Sự thống nhất và đa dạng trong kết cấu của tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 84 - 88)

với nhau, trải từ đầu đến cuối tác phẩm làm nổi bật hành động và thái độ của nhân vật. Thông qua mỗi sự kiện cặp mắt của tác giả lại dõi theo hành động của các phe phái, làm rõ các mâu thuẫn giữa họ và trong họ từ đó khám phá tư tưởng và lí giải cho hành động của họ.

Việc tổ chức, sắp xếp sự kiện trong tác phẩm, từ sự kiện nhỏ cho đến sự kiến lớn, từ nhân vật chính cho đến nhân vật phụ đã tạo nên dịng mạch cho tác phẩm. Đó cũng là biểu hiện tài năng của Ngô Giáp Đậu ở phương diện kết cấu tác phẩm. Có thể thấy chính yếu tố này đã góp phần rất lớn để Hồng Việt long hưng chí trở thành một tác phẩm đại diện cuối cùng cho tiểu thuyết chương hồi Việt Nam (cùng với Việt Lam tiểu sử cảu Lê Hoan).

3.2.2. Sự thống nhất và đa dạng trong kết cấu của tiểu thuyết HồngViệt long hưng chí Việt long hưng chí

Nói đến kết cấu là nói đến cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố để thành một hệ thống, một chỉnh thể. Tuy nhiên, tất cả những điều này lại liên quan đến cách nhìn, sự chiếm lĩnh, trình bày của tác giả. Trên thực tế, khi nói đến kết cấu, tổ chức tác phẩm cũng tức là nói đến sự lựa chọn, sắp xếp, trình bày theo một cách nhìn, một vị thế nào đó.

Trong Hồng Việt long hưng chí, có hai hiện tượng tồn tại đồng thời và tác động lẫn nhau. Hiện tượng thứ nhất là tồn bộ những gì thuộc về lịch sử, đời sống xã hội Việt Nam trong quãng thời gian từ thế kỷ XVIII đến XIX và hiện tượng thứ hai là hình tượng văn học. Lịch sử là cái đã qua cịn hình tượng văn học là cái đang diễn ra đồng thời với tác giả. Đây là hai đối

tượng được nhà văn quan sát và trình bày theo những cách khác nhau. Điều này tạo thành một nét riêng, rất độc đáo trong kết cấu của Hồng Việt long hưng chí: sự thống nhất của những hiện tượng rất khác nhau. Có điều đó xảy ra là vì các sự kiện, nhân vật vốn tồn tại trong nhiều chiều kích khác nhau, được nhìn nhận theo những quan điểm, những tiêu chí riêng, thế nhưng tất cả lại được kết hợp vào một thể thống nhất - một “thế giới” tiểu thuyết.

Trong Hồng Việt long hưng chí người đọc dễ dàng nhận ra dụng ý của tác giả trong việc tạo ra một hệ thống có tính chất lịch sử. Các sự kiện được thuật lại một cách tuần tự, cái gì diễn ra trước được nêu trước và tuần tự; các nhân vật cũng được sắp xếp theo hệ thống, theo phe nhóm. Ngay từng cá nhân cũng được thể hiện đầy đủ mọi thông tin đời tư. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu thì khi đưa vào tiểu thuyết, trật tự, hệ thống này cũng bị biến đổi. Bởi vì lịch sử là hiện thực đời sống, mà đời sống thì diễn ra theo quy luật của nó chứ khơng theo ý muốn chủ quan. Chính vì thế, mọi yếu tố lịch sử trong tiểu thuyết lại bị biến dạng đi do nằm trong cấu trúc của tiểu thuyết.

Như vậy là các yếu tố tham gia vào kết cấu tác phẩm rất đa dạng. Muốn tạo nên sự gắn kết, nhà văn phải đặt tất cả dưới một cái nhìn (quan điểm) thống nhất. Thành thử kết cấu của một tác phẩm lại chịu sự chi phối của cái nhìn (hay quan điểm) cá nhân. Chính điều này khiến chúng ta lại phải quan tâm đến cái gọi là “quan điểm trần thuật” trong văn học.

Với mong muốn khám phá vấn đề, cũng như phản ánh chân thực, đa chiều hiện thực xã hội, trong tác phẩm của mình, Ngơ Giáp Đậu có sự phối kết, di chuyển các điểm nhìn trần thuật. Sử dụng linh hoạt các điểm nhìn, tác giả khơng chỉ thâm nhập vào thế giới bên trong của vấn đề mà còn mở ra khả năng to lớn trong việc nắm bắt những tính chất phức tạp, chứa

đựng nhiều mâu thuẫn, khơng ngừng vận động và phát triển của hiện thực đời sống.

Tác giả đặt điểm nhìn cho người kể chuyện, nhìn một cách bao quát, xuyên suốt câu chuyện từ đầu đến kết thúc. Mở đầu hồi một, chúng ta thấy điểm nhìn được xuất phát từ người kể chuyện: “Chuyện nói về Thế Tổ Cao hoàng đế triều ta dấy nghiệp trung hưng ở đất Gia Định, thu phục Phú Xuân, thâu tóm Bắc Hà, cầm tù vua Tây Sơn rồi xưng đế nước Nam”[16,tr.15]. Sau đó, điểm nhìn được thay đổi và cứ như thế đan xen: “Xưa Triệu Tổ Chiêu Huân Tĩnh Vương họ Nguyễn huý Hoằng Kim, quê ở Gia Miêu ngoại Trang huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung xứ Thanh Hoa là hậu duệ của Thái uý Trinh Quốc cơng Nguyễn Đức Trung thời vua Lê Thánh Tơng”[16,tr.15]. Có khi điểm nhìn được xếp đặt song song, đang nói đến chuyện Phúc Loan và Dục: “Phúc Loan muốn kéo làm vây cánh, bèn gả con gái cho Dục để ràng buộc. Dục tuy là rể Loan, nhưng khơng vì thế mà chịu khuất. Các công việc Dục đều giữ đúng phép, khơng a tịng theo Loan”[16,tr.26] thì tác giả đồng thời hướng cái nhìn sang Tơn Thất Nghiễm và Viên: “Bấy giờ có Tơn Thất Viên và Tơn Thất Nghiễm được Định Vương tin dung, nhưng cả hai người này đều mê đắm tửu sắc chẳng để ý gì đến việc nước. Trương Phúc Loan vì thế càng khơng kiên nể gì nữa”[16,tr.26- 27]. Ngơ Giáp Đậu bắt đầu từ cái cốt lõi vấn đề là Thế Tổ Cao hồng đế, rồi từ đó đi theo trình tự diễn biến sự việc, mỗi sự việc được thuật lại đều có liên kết với nhau theo tính logic, bổ sung cho nhau. Dựa vào điểm nhìn của người kể chuyện/ nhân vật để trần thuật nhưng không đi sâu vào thế giới cảm nghĩ của nhân vật. Đi theo cái nhìn của nhân vật “Thế Tổ”, Ngơ Giáp Đậu chỉ đi ngồi “đường viền” chứ khơng đặt điểm nhìn vào bên trong nhân vật. Thông qua hành động, phát ngôn của nhân vật để người đọc tự cảm nhận về chúng. Có khi, tác giả lại dịch chuyển điểm nhìn để so sánh. Chẳng

hạn như đánh giá nhân vật Nguyễn Huệ qua cái nhìn của Phước Đạm: “Nguyễn Huệ đã đắc chí với nhà Thanh, bèn tự đặt thể chế hoàng đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu, phong con trưởng là Quang Toản làm Thái tử. Thấy Nghệ An là trung tâm cả nước, Nguyễn Huệ cho đắp thành đất ở núi Kỳ Lân, dựng lầu điện, đặt tên là Trung đô, chia các trấn để cai trị,….dân ốn, cho là chính lệnh phiền hà”[16,tr.185]. Võ Tánh được thể hiện qua cái nhìn của Nguyễn Văn Duyệt: “Tánh làm tướng, người xưa cũng í tai hơn được!Thật may cho nước nhà”[16,tr.218]. Trong bức thư với Văn Thành, Duyệt nói: “Nguỵ tướng Quang Diệu đã học được tấm gương của Tham thặng Võ Tánh, tất không khi nào chịu đầu hàng quân ta”[16,tr.339]. Qua cái nhìn của nhân vật khác làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của nhân vật được nhắc đến như vậy, tạo một cái nhìn khách quan hơn.

Tác giả cũng khơng ngần ngại hé mở tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến và khơi dậy tư tưởng khoan dung của con người, như ở chi tiết Nhạc nói với Bảo: “Bốn bể đều là an hem, sao bọn họ nỡ vơ tình như thế”. Tính chất cuộc chiến đã làm con người thay đổi, họ có thể làm tất cả: “Nay cơm khơng có muối tạm hãy kéo nhau xuống đồng biển cướp muối mà ăn xem sao”[16,tr.217]. “Văn Thành đem quân đến Phú Yên thì nghe tin Quang Toản đã sai quân vây Quy Nhơn, bắt Bảo đem về buộc uống thuốc độc tự tử”[16,tr.243].

Qua một số chi tiết, chúng ta có thể thấy được cái nhìn của Ngô Giáp Đậu là hướng về quá khứ để tái hiện lịch sử một cách chân thật mà sinh động. Tác giả nhìn sự thật bằng sự trải nghiệm của nhà văn, của nhà sử học, của dư luận… Từ cách nhìn đó, ơng đã tổ chức tác phẩm theo một lối riêng, đó là tạo nên sự thống nhất từ rất nhiều yếu tố phức tạp, đa dạng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w