Bên cạnh không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một ph−ơng diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 - 1945 (Trang 25 - 27)

diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực. Trong số rất nhiều các dạng thức thời gian, ta thấy nổi bật lên hai dạng thức thời gian đặc tr−ng là thời gian đêm tối và thời gian tâm trạng. Đọc tiểu thuyết hiện thực ng−ời đọc nhận thấy hầu hết các sự kiện chính, các biến cố th−ờng xảy ra trong thời gian đêm tốị Thời gian đêm tối không chỉ là thời gian khách quan mà còn là một thời gian mang tính quan niệm nhằm thể hiện sâu sắc cái không khí tối tăm, ngột ngạt, bế tắc đang bao vây, phủ chụp lên toàn xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp. Nếu thời gian đêm tối là thời gian bên ngoài nhân vật, thời gian diễn ra các sự kiện, biến cố thì thời gian tâm trạng là thời gian diễn ra trong tâm trạng con ng−ờị Nó có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn là do nhân vật tự cảm nhận chứ

không phụ thuộc vào thời gian sự kiện, hay thời gian trần thuật khách quan. Thời gian tâm trạng trong tiểu thuyết hiện thực không chỉ phản ánh một thế giới đa chiều kích, những vấp váp, đứt quãng bên trong tâm hồn nhân vật mà thông qua thời gian tâm trạng, các nhà văn hiện thực nhằm phân tích xã hội, truy tìm nguyên nhân làm tha hoá con ng−ờị

So với tiểu thuyết tr−ớc đó và cùng thời, nhịp điệu thời gian trong tiểu thuyết hiện thực đã đ−ợc các nhà văn ý thức một cách sâu sắc hơn, cách tổ chức nhịp điệu thời gian nhân vật và nhịp điệu thời gian sự kiện trong tiểu thuyết hiện thực đa dạng, linh hoạt và biến hoá hơn. Các nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực bằng các tính cách, các quan hệ nhân sinh, bằng các tình huống và các chi tiết điển hình mà bằng cả nhịp điệu thời gian tác phẩm: Nhịp điệu thời gian trong tiểu thuyết Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan là nhịp điệu gấp gáp, oi nồng, đầy giông bão; nhịp điệu thời gian trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là nhịp điệu của đổi thay, bất th−ờng, nhiều nghịch biến và đổ vỡ ; nhịp điệu thời gian trong tiểu thuyết của Nguyên Hồng đi rất chậm, nh−ng không khí thì lại rất căng thẳng ; nhịp điệu trong tiểu thuyết của Nam Cao là nhịp điệu chết lặng, chậm chạp, mỏi mòn. Phản ánh nhịp điệu này, các nhà văn hiện thực đã ý thức đ−ợc tính chất tồn tại khách quan của hiện thực cuộc sống ngoài ý muốn chủ quan của con ng−ời, nó cũng góp phần thể hiện cảm quan của nhà văn về hiện thực, một hiện thực tăm tối, ngột ngạt, tù đọng, nhiều tai biến và nghịch biến.

Thời gian trần thuật cũng đ−ợc xem là một ph−ơng diện quan trọng ghi nhận sự đổi mới của văn học. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự cách tân của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, ng−ời ta th−ờng chú ý tới thời gian trần thuật. ‘‘Thời gian là một vấn đề đ−ợc l−u ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện, bởi lẽ khi đi tìm một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện ng−ời ta cho rằng đó chính là nghệ thuật xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với thời gian” (22, 499). Tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với bối cảnh văn học Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hoá một cách mau lẹ và sâu rộng. Cùng với tiểu thuyết lãng mạn của Nhất Linh, Khái H−ng, tiểu thuyết hiện thực của Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam

Cao… đã thể hiện sự đổi mới văn học ở ph−ơng diện thời gian trần thuật. Bằng việc đảo ng−ợc, xen kẽ các bình diện thời gian quá khứ, hiện tại, t−ơng lai, các nhà văn hiện thực (cũng nh− lãng mạn) đã tạo ra thời gian đảo tuyến cho truyện, góp phần quan trọng vào sự đổi mới nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết hiện đạị

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 - 1945 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)