Xử lý Anten mảng theo không gian - thời gian trong thông tin vô tuyến di động
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BCVT VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NGUYỄN QUANG HƯNG XỬ LÝ ANTEN MẢNG THEO KHÔNG GIAN-THỜI GIAN TRONG THÔNG TIN VÔ TUYẾN DI ĐỘNG Chuyên Ngành: Mạng và kênh thông tin liên lạc Mã số:2.07.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2006 - Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Đình Lâm 2. TS. Chu Ngọc Anh Phản biện 1: GS. TSKH. Phan Anh Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Thọ Tu Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vào hồi 16. giờ 00 ngày 24 tháng.04. năm 2007 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông -1- MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Các hệ thống thông tin di động đang phát triển bùng nổ trên thế giới và cả ở Việt Nam. Trước yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng dịch vụ thông tin di động về chất lượng, dung lượng và tính đa dạng của dịch vụ và đặc biệt là các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao và đa phương tiện, việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đáp ứng nhu cầu này luôn là một đòi hỏi cấp thiết. Một trong số các kỹ thuật để có thể giúp cải thiện đáng kể chỉ tiêu và dụng lượng của hệ thống đang được tập trung nghiên cứu trên thế giới trong thời gian gần đây là kỹ thuật xử lý không gian-thời gian. Kỹ thuật này cho phép sử dụng tối đa hiệu quả phổ tần cho hệ thống thông tin vô tuyến nói chung và hệ thống thông tin di động tổ ong nói riêng. Nhờ sử dụng nhiều phần tử anten, kỹ thuật này cho phép tối ưu hoá quá trình thu hoặc phát tín hiệu bằng cách xử lý theo cả hai miền không gian và miền thời gian tại máy thu phát. Việc tiếp tục nghiên cứu phát triển kỹ thuật này để tiến tới có được các sản phẩm hữu dụng có chỉ tiêu chất lượng cao, đồng thời phù hợp với khả năng xử lý, tính toán của các thiết bị hiện có cũng như ứng dụng nó vào trong các hệ thống thông tin di động hiện có một cách hiệu quả thực sự là vấn đề cấp thiết. Việc thực hiện tốt những nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn về dung lượng cũng như hiện thực hoá khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao cho các hệ thống thông tin di động như GSM hay CDMA hiện tại cũng như các hệ thống thông tin di động thế hệ mới. Mục tiêu của luận án là nghiên cứu kỹ thuật xử lý không-gian thời gian bằng anten thông minh cho thông tin di động với các trường hợp cụ thể anten thông minh cho mạng GSM ở Việt Nam và các hệ thống CDMA. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu thuật toán tạo búp thích nghi có độ phức tạp tính toán thấp nhưng tốc độ hội tụ cao để phù hợp với khả năng của thiết bị thực tế. -2- - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng anten thông minh trong hệ thống GSM có tính đến các điều kiện cụ thể của hệ thống GSM ở Việt Nam để đề xuất phương án ứng dụng, triển khai nhằm sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, có xem xét, đánh giá ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất. - Nghiên cứu kỹ thuật nâng cao chỉ tiêu cho hệ thống anten thông minh cho W-CDMA, hệ thống thông tin di động thế hệ 3 IMT-2000. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng bằng chương trình máy tính để đánh giá kết quả: Với hệ thống GSM, có tính đến các tham số và điều kiện đặc thù của mạng lưới hiện đang triển khai ở Việt Nam; Với đề xuất cho hệ thống W-CDMA, kết quả đo kiểm thực hiện trên hệ thống thử nghiệm được sử dụng để đánh giá độ tin cậy . Nội dung luận án bao gồm 4 Chương. Sau phần Mở đầu, Chương 1 trình bày tổng quan về kỹ thuật xử lý mảng theo không gian-thời gian và đặt vấn đề nghiên cứu. Chương 2 đi sâu vào phân tích các anten mảng nhiều phần tử được sử dụng trong thông tin di động với hai kỹ thuật phân tập và tạo búp. Chương này cũng đã đề xuất sử dụng một thuật toán tạo búp thích nghi kết hợp cả kênh hoa tiêu và lưu lượng cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp. Chương 3 đánh giá hiệu quả của việc sử dụng anten thông minh trong các hệ thống thông tin di động tổ ong, đề xuất sử dụng cho hệ thống GSM ở Việt Nam có xem xét đến ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất. Trên cơ sở nhận xét về những hạn chế của hệ thống anten thông minh thử nghiệm cho W-CDMA, qua phân tích các đặc tính của kỹ thuật phân tập và tạo búp trong môi trường pha-đinh và nhiễu đa truy nhập, Chương 4 đã đề xuất sử dụng kỹ thuật phối hợp cho chép đạt được ưu điểm của cả hai kỹ thuật phân tập và tạo búp cho hệ thống W-CDMA. Kết quả đo kiểm được thực hiện trên hệ thống anten thông minh thử nghiệm cho W-CDMA tại Viện nghiên cứu Điện tử Viễn thông Hàn Quốc (ETRI) để đánh giá độ tin cậy của phương án đề xuất. Cuối cùng là phần kết luận và hướng phát triển tập trung vào những kết quả mới đạt được của luận án. -3- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ MẢNG THEO KHÔNG GIAN-THỜI GIAN 1.1. Sơ lược về quá trình phát triển kỹ thuật xử lý tín hiệu mảng 1.1.2. Tín hiệu trong miền thời gian, không gian 1.1.2.1. Biểu diễn tín hiệu theo thời gian Tín hiệu thực s(t) có biến đổi Fourier là S(f). Nếu nói tín hiệu là thực, nghĩa là ta chỉ xét các tần số dương. Gọi z(t) là đường bao phức của tín hiệu thực s(t), và Z(f) là biến đổi Fourier của z(t). Đường bao phức cho tần số f c nào đó (tần số sóng mang) được xác định trong miền Fourier là: Z(f-f c ) = 2u(f)S(f) (1.2) trong đó hàm bước đơn vị được định nghĩa là: < ≥ = 0 0 0 1 )( f f fu Tín hiệu thực s(t) có thể viết là: { } tfj c etzts π 2 )(Re)( = (1.4) Ký hiệu phần thực và phần ảo của z(t) tương ứng là x(t) và y(t), z(t) = x(t) + jy(t) (1.5) Kết hợp với phương trình (1.4) ta có: s(t) = x(t)cos2πf c t - y(t)sin2πf c t (1.6) 1.1.2.2. Biểu diễn tín hiệu theo không gian-thời gian Bằng cách sử dụng nhiều antnen có phân cực hoặc vị trí khác nhau ở phía thu và hoặc phát, chiều không gian sẽ được thêm vào. Việc xử lý tín hiệu được thực hiện theo cả miền không gian và thời gian được gọi là xử lý không gian-thời gian. Tín hiệu có thêm chiều không gian (không gian-thời gian) được biểu diễn như sau: s(t,x,y,z) = s(t,r ) (1.7) trong đó véc-tơ r biểu diễn 3 biến không gian (x,y,z) 1.1.2.3. Các kỹ thuật xử lý tín hiệu Như vậy, ngoài kỹ thuật xử lý tín hiệu theo thời gian kinh điển, tín hiệu có thể được xử lý theo chiều không gian, hoặc cả không gian và thời gian (xử lý không gian-thời gian). Hạn chế của mô hình không gian trong việc đánh giá tín hiệu là chỉ tiêu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ chính xác của mô hình, trong khi -4- luôn tồn tại một sự khác biệt giữa mô hình và hệ thống thực tế. Do đó, anten mảng phải được định cỡ (điều chỉnh) để mô hình không gian này đúng với hệ thống thực. Việc đánh giá kênh và vết không gian cũng có thể được cải thiện nếu ta kết hợp được một mô hình không gian với các đặc trưng thời gian. 1.2. Xử lý không gian-thời gian trong thông tin di động 1.2.1. Mô hình hệ thống không gian-thời gian Mô hình hệ thống xử lý không gian-thời gian tổng quát có nhiều phần tử anten được sử dụng tại máy phát và máy thu (MIMO) thường không được sử dụng trong thực tế, mà ta thường xét một số cấu hình kênh khác có một anten tại máy di động và nhiều anten tại trạm gốc. Kỹ thuật xử lý không gian - thời gian cho phép cải thiện chất lượng kênh truyền theo 2 cách: Cách thứ nhất là sử dụng phân tập để giảm thiểu ảnh hưởng của pha-đinh đối với tín hiệu thu được, cách thứ hai là làm thay đổi thích nghi giản đồ phương hướng của hệ thống anten để giảm thiểu mức nhiễu đa truy nhập (MAI) tại máy thu. Khái niệm xử lý không gian-thời gian và anten thông minh được hiểu như sau: • Xử lý không gian - thời gian là kỹ thuật giảm thiểu pha-đinh và nhiễu đa truy nhập thông qua việc sử dụng tích hợp anten nhiều phần tử, kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến, cấu trúc máy thu tiên tiến và sửa lỗi trước. • Anten thông minh là hệ thống kết hợp anten với các thuật toán xử lý tín hiệu để tạo ra một hệ anten có các tính năng linh hoạt. Hình 1.3. Phân loại kỹ thuật xử lý không gian-thời gian và anten thông minh Tạo búp Xử lý không gian-thời gian: Giảm thiểu pha-đinh và MAI Anten thông minh Các kỹ thuật xử lý tín hiệu cao cấp Cấu trúc máy thu cao cấp Sửa lỗi trước (FEC) Phân tập Chia séc-tơ -5- 1.3. Phân loại anten Các kỹ thuật anten thông minh có thể được phân thành ba loại chính: tạo búp sóng, phân tập, và chia séc-tơ (dẻ quạt). Tùy theo phương thức thực hiện mà các kỹ thuật tạo búp sóng và phân tập có thể tiếp tục được phân loại cụ thể hơn nữa như Hình 1.4. Hình 1.4. Phân loại anten thông minh 1.4. Đặt vấn đề nghiên cứu Nhờ sử dụng nhiều phần tử anten, kỹ thuật xử lý không gian-thời gian cho phép tối ưu hoá quá trình thu hoặc phát tín hiệu bằng cách xử lý theo cả hai miền không gian và miền thời gian tại máy thu phát. Việc xử lý tín hiệu trên anten mảng có thể dựa trên hai kỹ thuật chính là phân tập hoặc tạo búp. Tuy nhiên, hai kỹ thuật này lại có phần trái ngược nhau. Kỹ thuật phân tập có chỉ tiêu càng tốt khi mức độ tương quan của tín hiệu ở các nhánh càng nhỏ. Điều này là ngược lại đối với kỹ thuật tạo búp. Đối với kỹ thuật tạo búp, do khả năng xử lý của thiết bị thực tế còn nhiều hạn chế nên các hệ thống thử nghiệm đều chỉ sử dụng các thuật toán kinh điển như trung bình bình phương nhỏ nhất, bình phương nhỏ tối thiểu đệ qui Việc xem xét, phát triển các thuật toán tạo búp có tốc độ hội tụ nhanh hơn nhưng không làm tăng độ phức tạp tính toán để phù hợp với khả năng xử lý của các thiết bị hiện có cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp cụ thể sẽ làm cho việc ứng dụng anten thông minh có chỉ tiêu tốt cho các hệ thống CDMA khả thi hơn. Anten thông minh Tạo búp són g Phân tập Chia séc-tơ Thích nghi Chuyển búp Phát Thu: MRC, lựa ch ọ n , t ăn g ích đều -6- Đối với hệ thống GSM, việc nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng anten thông minh đối với cấu hình hệ thống GSM hiện đang được triển khai ở Việt Nam và đề xuất sử dụng anten thông minh cho mạng GSM một cách phù hợp sẽ giúp tăng dung lượng mạng và có ý nghĩa thực tiễn cao. Mặc dù dựa trên nền tảng băng rộng, các hệ thống WCDMA hiện nay vẫn còn bị hạn chế rất nhiều về khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao. Việc nghiên cứu các kỹ thuật áp dụng cho anten mảng sao cho tận dụng được ưu điểm của việc giảm nhiễu búp sóng mà vẫn có được phân tập thu có khả năng cải thiện được chỉ tiêu hệ thống, giúp cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao trở nên khả thi. Chương 2 KỸ THUẬT XỬ LÝ ĐỐI VỚI ANTEN MẢNG 2.1. Kỹ thuật phân tập Các tín hiệu thu được từ các nhánh anten khác nhau phải không hoặc ít tương quan với nhau, để nếu tín hiệu ở một phần tử bị pha-đinh sâu thì vẫn có khả năng phục hồi được bằng cách thu ở nhánh anten khác. Có 3 cách cơ bản để kêt hợp tín hiệu trong một anten mảng phân tập : Chọn lọc, Tỉ lệ cực đại (MRC), và Tăng ích đều. Phương pháp kết hợp tỉ lệ cực đại có chỉ tiêu tốt nhất nhưng cũng phức tạp nhất và được phân tích sâu để làm cơ sở cho những đề xuất, so sánh sau này. 2.1.4. Ảnh hưởng của tương quan nhánh Chỉ tiêu kỹ thuật phân tập sẽ giảm khi các nhánh không hoàn toàn bất tương quan với nhau. Sự tương quan nhánh có thể bị ảnh hưởng với một số yếu tố như sự giải-trải góc của các sóng tới hay ghép cặp lẫn nhau giữa các phần tử anten. Ví dụ, với một sóng tới phẳng, hai nhánh sẽ luôn tương quan bất kể khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu. Hệ số tương quan với sóng phẳng từ mặt phẳng xy là : φ ρ cos 12 djk o e − = (2.32) Đường bao tương quan giữa 2 nhánh là ρ e ≈ |ρ 12 | 2 . Trong trường hợp có tương quan giữa các nhánh, hàm phân bố tích luỹ của tín hiệu kết hợp tính trong (2.23) sẽ được biến đổi thành: -7- [] Γ−−Γ+− −−+−= |)|1/( 12 |)|1/( 12 12 1212 |)|1(|)|1( ||2 1 1)( ργργ ρρ ρ γ ss eeP s (2.33) Với trường hợp đặc biệt là tương quan hoàn hảo, tức là ρ 12 =1, biểu diễn trên có thể rút gọn tương ứng với trường hợp M=1 (chỉ có 1 nhánh anten) 2.2. Kỹ thuật tạo búp sóng 2.2.1. Chuyển búp sóng Anten chuyển búp sóng tạo ra nhiều búp sóng kề nhau mà đầu ra có thể chuyển tới một hoặc nhiều máy thu nhất định. Do đó một ô được chia thành một nhóm các búp sóng liên tục. Hệ thống chuyển búp sóng đơn giản chỉ yêu cầu một mạch tạo búp sóng, một chuyển mạch cao tần có điều khiển logic để chọn búp sóng mong muốn. Mỗi máy thu phải có một cơ chế lựa chọn búp sóng để có thể chọn được búp sóng mong muốn dựa vào các vector trọng số đã định. Cơ chế cho việc lựa chọn búp sóng hiệu quả khá phức tạp và phụ thuộc vào phương pháp truy nhập theo CDMA, TDMA hay FDMA. 2.2.2. Tạo búp sóng thích nghi Kỹ thuật tạo búp sóng thích nghi hiệu chỉnh một cách linh hoạt giản đồ phương hướng của anten mảng theo môi trường tín hiệu cao tần (RF), định hướng búp sóng tới người sử dụng mong muốn, đồng thời làm suy giảm tăng ích anten ở hướng gây nhiễu. Tuy có chỉ tiêu tốt hơn, anten mảng thích nghi thường phải sử dụng những xử lý số phức tạp nên có chi phí tốn kém hơn hệ thống chuyển búp sóng. Hình 2.7. Anten mảng thích nghi Điều khiển -8- Với anten mảng thích nghi như cho trong Hình 2.7, đầu ra của mảng được tính bằng: y(t)=w H x(t) (2.41) trong đó w H là biến đổi liên hợp phức chuyển vị của vectơ trọng số w. Các trọng số phức của mỗi phần tử của anten mảng có thể được tính toán nhằm tối ưu một vài đặc tính nào đó của tín hiệu thu được. 2.2.2.5. Trọng số tối ưu Để tối ưu các trọng số phần tử, chúng ta cần giảm thiểu lỗi trung bình bình phương giữa đầu ra của mảng và tín hiệu chuẩn d(t). Việc tối ưu hoá SINR sẽ làm cho các trọng số lệch đi một đại lượng nhân vô hướng so với các trọng số trình bày ở đây. Xử lý chênh lệch này như đối với trường hợp các phần tử đẳng hướng, và nghiệm của các trọng số tối ưu là: -1 = opt xx xd wRr (2.48) Như vậy, vấn đề là cần cập nhật trọng số tối ưu với một thuật toán nào đó có chỉ tiêu tốt nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thực hiện với thiết bị thực tế. 2.2.3. Các thuật toán thích nghi 2.2.3.1. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LMS) ][][]1[)( 1 * 11 npnnwnw LMSp εµ +−= (2.49) Ưu điểm: Luôn luôn hội tụ Nhược điểm: Yêu cầu tín hiệu tham khảo 2.2.3.2. Nghịch đảo ma trận liên hợp lấy mẫu trực tiếp Công thức cập nhật trọng số vẫn là công thức (2.48), nhưng R xx và r xd được đánh giá từ dữ liệu được lấy mẫu trên một khoảng thời gian xác định. ,)()( ˆ 2 1 ∑ = = N Ni H xx ixixR (2.50) ∑ = = 2 1 )()(* ˆ N Ni xd ixidr (2.51) Ưu điểm: Luôn luôn hội tụ; tốc độ hội tụ nhanh hơn LMS. Nhược điểm: Yêu cầu tín hiệu tham khảo; tính toán phức tạp 2.2.3.3. Thuật toán bình phương tối thiểu đệ quy Thuật toán này ước lượng R xx và r xd sử dụng các tổng trọng số là: [...]... tiêu, thuật toán hằng số theo khối cũng được sử dụng để tận dụng thông tin trên kênh lưu lượng Nhờ phép cập nhật kết hợp cả thuật toán này, tốc độ hội tụ của bộ tạo búp thích nghi sẽ nhanh hơn Chương 3 HIỆU QUẢ VỀ DUNG LƯỢNG CỦA ANTEN THÔNG MINH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG GSM 3.1 Đánh giá hiệu quả về dung lượng khi sử dụng anten thông minh chuyển búp sóng Trong hệ thống thông tin di động tổ ong, nếu tổng số... Dang Dinh Lam, “Capacity improvement of GSM systems by switched beam antennas”, Proceedings of The 9th International Conference on CDMA, Seoul, Korea, 25-28/10/2004 5 Đặng Đình Lâm và Nguyễn Quang Hưng, “Nâng cao dung lượng hệ thống thông tin di động băng hẹp bằng anten thông minh chuyển búp sóng”, Tạp chí BCVT&CNTT, Chuyên san các Công trình nghiên cứu-triển khai viễn thông và Công nghệ thông tin, ... tạp âm tăng thêm khoảng 3,5-4,5dB khi dùng ABF 8 -anten so với phân tập 2 anten phân tập (DIV) Hình 4.16 cho thấy sự cải thiện thêm 1,2dB khi dùng ABF 8 -anten thay cho DIV 2 -anten Như vậy, tổng thể chỉ tiêu của hệ thống được cải thiện khoảng 5,5 – 6 dB khi dùng ABF 8 -anten so với DIV 2anten (tứ là dung lượng hệ thống có thể tăng khoảng 4 lần) 4.5 Xử lý kết quả đo kiểm và so sánh với kết quả mô phỏng:... y(t) Tức là không yêu cầu thông tin chuẩn từ bên ngoài, nhưng không đảm bảo sự hội tụ bởi vì y(t) có thể khác d(t) 2.2.3.5 Thuật toán hằng số theo khối w(n +1) = w(n) - µx( n) ε * (n) (2.57) Ưu điểm: Không yêu cầu tín hiệu tham khảo Nhược điểm: Về mặt lý thuyết, có thể không hội tụ 2.2.3.7 Nhận xét Mỗi thuật toán khác đều có những ưu nhược điểm riêng Trong khi môi trường truyền sóng di động thay đổi... số theo khối trên cả kênh hoa tiêu và kênh lưu lượng được sử dụng cho đường lên hệ thống DS-CDMA có tốc độ hội tụ nhanh hơn nhờ phép cập nhật trọng số kết hợp Thuật toán kết hợp này hoàn toàn dựa trên hai thuật toán kinh điển, không làm tăng độ phức tạp tính toán và phù hợp với khả năng xử lý của các thiết bị hiện nay 2 Việc ứng dụng anten thông minh chuyển búp sóng ở các hệ thống thông tin di động. .. 7,5dB đến 8,5dB đủ dự phòng cho các ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất Hơn nữa, hiệu suất phổ khi dùng anten chuyển búp sóng so với anten đẳng hướng trong môi trường pha-đinh và che khuất đã được chứng minh là lớn hơn trong không gian tự do 4 Trong môi trường pha-đinh, tín hiệu tới các phần tử anten mảng không bao giờ là tương quan hoàn toàn Kỹ thuật phối hợp tạo búp và phân tập được đề xuất cho hệ thống... phổ của hệ thống anten chuyển búp sóng với anten đẳng hướng là: -15ηs ( s.b.) N e ( omni ) = ηs ( omni ) N e ( s.b.) (3.50) Phương trình (3.50) được tính số và vẽ trong Hình 3.15, ta thấy rằng hiệu suất phổ khi dùng anten chuyển búp sóng trong môi trường pha-đinh và che khuất thậm chí còn lớn hơn trong không gian tự do Do vậy, việc sử dụng anten nhiều búp sóng càng đem lại lợi ích hơn trong môi trường... w(k) đã được đề xuất trong thời gian gần đây Nhưng cần chú ý rằng kết quả phân tích chỉ tiêu BER không phụ thuộc vào những giá trị trọng số anten cụ thể Các phần tử anten được giả thiết là đặt cách nhau đủ gần để đảm bảo sự tương quan cao ở mỗi phần tử anten Số nhánh RAKE LR có thể bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn số tín hiệu đa đường thu được L Do đó tín hiệu thu được đầu tiên sẽ được xử lý bởi bộ tạo búp,... bày trong Hình 4.7 Cả hai hệ thống đều sử dụng 4 anten Bộ tạo búp dùng mảng tuyến tính cách đều với MB =4 phần tử, còn ở hệ thống phối hợp MB = 2 phần tử và MD = 2 phần tử 0.1 DIV BF PhoihopDB 0.01 Pe 1E-3 1E-4 1E-5 1E-6 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Eb/No Hình 4.7 Kết quả mô phỏng đối với DIV MD = 4 anten, BF MB = 4 anten và hệ thống phối hợp ở môi trường không nhìn thẳng Có thể thấy ngay rằng hệ thống phối... số theo khối cũng được sử dụng để tận dụng thông tin trên kênh lưu lượng Nhờ phép cập nhật kết hợp cả -10LMS và thuật toán hằng số theo khối, tốc độ hội tụ của bộ tạo búp thích nghi sẽ nhanh hơn 2.3.3 Kết hợp theo không gian ở máy thu trạm gốc Định nghĩa véc-tơ trọng số đầu tiên của bộ tạo búp cho kênh hoa tiêu là: w1 = [ω1,1 ω 2,1 ω L ,1 ]T (2.76) Từ tiêu chí lỗi trung bình bình phương (MSE) trong . vào. Việc xử lý tín hiệu được thực hiện theo cả miền không gian và thời gian được gọi là xử lý không gian- thời gian. Tín hiệu có thêm chiều không gian (không gian- thời gian) được biểu di n như. 1.3. Phân loại kỹ thuật xử lý không gian- thời gian và anten thông minh Tạo búp Xử lý không gian- thời gian: Giảm thiểu pha-đinh và MAI Anten thông minh Các kỹ thuật xử lý tín hiệu cao cấp Cấu. NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NGUYỄN QUANG HƯNG XỬ LÝ ANTEN MẢNG THEO KHÔNG GIAN- THỜI GIAN TRONG THÔNG TIN VÔ TUYẾN DI ĐỘNG Chuyên Ngành: Mạng và kênh thông tin liên lạc Mã số:2.07.14