2.1.1. Bắc Hà thời Lê Mạt và triều đình Tây Sơn
Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, thời kì Lê mạt là khoảng thời gian thu hút được sự chú ý của văn nhân nhiều nhất. Tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí lấy bối cảnh để phản ánh đúng vào thời điểm này. Tác phẩm được mở đầu bằng sự kiện Nguyễn Ánh dấy nghiệp trung hưng ở đất Gia Định, thu phục Phú Xuân, Bắc Hà, đánh dẹp vua tôi nhà Tây Sơn rồi xưng đế.
Hồi thứ nhất của tiểu thuyết có tiêu đề là: Định gốc nước các chúa Nguyễn dựng nền/ Rối triều đình bọn gian thần chuốc ốn. Câu chuyện được bắt đầu với tình hình rối rắm của nhà Lê, rồi chúa Nguyễn mở mang và xây dựng cơ đồ phía Nam. Vào cuối thế kỷ XVIII, nhân lúc chính quyền họ Nguyễn lục đục, đời sống người dân Đàng Trong khốn khổ, mâu thuẫn xã hội hết sức căng thẳng, đó là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu mưu đại sự. Mâu thuẫn giữa vua Lê và các tập đoàn Trịnh – Nguyễn là những mâu thuẫn nội tại, song triều đình suy yếu, nhà vua quá nhu nhược đớn hèn, không thể giải quyết được. Mâu thuẫn này chỉ được khắc phục khi anh em nhà Tây Sơn tập hợp dân chúng khởi nghĩa.
Vương triều nhà Tây Sơn được thành lập trên cơ sở một phong trào đấu tranh của nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, sức mạnh quật khởi của khởi nghĩa nông dân được miêu tả như một lực lượng có khả năng giải quyết những ung nhọt trong xã hội. Nội bộ triều đình thối nát, quan lại chỉ biết toan tính mưu lợi cho bản thân, nhà chúa suy yếu vì tranh giành quyền lực trong nội cung, kiêu binh nổi loạn khống chế triều đình, nhiễu sách dân lành. Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lấy danh nghĩa “phù Lê
diệt Trịnh” dẹp yên loạn kiêu binh, củng cố chính quyền nhà Lê rồi trở vào Nam. Quá trình phát triển của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Nhạc, sau là Nguyễn Huệ được miêu tả một cách khá chi tiết trong tác phẩm.
Trước tình thế chính quyền chúa Nguyễn có nguy cơ sụp đổ do sức tấn công của quân Tây Sơn, chúa Trịnh ở Đàng Ngồi liền cất qn vượt sơng Gianh tiến đánh Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh chiếm Quảng Nam và quân Nguyễn cũng đang âm mưu chiếm lại những vùng qn Tây Sơn chiếm đóng ở vùng mặt Nam. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã đánh bại quân Trịnh, muốn mượn tay người Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, bèn lặng lẽ đem quân về Nam khơng báo cho chỉnh biết. Tin chính sự ở Băc Hà báo về hành tại của Thế Tổ ở Mai Giang, Tống Phước Đạm nói: “Tây Sơn tuy lấy được Băc Hà, nhưng số nhà Lê chưa chết. Thần trộm nghĩ vua Chiêu Thống tất sẽ xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nếu quân Thanh kéo qua cửa ải, thì Nguyễn Huệ khó long chống đỡ nỗi. Nam triều ta hiện nay tuy phải lưu vong nơi đất khách, nhưng ơn trạch nhiều đời đầm thấm, quân dân trong nước vui long quy thuận. Nhân dịp này chúa thượng đem quân về, ắt sẽ thu phục được đất Gia Định…”[16,tr.152]
Trước tình thế bât lợi, nghĩa quân Tây Sơn đã khơn khéo tìm cách hồ hỗn với quân Trịnh để dồn sức tiêu diệt quân Nguyễn ở phía Nam. Trong vịng ba tháng nghĩa quân Tây Sơn đã làm tan rã hồn tồn chính quyền chúa Trịnh từ Thuận Hố ra đến Thăng Long. Nguyễn Huệ tiến cơng vào thành Thăng Long, rồi lần lượt thu trọn các địa phương Bắc Hà. Cũng trong dịp này Thế Tổ sai Trương Văn Giao làm trấn thủ dinh Phiên Trấn, Nguyễn Văn Đạo trấn thủ dinh Trấn Biên, Nguyễn Đức Thiện trấn thủ dinh Trấn Định, Huỳnh Trấn Thanh trấn
thủ dinh Vĩnh Trấn, Mạc Cơng Bính trấn thủ Hà Tiên. Lại sai Nguyễn Văn Thành đóng giữ luỹ Ngư Giác, đề phịng qn Tây Sơn từ phía đường biển đánh vào.
Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh, để tướng Ngô Văn Sở ở lại trấn thủ Bắc Thành, cịn mình dẫn qn về Nam. Sau đó nhận sắc phong của nhà Thanh. Một thời gian sau, Nguyễn Huệ chết đột Quang Toản lên nối ngôi. Nhưng Toản là một người thích chơi bời, việc nước đều do Đắc Tuyên quyết định. Đắc Tuyên mặc sức hoành hành, tác oai tác phúc, dân chúng trong ngồi khơng ai khơng ốn ghét triều đình. Trước tình thế đó, Thế Tổ đã tập hợp binh lực bàn kế sách để đánh tàn quân Tây Sơn, kết quả là đã giành thắng lợi, thống nhất bờ cõi.
Hồng Việt long hưng chí cũng mơ tả một cách chi tiết, đầy đủ về quá trình sụp đổ của vương triều Tây Sơn. Nội dung này chiếm một phần rất lớn của tác phẩm. Ngô Giáp Đậu giành đến hai mươi bốn hồi (từ hồi thứ năm đến hồi hai mươi bảy) trong tổng số ba mươi tư hồi của tiểu thuyết để mô tả diện mạo lịch sử. Qua đó người đọc có thể nhận thấy rất nhiều tình tiết sự việc vốn không được làm rõ trong Hồng Lê nhất thống chí. Từ nội bộ chúa Nguyễn đến anh em nhà Tây Sơn, hình tượng nghĩa quân Tây Sơn… đều được tác giả khắc hoạ rất rõ nét, rất chân thật. Hồng Việt long hưng chí đã tái hiện một cách đầy đủ, sinh động một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc.