Hồng Việt long hưng chí – từ hiện thực lịch sử đến tiểu thuyết 1 Nét độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử của Ngô Giáo Đậu

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 57 - 60)

2.3.1. Nét độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử của Ngơ Giáo Đậu

Như đã nói ở trên, nội dung chính của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thường phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi đều ít nhiều phản ánh những hiện thực và tồn tại xã hội. Hiện thực ở trong tác phẩm

văn học bao giờ cũng là hiện thực đã được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả. Do vậy, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm khơng đồng nhất như hiện thực ngồi đời. Tác giả Phương Lựu cho rằng: “Xét đến cùng bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định. Bất kỳ một nghệ sĩ nào cũng thốt thai từ một mơi trường sống nào đó. Bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống”[38,tr.81].

Truyện ký, tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là một hệ thống những tác phẩm văn học có đề tài liên quan đến lịch sử từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ thứ XIX, với thời gian dài năm thế kỷ có biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra. Đó chính là cơ hội để các tác giả tiểu thuyết thể hiện một cái nhìn mới “lãng mạn” hơn về con người của quá khứ trong tác phẩm của mình. Đứng trên bình diện của người quan sát, các tác giả tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã trở thành những người thư ký trung thành, bám sát từng bước đi của lịch sử. Hồng Việt long hưng chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo kết cấu chương hồi.

Điểm qua một số cuốn tiểu thuyết chương hồi như Nam triều cơng nghiệp diễn chí, Hồng Lê nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử….chúng ta thấy, các tác giả thường tập trung viết về giai đoạn lịch sử từ lúc nhà Lê trung hưng cho tới khi bị sụp đổ, phong trào Tây Sơn nổi lên rồi bị thất bại và triều Nguyễn thiết lập. Đó là những biến động dữ dội của dân tộc. Nhưng lịch sử Việt Nam luôn dậy lên lắng xuống. Nửa sau thế kỷ XIX khơng khí lịch sử lại căng thẳng khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Trong khơng khí ngột ngạt ấy, nếu như các tác giả khác hướng ngịi bút vào thực tại thì Ngơ Giáp Đậu lại hướng về q khứ để viết thành Hồng Việt long hưng chí. Nội dung chính của thiên tiểu thuyết này phản ánh hiện thực lịch sử Việt Nam trong vòng 30 năm; từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX.

Đây là một thời kỳ đau thương nhưng quật khởi. Trong thế kỷ XVIII, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị “tượng trưng” của vua Lê, có danh mà khơng có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai thế lực phong kiến lúc bấy giờ, là chúa Trịnh ở phía Bắc (kiểm sốt nhà vua và điều khiển triều đình Thăng Long) và chúa Nguyễn ở phía Nam (đóng đơ tại thành Phú Xn). Hai bên từng tiến đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát đất nước trên 40 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh kết thúc và cuộc sống của những người nơng dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá n bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn mở mang thêm đất đai phía Nam. Từ giữa thế kỷ XVIII, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên để khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa chưa đủ quy mơ và sức mạnh để đánh đổ chính quyền cai trị.

Một trăm năm sau khi đình chiến, một biến cố lớn ở Đàng Trong làm xáo trộn cả Nam Hà lẫn Bắc Hà. Đó là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn - một cuộc khởi nghĩa đầy gian khổ và thắng lợi huy hoàng trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. Song hành với triều Tây Sơn là hành trình hưng nghiệp của Nguyễn Ánh. Bối cảnh đó là nền tảng để Ngơ Giáp Đậu viết nên tác phẩm Hồng Việt long hưng chí.

Có thể nói, lấy bối cảnh lịch sử 30 năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX làm nền cho tiểu thuyết Hồng Việt long hưng chí Ngơ Giáp Đậu thực sự là người có con mắt tinh đời. Bởi vì, trước đó Hồng Lê nhất thống chí cũng đề cập đến lịch sử giai đoạn này nhưng kéo dài cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, chưa có một bộ tiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này mà đi sâu vào khai thác vẽ đẹp bi hùng của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là nhân vật Nguyễn Huệ một cách kỹ lưỡng như thế.

Bên cạnh đó, cũng chưa có một tác phẩm nào ghi nhận công lao của triều Nguyễn với công cuộc hưng nghiệp của Nguyễn Ánh đầy đủ như vậy.

Có thể nói đối với Hồng Việt long hưng chí, tác giả lấy đề tài lịch sử những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam nhưng cái mà tác giả đem đến cho bạn đọc không phải là hiện thực lịch sử diễn ra trong quá khứ mà là “sự thực” lịch sử diễn ra theo cảm nhận của tác giả.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu (Trang 57 - 60)