, cách hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo định hướng gắn với tính thời sự của yêu cầu cải cách giáo dục, sự thay đổi phương thức tiếp cận văn học ở nước ta hiện nay
Trang 51.5 Ngoài phương diện lịch sử văn học, thi pháp thể loại, nội dung
đề tài còn hướng đến những giá trị thẩm mỹ mang tính cập nhật đối với cuộc sống ngày nay về tình yêu và hôn nhân, về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng, về sự bất công và hòa giải xã hội Bản lĩnh tư duy năng động đầy sáng tạo của nhà nghệ sĩ thiên tài và những cách tân nội dung nghệ
thuật tiểu thuyết Anna Karênina vẫn giữ nguyên giá trị đối với đời sống văn học Việt Nam đang trong giai đoạn trăn trở đổi mới
2 Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Anna Karênina có cuộc sống đượm vẻ “bi hùng” đầy thử
thách bởi rất nhiều kiến giải, đánh giá phức tạp, thậm chí đối lập nhau Điều đó chứng tỏ tác phẩm không thuộc loại sách dễ đọc, dễ quên mà chứa đựng sức sống bí ẩn trường tồn với thời gian
2.1 Nguồn tư liệu tiếng Nga
2.1.1 Ngay từ khi mới xuất hiện, tác phẩm có sức cuốn hút đặc biệt đối với giới phê bình Nga nửa cuối thế kỷ XIX Người ta tranh luận sôi nổi về tác phẩm như “bàn về một trận đánh” với hai khuynh hướng chủ yếu là phê phán gay gắt hoặc ca ngợi nhiệt thành
- Khuynh hướng phủ nhận coi tác phẩm là một thất bại lớn của nhà văn Các ý kiến không thừa nhận tác phẩm đều có điểm chung là xem tác phẩm có “nội dung ô nhục trống rỗng", tầm thường, có hại cho độc giả hoặc gán ghép các mục đích chính trị sai lệch Nhiều nhà phê bình lại nêu lên vấn đề có sự bất hòa giữa nội dung và hình thức qua các nhận xét như “tác phẩm cho thấy tài năng phi thường của tác giả và tính vô mục đích của sáng tạo” hoặc “một tài năng đã chết trong sự hỗn độn” Những
ý kiến chê bai ồn ào thời kỳ đầu về sau đã lắng dịu xuống
- Bên cạnh sự vùi dập, chỉ trích thì nhiều nhà phê bình hân hoan đón chào thành công sáng tạo của Tônxtôi là đã “khai phá con đường mới”,
là “ngôi sao rực sáng nhất, làm nên thời đại tiểu thuyết” Đôxtôiepxki ca
ngợi Tônxtôi như “vị thần nghệ thuật” và "Anna Karênina chứa đựng
những yếu tố mới, là tác phẩm hạng nhất không ai trong chúng ta có thể sánh với ông Ở châu Âu cũng không có trường hợp tương tự”
- Ngoài bình diện nội dung và hình thức, có hai loại ý kiến tiêu biểu cho hai hướng tiếp nhận trái ngược nhau về các thành phần kết cấu tác phẩm
Một số ý kiến của I Turghênhep, X Rasinxki xem tác phẩm là “bộ sưu tập hỗn độn”, là “hai cuốn tiểu thuyết rời rạc, không có kết cấu tổng thể” Ngược lại, nhà thơ A Fet và hai nhà nghiên cứu N Xtrakhôp, M
Trang 6Grômeca thì nhấn mạnh “mối quan hệ ngầm” đóng vai trò quyết định tính chỉnh thể cho tác phẩm-
Khảo sát các ý kiến về cách viết, cách mô tả hiện thực, thế giới nhân vật cũng có nhiều nhận xét thú vị và thường tập trung vào tài năng miêu
tả tâm lý, cách tổ chức tác phẩm thành chương phần, tính chất đời thường, tính chất tự thuật trong phác họa nhân vật của Tônxtôi
Nhìn chung, dù ý kiến khen chê còn cách biệt nhưng giới phê bình Nga thế kỷ XIX đã cày xới lên nhiều vấn đề phong phú trên các bình diện khác nhau của tác phẩm Tuy các kiến giải còn sơ lược nhưng mang
ý nghĩa nêu vấn đề, gợi mở cho giới nghiên cứu thế hệ sau
2.1.2 Vào đầu thế kỷ XX , tác phẩm vẫn dành được sự quan tâm của nhiều đại biểu nổi tiếng trong nền văn hoá Nga như V Kôrôlencô, Sêkhôp, Plêkhanôp, Lunasarxki, Gorki, Lênin Họ đều đánh giá Tônxtôi như một hiện tượng kỳ vĩ, có công đưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên đỉnh cao chói lọi Đặc biệt, các bài báo của Lênin đã đưa ra cách nhìn mới theo quan điểm mácxit về Tônxtôi, đặt nền móng cho ngành Tônxtôi học
Xô viết sau này
- Nói về bút pháp sáng tạo của Tônxtôi, có K Lêonchiep với khuynh hướng tiếp cận thi pháp học, hoặc V.Kôrôlencô phát hiện ra “tính chất vượt ngưỡng” hay Sêkhôp ca ngợi về khả năng “biết đặt ra đúng vấn đề”
trong tác phẩm Anna Karênina
- Các công trình của giới nghiên cứu Xô viết về sáng tạo của Tônxtôi
và về Anna Karênina đạt đến quy mô rộng lớn phong phú Giới nghiên
cứu Xô viết thống nhất sơ đồ kết cấu gồm hai phần chính và cố gắng chứng minh tính thống nhất của tác phẩm, sự mở rộng biên độ từ tư tưởng gia đình sang tư tưởng xã hội Một số bài viết của B Âykhenbao,V Sclôpxki, V Ermilôp, E Maimin còn hướng đến vấn đề thể loại, các cấp độ nhỏ hơn của kết cấu như tính phức điệu, tính lắp ghép chương đoạn, kiểu kết cấu mở trong cấu trúc tác phẩm Kế thừa Sernưsepxki, các nhà nghiên cứu như Urnôp, L.Ginzơbuôc, T.Môtưlova dành nhiều trang viết ca ngợi tài năng miêu tả tâm lý mang dấu ấn hiện đại của Tônxtôi Nhiều công trình còn chú ý đến bố cục, các thủ pháp xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản, nhiều chiều hay vấn đề ý nghĩa lời đề từ,…trong tác phẩm
- Tác phẩm Anna Karênina thu hút niềm say mê ngưỡng mộ của
nhiều học giả, nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới Nhà văn Đức T Man
ca ngợi: “Anna Karênina là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội vĩ đại nhất của
Trang 7văn học thế giới”, còn L Aragông thì khẳng định: “Không, chính Tônxtôi chứ không phải Fôcnơ, chi phối tiểu thuyết hiện đại”
Tóm lại, giới nghiên cứu phê bình Xô viết và trên thế giới đã triển
khai tìm hiểu tác phẩm sâu rộng trên nhiều bình diện, chứng tỏ Anna
Karênina vẫn còn là một hiện tượng tiếp nhận văn học độc đáo và hấp
dẫn
2.2 Nguồn tư liệu tiếng Việt
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu Anna Karênina bắt đầu vào những
năm 60 thế kỷ XX, bao gồm các tài liệu dịch và các bài báo, hồi ký, lời giới thiệu, giáo trình, sách lý luận, chuyên luận, luận án thạc sĩ, tiến sĩ,
Nguồn tư liệu về Anna Karênina, về nội dung đề tài chiếm vị trí khá
- Nguồn tài liệu của tác giả Việt Nam có bài viết của Hồ Chủ Tịch về Tônxtôi Các bài viết của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Kim Đính, Lưu Văn Bổng đã đề cập trực tiếp đến tác phẩm
Anna Karênina Dù mang tính chất giới thiệu nhưng một số bài viết cũng
bước đầu chỉ ra đặc điểm kết cấu của Anna Karênina là tính chất song đề
hoặc sự biến đổi về thể loại
- Ở các bài giới thiệu sách cũng đưa ra cách nhận diện chung về kết cấu, giá trị hiện thực của tác phẩm Trong ba bộ giáo trình về văn học
Nga thế kỷ XIX ở Việt Nam, cuốn chuyên luận Lep Tônxtôi của Nguyễn Trường Lịch đều dành một chương về Anna Karênina và có bàn đến đặc
điểm kết cấu tác phẩm nhưng do tính chất của các công trình nên vấn đề chưa được khảo sát sâu rộng Các giáo trình lý luận văn học cũng khẳng định kiểu tính cách nổi loạn của Anna, kiểu kết cấu để ngỏ làm minh hoạ cho lý thuyết văn chương
- Anna Karênina còn là cảm hứng sáng tác thơ ca, hồi ký của nhiều
tác giả Việt Nam Một số bài không liên quan đến đề tài nhưng đó là tình
cảm, một cách tiếp cận với Anna Karênina đáng được ghi nhận
Điểm qua lịch sử vấn đề, có thể thấy các công trình nghiên cứu về
Anna Karênina đều ít nhiều đề cập đến vấn đề kết cấu ở mức độ khác
nhau, khá đa dạng, phong phú Mặc dù chưa thể bao quát đầy đủ nhưng với nguồn tư liệu đã có vẫn cho thấy việc khảo sát kết cấu còn tản mạn,
Trang 8mang tính phụ đề cho các nội dung nghiên cứu khác, chưa quy tụ thành
hệ thống để tạo nên công trình quy mô về tiêu điểm kết cấu Chúng tôi
trân trọng ghi nhận đó là những chỉ dẫn, gợi mở quý báu trong việc
nghiên cứu đề tài và mạnh dạn đưa ra hướng tiếp cận sâu rộng hơn về kết
cấu tác phẩm
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát về một vấn đề quan trọng là nghệ thuật kết
cấu Anna Karênina Đối với một tác phẩm lớn có kết cấu phức tạp như
Anna Karênina, hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp, bởi vì “kết cấu
là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, là một phương tiện
cơ bản của sáng tác nghệ thuật Trên mức độ lớn, có thể nói sáng tác là
kết cấu” Nghiên cứu những vấn đề có ý nghĩa quyết định sự “thành bại”
của tác phẩm văn chương là góp phần cảm nhận toàn bộ sức mạnh nội
dung thẩm mỹ và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Anna Karênina
4 Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp nhiều thao tác nghiên cứu theo hướng tiếp cận thi pháp
học hiện đại và vận dụng lý luận văn học để làm sáng tỏ tiêu chí xác định
một tác phẩm hay của Tônxtôi là “sự thống nhất giữa điều muốn nói (nội
dung), nói như thế nào (hình thức) và thái độ tác giả”
- Sử dụng phương pháp hệ thống để làm nổi bật vai trò nghệ thuật
của yếu tố bộ phận trong mối quan hệ thống nhất với chỉnh thể qua các
cấp độ kết cấu văn bản và hình tượng
- Từ góc độ loại hình, thể hiện quan điểm nhìn nhận kết cấu tác
phẩm là yếu tố đặc trưng của hình thức nghệ thuật điêu luyện chứa tải
nội dung thẩm mỹ giàu ý nghĩa nhân sinh
5 Đóng góp của luận án
- Đưa ra cái nhìn sâu rộng, hệ thống và có nét mới về nghệ thuật kết
cấu tiểu thuyết Anna Karênina
- Trình bày quan điểm của người viết về những ý kiến còn tranh
luận, bổ sung những nội dung còn bỏ ngỏ hoặc đề cập sơ lược Quy
chiếu các vấn đề vào tính chất vượt khuôn mẫu trong sáng tác và tư duy
nghệ thuật năng động của Tônxtôi để khẳng định yếu tố truyền thống và
cách tân, dấu hiệu hiện đại của tác phẩm
- Đưa lại nhận thức sâu sắc về vai trò của kết cấu nghệ thuật trong
sáng tác, tiếp nhận tác phẩm văn học Đề tài mang ý nghĩa đối thoại với
kiểu nhìn “bảo tàng học” dành cho những kiệt tác nghệ thuật “vĩnh viễn
mới” như Anna Karênina, giúp tác phẩm thâm nhập sâu rộng hơn vào
dòng chảy tiếp nhận, giao lưu văn học đang diễn ra
Trang 96 Cấu trúc luận án
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung luận án được triển khai theo các thành phần chính như sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I Quá trình hoàn thiện kiến trúc
1.1 Giới thuyết khái niệm
1.2 Những tìm tòi sáng tạo
1.3 Hình thức tiểu thuyết phóng khoáng tự do
CHƯƠNG II Cấu trúc nội tại của tác phẩm
2.1 Vai trò của mối quan hệ bên trong
2.2 Tiêu điểm
2.3 Các yếu tố mang tính chỉnh thể
2.4 Ý nghĩa lời đề từ
CHƯƠNG III Các bình diện thủ pháp nghệ thuật
3.1 Không gian thời gian nghệ thuật
3.2 Phương thức xây dựng tính cách
3.3 Nghệ thuật thể hiện tâm lý
KẾT LUẬN
Những công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10
Chương I QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN KIẾN TRÚC
Nội dung chương I tập trung tìm hiểu lý thuyết chung và quan niệm của Tônxtôi về kết cấu, từ đó xác định biểu hiện cụ thể của các đường nét kiến trúc bên ngoài như hình thức thể loại, đề tài, bố cục, thế giới nhân vật, trong tác phẩm
1 Giới thuyết khái niệm
1.1 Lý thuyết chung về khái niệm kết cấu tác phẩm văn học
Dựa vào định nghĩa kết cấu của Từ điển bách khoa văn học (Viện
HLKH Liên xô, 1987), chúng tôi lưu ý tới luận điểm cho rằng kết cấu không chỉ là cách thức trình bày tác phẩm trong “một nội dung và thể loại xác định” mà còn là kết quả nhận thức thẩm mỹ phản ánh “mối liên
hệ bên trong của thực tại” Định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học và sách Lý luận văn học (Nxb GD) nhấn mạnh kết cấu là phương tiện nghệ
thuật cơ bản để xây dựng hình tượng và khái quát tư tưởng cảm xúc Kết cấu tác phẩm được xem xét trên ba bình diện nội dung, hình thức và thái
độ tác giả Các luận điểm trên có điểm trùng hợp với ý kiến của Tônxtôi bàn về kết cấu
1.2 Quan niệm kết cấu của Tônxtôi
Trong hai tập sách dày hàng nghìn trang bàn về văn học, Tônxtôi đưa ra nhiều ý kiến đặc sắc nói đến kết cấu tác phẩm, bao gồm các luận điểm cơ bản sau đây:
- Mối quan hệ thống nhất giữa nội dung (miêu tả cái gì) với hình thức nghệ thuật (miêu tả như thế nào) và thái độ tác giả (điểm nhìn và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả với đối tượng miêu tả)
- Mối quan hệ thống nhất giữa yếu tố bộ phận và chính thể
- Kết cấu đóng vai trò xác lập các mối quan hệ trên từ cấp độ văn bản đến hình tượng qua ba phương diện:
1 Kiến trúc bên ngoài (hình thức thể loại, đề tài, cốt truyện, bố cục,
hệ thống nhân vật, các hiện tượng miêu tả )
2 Mối liên hệ bên trong (ý đồ, chủ đề, tư tưởng, bản chất thẩm mỹ đối tượng miêu tả, thái độ tác giả, vai trò người kể chuyện )
3 Quy luật của vô vàn móc nối (các thủ pháp nghệ thuật miêu tả ) Quan niệm kết cấu của Tônxtôi có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết chung của lý luận văn học Đó là lý do chúng tôi dựa vào chỉ dẫn
của Tônxtôi để tiếp cận vấn đề kết cấu Anna Karênina nhưng không cách
biệt với lý luận chung, tránh tính chủ quan phiến diện về mặt khoa học
Trang 111.2 Những tìm tòi sáng tạo
1.2.1 Tư tưởng kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina
Tính “sung mãn về nội dung, phóng khoáng về hình thức” là tư
tưởng kết cấu chủ đạo, chi phối cách tổ chức tác phẩm Anna Karênina
Nó thể hiện khát vọng “muốn bao quát tất cả” mà Tônxtôi từng khẳng
định: “Tôi muốn viết tiểu thuyết phóng khoáng tự do như Anna
Karênina, trong đó chứa đựng thoải mái tất cả những gì mà tôi cho là đã
hiểu theo khía cạnh mới, khác thường và có ích ” Tư tưởng kết cấu cởi
mở của Tônxtôi xuất phát từ cái nhìn biện chứng “con người như dòng sông” và tư duy năng động về hình thức nghệ thuật là "hình thức đa dạng như nội dung” Vì vậy, Tônxtôi mạnh dạn phá vỡ mọi khuôn mẫu định
sẵn, lựa chọn kết cấu cỡ lớn, đa diện, nhiều tầng bậc cho Anna Karênina
1.2.2 Cảm hứng sáng tạo
Tiểu thuyết Anna Karênina nẩy sinh từ nguồn cảm hứng mạnh mẽ
về thực tại Chăm chú lắng nghe tiếng rạn vỡ của bản thân, gia đình và
xã hội cùng với ảnh hưởng của Puskin, nhà văn dứt khoát từ bỏ ý định viết về lịch sử thời Pie đệ nhất, chuyển sang đề tài mới là cuộc sống thường nhật đang diễn ra để bày tỏ quan điểm nhận thức của mình về hiện thực đương thời Kết cấu tác phẩm được mở rộng dần, trở nên phức hợp theo quá trình nhà văn tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng của thời đại
1.2.3 Quá trình mở rộng kết cấu
Đây là quá trình thay đổi các biến thể kết cấu khác nhau, từ đơn tuyến, chặt chẽ đến đa tuyến, tản mạn, lắp ghép để đạt đến một mô hình thích hợp với ý tưởng sáng tạo mới mẻ của nhà văn Sự thay đổi này diễn
ra ở mọi cấp độ lớn nhỏ trong kết cấu tác phẩm Khác với nhận xét tác phẩm là “sự lựa chọn cẩu thả”, Tônxtôi đã nhọc nhằn, dày công luyện đúc từng con chữ, trải qua năm lần sửa chữa bản thảo, mở rộng bổ sung
đề tài, nhân vật Suốt bốn năm trời lao động mịêt mài, như nhận xét của nhà nghiên cứu N Guxep là nhà văn tạo ra được phép mầu, biến cuốn tiểu thuyết gia đình “nhẹ nhàng” trở thành “cuốn tiểu thuyết xã hội rộng lớn mang đậm hơi thở thời đại”
1.3 Hình thức tiểu thuyết phóng khoáng tự do
1.3.1 Đặc điểm hình thức tác phẩm
Khác với hiện tượng ngoại lệ Chiến tranh và hoà bình, tác phẩm này
đánh dấu sự quay trở lại với hình thức tiểu thuyết gia đình truyền thống
nhưng Tônxtôi đã thực hiện nhiều cách tân táo bạo để từ cái cũ, Anna
Karênina trở thành tiếng nói mới trong nghệ thuật Quan niệm linh hoạt
Trang 12về tiểu thuyết là thể loại “chưa bao giờ định hình” cho phép Tônxtôi chuyển hoá câu chuyện tình tay ba mang màu sắc luân lý ban đầu của Anna thành câu chuyện của nhiều gia đình khác nhau như Lêvin, Đôly, Ngoài yếu tố tiểu thuyết gia đình còn lưu giữ, tác phẩm còn mang dấu ấn của tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết triết luận, tiểu thuyết thế sự Việc mở rộng biên độ phản ánh hiện thực từ những câu chuyện riêng tư đến các vấn đề cấp thiết ở nước Nga đương thời được nhà văn thể hiện tài tình với sự kết hợp nhiều dạng thể loại tiểu thuyết khác nhau làm nẩy sinh hình thức tiểu thuyết tâm lý xã hội có quy mô lớn mà Tônxtôi tự hào gọi
là “tiểu thuyết phóng khoáng tự do”
Kết cấu của Anna Karênina là một trường hợp phá cách, vượt
ngưỡng điển hình đầy dữ dội và phức tạp về hình thức thể loại Khác với cách nhận diện cũ là không có kết cấu, không phải tiểu thuyết, những đặc điểm tưởng như “hỗn độn, rời rạc” lại thể hiện sự cách tân mạnh mẽ của tác phẩm Tính chất vượt giới hạn, phá vỡ khuôn mẫu định sẳn trở thành một nguyên tắc tối quan trọng trong quá trình sáng tạo của Tônxtôi Đó cũng là cơ sở để nhà văn đổi mới nghệ thuật tự sự mà nổi bật là tính chất tính chất không liền mạch, hệt như “tản mạn thời tôi sống” Hình thức nghệ thuật tác phẩm mang đậm những dấu hiệu thi pháp hiện đại về phương diện thể loại tiểu thuyết
1.3.2 Đề tài
Tác phẩm Anna Karênina rất phong phú các hệ đề tài như số phận cá
nhân, gia đình và xã hội Tính chất đời tư thể hiện rõ qua các nhân vật Anna, Lêvin, Karênin, Vrônxki, Đôly, Tác giả phản ánh đề tài gia đình theo cách riêng là xoá bỏ tính chất trung tâm của câu chuyện về một gia đình với một nhân vật chính theo kiểu truyền thống mà bao quát trên bình diện rộng lớn “các kiểu gia đình bất hạnh khác nhau” Điều đó thôi thúc Tônxtôi đi tìm nguyên nhân giải pháp cho các bi kịch cá nhân và gia đình để chuyển hướng ý đồ sáng tạo, triển khai sâu rộng đề tài xã hội trong tác phẩm Tônxtôi đã đề cập hàng loạt vấn đề và sự kiện quan trọng, “mang tính thời sự nóng hổi”(F Đôxtôiepxki) của đời sống xã hội Nga đang chuyển biến dữ dội như quyền sống, quyền hạnh phúc cá nhân đối với thiết chế xã hội và tôn giáo, mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân, sự hãnh tiến của giai cấp tư sản, vấn đề tư hữu, vấn đề số phận nhân dân và con đường đi của nước Nga… Đưa cái riêng tư vào cơn xoáy lốc của thời đại, Tônxtôi phản ánh sắc nét hiện thực nước Nga buổi giao thời hỗn độn, làm cho những chân lý quen thuộc thăng hoa những giá trị mới
Trang 13Cuốn tiểu thuyết trở thành “đề tài phong phú để tìm hiểu cuộc sống Nga đương thời” (G Uxpenxki)
1.3.3 Cốt truyện
Tính phức hợp của đề tài chi phối nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Anna Karênina Từ sơ đồ cốt truyện cũ, đơn tuyến về mối tình tay ba của
người phụ nữ thượng lưu bất hạnh trong tình yêu, Tônxtôi giải quyết vấn
đề theo chiều hướng mới trong sự mù mờ của các giá trị đạo đức xã hội
và khát vọng ý thức cá nhân mãnh liệt của Anna Sự đổ vỡ nền móng gia đình hướng Tônxtôi tới các vấn đề xã hội làm nảy sinh thêm tuyến cốt truyện chính về Lêvin Tônxtôi còn gia tăng tính độc lập tương đối của các tuyến phụ như ở nhân vật Đôly Với hệ thống cốt truyện đa tuyến, lệch pha với kiểu đơn tuyến ban đầu, kết cấu tác phẩm trở nên phức tạp, qui mô, có khả năng bao quát hiện thực cuộc sống ở mọi phương diện cá nhân, gia đình và xã hội Tác phẩm nổi bật ở đặc điểm có cốt truyện đa tuyến lỏng lẻo, phức hợp, lồng ghép nhiều câu chuyện tản mạn, hoàn toàn mới mẻ so với kiểu tự sự đơn nhất chặt chẽ trong văn học trước đó.Tác phẩm dành nhiều khoảng lặng, ngắt quãng mạch miêu tả sự kiện, nhường chỗ cho dòng tâm tư nhân vật lên ngôi Với hình thức phóng
khoáng tự do Tiểu thuyết Anna Karênina thể hiện rõ sự đổi mới, hiện
đại so với tiểu thuyết truyền thống trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện
1.3.4 Bố cục
Ở dạng đầu tiên, Anna Karênina là cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng về số
phận “ người phụ nữ thượng lưu đã có chồng nhưng sa ngã”, chỉ có 12 chương, đơn giản và công thức Đến văn bản cuối, tác phẩm có bố cục phức tạp gồm 2 tập với 8 phần và 239 chương với nội dung hiện thực vô cùng rộng lớn, phong phú Tônxtôi thay đổi cách mở đầu với cảnh nhân vật Anna xuất hiện ở phòng khách bằng câu chuyện gia đình Xtêpan lục đục, rối tung nhằm tạo dựng một không khí hỗn độn không chút bình yên cho cả tác phẩm Diễn biến, cao trào tác phẩm dựa trên sự đổ vỡ thế giới
ảo ảnh của nhân vật trước thực tế nghiệt ngã và vật vã tìm kiếm một chỗ đứng mới Các chương phần có sự đứt quãng, tiếp nối dòng mạch miêu
tả, tạo sự hoà quyện giữa các tuyến chủ đề, cốt truyện khác nhau Nhà văn còn thay đổi kiểu kết thúc có hậu truyền thống bằng kết thúc mở của tiểu thuyết hiện đại Những dư âm sau cái chết của Anna, những trăn trở tìm kiếm chân lý của Lêvin vẫn gợi lên bao nỗi niềm về thế thái nhân tình cho người đọc Tác phẩm mang đặc điểm loại tiểu thuyết dòng chảy, chứa tải sự chuyển động cuồn cuộn của cuộc sống
1.3.5 Thế giới nhân vật