hưng chí
Đối với tác phẩm văn học, nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức, thống nhất các yếu tố (từ các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh… cho đến các nhân vật, sự kiện) thành một chỉnh thể. Hồng Việt long hưng chí của Ngơ Giáp Đậu là một cuốn tiểu thuyết được tác giả dựa vào nguyên mẫu lịch sử rồi hư cấu theo ý đồ sáng tác của mình. Nhan đề tác phẩm (chí) là nhằm phân biệt với chính sử, cũng chính là để khẳng định đây là một tác phẩm văn học chứ không phải là một tác phẩm lịch sử.
Tiểu thuyết Hồng Việt long hưng chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kết cấu chương hồi (ba mươi tư hồi); chia thành sáu quyển, với những diễn biến trọng đại dồn nén trong 469 trang sách. Các hồi được xây dựng theo mẫu chung. Ở đầu mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nội dung và cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ thất ngơn mang tính bình luận của “thời nhân” hoặc “hậu nhân”, nhằm đánh giá về con người hoặc sự việc vừa được kể trước đó. Chẳng hạn: Ở hồi một mở đầu là hai câu đối “Định gốc nước các chúa Nguyễn dựng nền/ Rối triều đình bọn gian thần chuốc ốn” và kết thúc hồi với hai câu thơ:“Liêu dấy Tống lui do Thác Bạt/ Hán thu Thục hiểm bởi Trương Tùng” [16,tr.15].
Khác với kiểu kết cấu phổ biến trong các tiểu thuyết chương hồi, Hồng Việt long hưng chí khơng có lời hẹn đi kèm sau mỗi câu thất ngôn. Ở Việt Lam xuân thu chẳng hạn, các hồi cũng được xây dựng theo khuôn mẫu. Nghĩa là, ở đầu mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nội dung và cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ đánh giá về con người hoặc sự việc vừa được kể trước đó; nhưng đi kèm với hai câu thơ thất ngơn là một lời hẹn. Ở hồi một mở đầu là hai câu đối “Con cháu nhà Trần cậy mạnh mất nước, cha
con họ Hồ ngang ngược chuyên quyền” và kết thúc hồi với hai câu thơ: “Nào biết trăng hoa gây lỡ việc/ Ai hay nhan sắc chuyển lay người”[28,tr.18]; cùng một lời hẹn “chưa rõ chuyện Thiên Bình như thế nào hãy nghe hồi sau phân giải” [28,tr.42]. Hầu hết các hồi đều có kết cấu giống nhau chỉ có riêng hồi thứ ba mươi tư là hồi kết khơng có thơ thất ngơn mà cũng khơng có lời hẹn.
Trong tác phẩm Hồng Việt long hưng chí, dấu hiệu quen thuộc dễ bắt gặp ở ngay đầu mỗi hồi là các cụm từ “lại nói…”. Khi khảo sát, chúng tơi thấy trong ba mươi tư hồi thì tất cả đều bắt đầu bằng cụm từ “lại nói” lặp đi lặp lại như một cơng thức, xâu chuỗi các sự kiện trên một trục thời gian giúp cho người nghe luôn bắt nhịp được mạch kể của câu chuyện, đồng thời khiến cho trình tự của sự kiện được liền mạch, tạo nên tính liên kết cho nội dung.
Hồng Việt long hưng chí được chia làm 34 hồi, trong mỗi hồi, tác giả làm nổi bật lên một vài sự kiện lớn và thông qua những sự kiện nối tiếp từ hồi này sang hồi khác mà hình thành nên sợi dây phát triển của lịch sử. Các sự kiện đó thường được thể hiện ngay ở hai câu thất ngơn có tính đối ngẫu đặt ở đầu mỗi hồi. Chẳng hạn hồi 3: “Hãm Phú Xn, Quận cơng chính bại binh/ Vào Gia Định Đô đốc Dật hỗ giá” và kết hồi là “Thất thế rồng thần nhàn vượt biển/ Thừa cơ hổ dữ thét trèo non”[16,tr.53]. Cũng có những hồi phần kết sẽ nói rõ nội dung sự kiện trong hồi đó đồng thời giới thiệu sự kiện xuất hiện ở hồi sau. Đây là hiện tượng thường gặp (gồm 18/34 hồi), chẳng hạn ở hồi 3: “Tin báo về ở hành tại Bến Nghé, Định vương sai người truyền cho Tống Phước Hiệp vạch kế đánh Tây Sơn để cướp lại Đông Cung. Sứ giả chưa kịp ra đi thì quân do thám từ Quảng Nam trở về cấp báo: Hoàng Ngũ Phúc và quân Tây Sơn đang đánh vào Cẩm Sa” [16,tr.53]. Có 16/34 hồi kết thúc nội dung của sự việc đơn lẻ ở hồi đó. Riêng hồi thứ 34 vì là hồi cuối nên
khơng có hai câu thơ thất ngơn ở cuối hồi, thay vào đó là Hồng Long Hoán sang nhà Thanh báo tang và việc cầu phong, trước kết hồi có bài “minh” dài 29 câu. Ngoài ra, hai câu thơ kết ở cuối mỗi hồi trong tác phẩm khơng chỉ có tác dụng chuyển ý- khép lại hồi trước, mở ra hồi sau, mà còn lồng vào thái độ, cảm xúc của tác giả. Chẳng hạn như ở hồi 15 để kết lại sự việc Tống Phước Đạm mất, tác giả viết “Chân nhân ứng vận khơng khó dễ/ Chí sĩ theo vua có tử sinh”[16,tr.211]. Câu trên thì chỉ có nghĩa biểu tượng ám chỉ sự việc nhưng câu dưới rõ ràng hàm ý công nhận tài năng, đồng tình của người viết. Hay kết hồi 22, do Võ Tánh đã ở thành Bình Định nhưng chưa thể giải vây được, Thế Tổ bèn triệu các tướng đến bàn kế hoạch hành quân, để tỏ ý khâm phục tài binh lược của Nguyễn Ánh, tác giả viết “Đánh địch thần uy chắc cán búa/ Vận trù mưu lược khéo thời cơ”[16,tr.299]; nó cũng thể hiện rõ ràng quan điểm người viết.
Việc dùng lối chương hồi để kết cấu tác phẩm Hồng Việt long hưng chí khơng phải là khơng có lí do. Bởi tác phẩm viết trong một thời gian dài, từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, với biết bao biến cố lịch sử như vậy lẽ dĩ nhiên không thể kể hết nội dung tác phẩm một lần. Mỗi hồi phải dừng lại khi câu chuyện lên đến cao trào cũng là cách đánh vào sự hiếu kỳ của người nghe, người đọc buộc phải theo dõi tiếp câu chuyện.
Các hồi trong tác phẩm dù là một thành phần hữu cơ trong cuốn truyện, có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với với các hồi khác, nhưng mỗi hồi tự bản thân nó lại mang tính chỉnh thể tương đối độc lập. Trong tác phẩm Hồng Việt long hưng chí, mỗi hồi thường chứa một hoặc một số sự kiện, nội dung của hồi đã được tóm tắt ở trong hai câu đối đặt ở đầu mỗi hồi. Cũng có khi tác giả quay lại sự kiện này ở một hồi khác nhằm làm rõ nội dung và liên kết các sự kiện lại với nhau. Chẳng hạn ở hồi 5
tác giả có nhắc đến chuyện Định vương đến Long Xuyên, “binh tướng tuỳ tòng lại chẳng còn được mấy người. Thân thần chỉ có Thế Tổ (Nguyễn Ánh), Tơn Thất Đồng (con thứ hai của Hưng Tổ) và Tôn Thất Xuân” [16,tr.79]. Và sang hồi 6, tác giả có nhắc lại chuyện Thế Tổ ở Long Xuyên: “Lại nói chuyện Thế Tổ sau khi thất thủ ở Long Xuyên, một mình chèo thuyền nhỏ đến đậu ở bến sông Khoa Giang, định nhân đêm tối theo cửa biển Đốc Hoàng vượt ra khơi để lánh quân Tây Sơn. Lúc ấy có ba con cá Sấu bơi đến chắn ngang trước mũi thuyền, Thế Tổ bèn thơi. Sáng hơm sau dị biết phía trước có thuyền địch, các tướng tuỳ tịng sợ quân Tây Sơn lần theo dấu vết đuổi theo nên xin Thế Tổ rời ra đảo Thổ Chu”[16,tr.84]. Như vậy, mục đích cuối cùng là làm nổi bật nội dung của các sự kiện và nêu bật tính cách của nhân vật trong tác phẩm.
Tiểu thuyết chương hồi nói chung có cách mở đầu mỗi chương giống nhau. Tác giả thường dùng cách dẫn chuyện như: “lại nói”, “nói về”, “từ lúc này”,bấy giờ, trước đây,…tạo nên sự mạch lạc, giúp người đọc dễ tiếp nhận. Hoàng Việt long hưng chí cũng vậy, trừ hồi đầu tiên ra, ba mươi ba hồi còn lại của tác phẩm này sau hai câu thơ mào đầu đều bắt đầu bằng lời chuyển tiếp “Lại nói…”. Hình thức này tạo nên sự diễn tiến liên tiếp của các sự việc. Ngồi ra, từ “lại nói” cịn xuất hiện rải rác trong toàn hồi với ý nghĩa câu chuyện được chuyển sang nhân vật khác hoặc địa điểm khác. Như ở hồi 17, khi đang nói về cuộc hội thoại giữa Hội, Thành và Tánh về các thú chơi, tác giả viết: “Lại nói, chuyện Tơn Thất Thăng là con thứ mười tám của Định vương, thuộc về hàng chú của Thế Tổ”.[16,tr.232]. Phương thức dẫn chuyện này đơn giản nhưng hiệu quả đối với loại tiểu
thuyết thiên về miêu tả sự kiện, hành động và có khối lượng nhân vật đơng đúc như Hồng Việt long hưng chí.
Hồng Việt long hưng chí khơng phải là tác phẩm sử học nên các sự kiện lịch sử được tác giả Ngô Giáp Đậu chọn lọc với cách phân bố khơng đồng đều. Nếu tính từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1526) cho đến khi Thế Tổ băng hà (1819) thì có đến 257 năm được trực tiếp miêu tả trong truyện. Trong 293 năm ấy, độ dài được miêu tả cũng với mức độ khác nhau. Có những sự kiện chính chỉ được miêu tả trong một hồi, có sự kiện diễn ra ở nhiều hội. Độ dài thời gian cũng vậy, từ hồi 1 đến hồi 5 đề cập đến quãng thời gian trên hai thế kỷ rưỡi (251 năm); còn lại 42 năm được phân bố ở các hồi con lại. Trong chặng này, 17 năm cuối (từ 1802 - 1919) nằm trong 7 hồi (từ 27 – 34); 8 năm nằm trong 5 hồi (27 - 31); 5 năm tiếp (hồi 33); 4 năm cuối (hồi 34). Như vậy việc phân bố chương, đoạn, hồi hoàn tồn khơng theo cái khung biên niên sử năm tháng đều đặn, mà phục vụ miêu tả sự kiện. Điều này cho thấy mặc dù trục thời gian trong tác phẩm được đánh dấu bằng các sự kiện lịch sử, thậm chí cịn ghi cả năm tháng rõ ràng nhưng không hẳn là biên niên. Bởi đây là thời gian tuần hồn theo chu trình của các thời đại, sự kiện được lựa chọn và miêu tả dài hay ngắn là do ý đồ của tác giả. Vì vậy, cách kết cấu chương hồi trở thành một thao tác nghệ thuật của người sáng tác.
Trong Hồng Việt long hưng chí có những đoạn chêm nhưng khơng nhiều như trong tiểu thuyết chương hồi thơng thường. Có 7/34 hồi có những đoạn chêm chủ yếu ghi chép lời bình luận của người dân đối với các nhân vật và các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn, ở hồi 27: với sự kiện Quang Toản bị diệt (1802), Xử sĩ Bắc Hà Ngơ Thì Điển có thơ vịnh sử như sau: “Thập tam tuyên trấn giữ giang san/ Phỉ độ hùng binh chỉ cố gian/Phàm tập ảnh liên Lô nhị
trách/ Tinh kỳ sắc huyến Đẩu Ngưu hàn/ Đảo qua nguỵ tướn lý tâm dị/ Hàm bích hàng quân nhẫn lệ nan/ Đế bá kỷ hồi thù ảnh hưởng/ Hưng triều tông xã diện trùng quan”[16,tr.373]. Đây cũng là cách tác giả bộc lộ thái độ chủ quan nhưng dưới hình thức đánh giá khách quan.
Có một số đoạn chêm bộc lộ cái nhìn hài hước của tác giả có tác dụng giải toả những căng thẳng của sự kiện. Như một đoạn ở hồi 16 kể chuyện Đức bị chặn không thể tiến quân được bèn rút về Phố Hài, binh lương cũng không thể tiếp tế được nữa. Văn Thành cũng rút quân về Ma Ly (Phố Hài), sau rút về Phan Thiết có làm bài thơ: “Bạc hải duyên nhai quải chiến phong/ Vương sư đình trú chỉnh nhung dung/ Chỉnh trần điểm xuất sơn đầu bạch/ Táo hoả suy lai thuỷ diện hồng/ Ngoã giải tư tha băng hội thế/ Phong lai trì ngã tước bình cơng/ Dung tài vị học hô phong kế/ Si toạ Chu Lang hổ tướng trung”[16,tr.215]. Đó là những câu thơ của Nguyễn Văn Thành tả tình cảnh thảm hại của quân Tây Sơn. Hồi ba mươi tư, cuối cùng là có bài “minh” được tác giả chép trọn cả bài ca ngợi vua Gia Long. Những đoạn chêm bằng thơ bộc lộ rõ nét tư tưởng tơn phị chính thống của tác giả, xét về mặt tư tưởng đây là một trong những điểm còn hạn chế trong thế giới quan của tác giả Hồng Việt long hưng chí..
Hồng Việt long hưng chí tuân thủ lối kết cấu chương hồi cho nên các sự kiện trong đó được xâu chuỗi với nhau theo kiểu móc xích liên hồn. Điểm qua các sự kiện lịch sử được miêu tả trong ba mươi tư hồi của tác phẩm này ta thấy rất rõ sự kết nối ấy:
Hồi 1, tác giả miêu tả các đời Nguyễn vương nối nhau mở mang cơ nghiệp, đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần thì quyền hành rơi vào tay quyền
thần Trương Phúc Loan, chính sự rối ren từ đó, Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn dấy loạn.
Hồi 2, Nguyễn Nhạc họp binh tiến đánh Nam triều, Trịnh Sâm nhân đó thừa thế tiến lên.
Hồi 3, Định vương lập Hồng Tơn Dương và nêu các sách lược tiêu diệt quân Tây Sơn.
Hồi 4, Nguyễn Nhạc xưng vương, chiêu mộ binh tướng.
Hồi 5, Đông cung Dương lên ngôi, quân Tây Sơn tấn công chiếm Long Xuyên, Định vương về Gia Định cùng với Thế Tổ.
Hồi 6, sau khi thất thủ ở Long Xuyên Thế Tổ thu thập tàn quân, dấy binh, lên ngôi chúa.,… Cứ như vậy, sự kiện nối tiếp sự kiện, tác giả Hồng Việt long hưng chí dẫn dắt người đọc đi hết một giai đoạn đen tối nhưng cũng vô cùng oanh liệt của lịch sử Việt Nam. Các sự kiện được móc xích liên hồn với nhau cho nên kết thúc của một hồi thường là điểm nút để mở ra một sự kiện chứ không phải là điểm dừng của sự kiện đó.
Mượn hình thức chương hồi để miêu tả những sự kiện bắt nguồn từ hiện thực đời sống phong phú, mới mẻ của người đương thời, Hồng Việt long hưng chí cho người đọc thấy được khơng khí đau thương u uất nhưng khơng phải khơng có những lúc tưng bừng của một thời đại cách đây gần hai thế kỉ. Những tác phẩm văn chương phản ánh trung thực lịch sử gắn liền với những hư cấu nghệ thuật vốn là truyền thống của văn chương Việt Nam. Chính vì vậy, xây dựng tác phẩm trên truyền thống văn xuôi tự sự của dân tộc là biểu hiện sáng tạo của Hồng Việt long hưng chí - một trong hai đại diện cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Việc chú trọng hoạt động của những nhân vật như Tống Phước Đạm, Đỗ Thanh Nhơn, Nguyễn Quang Toản, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ trong
dịng sự kiện có tác dụng thống nhất một loạt các tình tiết tạo nên sự thống nhất trong truyện từ hồi một đến hết.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có sự đan cài tình tiết, dồn nén sự kiện như ở hồi mười ba và mười tám. Đó là những hồi rất hấp dẫn. Tác giả đã diễn tả được khí thế mạnh mẽ của quân Nam triều chiến đấu với quân Tây Sơn, Nhưng các hồi sau dường như chỉ có sự kiện nối tiếp sự kiện. Cốt truyện đạt được cái qui mô to lớn, nhưng ở những hồi cuối lại thiếu đi sự sắp đặt, dồn nén một cách có tổ chức để có một cốt truyện liên hồn từ đầu đến cuối. Từ hồi thứ hai mươi chin về sau, lời văn gần như giản lược, trong khi lên ngơi vua Gia Long đã có rất nhiều thay đổi về cục diện đất nước binh chế, tài chính, cơng vụ, pháp luật, học hành, ngoại giao…. nhưng tác giả lại lướt nhiều chi tiết. Bởi lẽ đó chính là kết quả của q trình trung hưng triều Nguyễn đáng được ghi nhận một cách đầy đủ. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính thống nhất của cốt truyện.
Trong những loại tiểu thuyết khác, sự kiện lịch sử dù có lớn đến đâu cũng chỉ là đường viền mờ nhạt. Thậm chí nhà văn cũng khơng cần quá chú tâm đến sự kiện vì chất liệu để xây dựng một cuốn tiểu thuyết là những cái đang diễn ra trong cuộc sống. Còn trong cuốn tiểu thuyết lịch sử, xương cốt của tác phẩm là sự kiện lịch sử. Vì thế Hồng Việt long hưng chí dù phản ánh những sự kiện của quá khứ nhưng là sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử cho nên tác giả của nó đã phải xây dựng các sự kiện và nhân vật trong sự tôn trọng chân thực lịch sử. Chọn sự kiện lịch sử làm đề tài phản ánh nghĩa là phải đảm bảo “sự thực” lịch sử bởi điều này đã có sẵn trong tâm thức độc giả.