Nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 46 - 52)

Nguyễn Huệ là một nhân vật lịch sử nổi tiếng. Tên tuổi và tiếng tăm của ông đã được lưu truyền trong sử sách, trong truyền thuyết dân gian. Đối với dân tộc Việt Nam, Nguyễn Huệ là một cá nhân kiệt suất có tầm ảnh hưởng lớn lao. Trên những trang sử vàng, Nguyễn Huệ được ghi nhận là người anh hùng “áo vải cờ đào”, một vị lãnh đạo tài giỏi sáng suốt. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân và lòng căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Huệ đã quyết tâm thực hiện lý tưởng hoài bão xây dựng xã tắc, cứu vớt dân lành. Giới thiệu khái quát về nguồn gốc xuất thân và quá trình xây dựng đại nghiệp của Nguyễn Huệ, các tác giả trong cuốn Việt Nam sử lược có chép: “Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753, là em của Thái Đức Hồng

Đế Nguyễn Nhạc. Khi cịn nhỏ Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi bật nhất: tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng, mắt sáng có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thắng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.…)” [33,tr.335- 340].

Nguyễn Huệ là một người tài ba, xuất chúng, có tài sách lược, ăn nói khơn khéo. Khi đem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tơn phị nhà Lê. Cùng với thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập bên giường ngự mà hỏi thăm yên ủi. Nguyễn Huệ thưa: “ Tôi vốn là kẻ áo vải ở Tây Sơn, nhân thời thế mà nổi dậy. Bệ hạ tuy không cho cơm ăn, áo mặc, nhưng tôi ở cõi xa, bấy lâu vẫn kính mến thánh đức. Bữa nay được nhìn thấy mặt trời, đủ thoả được tấm lịng khao khát. Họ Trịnh vơ đạo, hiếp đáp hồng gia, nên trời mượn tay tôi một trận phá ngay được, ấy là nhờ ở oai đức của bệ hạ.”. Vua Lê ôn tồn đáp: “Ấy là võ công của tướng quân cả, chứ quả nhân nào có tài đức gì!”. Nguyễn Huệ khiêm tốn thưa:” Tơi chỉ tơn phị, đâu dám kể tới công lợi. Việc ngày nay đã xảy ra như thế thật bởi lịng trời xui nên hết thảy... Thế là trời có ý xui bệ hạ chấn kỷ cương, nảy mực, khiến cho trong ấm ngồi êm, tơi đây cũng được ơn nhờ”.

Bắt nguồn từ một nguyên mẫu có thật trong lịch sử, nhà văn Ngơ Giáp Đậu đã lựa chọn để xây dựng thành một hình tượng văn học. Lựa chọn một nhân vật có thật như Nguyễn Huệ để xây dựng thành nhân vật văn học có thể nói là một sự táo bạo của nhà văn Ngô Giáp Đậu. Vốn dĩ, nhân vật Nguyễn Huệ là một yếu nhân có vai trị to lớn trong lịch sử và có nhiều dấu ấn trong tâm thức người Việt. Bởi vậy, để cho người đọc có một cách nhìn mới hơn về nhân vật này là một điều khơng dễ. Ý thức được điều đó, trong q trình nhào nặn từ nhân vật lịch sử trở thành một hình tượng nghệ thuật, nhà văn Ngơ Giáp Đậu đã rất khéo léo và thận trọng để xây dựng nhân vật Nguyễn Huệ trở thành một hình tượng văn học độc đáo. Đó cũng là điểm sáng của tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí.

Đọc tiểu thuyết Hồng Việt long hưng chí, người đọc vẫn bắt gặp một Nguyễn Huệ rất quen thuộc trong vai trò là một vị lãnh đạo tài giỏi nhân đức như trong lịch sử. Nhà văn vẫn trung thành với bản lý lịch tên tuổi, vai trị, vị trí của nhân vật. Tuy nhiên những chi tiết cụ thể về tính cách có khác đi nhiều. Chẳng hạn, trong Đại Nam thực lục có nói Nguyễn Huệ là người tài giỏi xuất chúng với những dẫn chứng chi tiết. Nhưng khi tiếp xúc với nhân vật Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hồng Việt long hưng chí, chúng ta sẽ thấy ở Nguyễn Huệ khơng chỉ tài giỏi, có uy quyền mà cịn có chút ngạo nghễ. Điều đó như ngọn lửa cháy sáng thấm thía đến từng trang văn. Nền tảng và cốt lõi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là tự phát và mang tính điềm báo. Bởi vậy với bất cứ kế sách, lời nói nào dù là to hay nhỏ Nguyễn Huệ cũng đều tỏ ra rất sáng suốt, và có tính dự báo rất cao. Ví dụ như khi bàn về việc đem quân đánh vào miền Nam, Nguyễn Huệ nói: “Mộ tổ của anh

em ta ở Tây Sơn là đất có vượng khí thiên tử.Thầy nói mộ ấy táng được hai mươi năm thì khơng gì chế ngự được nữa. Kể từ anh em ta dấy binh ở Kiên Thành đến nay, đánh đâu thắng đó, bọn Chúa Nguyễn phải chạy dạt khắp nơi, Hồng Tơn Dương thì đang bị ta giao cho mấy người nhà Chùa cai quản. Bọn họ có tính chuyện khơi phục được thì cũng cịn lâu. Hiện nay Bắc triều kỷ cương rối bét, anh em họ Trịnh đánh giết lẫn nhau, trước sau cơ nghiệp nhà Lê cũng phải sụp đỗ. Ngạn ngữ có câu: Trâu đen húc lẫn bị vàng/ Húc xuôi húc ngược lăn càng xuống sơng. Đó là điềm chúa Trịnh bức bách vua Lê, rồi cả hai đều bị diệt vong. Anh cả nên sớm lên ngôi vua để tỏ cho thiên hạ biết ngôi báu đã về chủ mới…”[16,tr.60-61].

- “Rồng là điềm thiên tử đóng đơ ở Thuận Hố mà cai trị cả Nam Bắc hà. Đã đến lúc anh em ta lấy được thiên hạ rồi đấy. Vả lại thành Chà Bàn xưa là thành Bàn Xà của nước Chiêm Thành. Lúc anh em ta mới dấy đã chiếm ngay được để làm nơi căn bản, thế chẳng phải là trời trao thiên hạ cho ta đó sao.”[16,tr.61].

Khi quân Tây Sơn lui về giữ Bến Trà, được tin báo Nguyễn Đăng Trường bị quân Huệ giết, vì khơng theo kịp Định Vương bèn trốn về quê nhà. Sau đưa mẹ vượt biển vào Nam gặp sóng to dạt vào cửa Thị Nại, bị quân Tây sơn bắt. Đối thoại giữa Nguyễn Huệ và Trường cho thấy Nguyễn Huệ biết ứng nhân xử thế. Tân Chính Vương bảo Trường tìm cách vào Gia Định, Trường đem việc này nói lại với Nguyễn Huệ. Huệ nói:

- “Tiên sinh đi chuyến này, ý muốn kéo lại trời đất được chăng?”. Trường đáp:

- “Kẻ đại trượng phu ở đời lấy trung hiếu làm đầu. Nay tơi dắt mẹ đi tìm vua, đạo nghĩa đã rõ ràng.”

Nguyễn Huệ khen là người có hiếu nghĩa, thả cho đi. Vào Gia Định Trường được phục chức. Sài Gòn thất thủ, Trường lại bị bắt. Nguyễn Huệ hỏi:

- “Bây giờ tiên sinh định thế nào?. Trường trả lời:

- Vua nhục thì bề tơi phải chết. Kẻ nghĩa khí khơng cần sống thừa.”. Theo sử sách ghi lại, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long. Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đã nõi với quan quân ngay trước khi bước bào chiến dịch:

- “Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thủ ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc trăm họ, lịng ta khơng nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh. Việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngơ Thì Nhậm.”

Nguyễn Huệ là hiện thân của một con người tài giỏi, xuất chúng, lập công trạng và chưa ai nói gì về mặt trái của Nguyễn Huệ. Mặc dù chỉ qua ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện, Ngơ Giáp Đậu đã tìm cách làm mới hình tượng Nguyễn Huệ khác với cách nghĩ xưa nay vốn có. Nhưng qua đó cũng nhằm cho thấy tài mưu lược của Nguyễn Huệ:

- “Lại nói chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh, để tướng Ngô Văn Sở ở lại trấn thủ Bắc Thành, cịn mình dẫn qn về Nam. Bấy giờ Tổng đốc Lưỡng Quảng mới là Phúc Khang An đưa thư sang giảng hoà. Huệ bèn sai đem nhiều vàng bạc hối lộ cho Khang An để nhờ

An thu xếp cho thành việc ấy. Rồi Huệ sai cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan nộp cống vật để cầu phong và xin cho Huệ được về kinh triều cận. Vua Thanh phong cho Huệ làm An Nam quốc vương. Huệ chọn người cháu gọi bằng cậu là Phạm Cơng Trị có diện mạo giống mình, mạo danh là Nguyễn Huệ đi sang kinh đô nhà Thanh để tạ ơn. Vua Thanh ban thưởng cho Huệ (tức Công Trị) rất trọng hậu. Nguyễn Huệ được vinh hiển tỏ ý coi thương Nam triều”.

Cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ cũng được trình bày cụ thể: “Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh (…) Khi tỉnh dậy được, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đơ ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch”. Ngơ Giáp Đậu đã hoạ lại cái chết của Nguyễn Huệ dựa theo Đại Nam thực lục nhưng theo cách riêng của mình. Tai họa của Nguyễn Huệ là do nhân quả, quả báo: bởi lẽ trước đó Nguyễn Huệ đã phạm vào việc xâm phạm lăng mộ các vị liệt thánh: “Một tối Huệ đang ngồi bỗng tối tăm mặt mũi rồi thấy một cụ già đầu bạc từ trên không bước xuống. Cụ già khốc áo trắng, chống gậy sắt, mắng Huệ: Ơng cha ngươi sinh ra trên đất Nguyễn chúa, đời đời là dân của Nguyễn chúa, sao ngươi dám phạm đến lăng tẩm?. Nói đoạn cụ già cầm gậy đánh vào thái dương Huệ. Huệ xây xẩm ngã vật xuống hồi lâu mới tỉnh. Sau đó, Huệ nói cho Trung thư trần Văn Kỷ biết, rồi bảo Kỷ: Phú Xuân là đất thần kinh, ta lo không thể sống lâu được. Rồi đó, Nguyễn Huệ cho gọi trấn thủ Nghệ An Nguyễn Quang Diệu về bàn việc dời đơ Nhưng chưa bàn định xong thì bệnh tình của Huệ ngày một càng tăng, rồi lo buồn mà chết”.[16, 186]. Dù sức khoẻ không tốt nhưng Nguyễn Huệ vẫn tỏ ra mình là một người lãnh đạo. Hành động “cho gọi Trấn thủ Nghệ An Nguyễn Quang Diệu

về bàn việc dời đô” cho thấy Nguyễn Huệ là một con người rất thận trọng, biết nhìn xa trơng rộng, một vị tướng sáng suốt biết tơn hiền đãi sĩ.

Có thể nói rằng, dưới cái nhìn của nhà tiểu thuyết khi lựa chọn và xây dựng một nhân vật như người anh hùng Nguyễn Huệ trở thành hình tượng văn học thực sự, nhà văn Ngơ Giáp Đậu đã có nhiều cố gắng để xây dựng nhân vật theo quan điểm và cái nhìn của một nhà văn làm cho nhân vật được sống một đời sống mới mẻ và sinh động hơn nhiều so với nhân vật nguyên mẫu có trong lịch sử.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 46 - 52)