1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới

10 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 391,42 KB

Nội dung

Không gian thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Đào Thị Cúc Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS Lý Hoài Thu Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương1: Trình bày khái lược chung về tiểu thuyết Lựu trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975. Chương 2: Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyếtLựu thờiđổi mới qua: Dạng thức, mô hình cách thức biểu hiện không gian nghệ thuật. Chương 3: Giới thiệu về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lựu thờiđổi mới. Keywords: Lê, Lựu, 1942-; Nghệ thuật; Tiểu thuyết; Thời kỳ đổi mới; Văn học Việt Nam Content 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Nếu sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 được coi là “cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc Việt Nam thì mốc lịch sử 1986 có thể được coi là sự đổi thay kì diệu của hiện thực đời sống chính trị, xã hội văn hóa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã “cởi trói” những quan niệm nghệ thuật không còn phù hợp với thời đại, để tài năng nghệ sĩ được tự do tung cánh. Sự đổi mới ấy đã đem đến cho Văn nghệ một luồng sinh khí mới. Đã không ít cây bút mới xuất hiện với những cảm hứng quan niệm nghệ thuật mới ra đời như: Lựu với Thời xa vắng, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Dương Hướng với Bến không chồng, Bảo Ninh với Thân phận của tình yêu …Các nhà văn đã lựa chọn thể loại tiểu thuyết làm phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình. Bởi thể loại này chiếm vị trí hết sức quan trọng trong các loại hình văn xuôi nghệ thuật, là hành trang chủ yếu của các cây bút văn xuôi, là dấu hiệu trưởng thành của một nền văn học. Tiểu thuyết được coi là “máy cái” của văn học. 1.2. Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam thờiđổi mới (1986). Tính đến nay ông đã góp vào nền văn học nước nhà hàng chục tác phẩm có giá trị (gồm cả truyện ngắn tiểu thuyết)… Ông là nhà văn quân đội đã “thử bút” trên nhiều thể loại: báo chí, phóng sự, bút kí, tiểu thuyết, truyện ngắn…Nhưng cá tính sáng tạo của Lựu chủ yếu in đậm trong thể loại tiểu thuyết. Không khí đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật đã hướng ngòi bút Lựu đi sâu vào cảm hứng thế sự đời tư, thấm đẫm nhân tình thế thái thân phận cá nhân thông qua tình yêu, hôn nhân, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh xã hội trong những thăng trầm của lịch sử, những biến chuyển của thời đại. Sáng tác của Lựu có nhiều đóng góp mới cho tiến trình văn học đổi mới. Nhà văn đã xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn bằng các tác phẩm như: Mở rừng, Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…trong đó có những tác phẩm đoạt giải của Hội nhà văn (Thời xa vắng – 1986). Năm 2001, Lựu là một trong số hiếm hoi những nhà văn thế hệ chống Mĩ vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Người cầm súng, Mở rừng, Thời xa vắng. Lựu cũng là người có khả năng “thâm canh” tác phẩm của mình. Nhà văn đã chuyển Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông thành kịch bản phim. Điều này minh chứng sức sáng tạo miệt mài, đồng thời khẳng định tài năng bản lĩnh của người nghệ Lựu. Trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại, khi nói đến thành tựu của văn học chống Mĩ văn học thờiđổi mới, giới nghiên cứu văn học không thể không nhắc đến Lê Lựu đặt ông vào vị trí xứng đáng của thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mĩ, là nhà văn “tiền trạm” của Văn học Việt Nam thờiđổi mới. Song không chỉ đi sâu khám phá về phương diện nội dung tư tưởng, Lựu còn có những đổi mới trên bình diện thi pháp mà một trong số đó nghệ thuật kiến tạo không gian thời gian nghệ thuật – góp phần biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm, đồng thời thể hiện những quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Lựa chọn đề tài: “Không gian thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyếtLựu thờiđổi mới”, chúng tôi mong muốn tiếp cận một bình diện nghệ thuật để từ đó góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật Lựu đồng thời để khẳng định những đóng góp của nhà văn nhìn từ góc độ thi pháp. 2. Lịch sử vấn đề. Lê Lựu khởi nghiệp bằng một số truyện ngắn phóng sự, trong đó gây được tiếng vang lớn là tác phẩm Người về từ đồng cói (đã được chuyển thể thành phim). Người đọc bị cuốn hút bởi cách diễn đạt mộc mạc, dung dị, mang đậm hồn quê trong sáng tác của ông. Lựu đồng thời cũng được giới nghiên cứu, phê bình tiếp nhận hi vọng. Nhà phê bình Ngô Thảo trong một bài viết Về truyện ngắn Lựu đã nhận định: “Lê Lựu là một người đang tìm tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những hướng khai thác vấn đề mới” [77, 227]. Bàn về truyện ngắn Người cầm súng, nhà nghiên cứu Bích Thu đã khẳng định: “Có thể nói Người cầm súng như là cái mốc đánh dấu một chặng đi mới của Lựu trên con đường vào nghề, nó đã khơi mở được nguồn mạch sáng tác của anh” [79]. Mặc dù vậy, ở thể loại truyện ngắn, Lựu cũng chưa có nhiều thành công. Từ năm 1975, nhà văn mới tìm được sự tương hợp với thể loại tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Lựu là Mở rừng dường như chưa gây được sự chú ý của dư luận. Điều này được lí giải bởi nhiều nguyên nhân: có thể do không khí chiến thắng đã choán hết sự quan tâm của mọi người, hoặc cũng có thể bởi không phải tác phẩm văn học nào từ khi mới ra đời cũng đã được chào đón. Mãi đến 1986, cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng “trình làng” mới thực sự gây xôn xao trong dư luận được đánh giá là “một cọc tiêu tiền trạm” của công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút phê bình như Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hòa, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Bích Thu, Thành Nghị… Có thể nói rằng Lựu đã dám nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt, những góc khuất của hiện thực cuộc sống để “nhận thức lại thực tại”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu cho rằng: “Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lựu phản ánh sinh động chân thực quá trình chuyển biến trong nhìn nhận, đánh giá thực tại” [53, 588]. Ông cũng khẳng định tài năng của Lựu: “Phải là người nông dân nghèo khổ mới viết được những câu văn ứa lệ như vậy, đó là những trang văn hay của văn xuôi Việt Nam”[53, 591]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa - người đồng hương cũng là người vô cùng quý mến Lê Lựu đã có những nhận xét xác đáng về cuốn tiểu thuyết này: “Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao qua một chút Kim Lân đến Nguyễn Khắc Trường Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt” [27, 677]. Nhắc đến Lựu, người ta hay nói đến Thời xa vắng, tác phẩm đưa ông trở thành “sỹ quan” trong làng văn. Không phải đơn giản cuốn tiểu thuyết này lại nhận được quá nhiều lời khen chê, bởi lẽ tác phẩm đã khơi gợi sứ mệnh thiêng liêng mà mọi nền văn học chân chính xưa nay muốn đảm nhiệm. Theo nghĩa này, Vương Trí Nhàn đã khẳng định: “Thời xa vắng nên được xem là cuốn sách biết làm đúng nhiệm vụ của một tác phẩm văn học cần làm” [59, 620]. Nối tiếp nguồn cảm hứng của Thời xa vắng thời gian sau đó, Lựu cho ra mắt bạn đọc hàng loạt tác phẩm: - Đại tá không biết đùa (1989). - Chuyện làng Cuội (1993). - Sóng ở đáy sông (1994). - Hai nhà (2003). … và thật sự đã gây được nhiều tiếng vang trong dư luận như Lựu từng tâm sự: “Có những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bởi tự thân nội dung đặc sắc của nó đi được vào mạch ngầm tâm tư tình cảm của nhân vật (Thời xa vắng), cũng có những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bởi … tai tiếng (Chuyện làng Cuội), lại có những cuốn tiểu thuyết khi lên phim mới nổi đình nổi đám kéo theo đó là… tai bay vạ gió” [59, 708]. Song ở bất cứ tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, Lựu cũng có một vấn đề gì đó để gửi gắm. chân giá trị của những cuốn tiểu thuyết ấy là không thể phủ nhận. Nhận xét về tiểu thuyết Lựu, tác giả Hồng Lâm đã phát biểu: Sở dĩ tác phẩm của Lựu gây được dư luận có chỗ đứng riêng trên văn đàn như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà…là “bởi ông luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách nhân vật (…). Ở mức độ nào đó, nhà văn đã tạo ra những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [59, 703]. Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình về Lựu, còn có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề tiểu thuyết Lựu thờiđổi mới như: - Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn xuôi Việt Nam thờiđổi mới (1999), luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Lan, ĐHSPHN. - Tiểu thuyết Lựu thờiđổi mới (2002), luận văn thạc sĩ Trần Thị Kim Soa – ĐHSPHN. - Tiểu thuyết viết về nông thôn thờiđổi mới (2009), luận văn thạc sĩ Phùng Thị Hồng Thắm– ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra những năm gần đây tại trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQG HN, một số khóa luận cũng đã đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Lựu với những vấn đề cụ thể như: Tình yêu trong Thời xa vắng; Hôn nhân gia đình qua hai cuốn tiểu thuyết Hai nhà Thời xa vắng; Bước phát triển trong nghệ thuật tiểu thuyết Lựu… Điểm chung của những khóa luận luận văn này là đều đề cập đến phương diện hiện thực, quan niệm nghệ thuật về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, hoặc khai thác sức hấp dẫn về nghệ thuật của tiểu thuyết Lựu, trong đó đặc biệt quan tâm đến tiểu thuyết Thời xa vắng. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào khảo sát kĩ lưỡng về vấn đề không gian thời gian nghệ thuật trong thuyết Lựu. Thảng hoặc trong các bài viết, các công trình nghiên cứu có đề cập đến yếu tố thời giankhông gian nghệ thuật song chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát sơ lược. Lựa chọn đề tài: “Không gian thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyếtLựu thờiđổi mới”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu một khía cạnh thuộc phạm trù thi pháp nghệ thuật của nhà văn để có được cái nhìn toàn vẹn, sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật cũng như vị thế của một cây bút “tiền trạm” trong công cuộc đổi mới văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Sự nghiệp sáng tác của Lựu diễn ra trong gần nửa thế kỉ với số lượng tác phẩm khá phong phú: chín tập truyện, hai tập kí tám cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, chúng tôi không thể tiến hành khảo sát thời gian không gian trong tất cả tác phẩm của Lựu mà chủ yếu khảo sát thời gian không gian trong các tác phẩm của ông thờiđổi mới (từ 1986). Cụ thể là gồm bốn tiểu thuyết sau: - Thời xa vắng (1986) - Chuyện làng Cuội (1993). - Sóng ở đáy sông (1994). - Hai nhà (2003). Tuy nhiên trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ đặt những sáng tác của ông trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết Lựu để thấy được những đặc điểm chung nhất về nghệ thuật không gian thời gian. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về Lựu sự nghiệp sáng tác của ông đã có rất nhiều ý kiến bàn luận nhưng chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật lựa chọn kiến tạo không gian thời gian nghệ thuật của ông. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung phân tích khám phá thế giới không gianthời gian nghệ thuật, cũng như cách thức biểu hiện chúng để góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật Lựu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp phân tích - tổng hợp. b. Phương pháp so sánh - đối chiếu. c. Phương pháp thống kê – phân loại. d. Phương pháp hệ thống. e. Một số thao tác thuộc thi pháp học. 5. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu kết luận, ở đề tài này, luận văn được triển khai với ba chương: Chương1: Tiểu thuyết Lựu trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975. Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyếtLựu thờiđổi mới. Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lựu thờiđổi mới. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. References 1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà nội. 2. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 3. M. Bakhtin (1993), Lý luận thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà nội. 4. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki (Trần Đình Sử) Nxb Giáo dục, Hà nội. 5. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt nam sau 1975 – Luận án PTS ĐHSP Hà nội, 1996. 6. Nguyễn Minh Châu (1994), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà nội. 7. Tất Cứ (2002), Lựu “Ranh giới”, Lựu tạp văn, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 8. Dương Trọng Dật (2002), Chuyện làng Cuội lời bàn với một nhà văn, Báo Sài Gòn giải phóng thứ 5 ngày 23.9.1993. 9. Phan Cự Đệ (1974 - 1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb ĐH THCN, Hà nội. 10. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà nội. 11. Hà Minh Đức - Đỗ Minh Khang - Phạm Quang Long - Phạm Thành Hưng – Đoàn Đức Phương - Trần Khánh Thành – Lý Hoài Thu ( 1999), Lý luận văn học ( tái bản lần 5), Nxb Giáo dục, Hà nội. 12. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà nội. 13. Hà Minh Đức (2001), Văn chương - tài năng phong cách, Nxb KHXH, Hà nội. 14. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb KHXH, Hà nội. 15. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, Tạp chí văn học số 3. 16. Bá Hán – Hà Minh Đức( 1977), Cơ sở lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà nội. 17. Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà nội. 18. Nguyễn Thu Hằng (2002), Hình tượng người nông dân nhà văn đô thị, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 19. Hoàng Ngọc Hiến (2002), Đọc “Thời xa vắng” của Lựu, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 20. Đào Duy Hiệp (2005), Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn “Chí Phèo”, tạp chí văn học số 7. 21. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 22. Hội nhà văn Việt Nam (1986), 40 năm văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà nội. 23. Trần Bảo Hưng (1993), Chuyện làng Cuội – cách nghĩ tầm nhìn của một nhà văn, Tạp chí văn nghệ quân đội tháng 11. 24. Nguyễn Khải (1984), Văn học trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb tác phẩm mới, Hà nội. 25. Nguyễn Khải (1994), Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số tháng 1. 26. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 27. Trần Đăng Khoa ( 1998), Chân dung đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà nội. 28. Khrápchencô ( 1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn sự phát triển của văn học (Lê Sơn - Nguyễn Minh dịch), Nxb tác phẩm mới, Hà nội. 29. Hồng Lâm (2002), Nhà văn Lựu đi đến tận cùng tính cách nhân vật, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 30. Hồng Lâm (2002), Xem chữ đọc hình, Nxb VHTT, Hà nội. 31. Nguyễn Thị Hương Lan (1999), Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn xuôi Việt Nam thờiđổi mới, luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN. 32. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi Việt nam thờiđổi mới, TCVH số 9. 33. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH Hà nội. 34. Phong (1994), Văn học công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 35. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà nội. 36. Nguyễn Văn Long (2001), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà nội. 37. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà nội. 38. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật – Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb ĐHQG Hà nội. 39. Lựu - Lựu tự bạch (2001), Kỷ yếu các nhà văn quân đội, Nxb Quân đội nhân dân. 40. Lựu (1996), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà nội. 41. Lựu (2000), Cần thống nhất quan niệm về tiểu thuyết, Tạp chí nhà văn số 8. 42. Lựu (2002) Thời xa vắng, tiểu thuyết (Tái bản lần 5), Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 43. Lựu (2002), Bước đầu tập viết, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 44. Lựu (2002), Tôi viết “Sóng ở đáy sông”, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 45. Lựu (2002), Vài lời về tiểu thuyết mấy năm qua, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 46. Lựu (2002), Về “Thời xa vắng”, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 47. Lựu (2002), Vì sao tiểu thuyết mấy năm qua chưa hay? Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 48. Lựu (2003) Chuyện làng Cuội, tiểu thuyết, Nxb văn học, Hà nội. 49. (2003) Mở rừng (tái bản), Nxb Thanh niên, Hà nội. 50. Lựu (2004) Đại tá không biết đùa, tiểu thuyết, (tái bản) Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 51. Lựu (2004) Sóng ở đáy sông, tiểu thuyết, Nxb Hải phòng. 52. Lựu (2006) Hai nhà, tiểu thuyết, Nxb văn hoá thông tin, Hà nội. 53. Nguyễn Văn Lưu (1987) Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một “Thời xa vắng” của Lê Lựu, Tạp chí văn học số 5. 54. Thiếu Mai (2002), Nghĩ về “Thời xa vắng” chưa xa, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 55. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (tái bản lần 4), Nxb Giáo dục. 56. Nghị quyết của Bộ chính trị về văn học nghệ thuật văn hóa, tuần báo Văn nghệ số 51 - 52 ngày 19/12/1987. 57. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà nội. 58. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb ĐHQG Hà nội. 59. Nhiều tác giả (2002), Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 60. Nhiều tác giả (2004), Thời xa vắng, Tiểu thuyết phim, Nxb Hội Nhà văn, Hà nội. 61. Phóng viên (1986), Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình (từ “Thời xa vắng” của Lựu), Báo Văn nghệ số 12. 62. N. Pôxpêlôp chủ biên (1995), Dẫn luận nghiên cứu văn học ( Trần Đình Sử dịch), Nxb Văn học. 63. Bùi Việt Sĩ (2002), Văn chương cũng như vợ con, nhiều lúc chán lắm nhưng không bỏ được, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 64. Trần Thị Kim Soa (2002), Tiểu thuyết Lựu thờiđổi mới, luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN. 65. Nguyễn Hữu Sơn (2002), Một giờ với nhà văn Lựu, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 66. Trần Đình Sử - Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi chủ biên ( 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà nội. 67. Trần Đình Sử ( 1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà nội. 68. Trần Đình Sử ( 2005), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà nội. 69. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 70. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà nội. 71. Hồ Sĩ Tá (2002), Mẩu chuyện về đời viết văn của Lựu, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 72. Hồng Thái (2002), Tâm sự phim “Sóng ở đáy sông”, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 73. Phùng Thị Hồng Thắm (2009), Tiểu thuyết viết về nông thôn thờiđổi mới, luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà nội. 74. Bùi Việt Thắng (1999) Những dấu hiệu đổi mới tiểu thuyết sau 1975, Nxb ĐHQG, Hà nội. 75. Bùi Việt Thắng (2001), Bàn về tiểu thuyết, Nxb VHTT, Hà nội. 76. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại, Nxb VHTT, Hà nội. 77. Ngô Thảo (2003), Về truyện ngắn Lựu, Văn học về người lính, Nxb Quân đội nhân dân. 78. Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Khuynh hướng triết lí trong tiểu thuyết – những tìm tòi và thể nghiệm, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 79. Bích Thu (1998), Sáng tác của Lựu – Theo dòng văn học, Nxb KHXH, Hà nội. 80. Bích Thu (1999), Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt nam từ sau đổi mới, Những vấn đề lí luận lịch sử văn học, Viện văn học. 81. Lý Hoài Thu (1993), Tập truyện ngắn Phố nhà binh, tạp chí Văn nghệ quân đội, số tháng 7. 82. Lý Hoài Thu (1993), Thời gian nghệ thuật của Xuân Diệu qua “Thơ thơ” “Gửi hương cho gió”, tạp chí văn học số 12. 83. Đinh Quang Tốn (2002), LựuThời xa vắng, Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội. 84. Ngọc Trà (2002), Văn học Việt nam những năm đổi mới, Tạp chí văn học số 2. 85. Vân Trang – Bảo Hưng – Ngô Hoàng sưu tầm biên soạn (1977), Văn học 1975 – 1985, tác phẩm dư luận, Nxb Hội nhà văn, Hà nội. 86. Phong Vũ (2002), Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút truyện ngắn (nhân đọc “Mở rừng” của Lựu), Lựu tạp văn, Nxb VHTT, Hà nội.

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w